Kinh tế thế giới bất ổn trước các biến số khó lường

Theo dõi VGT trên

Kinh tế thế giới đã bước vào một thời kỳ bất ổn hơn bao giờ hết, khi đại dịch COVID-19 và tác động từ căng thẳng Nga – Ukraine đã “cộng hưởng”, khiến lạm phát leo thang và cản trở đà phục hồi còn yếu ớt của nền kinh tế.

Kinh tế thế giới bất ổn trước các biến số khó lường - Hình 1
Người dân mua hàng hóa tại một siêu thị ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Các động lực tăng trưởng kinh tế gặp lực cản

Trên toàn thế giới, các động lực tăng trưởng đang gặp lực cản khi lạm phát và tình hình chiến sự tại Ukraine đã gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng từ trước đó.

Vốn phụ thuộc nặng nề vào Nga để có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, châu Âu đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tình hình hiện tại. Nếu nguồn cung khí tự nhiên từ Nga sang Đức đột ngột bị cắt đứt, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này được dự đoán sẽ bị thiệt hại 238 tỷ USD trong hai năm tới, một con số g.ây s.ốc.

Còn tại Mỹ, lạm phát đã chạm mức cao chưa từng thấy trong suốt 40 năm qua. Tình hình này đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải cân nhắc rút lại các chính sách kích thích kinh tế được ban hành trong thời kỳ đại dịch, từ đó làm gia tăng những lo ngại rằng Fed có thể nâng lãi suất mạnh đến mức đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này rơi vào một đợt suy thoái.

Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận doanh số bán lẻ tháng 3/2022 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng như mức sụt giảm lớn nhất trong chi tiêu tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ những tháng đầu bùng phát dịch COVID-19, trong bối cảnh các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã kìm hãm hoạt động kinh tế tại các trung tâm lớn như Thượng Hải.

Chưa dừng lại ở đó, các quốc gia nhỏ hơn cũng không thoát khỏi bối cảnh kinh tế khó khăn. Nhiều nước đã nợ nần chồng chất trong 10 năm qua để giải quyết những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch COVID-19. Giờ đây, lãi suất đang bắt đầu tăng lên, đúng ngay lúc giá nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu đang leo thang.

Video đang HOT

Giám đốc phụ trách chiến lược, chính sách và đ.ánh giá của Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) Ceyla Pazarbasioglu, cho biết tổng các khoản vay trên toàn cầu của các chính phủ, tập đoàn và hộ gia đình đã tăng thêm 28 điểm phần trăm lên tương đương 256% GDP vào năm 2020. Đây là mức chưa từng thấy kể từ sau hai cuộc xung đột thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX.

Trong khi các quốc gia giàu có ít gặp khó khăn trong việc đối phó với các khoản nợ ngày càng tăng nhờ lãi suất vẫn ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế vững chắc, rất nhiều nền kinh tế đang phát triển đang cảm thấy áp lực hơn. Khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp – tức khoảng 70 quốc gia đủ điều kiện đối với chương trình đình chỉ thanh toán nợ toàn cầu trong thời kỳ đại dịch – có nguy cơ rơi vào tình trạng nợ cao hoặc đã rơi vào cảnh khốn cùng trong năm 2020, tăng so với mức 30% vào năm 2015, theo IMF. Vấn đề nợ được coi là khó khăn khi một quốc gia không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình và cơ cấu lại nợ là bắt buộc.

Trong đó, một ví dụ điển hình về rủi ro mà các nước đang phát triển yếu hơn phải đối mặt là Sri Lanka. Nước này đang phải đàm phán với IMF để có được hỗ trợ tài chính khẩn cấp, trong bối cảnh đất nước đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948. Đảo quốc 22 triệu dân này hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ngoại tệ, nhiên liệu và các nguồn cung cấp thiết yếu khác cũng như lạm phát gia tăng.

Triển vọng ảm đạm cho nền kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới bất ổn trước các biến số khó lường - Hình 2
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Canberra, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Tác động nặng nề của cuộc xung đột tại Ukraine đang lan rộng trên khắp thế giới, khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% trong năm 2022 và trong năm 2023. Mức dự báo tăng trưởng cho năm nay của WB thậm chí còn thấp hơn chỉ vào khoảng 3,2%, giảm so với mức dự báo 4,1% được thể chế này đưa ra trước đó.

Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF cũng chỉ rõ tăng trưởng toàn cầu trung hạn cũng sẽ giảm xuống mức 3,3%, thấp hơn so với mức trung bình 4,1% trong khoảng thời gian 2004-2013. IMF quan ngại rằng kinh tế sụt giảm có thể thấy rõ nhất tại các quốc gia nghèo nhất, đe dọa xóa bỏ những thành quả trong phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Báo cáo của IMF còn nhận định các quốc gia châu Âu sẽ chứng kiến tăng trưởng chậm hơn do cuộc xung đột tại Ukraine đẩy giá nhiên liệu và lương thực tăng cao, kéo theo lạm phát tăng và tình trạng này sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn dự kiến. Do vậy, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và mới nổi, sẽ chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm tại khu vực này.

Tăng trưởng Khu vực đồng t.iền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo giảm xuống mức 2,8% trong năm nay, thấp hơn 1,1% so với mức dự đoán trước đó. Theo IMF, Italy và Đức là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với các quốc gia châu Âu khác do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, bởi nhu cầu năng lượng và các ngành sản xuất lớn của hai nước này phụ thuộc nhiều vào Nga. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Đức sẽ chỉ dừng ở mức 2,1% trong năm nay, giảm mạnh so với mức dự báo 3,8% hồi tháng Một. Tương tự, Italy cũng sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế năm 2022 giảm xuống còn 2,3%, thấp hơn so với mức 3,8% được dự đoán trước đó.

ADVERTISING

Dù châu Âu là khu vực dễ bị tổn thương nhất, ngân hàng Goldman Sachs mới đây cho rằng xác suất kinh tế Mỹ suy thoái trong 12 tháng tới là 15% và trong 24 tháng tới là 35%. Còn công ty tài chính Nomura của Nhật Bản cho rằng Trung Quốc ngày càng có nguy cơ sẽ rơi vào suy thoái trong mùa Xuân này.

IMF cho rằng nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ cảm nhận được sự tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine và làn sóng dịch COVID-19, theo đó nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 3,7% trong khi mức này đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc là 4,4%. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết, đà giảm tốc kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có hiệu ứng lan toả đáng kể trên toàn cầu, nhưng Trung Quốc có khả năng sẽ điều chỉnh chính sách để cải thiện tình hình này.

Với hai quốc gia trung tâm của cuộc xung đột đang khiến cả thế giới điêu đứng, IMF dự báo nền kinh tế Ukraine sẽ suy giảm 35% trong năm nay, trong khi GDP của Nga giảm 8,5%.

Tăng trưởng trong hoạt động thương mại toàn cầu cũng được dự báo sẽ giảm tốc trong năm nay. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự đoán khối lượng thương mại hàng hóa của thế giới sẽ chỉ tăng 3% trong năm nay, giảm so với mức 4,7% được đưa ra trước đó. Nhưng Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch và tình hình chiến sự tại Ukraine mà hoạt động thương mại toàn cầu có thể chỉ tăng “ì ạch” ở mức 0,5% hoặc khởi sắc với mức tăng cao 5,5%.

Đối với lạm phát, IMF dự báo chỉ số này sẽ tiếp tục ở mức cao trong thời gian dài. Theo IMF, tình trạng trên có thể xấu hơn nếu cán cân cung và cầu không được đảm bảo. Thể chế tài chính này dự báo lạm phát tại các nền kinh tế phát triển sẽ ở mức 5,7%, các nền kinh tế đang phát triển mới nổi là 8,7% trong năm nay, tăng lần lượt 1,8% và 2,8% so với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2022.

Ông Gourinchas cảnh báo lạm phát đang trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với nhiều nền kinh tế. Theo ông, Fed và nhiều ngân hàng trung ương khác đang chuyển dịch sang chính sách siết chặt t.iền tệ, song tình trạng gián đoạn do cuộc khủng hoảng Ukraine đang gia tăng những áp lực về các chủ trương này.

Xu hướng tìm việc mới của người lao động sau đại dịch COVID-19

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với thị trường lao động siết chặt, số người lao động muốn tìm công việc có thời gian làm việc linh hoạt và an toàn đang ngày càng gia tăng.

Thực tế này đang trở thành một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và các công ty bắt đầu tìm cách đưa nhân viên trở lại làm việc toàn thời gian tại văn phòng.

Xu hướng tìm việc mới của người lao động sau đại dịch COVID-19 - Hình 1
Biển cần tuyển nhân viên tại một cửa hàng ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 28/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Kết quả một cuộc khảo sát do công ty khảo sát ADP thực hiện với sự tham gia của 33.000 người trên toàn thế giới cho thấy 2/3 số người được hỏi cho biết họ sẽ xem xét tìm việc làm mới nếu phải bắt buộc quay trở lại văn phòng làm việc toàn thời gian một cách không cần thiết.

Theo kết quả khảo sát công bố ngày 25/4, số người cảm thấy lĩnh vực làm việc của họ an toàn hiện là 25%, giảm so với 26% của cuộc khảo sát tương tự vào năm 2021. Cũng trong khoảng thời gian này, số người có ý kiến sẽ xem xét "nhảy" việc tăng từ 15% lên 23%, trong đó gần 30% cho biết đã bắt đầu tìm việc mới.

Có 50% người được hỏi cho biết họ có đôi chỗ hoặc hoàn toàn không hài lòng với công việc hiện tại và các yếu tố nảy sinh trong đại dịch như số giờ làm việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc không lương và những căng thẳng, đã thúc đẩy người lao động đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng lao động hiện tại hoặc tìm cách nghỉ việc.

Theo ADP, sở dĩ có sự thay đổi này là do đại dịch COVID-19 đã khiến người lao động cân nhắc lại những ưu tiên và họ sẵn sàng bỏ việc nếu chủ lao động không đáp ứng những yêu cầu của họ.

Các dữ liệu thu thập từ Mỹ cho thấy tình trạng người lao động "nhảy" việc hay việc thiếu lao động tại các doanh nghiệp diễn ra ở mức độ cao trong khi các công ty đang chật vật tuyển dụng và giữ chân người lao động. Sự mất cân bằng giữa số lượng người tìm việc và số người lao động cần được tuyển dụng để lấp chỗ trống đang khiến mức lương tại một số ngành tăng cao và đây cũng là một trong những vấn đề chính mà các quan chức Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng cần giải quyết để kìm hãm đà tăng của lạm phát.

Dịch COVID-19 hoành hành đã khiến các doanh nghiệp trên toàn thế giới chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến vừa để đảm công việc chuyên môn không bị gián đoạn, vừa bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ mắc bệnh. Đến nay khi các nước đang quay trở lại cuộc sống thường nhật, các công ty cũng dần tăng số lượng người làm việc trực tiếp và tiến tới toàn bộ nhân viên quay trở lại làm việc tại văn phòng dù muốn hay không. Với kết quả khảo sát trên, nhiều khả năng các công ty sẽ bị thiếu hụt lực lượng lao động và việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này quả thực không dễ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Pháp: Ông Macron "tự b.ắn vào chân"
23:58:07 08/07/2024
Nga chặn âm mưu đ.ánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine
00:20:57 09/07/2024
Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha
20:54:36 07/07/2024
Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ
06:20:49 08/07/2024
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
12:05:54 07/07/2024
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
11:02:22 07/07/2024
Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng
20:50:53 07/07/2024
Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden
21:02:39 07/07/2024

Tin đang nóng

Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
Nữ diễn viên xuất thân trâm anh bí mật kết hôn với nam tài xế, sinh con từ 3 năm trước mà không ai biết
20:34:50 08/07/2024
2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn
23:11:55 08/07/2024
Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"
23:04:35 08/07/2024
Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "bỏng mắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến
22:05:12 08/07/2024
Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ
00:13:24 09/07/2024

Tin mới nhất

Bolivia: Xét xử 24 nghi phạm tham gia đảo chính bất thành

06:16:53 09/07/2024
Các nghi phạm bị cáo buộc phát động cuộc nổi dậy vũ trang, k.hủng b.ố, đe dọa an ninh của tổng thống và các quan chức khác, phá hủy hoặc làm hư hại tài sản công, cũng như sử dụng hàng hóa và dịch vụ công không đúng mục đích.

Indonesia triển khai đội tìm kiếm, cứu nạn trong vụ lở đất trên đảo Sulawesi

06:14:28 09/07/2024
Cơ quan Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cảnh báo một số khu vực thuộc tỉnh Gorontalo vẫn có thể có mưa trong ngày 8 - 9/7, đồng thời kêu gọi người dân cảnh giác về nguy cơ thảm họa tiếp tục xảy ra.

Không lâu sau khi gia nhập SCO, Belarus tập trận chung cùng Trung Quốc

06:08:22 09/07/2024
Những bức ảnh do Bộ Quốc phòng Belarus công bố cho thấy binh sĩ Trung Quốc đã đến Belarus trên máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Không quân Trung Quốc.

T.iền lương thực tế tại Nhật Bản giảm tháng thứ 26 liên tiếp

06:02:27 09/07/2024
Tác động của việc tăng lương được thể hiện ở mức lương danh nghĩa, hay tổng thu nhập t.iền mặt trung bình hàng tháng của mỗi công nhân bao gồm cả thời gian cơ bản và làm thêm giờ, với mức tăng 1,9% lên 297.151 yen (1.850 USD).

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có đảng nào giành đại đa số sau bầu cử quốc hội Pháp?

06:00:08 09/07/2024
Các nhà phân tích cho rằng kịch bản này không quá chắc chắn. Theo truyền thống, Pháp không quen với việc xây dựng liên minh sau bầu cử thường thấy ở các nền dân chủ nghị viện Bắc Âu như Đức hay Hà Lan.

ECOWAS cảnh báo nguy cơ tan rã

05:54:08 09/07/2024
Hiệp ước Liên minh các quốc gia Sahel (AES), ký hôm 6/7, nhấn mạnh quyết tâm quay lưng với ECOWAS của Burkina Faso, Mali và Niger. ECOWAS đang thúc giục 3 nước này trở lại chế độ dân chủ.

NATO triển khai phương án B

00:11:12 09/07/2024
NATO sẽ cử một quan chức dân sự cấp cao tới Kiev, trong số một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine và sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tuần tới

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Từ cậu bé ngủ trên sàn nhà trở thành bác sĩ tỷ phú

15:58:53 08/07/2024
Bác sĩ Loo Choon Yong, 75 t.uổi, đồng sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Y tế Raffles, có hơn bốn thập kỷ kinh nghiệm làm nghề y và điều hành cơ sở y tế.

Iran bắt giữ 8 nghi phạm liên quan vụ tấn công xe chở thùng phiếu

13:21:03 08/07/2024
Các đối tượng tấn công không lấy được thùng phiếu mặc dù đã làm bị thương 5 người trên xe, bao gồm nhân viên thực thi pháp luật và nhân viên bầu cử. Hai sĩ quan đã t.hiệt m.ạng trong vụ tấn công.

Ukraine yêu cầu đồng minh phương Tây cung cấp tàu ngầm nâng cao năng lực tại Biển Đen

13:16:55 08/07/2024
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đô đốc Neizhpapa cho biết nước này sẽ cho ngừng hoạt động tàu tuần dương Ukraine mà thay thế vào đó là sớm tiếp nhận tàu hộ tống Ivan Mazepa đang trong quá trình thử nghiệm.

Ai Cập nỗ lực hỗ trợ khôi phục an ninh và ổn định ở Sudan

13:12:34 08/07/2024
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi các đảng chính trị của Sudan nhất trí thành lập ủy ban kiến tạo hòa bình ở quốc gia Đông Bắc Phi.

Có thể bạn quan tâm

Cách chăm sóc để làn da sáng khỏe vào mùa hè

Làm đẹp

06:41:39 09/07/2024
Khi mùa hè đến, làn da của chúng ta bắt đầu trải qua những thay đổi. Với nhiệt độ và độ ẩm quá cao cả ngày, làn da của bạn cần được bảo vệ nhiều hơn.

4 combo quần và giày kéo chân dài miên man cho cô nàng thấp bé

Thời trang

06:40:36 09/07/2024
Dưới đây là 4 combo quần và giày giúp bạn sẽ dễ dàng lừa mắt người nhìn và khiến đôi chân của mình trông dài hơn.

Mỹ nhân đắc tội nửa showbiz

Sao châu á

06:40:13 09/07/2024
Mỹ nhân này có những lời nói và hành động ngang tàng, không kiêng nể ai khiến đồng nghiệp xấu hổ không biết phải nói gì.

Mai Linh Zuto tung ảnh sexy, zoom cận body tốn trăm triệu

Netizen

06:40:13 09/07/2024
Những bộ ả.nh n.óng bỏng đã khiến cộng đồng mạng không khỏi trầm trồ và dành tặng cơn mưa lời khen ngợi cho vóc dáng chuẩn không cần chỉnh và làn da mịn màng của cô nàng.

Naraka: Bladepoint Mobile bao giờ ra mắt?

Mọt game

06:40:08 09/07/2024
Naraka: Bladepoint Mobile là bom tấn đang rất được mong chờ từ Net Ease và hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong thị trường game di động, tương tự như cái cách mà phiên bản PC đã làm được.

Ảnh độc từ NASA: Những gì chúng ta trải qua 4,6 tỉ năm trước

Lạ vui

06:39:55 09/07/2024
Theo NASA, kính viễn vọng không gian James Webb do cơ quan này phát triển và điều hành chính vừa ghi lại được pháo hoa vũ trụ hiện ra bên trong đám mây phân tử L1527 thuộc chòm sao Kim Ngưu.

Món quà vô giá con gái tặng người cha lưng còng

Góc tâm tình

06:38:28 09/07/2024
Suốt 4 năm đại học, dù khó khăn đến đâu bố cũng không chậm t.iền học phí, t.iền sinh hoạt của tôi. Bố bảo mẹ: Khoản đó là cố định, chỉ được thừa, chứ không được thiếu .

Á hậu Kim Duyên nói về tin thẩm mỹ: "Đúng là tôi có mài giũa bản thân..."

Sao việt

06:34:59 09/07/2024
Kim Duyên cho biết bản thân thuộc tuýp người phụ nữ rất độc lập, muốn có công việc riêng và tự chủ cuộc sống của chính mình.

Gợi ý 3 cách chế biến món ăn từ thịt ngan lạ miệng, ngon không thể chối từ

Ẩm thực

06:06:13 09/07/2024
Hãy cùng vào bếp và khám phá ngay những món ăn ngon từ thịt ngan, biết đâu bạn sẽ có thể trổ tài và chiêu đãi cả gia đình!

Lady Gaga được đ.ánh giá ra sao khi vào vai Harley Quinn trong phần 'Joker' mới?

Hậu trường phim

06:04:49 09/07/2024
Francine Maisler - giám đốc casting của phần phim Joker mới - cho biết Lady Gaga đã có màn trình diễn xuất sắc trong vai Harley Quinn đang rất được chờ đón.

Siêu phẩm cổ trang mới chiếu 13 phút đã lập kỷ lục chưa từng có, nội dung quá hay càng xem càng cuốn

Phim châu á

06:01:32 09/07/2024
Trường Tương Tư 2 đã đạt mức điểm nhiệt nhanh nhất từ trước tới nay dành cho một bộ phim đại nữ chủ trên nền tảng.