“Kình ngư” một chân ngụp lặn cứu người

Theo dõi VGT trên

Người đàn ông ấy được mệnh danh là “vua đầm Thủy Triều”, không chỉ bởi thời gian gắn bó với đầm lâu nhất, mà vì ông là người hiểu rõ đầm này nhất so với những bạn lặn. Điều đặc biệt hơn cả là ông thợ lặn này chỉ có một chân.

“Kình ngư” một chân

Nếu là dân lặn biển, lặn đầm thì một người có sức khỏe bình thường cũng chẳng ai dám lặn như người đàn ông ấy. Vậy mà ông chỉ có một chân, vẫn ngày ngày lặn ngụp nơi đầm Thủy Triều để mưu sinh, để cứu vớt những phận người suýt làm mồi cho hà bá. Chúng tôi biết chuyện về ông qua một thợ lặn khác, và chẳng thể ngờ được, câu chuyện về ông lại đặc biệt hơn cả những lời kể.

Nay đã hơn 54 tuổ.i, cái nghề ấy vẫn chưa chịu từ bỏ ông. Ông làm việc còn hăng hái và thành thạo hơn trai tráng, mỗi lần lặn đầm của ông có lúc kéo dài đến 4 tiếng. Ông Nguyễn Kính (xóm 3, Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa) thực sự khiến nhiều người kinh ngạc, không chỉ với tài lặn mà còn vì những hiểu biết của ông về quy luật của cái đầm dài hơn 20km này.

Tài lặn của ông ở xứ này không ai không biết. Năm 14 tuổ.i, ông giẫm phải mìn còn xót lại trong chiến tranh khi đang vui chơi với bạn bè. Thế là ông chỉ còn một chân. Lớn lên bên đầm Thủy Triều, số phận đã gắn kết ông với nghề chài lưới lặn đầm, kể cả khi ông bị thương tật. “Đó là cách duy nhất để tôi mưu sinh mà. Khi tôi còn trẻ, ngày bơi qua đầm mấy lần ấy chứ, bây giờ thanh niên trai tráng còn phải thua xa!”, ông tự hào nói về khả năng bơi lặn đặc biệt mà mình có được.

Nhưng lúc đầu khi ông mon men ra bến thuyền để lặn, nhiều người đã không khỏi lo sợ: “Chân tay như thế mà lặn cái gì! Người ta lành lặn mà còn chẳng ăn ai, huống chi què cụt như thế!”. Nhưng rồi, ông lao xuống nước và làm một mạch khiến mọi người trên bờ phải thất kinh. Từ đó, ông theo nghề lặn để mưu sinh khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Kình ngư một chân ngụp lặn cứu người - Hình 1

Ông Kính đang chuẩn bị thiết bị lặn đầm

Tôi chẳng thể nào tưởng tượng được cái cách mà ông ngụp lặn giữa dòng nước như thế nào. Nhưng ông cười hềnh hệch bảo đơn giản thôi. Vì mất đi một chân, nên trọng lượng cơ thể của ông dồn hết về 1 phía, do đó, khó khăn lớn nhất là lúc nổi lên mặt nước và trèo lên thuyền.

“Tôi không giữ thăng bằng được như người ta, nên để có thể leo lên thuyền, tôi đã phải luyện chiếc chân trái của mình trở nên dẻo dai và thành chân thuận; vì ở dưới nước người sẽ nổi lên, quan trọng là chân có đủ dẻo để giơ lên và bám vào thuyền rồi trèo lên hay không thôi?”.

Trong trường hợp trời mưa, ướt thuyền, gỗ trơn trượt, ông Kính phải bám vào thành thuyền và bơi kéo thuyền vào bờ, chứ không nhất thiết phải lên thuyền. Nhằm đảm bảo cơ thể ở dưới nước trong thời gian khoảng 2 tiếng/lần lặn, ông Kính đã buộc vào mình 1 khối lượng chì nặng 20kg, và mặc áo lặn để góp phần giữ nhiệt cho cơ thể vào mùa lạnh hoặc những khi lặn quá lâu. Ông chỉ nổi lên khi có việc cần thiết, còn không thì cứ ở lì dưới đáy đầm để kiếm sống.

Nói về “con rái cá trên đầm Thủy Triều” này, ông Nguyễn Phổi, tổ trưởng tổ dân phố Cam Đức, Cam Lâm, Khánh Hòa cho biết: “Tôi biết ông Kính lâu lắm rồi, nếu nói về người chỉ còn 1 chân mà đi lặn đầm và bắt hải sản tài như ông ấy thì quả là hiếm gặp. Trước kia, khi chưa có sự hỗ trợ của ắc-quy và quần áo lặn biển, ông Kính vẫn thường “lặn bộ”, tức là mình trần lao xuống đáy đầm và bắt hải sản trong vài phút rồi lại nổi lên, cứ như vậy cả ngày.

Đến nay, nhiều khi ông vẫn “lặn bộ”, vì ắc-quy có chì bên trong nên không khí không sạch! Thế mà ông đã lặn được hơn 30 năm rồi đấy!”. Với nhiều người bình thường, kể cả khi có sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại, việc lặn trong thời gian dài cũng không hề đơn giản. Những ngư dân khác có thể vừa chèo thuyền bằng chân vừa nghỉ ngơi, nhưng ông phải luôn luôn đứng hoặc ngồi xổm trong khi chèo thuyền, vì khớp xương đầu gối của ông đã bị hỏng. Vì lý do này, ông đã sớm trang bị thuyền nhỏ chạy bằng động cơ để có thể tiện lợi hơn trong cuộc sống. Với ông Kính, những chuyến “lặn bộ” vẫn luôn được tiến hành đều đặn, nhất là khi thủy triều hạ, mực nước thấp.

Ông Kính có 2 chiếc chân giả, 1 dùng để đi lại ngày thường, 1 dùng vào những dịp lễ tết, giỗ họ tộc, và những ngày quan trọng khác. Đôi chân gỗ cũ kỹ, được ông đặt làm từ hơn 8 năm trước. Chân phải ông bị mìn cưa nát đến tận đầu gối, những khi “trái gió trở trời” vết thương cũ vẫn hàn.h h.ạ ông. Nhớ ngày mới tham gia lặn đầm, người trong gia đình ông luôn ngăn cản vì chân ông đã như vậy, sao lại còn lặn được? Nhưng mãi rồi họ cũng quen, ông dần dần trở thành kình ngư! “Không làm thì lấy gì mà ăn, tôi sinh ra bên đầm thì phải dựa vào đầm mà sống chứ!” , ông cười tâm sự.

Một đời với đầm

Giờ đây tuổ.i đã cao, sức khỏe không còn như trước, nhưng nếu kể đến hiểu biết dưới đáy đầm cũng như kinh nghiệm mò bắt hải sản, có lẽ khó có ai ở đầm hơn ông được. “Ngày tôi chỉ kiếm được khoảng 7-8kg con đuôi heo bán khoảng 150 ngàn, nhưng tôi chỉ làm 1-2 tiếng trong khi cũng cân lượng như thế, thanh niên phải mất từ 3-4 tiếng đấy!”. Chính những hiểu biết của ông về con đầm này mà hiệu quả công việc của ông cao hơn người thường.

Video đang HOT

Kình ngư một chân ngụp lặn cứu người - Hình 2

Chèo thuyền ra xa bờ để tìm vị trí lặn

Nơi đáy đầm luôn tồn tại những nguy hiểm mà ngay cả những thợ lặn chuyên nghiệp cũng không ngờ tới, nhưng với ông Kính lại là chuyện cơm bữa. Đoạn sâu nhất vào khoảng 7m nước, người lặn mò thủy sản và đuôi heo có thể đi bộ dưới đáy đầm như đi trên bờ một cách thoải mái. Để làm được điều đó, họ phải có sự hỗ trợ của hàng chục ký chì đeo trên người cũng như ắc-quy để chạy máy nổ bơm không khí.

Đầm Thủy Triều, là đầm nước mặn lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, trải dài hơn 20km, ăn sâu vào đất liền, nơi rộng nhất khoảng 300m. Đáy đầm có khoảng 1.500 loại thủy sinh cư trú. Đây là nơi có chế độ thủy văn, thủy triều hết sức thuận lợi cho tàu cá loại nhỏ cũng như các loại động vật thủy sinh tồn tại và phát triển. Hiện nay, tài nguyên đầm đang ngày càng cạn kiệt dần. Thời gian gần đây, việc trồng cây ngập mặn và thảm rong biển đang được chú trọng nhằm cải thiện môi trường sống trong đầm.

Không còn đôi chân như những người “chạy đầm” bình thường, nhưng ông có thể lặn với đôi chân giả cũ kỹ của mình. Việc làm này khiến tất cả các thợ lặn trong vùng phải nghiêng mình kính nể. “Tôi bái phục ông ấy thật sự đấy! Chưa thấy ai như ông ấy cả, mất 1 chân, đeo chân giả vô lặn hơn cả đám thanh niên chúng tôi!”, người thanh niên làm nghề trong vùng thể hiện sự kính nể của mình với ông.

Ông Kính từng lặn và bắt được những loại cá có trọng lượng lớn, chất lượng thịt cao: cá giò, cá bò, cá bớp… có con thuộc dạng “khủng” nặng hơn 10kg. Nhắc đến Kính “cụt”, hầu như người dân nào ở khu vực đầm thủy triều này cũng đều biết đến ông với tài bơi, lặn thành thạo như con “rái cá” dưới lòng sông. Ông cũng là người trực tiếp trục vớt cả chục người chế.t đuố.i, hàng trăm tàu, ghe lớn nhỏ bị va chạm hoặc sóng đán.h chìm trên con đầm này…

Nắm rõ quy luật sinh tồn của đầm vốn dựa vào lớp bùn dưới đáy sâu, ông Kính không bao giờ lặn vào thời gian trời mưa gió. “Nếu thời gian mưa gió mà lặn dưới đầm, rất dễ bị chô.n sốn.g vì bùn đất các nơi đổ về, đầm nằm ở vị trí thấp, nên lượng đất, cát đổ xuống đáy đầm mỗi khi trời mưa là rất lớn!”, ông Kính cho biết. Học theo ông, nhiều thanh niên đã không còn lặn đầm mỗi khi trở trời, mưa gió. Ông Kính “cụt” là 1 trong các lão ngư am hiểu rõ nhất và trải nghiệm mọi sự thay đổi của đầm Thủy Triều. Vì là đầm nước mặn, mỗi khi mưa bão, nước ngọt từ núi cao đổ về làm cá sẽ thiếu oxy nổi lên dọc 2 bên bờ đầm. “Lúc ấy chỉ việc vớt lên đem bán, cá còn thoi thóp vì nước mặn bị nước ngọt làm loãng chứ không phải dịch bệnh hay thuố.c độc gì cả!”, ông Kính chia sẻ kinh nghiệm “thu hoạch” cá mỗi khi trời mưa gió. Điều thú vị này chính là bí quyết nuôi sống những người dân quanh đầm mà không cần phải “chạy đáy” hay thả lưới vào lúc giông bão, tối trời đầy hiểm nguy như trước nữa.

Ngồi trò chuyện với tôi một lúc, ông Kính cười sảng khoái nhưng đôi mắt vẫn hướng ra phía đầm, nơi ấy có những con thuyền nhỏ mong manh như chiếc lá trên mặt nước. Ông bảo nghề lặn đầm bây giờ thu nhập kém hơn trước, nhiều bạn lặn đã bỏ nghề vì không lo nổi cuộc sinh nhai, chỉ còn vài ba người yêu nghề là trụ lại. Nhưng với ông, đầm Thủy Triều dẫu không còn loài thủy sinh cho ông đán.h bắt, thì ông vẫn cứ ra đầm, vẫn cứ lặn ngụp, bởi nghề lặn đã ăn vào má.u ông rồi, không bỏ được nữa…

Theo Gia Ly – Đức Thọ (Dòng Đời)

"Dị nhân" 15 năm "sợ cơm như sợ... cọp"

Giữa một cù lao bốn bề sông nước ở miệt vườn Tây Nam bộ, có một cô bé 15 tuổ.i, vừa học xong lớp 9, chưa bao giờ ăn một hạt cơm.

Dị nhân 15 năm sợ cơm như sợ... cọp - Hình 1

"Dị nhân" giữa đời thường...

Cô bé tên là Hồ Nguyễn Thúy Vy (sống ở cù lao An Bình, thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Câu chuyện "sợ cơm như sợ... cọp", của " dị nhân" Thúy Vy khiến không ít người bất ngờ.

Thấy cơm là ói

Trên một chuyến phà từ TP.Vĩnh Long ra cù lao An Bình (H.Long Hồ), chúng tôi khá bất ngờ khi nghe một người đàn ông tóc đã hoa râm kể về câu chuyện "bữa cơm hai mâm" của một gia đình nghèo ở cù lao An Bình.

Phà bon bon chạy trên mặt nước. Nhiều người giật mình, ngạc nhiên trước câu chuyện lạ về một "dị nhân", tiếp tục thắc mắc: "Cơm hai mâm là sao ?".

Người đàn ông này chỉ tay về phía cù lao An Bình, cho biết ở cuối cù lao có một gia đình mỗi bữa cơm phải dọn hai mâm cơm. Trong đó, một mâm thực đơn chỉ những món đơn giản như rau chiên, trứng chiên, cá chiên hoặc thịt nướng.

Theo ông, chuyện này ở cù lao An Bình ai cũng biết.

Phà vừa cập bến. Câu chuyện tiếp tục gây tò mò với nhiều người. Để tìm hiểu câu chuyện, chúng tôi tìm đến nhà cô bé không ăn cơm lúc giữa trưa.

Đón chúng tôi, một cô bé vóc dáng cao ráo, khá xinh xắn bước ra mở cửa. Đó chính là Hồ Nguyễn Thúy Vy. Thúy Vy cho biết em vừa học hết lớp 9 ở Trường THCS An Bình, H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Dẫn chúng tôi xuống bếp, Vy bảo: "Em đang nướng thịt cho bữa trưa, hôm qua mới ăn trứng chiên rồi".

Theo Thúy Vy, những lời chúng tôi nghe trên chuyến phà là không sai. Và hầu như các món có tinh bột như: cơm, bún, phở, bánh canh... em đều "lắc đầu" không tài nào ăn được. Em chỉ có thể ăn những món chế biến theo kiểu nướng và chiên.

"Mỗi khi ngửi thấy mùi cơm em đều muốn ói ra. Lúc đi học, ở trường đói bụng em cũng chỉ ăn được kẹo ngọt và mì tôm sống (mì tôm khô, không pha với nước)", Hồ Nguyễn Thúy Vy chia sẻ. Anh Hồ Văn Thi (40 tuổ.i, cha Thúy Vy) cũng xác nhận thông tin này.

"Hồi còn nhỏ, mỗi khi cho con ăn cháo hay ăn cơm đều bị ói ra. Nhiều lần vợ chồng chúng tôi thử bỏ đói rồi ép cháu ăn cơm, cháu vẫn không chịu ăn. Nhưng thấy trái cây cháu lại đòi ăn. Kể từ đó món chính của cháu Vy ăn hằng ngày chỉ gồm trái cây và sữa", anh Thi cho biết.

Dị nhân 15 năm sợ cơm như sợ... cọp - Hình 2

Dị nhân 15 năm sợ cơm như sợ... cọp - Hình 3

Góc học tập của Thúy Vy có rất nhiều bằng khen, giấy khen của trường của tỉnh trao tặng.

Dị nhân 15 năm sợ cơm như sợ... cọp - Hình 4

Hằng ngày, "dị nhân" Thúy Vy đi học bằng xe đạp

"Nó sợ cơm như sợ... cọp. Có lần chị gái bưng nồi cơm lên, vừa mở nắp vung khói bốc hơi nó - Thúy Vy - đi ngang ngửi thấy đã la làng, bỏ chạy ra khỏi nhà", anh Thi nhớ lại.

Học giỏi, hát rất hay

Mặc dù không ăn được cơm, song cô bé Thúy Vy học rất giỏi và "tài lẻ" văn nghệ cũng khiến nhiều người "ngã mũ"... Bên góc học tập trong căn nhà nhỏ của Vy, treo đầy bằng khen, giấy khen thành tích học tập và các giả.i thưởn.g về ca hát.

Vừa trò chuyện, cô bé vừa khoe: 9 năm liền em đạt danh hiệu học sinh giỏi, 3 năm liền đạt giải nhất cuộc thi kể chuyện bác Hồ. Năm học vừa rồi, em đã đạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi môn văn, cấp tỉnh.

Dị nhân 15 năm sợ cơm như sợ... cọp - Hình 5

Thúy Vy chỉ có thể ăn được các món ăn nướng hoặc chiên - Ảnh chụp tại gian bếp nhà Thúy Vy, khi em đang chế biến thức ăn cho riêng mình

Trong những lần hiếm hoi được tham gia các hoạt động ngoại khóa khác, em cũng đạt được nhiều thành tích, được tặng bằng khen, giấy khen từ Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Vĩnh Long. Mùa hè năm ngoái, em còn lên TP.HCM biểu diễn trong một chương trình giao lưu văn hóa cùng Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Vĩnh Long.

Chính những "tài lẻ" văn nghệ, ca hát hiếm ai có, nên dù sống trong một cù lao với bốn bên là sông nước... em vẫn được rất nhiều người ở Vĩnh Long biết đến thông qua các chương trình ca nhạc trên truyền hình Vĩnh Long. Mới đây, em vừa hoàn thành một clip nhạc do chính em thể hiện cho một chương trình văn nghệ của Đài truyền hình Vĩnh Long.

Bà Lê Thị Tòng (Hiệu trưởng Trường THCS An Bình) cũng bày tỏ sự ngạc nhiên: "Từng biết thông tin Thúy Vy không ăn được cơm từ nhỏ nhưng tôi thấy thể trạng của em phát triển cũng bình thường. Và đặc biệt, ở trường, em học rất tốt, điểm trung bình môn cuối năm đều trên 9 phẩy".

"Trong năm học vừa qua, điểm tổng kết của em lên đến 9,5. Không chỉ học giỏi, Vy còn tham gia tích cực các hoạt động Đoàn - Đội của trường", bà Tòng chia sẻ.

Từng rất lo sợ

Theo anh Thi, gần 2 tuổ.i Thúy Vy bắt đầu biết ăn nhưng mỗi lần cho ăn cháo hoặc cơm đều bị ói ra. Thấy con có những biểu hiện kỳ lạ, vợ chồng đã bế con lên trạm y tế khám. Nhưng sau đó, bác sĩ kết luận bé không bệnh gì và sức khỏe bình thường.

Dị nhân 15 năm sợ cơm như sợ... cọp - Hình 6

Thúy Vy ngồi cùng ông nội và cha, cho chúng tôi biết mọi sinh hoạt của em hằng ngày đều diễn ra bình thường

"Hiện tại, sức khỏe cũng như sinh hoạt đều của cháu diễn ra bình thường. Năm ngoái, Thúy Vy nặng 43 kg. Nay cháu đã cao 1,6 m, nặng 45 kg", anh Thi cho biết.

Ông Nguyễn Thế Ngọc, Trưởng trạm y tế xã An Bình xác nhận: "Từ trước đến giờ, trạm y tế xã chỉ tiếp nhận bệnh nhân Vy một lần do em này mắc bệnh sốt xuất huyết".

Còn Thúy Vy chia sẻ, từ nhỏ đến giờ dù không ăn cơm nhưng vẫn thấy mọi hoạt động, sinh hoạt vẫn bình thường. Nhiều khi em đã thử nhắm mắt "lùa" cơm vào miệng, nhưng không thể nuốt được, đều bị ói ra.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết một đứ.a tr.ẻ để đảm bảo tốt việc phát triển trí não, thể lực, phải đảm bảo dinh dưỡng đủ 4 nhóm: Bột đường (gồm cơm và các sản phẩm có nguồn gốc tinh bột, đường); đạm (gồm trứng, thịt, cá, sữa); vitamin và các khoáng chất (gồm rau củ quả, trái cây) và chất béo.

"Trường hợp không ăn cơm mà ăn mì tôm, không ăn thịt luộc mà ăn được thịt nướng, Thúy Vy không thiếu hụt nhóm dinh dưỡng nào, nên việc phát triển bình thường là... bình thường. Vấn đề của Thúy Vy chỉ là tâm lí sợ mùi thức ăn chứ không phải dị ứng với thức ăn", bác sĩ Hải nhận định.

Theo Xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Lúc bố chia đất, anh cả đưa ra tờ xét nghiệm ADN, tôi sốc nặng nhưng bố lại vo tròn mảnh giấy và giao cả gia tài cho anh ấy
05:36:27 30/09/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'
05:54:13 30/09/2024
Sốc visual mỹ nhân cổ trang Việt một thời, đẹp đến mức 34 năm vẫn chưa có ai sánh bằng
05:54:56 30/09/2024
Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Biết vợ cũ tái hôn với anh chàng nghèo, tôi chuyển 100 triệu mừng cưới và định tặng con gái 1 căn nhà nhưng con từ chối
05:23:50 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024

Tin mới nhất

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân

06:24:30 30/09/2024
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm

Những thời điểm Yu-Gi-Oh! phá mọi luật lệ, tìm cách vô lý nhất để "main chính" thắng cuộc

Mọt game

12:01:08 30/09/2024
Yu -Gi-Oh! cho tới nay vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận cho không ít các phiên bản chuyển thể từ nó như hoạt hình, truyện tranh hay thậm chí cả các trò chơi điện tử.

Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết

Ẩm thực

11:53:29 30/09/2024
Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành bảo bối chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.

Cụ ông 96 tuổ.i sống trong viện dưỡng lão: Tự nấu ăn, đặt đồ online

Netizen

11:32:32 30/09/2024
Ở tuổ.i gần 100, cụ Ngà vẫn khỏe mạnh, tự nấu ăn, tự đặt đồ online, tự bắt taxi về thăm nhà và cảm thấy rất thoải mái khi sống ở viện dưỡng lão.

Nhan sắc đời thường của nữ diễn viên 'Đi giữa trời rực rỡ' khiến người xem 'chướng tai gai mắt'

Người đẹp

11:06:40 30/09/2024
Nhân vật Như trong phim Đi giữa trời rực rỡ khiến người xem chướng tai gai mắt và muốn tính sổ . Ngoài đời thực, diễn viên Yên Đan sở hữu nhan sắc xinh đẹp, nữ tính.

Chuyên gia chỉ cách nhận biết, phòng bệnh do não mô cầu

Sức khỏe

11:04:45 30/09/2024
"Bệnh do não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắ.n ra và dễ gây thành dịch lớn.

Lấy lại sắc vóc nón.g bỏn.g sau khi sinh, 'chị đẹp' Minh Hằng tự tin 'cân' mọi trang phục

Làm đẹp

11:04:05 30/09/2024
Minh Hằng - Chị đẹp đạp gió 2024 đã giảm hơn 10 kg nhờ tập gym, yoga, thoải mái diện nhiều kiểu trang phục sau sinh con trai đầu lòng.

Bà Trương Mỹ Lan dùng 'siêu dự án' khắc phục hậu quả nhưng xin lại 2 túi Hermes

Pháp luật

10:57:28 30/09/2024
Sau hơn một tuần, phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm hoàn tất việc xét hỏi các bị cáo ở 3 tội danh là Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản , Rửa tiề.n và Vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới .

Thời trang mặc nhà giúp phái đẹp luôn thoải mái nhưng vẫn thời thượng cuốn hút

Thời trang

10:53:59 30/09/2024
Những thiết kế mặc nhà hiện đại được sáng tạo từ các chất liệu vải đa dạng cùng phom dáng rộng rãi, thoải mái đã thổi một làn gió mới cho tủ đồ mặc nhà của hội chị em tân thời.

Nhân Mã áp lực bủa vây, Kim Ngưu nhận thưởng ngày đầu tuần 30/9

Trắc nghiệm

10:49:54 30/09/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 30/9 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Kỳ lạ Ten Hag thích bị chỉ trích

Sao thể thao

10:43:00 30/09/2024
Erik Ten Hag thích bị chỉ trích nhưng HLV trưởng của Manchester United này sẵn sàng đáp trả Alan Shearer và chỉ trích những bình luận điên rồ của Jamie Redknapp.

Mất chưa tới 700 nghìn đồng, cặp vợ chồng này đã tự tay "khoác" lên ban công của mình một diện mạo hoàn toàn mới

Sáng tạo

10:35:41 30/09/2024
Cặp vợ chồng người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Erdem và Burcu chính là nhân vật sẽ được giới thiệu trong bài viết hôm nay. Burcu là một blogger có tiếng trên mạng xã hội Instagram, và chồng mình là Erdem