Kiên Giang: Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực dạy và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0

Theo dõi VGT trên

Với Chủ đề Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy học và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 cho giảng viên, giáo viên tiếng Anh các cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” do Trường Đại học Kiên Giang và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức diễn ra ngày 26/10.

Kiên Giang: Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực dạy và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 - Hình 1

Toàn cảnh hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng dạy học và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 cho giảng viên, giáo viên tiếng Anh các cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

Đến tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng ban Quản lý đề án ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Trần Quang Bảo – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang, TS. Nguyễn Trung Cang – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiên Giang cùng sự tham dự của hơn 230 giảng viên, giáo viên ở các trường Đại học, THPT, THCS, tiểu học, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Kiên Giang.

Hiện nay, nhằm đáp ứng xu thế hội nhập phát triển của đất nước với mục tiêu xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, hầu hết các trường đại học Việt Nam đều đã đưa môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vào chương trình giảng dạy. Trong bối cảnh chủ trương tự chủ đối với lĩnh vực giáo dục đang được triển khai quyết liệt, việc đổi mới phương thức giảng dạy ngoại ngữ tại các trường đại học tại Việt Nam là yêu cầu tất yếu. Mà đặc biệt sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Kiên Giang: Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực dạy và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 - Hình 2

Bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng ban Quản lý đề án ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu hướng dẫn các vấn đề thảo luận.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang nhấn mạnh với sự bùng nổ của nền công nghiệp 4.0 việc dạy và học tiếng Anh là tất yếu, vì vậy nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục.

Việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 có mục tiêu chung là đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông năm 2025.

Tại hội thảo, ông Trần Quang Bảo – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết kết quả dạy và học tiếng Anh của tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như: điều kiện học tập của thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo còn khó khăn; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn bài, giảng dạy còn hạn chế; việc đổi mới phương pháp dạy, học truyền thống qua dạy học tích cực còn ít…

Kiên Giang: Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực dạy và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 - Hình 3

Ông Trần Quang Bảo – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội thảo khoa học

Theo ông Trần Quang Bảo, nguyên nhân cơ bản là do cơ sở vật chất phục vụ việc dạy tiếng Anh ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo chưa đảm bảo, học sinh nghe nói chủ yếu chỉ mới thông qua bài học do giáo viên tự chuẩn bị; một số thầy cô dạy tiếng Anh của tỉnh còn hạn chế về kỹ năng nghe, nói tiếng Anh; động lực học tiếng Anh của học sinh chủ yếu là để vượt qua kỳ thi, chưa hướng đến kỹ năng thực hành trong thực tế,…

“Mong rằng hội thảo sẽ dành nhiều thời gian để chia sẻ kinh nghiệm, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại” – ông Trần Quang Bảo nói.

Tại Hội thảo cũng đã trình bày 12 tham luận và thảo luận các vấn đề như: tại sao người học thiếu động cơ học tập trong lớp học tiếng Anh; mô hình học tập “Blended learning – học tập phối hợp” nào là thực tế; 1 số giải pháp để khuyến khích học sinh yếu tham gia vào các hoạt động học tập; những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ vào hệ thống giáo dục Việt Nam; sẵn sàng cho giáo dục trong giai đoạn công nghiệp 4.0; làm thế nào để tạo ngữ cảnh giao tiếp tự nhiên trong lớp học. Đặc biệt là phương pháp “Lesson Study” (nghiên cứu bài giảng) trong việc phát triển nghiệp vụ giáo viên. Nghiên cứu trường hợp về niềm tin của giáo viên Việt Nam.

Kiên Giang: Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực dạy và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 - Hình 4

Video đang HOT

TS. Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang phát biểu tại hội thảo khoa học

Theo TS. Nguyễn Trung Cang – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiên Giang thì “Nghiên cứu bài giảng” là một trong những phương pháp phát triển nghiệp vụ giáo viên, cải thiện chất lượng giảng dạy theo hướng đóng góp xoay vòng liên tục. Với phương pháp này, giáo viên sẽ làm việc theo nhóm nhỏ để thiết kế bài giảng, thực hiện bài giảng đó ở lớp học thực tế của một giáo viên, các giáo viên khác tổng hợp các dữ liệu liên quan đến quá trình học tập và phát triển của học sinh, sinh viên.

Từ đó nhìn nhận và thảo luận về các dữ liệu trên, đóng góp vào sự phát triển bài giảng. Bài tham luận trình bày báo cáo nghiên cứu về nhóm 4 giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam soạn bài giảng theo phương pháp “Lesson study” trong 15 tuần. Phương pháp định lượng trong phỏng vấn, viết phản hồi và quan sát được sử đụng để thu thập các dữ liệu liên quan.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của việc “Nghiên cứu bài giảng” trong chiến lược phát triển nghiệp vụ chuyên môn. Giáo viên khẳng định rằng “Nghiên cứu bài giảng” tạo cơ hội cho việc học tập, hợp tác, trao đổi chuyên môn giúp bài giảng được thiết kế hiệu quả hơn, góp phần đạt được mục tiêu của người học và giúp giáo viên tự tin hơn trong các buổi dự giờ chuyên môn. Tuy nhiên, một vài khó khăn mà giáo viên gặp phải cũng được nghiên cứu chỉ ra, ít nhiều tác động đến hiệu quả của phương pháp này.

Kiên Giang: Nâng cao chất lượng và phát triển năng lực dạy và học tiếng Anh thời kỳ công nghiệp 4.0 - Hình 5

TS. Nguyễn Trung Cang – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Kiên Giang trình bày tham luận tại hội thảo khoa học.

Trong bối cảnh chịu sự tác của cuộc cách mang công nghệ 4.0. Việc sử dụng các công nghệ, các phương thức hỗ trợ công nghệ hiện đại bằng sự tương tác trực tiếp sẽ hỗ không chỉ giúp người học nhanh dễ dàng mà giảng viên cũng sẽ không áp lực nhiều về giáo án. Chẳng hạn, khi trao đổi về một vấn đề lao động việc làm trên thế giới, thông qua hình thức live stream với một chuyên gia, một người dân bất kỳ (có thể là bạn bè qua mạng của giáo viên hoặc sinh viên) để trao đổi trực tiếp về vấn đề đó, vừa sinh động, vừa thực tế hơn rất nhiều…

Phụ huynh chưa muốn con đến trường mầm non khi còn dịch bệnh

Lo con còn nhỏ, nhiều phụ huynh sẵn sàng cho trẻ mầm non, tiểu học nghỉ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Sau thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch Covid-19 có diễn biến khả quan. Nhiều địa phương quyết định cho học sinh trở lại trường. Nhiều tỉnh dự kiến đầu tháng 5 sẽ cho học sinh đồng loạt đến lớp, kể cả bậc mầm non, tiểu học, nếu tình hình ổn định như những ngày qua.

Tuy nhiên, không ít phụ huynh có con nhỏ vẫn băn khoăn, lo lắng vì khả năng, ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ còn kém. Môi trường tiểu học, mầm non, trẻ tiếp xúc rất gần nhau.

Phụ huynh chưa muốn con đến trường mầm non khi còn dịch bệnh - Hình 1

Phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn về thời gian trở lại trường của trẻ mầm non. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.

Muốn trẻ ở nhà cho đến khi hết dịch

Dù sống ở vùng thuộc nhóm nguy cơ thấp, chị Trúc Như (Phú Quốc, Kiên Giang) chưa muốn cho con gái (học sinh lớp 5) đi học trở lại vào cuối tháng 4 hay đầu tháng 5. Phụ huynh này cho rằng phải đến khi công bố hết dịch, chị mới an tâm cho con đến lớp.

Bà mẹ này giải thích học sinh tiểu học còn nhỏ t.uổi, chưa thể đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng chống lây nhiễm khi ở trường.

Trong khi việc học online, theo chị, đang ở mức chấp nhận được với học sinh tiểu học. Kiểm tra tiến độ học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh của con, chị Như nhận thấy bé hoàn thành tốt yêu cầu giáo viên đặt ra, biết tự làm bài tập.

Nếu tình hình không được cải thiện, chị Trúc Như chấp nhận cho con ở nhà, thay vì đến trường với lo lắng có thể nhiễm virus corona.

Tương tự, anh Hữu Lâm, cha của bé 4 t.uổi tại TP.HCM, cho hay nếu thành phố quyết định đầu tháng 5 cho học sinh mầm non đến lớp, anh vẫn xin cho con nghỉ thêm một thời gian. Gia đình anh Lâm quyết định khi nào công bố hết dịch mới cho con trở lại trường.

Có con 4 t.uổi học tại một trường mầm non tại quận Gò Vấp (TP.HCM), chị Hà Thu cho biết có thể gia đình sẽ cho con nghỉ hết năm nay, chấp nhận bé học lại một năm. Khai giảng năm học mới, gia đình mới cho con đến trường trở lại.

"Việc học của trẻ mầm non không quá quan trọng. Nếu gia đình có thể trông con được, mình nghĩ nên để trẻ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát cho an tâm", bà mẹ này cho hay.

Trẻ nhỏ đến lớp, cha mẹ chưa hoàn toàn yên tâm

Ngược lại, một số phụ huynh cho rằng sau thời gian nghỉ, trẻ đã ghi nhớ và tập thành thói quen đeo khẩu trang, ho phải che miệng, rửa tay thường xuyên, cộng với tình hình dịch bệnh tiến triển tốt, nên trẻ đến trường vào đầu tháng 5 là khả thi.

Tin tưởng công tác chuẩn bị của các trường, chị Quyên Thanh, mẹ của bé 5 t.uổi tại TP.HCM, cho hay nếu trường mở cửa vào đầu tháng 5, chị sẽ quyết định cho con đi học.

Việc học của trẻ mầm non không quá quan trọng. Nếu gia đình có thể trông con được, mình nghĩ nên để trẻ ở nhà đến khi dịch bệnh được kiểm soát cho an tâm.

Phụ huynh Hà Thu

"Khi quyết định cho mầm non đi học lại, thành phố cũng đã đảm bảo công tác chuẩn bị, an toàn của các trường. Hơn nữa, các bé cũng nhớ thầy cô, bạn bè và mong được đi học lại", chị Quyên Thanh nói.

Phương Mai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hy vọng Hà Nội có thể sớm cho con trở lại trường. Từ khi trường đóng cửa vì dịch, chị cho hai con gái về quê. Thời gian nghỉ học quá lâu, cả hai cháu đều tâm sự nhớ trường, lớp, bạn bè, cô giáo và mong được sớm đi học.

"Đành rằng lớp 1 ít kiến thức, nghỉ cũng không ảnh hưởng việc học quá nhiều. Nhưng các cháu mong ngóng quá nên tôi chỉ mong Hà Nội có thể mở cửa trường học từ đầu tháng 5", nữ phụ huynh chia sẻ.

Dù vậy, để con đến trường khi Việt Nam chưa công bố hết dịch, chị cũng lo lắng. Ở nhà, bố mẹ nhắc nhở rửa tay thường xuyên, nhưng ở lớp, sợ hai con quên. Ngoài ra, chị cũng lo hai con mải chơi đùa với bạn, không đảm bảo an toàn phòng dịch.

Cùng quan điểm, chị Trần Phương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết sẽ cho con đi học trở lại nếu thành phố quyết định mở cửa trường học. Chị lo ngại nếu nghỉ học quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc con trai vào lớp 1 từ năm sau.

Phụ huynh chưa muốn con đến trường mầm non khi còn dịch bệnh - Hình 2


Nhiều địa phương dự kiến cho học sinh mầm non, tiểu học đến trường vào đầu tháng 5. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.

Trường công lập sẽ khó đảm bảo

Bà Thu Hiền, chủ một nhóm trẻ tư thục ở Tây Hồ, Hà Nội, đã khảo sát ý kiến phụ huynh trong trường hợp thành phố cho phép các trường hoạt động trở lại trong nửa đầu tháng 5.

Khoảng 70% phụ huynh đồng ý gửi con đến lớp. 30% còn lại mong muốn cho con nghỉ tiếp đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn.

Dù số lượng học sinh trở lại lớp có thể giảm, bà Hiền vẫn hy vọng có thể sớm hoạt động trở lại. Sau gần 4 tháng nghỉ vì dịch, chỉ tính riêng t.iền thuê mặt bằng, bà thiệt hại 80 triệu đồng vì không được chủ giảm t.iền thuê.

Dù nghỉ dịch, bà vẫn phải thu xếp trả khoảng 1-2 triệu đồng/tháng cho giáo viên để họ đảm bảo cuộc sống. Số t.iền không lớn nhưng cộng với t.iền thuê mặt bằng, bà đang phải chịu gánh nặng không nhỏ. Thời gian nghỉ dịch càng lâu, thiệt hại càng lớn.

Bà cho biết thêm nếu mở cửa trở lại, trường sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ vì bình thường, quy mô lớp học cũng chỉ từ 10 đến 17 trẻ. Do đó, giáo viên có thể quản lý, đảm bảo khoảng cách giữa các cháu.

"Tuy nhiên, trường mầm non công lập khó làm được như vậy, do sĩ số lớp quá đông. Hai cô giáo phải quản lý đến 60, thậm chí 70 trẻ", bà Hiền nói thêm.

Tương tự, bà V.A., chủ một trường mầm non tư thục tại quận 2, TP.HCM, thông tin với các trường mầm non ngoài công lập, mỗi lớp từ 15-20 bé, sẽ đảm bảo được điều kiện quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế về sĩ số trong lớp.

Trường mầm non công lập khó đảm bảo được điều kiện giãn cách, do sĩ số lớp quá đông. Hai cô giáo phải quản lý đến 60, thậm chí 70 trẻ.

Chủ nhóm trẻ tư thục Thu Hiền

Nếu mở cửa trường trở lại, bà vẫn yêu cầu chia nhỏ lớp để đảm bảo khoảng 5 trẻ/cô giáo. Giáo viên sẽ hạn chế di chuyển tới các lớp khác.

Đồng thời, trường cũng phải tính toán, sắp xếp giờ hoạt động ngoài trời giữa các nhóm trẻ để tránh sinh hoạt chung.

Tuy nhiên, chủ trường này băn khoăn quy định hạn chế tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh, khoảng các giữa các em là 1,5 m có được áp dụng với bậc mầm non hay không.

"Mình không hiểu nếu áp dụng vào lớp mầm non, các cô phải làm thế nào. Ở trường có trẻ từ 6 tháng t.uổi đến 6 t.uổi, cô phải bế bồng, cho ăn uống, vệ sinh... Tất cả đều cần tiếp xúc", bà V.A. nói.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, chia sẻ sở này đã đề xuất với UBND tỉnh về thời gian đi học lại của các bậc học nhưng chưa tính đến việc cho bậc mầm non đến trường trở lại.

"Các cháu mầm non đến trường phải thực hiện bán trú, nếu sáng đưa tới trưa đón về thì không ổn. Trước mắt, chưa đảm bảo được môi trường thật sự an toàn, nếu các cháu cùng ăn, ngủ ở trường, chúng tôi tạm thời chưa cho trẻ mầm non đi học", ông Tân nói.

Minh Nhật và Nguyễn Sương

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị can Lê Thu Vân trong vụ "Tịnh thất Bồng Lai" t.ử v.ong do bệnh hiểm nghèo
20:37:45 28/07/2024
Lại thêm một n.am s.inh rơi lầu ký túc xá Đại học quốc gia TPHCM t.ử v.ong
20:47:28 28/07/2024
"Tới lúc c.hết, anh cũng không để chị lo. Anh ấy thương chị tới như vậy đó em"
22:28:21 28/07/2024
Nghệ sĩ Bình Tinh: "Mọi người cứ kêu tôi trả lại cái bàn thờ ba Vũ Linh cho Hồng Loan"
19:34:27 28/07/2024
Được Tự Long góp ý, nhóm Duy Khánh dẫn đầu 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
20:11:57 28/07/2024
Nam nghệ sĩ Việt vừa qua đời ở t.uổi 39: Chuyện tình đẹp và bi thương với vợ hơn 12 t.uổi
19:44:21 28/07/2024
Lời từ biệt của đương kim Tổng thống Mỹ
21:41:01 28/07/2024
Gia đình Miley Cyrus 'lục đục' sau khi nữ ca sĩ bị cha ruột phỉ báng
21:41:42 28/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bình Tinh đăng ảnh về món đồ này, Hồng Loan lập tức có bình luận

Sao việt

23:25:52 28/07/2024
Từ sau khi Hồng Loan được cộng đồng mạng chú ý, Bình Tinh vẫn luôn giúp đỡ, hỗ trợ cô. Trải qua nhiều chuyện, mối quan hệ giữa Bình Tinh với Hồng Loan vẫn vô cùng thân thiết.

Công thức làm món tai heo ngâm nước mắm đậm đà đưa cơm

Ẩm thực

23:08:29 28/07/2024
Bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa ngon miệng, vừa lạ mắt để chiêu đãi gia đình và bạn bè? Tai heo cuộn ngâm nước mắm chính là sự lựa chọn hoàn hảo!

VCS 2024 mùa Hè: Áp đảo Team Whales, Team Secret tiếp tục bám đuổi GAM Esports và Vikings Esports

Mọt game

22:46:21 28/07/2024
Sang ván 2, TW đổi qua đội xanh và lựa chọn bộ đôi chủ lực Lucian - Ziggs, còn TS vẫn lựa chọn bộ đôi xạ thủ Zeri - Ashe. TW tiếp tục thể hiện khả năng đi đường khi sớm giành được trụ đầu ở đường trên.

Thái Lan xóa sổ 2 mạng lưới cờ bạc trực tuyến

Thế giới

22:40:56 28/07/2024
Nhằm thực hiện biện pháp mạnh tay trấn áp tội phạm liên quan đến cờ bạc trực tuyến, Cục Điều tra tội phạm mạng Thái Lan vừa xóa sổ 2 mạng lưới cờ bạc trực tuyến và thu giữ tài sản trị giá khoảng 200 triệu baht (tương đương hơn 140 tỷ đồ...

Từ Hy Viên bị mẹ chồng ghét bỏ, cấm cửa khi sang Hàn Quốc?

Sao châu á

22:36:27 28/07/2024
Theo tờ 163, gần đây, Từ Hy Viên đưa 2 con nhỏ sang Hàn Quốc du lịch. Tuy nhiên, cô bị phát hiện không ở nhà chồng, thay vào đó lại lưu trú tại khách sạn hạng sang.

Một phụ nữ bị bắt vì đứng tên giùm trên sổ đỏ nhưng lại đưa đi thế chấp

Pháp luật

22:34:15 28/07/2024
Hiền bị công an bắt giữ vì đã có hành vi l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản khi đưa đi thế chấp một miếng đất không phải của mình.

Hari Won phán một câu về mỹ nam gây tranh cãi nhất Đảo Thiên Đường: "Anh này thích tất cả phụ nữ!"

Tv show

22:34:11 28/07/2024
Trong tập 3 của Đảo Thiên Đường, Hari Won gây chú ý với nhận xét gãi đúng chỗ ngứa , nói điều mà phần đông mọi người cũng nhận thấy về Michael Trương.

Số áo đặc biệt của sao trẻ Real Madrid

Sao thể thao

22:30:56 28/07/2024
Endrick, tân binh của Real Madrid, sẽ khoác lên mình chiếc áo số 16. Đây được coi là số áo đặc biệt tại đội bóng, nhưng theo nghĩa tiêu cực.

'Deadpool & Wolverine' lập 'đỉnh' trong ngày chiếu sớm

Hậu trường phim

22:15:33 28/07/2024
Phim bom tấn Deadpool & Wolverine (đạo diễn: Shawn Levy) vừa thu về 38,5 triệu USD t.iền vé chiếu sớm chỉ trong thứ năm vừa qua tại thị trường Bắc Mỹ.

Phát hiện "quái vật ngư lôi" nửa tỉ năm t.uổi ở Mỹ

Lạ vui

22:15:14 28/07/2024
Một loài quái vật chưa từng được biết đến trước đây, sống vào 500-505 triệu năm trước, hứa hẹn trả lời nhiều câu hỏi về chính chúng ta.

Tránh thai bằng nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú

Kiến thức giới tính

22:08:13 28/07/2024
Tất cả biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như uống thuốc, đặt vòng, cấy que hay tiêm nội tiết đều làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú, theo nghiên cứu mới đây.