Kinh tế thế giới không trụ nổi trước vụ tranh chấp Trung – Nhật?

Theo dõi VGT trên

Kinh tế thế giới không trụ nổi trước vụ tranh chấp Trung - Nhật? - Hình 1

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde – Ảnh: AFP

Tổng giám đốc Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo nền kinh tế thế giới yếu ớt sẽ không thể trụ được nếu Trung Quốc và Nhật dấn sâu vào vụ tranh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi các ngân hàng Trung Quốc rút khỏi cuộc họp của quỹ này tại Tokyo.

Bà Lagarde lên tiếng báo động vào hôm 3.10 giữa lúc Bắc Kinh và Tokyo đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

“Cả Trung Quốc và Nhật là những đầu tàu kinh tế chủ chốt vốn không muốn bị xao lãng bởi chia rẽ về lãnh thổ”, hãng tin Kyodo dẫn lời bà Lagarde phát biểu tại Washington trước thềm cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra tại Tokyo vào tuần tới,

“Tình trạng hiện tại của nền kinh tế toàn cầu cần sự tham gia toàn diện của cả Nhật và Trung Quốc”, bà Lagarde bổ sung.

Quan hệ tài chính giữa Trung Quốc và Nhật tiếp tục bị ảnh hưởng từ vụ tranh chấp lãnh thổ khi các ngân hàng lớn của Trung Quốc quyết định không tham dự hội nghị của IMF và WB vào tuần tới, mặc dù họ đã đăng ký cử đại diện.

Bà Lagarde nói hai nước láng giềng phải thể hiện một “mức độ khoan dung nhất định” nếu họ muốn vượt qua các tác động từ vụ tranh chấp.

Trong một nỗ lực thể hiện các tuyên bố chủ quyền, ba tàu hải giám Trung Quốc hôm qua (3.10), đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp, theo tuần duyên Nhật.

Video đang HOT

Trong khi đó, cả Bắc Kinh và Nhật đã đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền trong nỗ lực nhằm vận động dư luận quốc tế đứng về phía họ.

Tòa đại sứ Trung Quốc tại Pakistan đã mua nguyên trang quảng cáo trên tờ báo tiếng Anh Daily Times số ra hôm 2.10 nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ giữa Bắc Kinh và Islamabad để đưa ra tuyên bố chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Thông điệp của đại sứ Lưu Kiện đã tố cáo người Nhật ăn cắp quần đảo và chỉ trích việc Mỹ chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo cho Nhật vào đầu thập niên 1970.

Hôm 2.10, Phó tổng lãnh sự Nhật tại thành phố New York (Mỹ) Yasuhisa Kawamura cũng viết một bài bình luận trên tờ New York Times nhằm bác bỏ bài bình luận của một học giả Đài Loan trước đó nói rằng quần đảo được Mỹ chuyển giao cho Nhật như một “chiến lợi phẩm”.

Đài Loan cũng là một bên tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo hãng tin Kyodo, Tokyo đã vạch các kế hoạch đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền nhằm chỉ ra sự vô căn cứ trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Theo TNO

Trung Quốc điều chỉnh chiến lược trước Nhật chứ không lùi bước

Khi các cuộc biểu tình chống Nhật có nguy cơ thoát khỏi tầm kiểm soát, Trung Quốc đã siết chặt lại và chuyển sang chiến thuật ngoại giao sắc bén để giảm thiểu thiệt hại cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư có thể gây ra với nền kinh tế đang chững và cuộc chuyển giao lãnh đạo nhạy cảm.

Trong khi quan hệ giữa hai cường quốc châu Á đang ở mức rất thấp, Trung Quốc quyết định tiến một bước về phía trước bằng việc tổ chức một buổi lễ quy mô nhỏ kỷ niệm 40 năm nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc là Giả Khánh Lâm đã tham dự cùng với một số quan chức khác.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã gửi đi một thông điệp tương đối rõ tới Tokyo khi không cấp phép bay cho chiếc chuyên cơ lẽ ra sẽ đưa chủ tịch Tập đoàn Toyota tới Trung Quốc. Một người Nhật khác đã thay thế để tham dự sự kiện này, và tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, hai bên đã có cuộc gặp riêng và xuất hiện qua loa trước công chúng.

Về quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật gọi là Senkaku, tờ Asahi Shimbun của Nhật cho biết: một nhóm gồm rất nhiều tàu tuần tra của Trung Quốc đã nằm trong tầm giám sát của khoảng một nửa hạm đội tuần duyên của Nhật.

Các cuộc biểu tình diễn ra trên hơn 80 thành phố được cho là cách mà lãnh đạo Trung Quốc đẩy làn sóng dân tộc chủ nghĩa dâng trào nhằm tránh các chỉ trích nhằm vào đảng cầm quyền trong giai đoạn chuyển giao quyền lực dự kiến diễn ra vào đại hội đảng lần thứ 18, bắt đầu từ ngày 8/11 tới đây. Nhưng mặt khác, các nhà ngoại giao và nhà phân tích cho rằng các cuộc biểu tình này cũng có nguy cơ quay lại đe dọa chính quyền Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Á, nhưng cách thức mà Bắc Kinh xử lý cuộc tranh chấp này, bị thúc đẩy thêm bởi quyết định của Tokyo mua lại của tư nhân 3 trong số 5 hòn đảo tại đây, cho thấy tính chất tương thuộc về kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật, và cả những giới hạn về biên độ hành động của giới lãnh đạo.

Trung Quốc điều chỉnh chiến lược trước Nhật chứ không lùi bước - Hình 1

Đảo Điếu Ngư/ Senkacu - tâm điểm tranh cãi giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay

Tổng biên tập hãng tin Caixin Media, cũng là một trong những nhà báo về kinh tế hàng đầu của Trung Quốc là Hu Shuli nhận định rằng: Ý tưởng trừng phạt Nhật Bản về mặt kinh tế vì nước này mua các hòn đảo có quy chế còn chưa rõ ràng kê từ sau Thế chiến II là không thực tế. Rất nhiều công nhân Trung Quốc hiện đang làm việc cho các công ty của Nhật, bà Hu nói rằng bất kỳ sự leo thang nào trong căng thẳng giữa hai bên dẫn tới việc tẩy chay hàng Nhật có thể sẽ khiến vô số người Trung Quốc mất việc làm.

Trên tạp chí Tuần báo Thế kỷ của Trung Quốc, bà Hu viết: Đó sẽ là một thảm họa cho nền kinh tế đang lung lay của Trung Quốc.

Năm ngoái, khi toàn bộ đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chững lại thì đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc lại tăng 16%. Tổ chức Ngoại thương của Nhật cho biết năm 2011, Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc 12,6 tỉ USD, so với đầu tư 14,7 tỷ USD vào Mỹ

Một nhà nghiên cứu tại Viên Khoa học Xã hội Trung Quốc là Piao Guangji kết luận: Nếu như đầu tư của Nhật vào Trung Quốc giảm thì không chỉ Trung Quốc mà toàn bộ châu Á sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ các cuộc biểu tình chống Nhật được tổ chức theo cách nào, và ai đứng đằng sau chuỗi sự kiện.

Nhìn lại trình tự sự việc sẽ thấy, ngay sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố mua lại đảo, các cuộc biểu tình lập tức nổ ra tại Bắc Kinh và các thành phố khác. Sau đó biểu tình lan rộng ra và đạt đỉnh điểm vào dịp kỷ niệm Sự cố Phụng Thiên, dẫn tới việc quân đội Nhật chiếm đóng Mãn Châu vào ngày 18/9/1931. Ngay sau đó, hoạt động biểu tình bị chấm dứt.

Tuy nhiên, việc chấm dứt các cuộc biểu tình không đồng nghĩa rằng cơn thịnh nộ nhằm vào Nhật Bản cũng nguôi.

Trong một cuộc họp tại Bắc Kinh vào tháng 9, các học giả phương Tây đã hết sức sửng sốt trước thái độ thù địch sâu sắc mà các chuyên gia chính sách đối ngoại của Trung Quốc thể hiện về phía Nhật.

Phó giáo sư DeLury thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế, Đại học Yonsei ở Seoul, cho biết đã có người nói tới chuyện "xung đột" để dạy cho Nhật Bản một bài học vì đã có hành động không thể chấp nhận được, đó là chiếm đoạt vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho là từ xa xưa đã thuộc về họ.

Một cựu quan chức ngoại giao là Ren Xiao từng công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo nhận định: Với việc lớp lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ sớm tiếp quản quyền lực toàn diện, và Nhật có thể sẽ có một chính quyền bảo thủ khi đảng Dân chủ Tự do thắng thế và cựu Thủ tướng có quan điểm &'diều hâu' Shinzo Abe trở lại vào năm sau, việc hạ bớt căng thẳng giữa đôi bên vẫn là điều xa vời.

"Tôi nghĩ là ít khả năng lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ nhượng bộ" - ông Ren nói. Hiện ông đang là giáo sư về ngành chính sách quốc tế tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải. Ông Ren nói thêm: "(Nếu thắng cử) chính quyền của Đảng Tự do Dân chủ tại Nhật cũng sẽ như vậy. Đó là lý do vì sao tôi lại quan ngại về quan hệ Trung - Nhật".

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa BTQP hai nước Mỹ-Nga sau thời gian dài
12:49:38 26/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Nga triệu tập Đại sứ Mỹ sau vụ Ukraine tấn công thành phố Sevastopol
05:50:06 25/06/2024
Số vụ cháy rừng thảm khốc tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ
21:01:14 25/06/2024
Italy lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2
20:31:41 26/06/2024

Tin đang nóng

Ốc Thanh Vân đưa 3 con về Việt Nam sau 3 tháng sang Úc
15:29:52 26/06/2024
Nine Naphat làm rõ tin đồn tan vỡ với Baifern Pimchanok, khẳng định 1 điều
16:37:46 26/06/2024
Sự thật chuyện "rò rỉ đề thi THPT 2024", Bộ Công An vào cuộc xác minh
15:45:51 26/06/2024
Vợ cũ ca sĩ Đình Văn: Ly hôn chồng, mang hai con sang Mỹ, phải đi làm nail vì cuộc sống khó khăn
17:45:41 26/06/2024
Thảm đỏ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: BB Trần được bạn trai hộ tống, Tiến Đạt đọ visual căng với SOOBIN
17:59:40 26/06/2024
Chồng Hằng Du Mục lại quậy, đăng đàn ẩn ý bị vợ cắm sừng, nhắc đến số t.iền 20 tỷ
16:57:10 26/06/2024
Nanon Korapat: Mỹ nam Thái gốc Việt tại "Anh trai say hi", đình đám xứ chùa Vàng
17:07:22 26/06/2024
Danh ca Hương Lan bức xúc trước cuốn sách viết sai về cha mình: "Họ còn tặng tôi, đọc xong giật mình"
17:42:56 26/06/2024

Tin mới nhất

Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm động lực tăng trưởng

21:13:28 26/06/2024
Các dịch vụ mới đang được phát triển hoặc đã triển khai sẽ được chuyển đến trung tâm mới. Trung tâm sẽ chủ trì việc xây dựng chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh mới và đưa vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Washington cân nhắc cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tại Ukraine

21:10:08 26/06/2024
Theo một quan chức, các công ty đấu thầu hợp đồng sẽ được yêu cầu phát triển các kế hoạch giảm thiểu rủi ro mạnh mẽ để bảo vệ an toàn cho các nhân viên của họ.

Căn cứ quân sự của Nam Phi ở nước ngoài bị tấn công

21:08:46 26/06/2024
Hồi tháng 2 cũng đã xảy ra vụ tấn công bằng s.úng cối nhằm vào căn cứ của Nam Phi ở CHDC Congo, khiến 2 người t.hiệt m.ạng và 3 người bị thương.

Tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sát cánh với Liban

21:04:19 26/06/2024
Về phần mình, Cộng hòa Síp khẳng định không liên quan đến cuộc xung đột. Cộng hòa Síp đã vận động các đối tác EU hỗ trợ tài chính cho Liban và gần đây thiết lập một hành lang hàng hải để gửi viện trợ nhân đạo tới Gaza.

Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục

20:54:40 26/06/2024
Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, cho rằng biến động t.iền tệ sẽ phản ánh các nền tảng kinh tế.

Ông Om Birla được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ

20:45:55 26/06/2024
Lãnh đạo đảng Quốc đại đối lập Rahul Gandhi cũng chúc mừng ông Birla tiếp tục nắm giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng là các cuộc thảo luận tại Hạ viện sẽ có sự giam gia cân bằng của các đảng chính trị.

Nga theo dõi tàu ngầm mới, giá trị nhất của hải quân Israel?

20:40:53 26/06/2024
Tàu ngầm của Israel được coi là tài sản chiến lược quan trọng. Theo báo cáo nước ngoài, các tàu này có thể mang tên lửa hạt nhân và mang lại cho Israel khả năng răn đe cao.

Mảng băng Nam Cực đang tan nhanh đến mức không thể dự báo mực nước biển dâng

20:35:07 26/06/2024
Nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ đại dương tăng lên một chút cũng có thể có tác động rất lớn đến lượng băng tan. Khi biến đổi khí hậu làm nóng các đại dương, quá trình này sẽ tăng tốc.

112 thành phố châu Âu cam kết loại bỏ phát thải ròng vào năm 2030

20:29:37 26/06/2024
Nguồn vốn này sẽ được sử dụng cho các dự án cải tạo tòa nhà tiết kiệm năng lượng, nâng cấp cơ sở hạ tầng chống chịu biến đổi khí hậu và phát triển hệ thống giao thông xanh.

Hamas cân nhắc chuyển trụ sở chính trị từ Qatar sang Iraq

20:27:46 26/06/2024
Thông tin di dời trụ sở chính trị của Hamas xuất hiện trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng b.ắn ở Gaza do Mỹ, Ai Cập và Qatar làm trung gian đang bị đình trệ.

Chuyên gia Trung Quốc đ.ánh giá cao đề xuất của Việt Nam tại Hội nghị WEF Đại Liên

20:24:43 26/06/2024
Theo Giáo sư Hứa Lợi Bình, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đ.ánh giá cao đóng góp của Trung Quốc cho nền kinh tế toàn cầu phản ánh mức độ tin cậy chiến lược cao giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo chiến tranh Israel - Hezbollah rất thảm khốc

20:21:22 26/06/2024
Một cuộc chiến tổng lực giữa Israel và Hezbollah sẽ là thảm họa cho cả hai bên và tồi tệ hơn nhiều so với cuộc chiến trước đó của họ vào năm 2006.

Có thể bạn quan tâm

'Những nẻo đường gần xa' tập 23: Dũng và sếp Vinh thành tình địch?

Phim việt

21:15:38 26/06/2024
Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên sốc khi biết Vinh đưa Đông về; Dũng bắt đầu thấy sếp Vinh ngứa mắt ; Bảo lại bị gái đẹp lừa.

Song Hye Kyo - Suzy "hẹn hò" tăng 2 sau sự kiện khủng, khung hình nhan sắc ngoài đời gây sốt

Sao châu á

21:09:33 26/06/2024
Netizen vô cùng bất ngờ trước tình bạn của Song Hye Kyo và Suzy bởi từ trước đến nay, họ chưa hề tương tác công khai.

Lộ diện "8 thế giới bị vùi lấp" của vũ trụ

Lạ vui

21:09:05 26/06/2024
Hai đài quan sát mạnh mẽ đã hợp sức tìm ra 8 vật thể vũ trụ bị bạn đồng hành sáng hơn che giấu trước mắt người Trái Đất.

Minh Dự lần đầu đóng vai con nhà giàu, tiết lộ thời sinh viên khó khăn

Hậu trường phim

21:06:04 26/06/2024
Sau 2 năm, Minh Dự gây bất ngờ bởi hình tượng hoàn toàn khác biệt tại Mùa hè đẹp nhất - bộ phim điện ảnh mang đậm màu hoài niệm, thanh xuân.

5 bộ phim hay nhất của Lâm Nhất - chàng "phi công trẻ" của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

21:03:09 26/06/2024
Nam diễn viên Lâm Nhất, gương mặt quen thuộc của dòng phim ngôn tình. T.uổi đời và t.uổi nghề còn trẻ nhưng ngôi sao Hoa ngữ từng được nhận giải cao quý.

Những quy định đặc biệt trong đám cưới sao Việt

Sao việt

20:54:53 26/06/2024
Không dắt theo t.rẻ e.m, không quay phim, chụp ảnh, mặc đúng trang phục theo dresscode hay xác nhận tham dự trước ngày diễn ra lễ cưới là những quy định đặc biệt trong đám cưới của một số sao Việt.

Lịch âm 27/6 - Ngày 27 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:25:31 26/06/2024
Xem lịch âm ngày 27/6/2024 (Thứ 5), lịch vạn niên ngày 27/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nga-Pháp ngỏ ý đối thoại sau những căng thẳng phát ngôn

20:11:32 26/06/2024
Chúng tôi sẵn sàng đối thoại ở mức độ mà các đối tác của chúng tôi cũng sẵn sàng. Hoàn toàn không có điều kiện nào cho việc này , kênh truyền hình RT dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong cuộc họp báo ngày 25...

Sự sang trọng tinh tế hàng ngày trong Hermès Xuân Hè 2025

Thời trang

18:49:06 26/06/2024
Hermès là một công ty thời trang xa xỉ có trụ sở ở Paris, Pháp. Công ty được sáng lập bởi Thierry Hermès vào năm 1837, ngày nay chuyên sản xuất hàng da, phụ kiện thời trang, nước hoa, hàng xa xỉ, và quần áo may sẵn.

UEFA ra tối hậu thư xử những fan vượt rào vào selfie với Ronaldo

Sao thể thao

18:42:36 26/06/2024
UEFA ra tối hậu thư trước trận Gruzia - Bồ Đào Nha sau khi mất mặt trong trận Thổ Nhĩ Kỳ - Bồ Đào Nha có đến 6 fan vượt rào an ninh chạy vào selfie với Ronaldo.

Nayeon (TWICE), BabyMonster nhận tin cực vui

Nhạc quốc tế

18:34:11 26/06/2024
BabyMonster đang bận rộn với lịch trình fan meeting đầu tiên của nhóm với người hâm mộ trên thế giới. Ngày 1-7 sắp tới, các cô nàng sẽ cho ra mắt single Forever.