Khủng hoảng năng lượng và ‘bóng ma’ lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới

Theo dõi VGT trên

Căng thẳng địa chính trị ở châu Âu diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, với nguồn cung năng lượng thắt chặt khiến lạm phát tăng cao hơn, làm phức tạp thêm sự phục hồi sau đại dịch.

Giờ đây, cuộc khủng hoảng Ukraine còn đẩy thế giới đứng trước một trong những cú sốc năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.

Khủng hoảng năng lượng và bóng ma lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới - Hình 1
Một cơ sở dự trữ dầu ở Houston, bang Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Năng lượng trong vòng xoáy căng thẳng…

Các biện pháp trừng phạt Nga được Mỹ và các đồng minh liên tục đưa ra. Nổi bật trong chuỗi diễn biến đó, Nhà Trắng ngày 8/3 đã thông báo ra lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Cùng ngày, Vương quốc Anh cam kết sẽ loại bỏ dần nguồn dầu nhập khẩu từ nước này vào cuối năm nay.

Từ sau động thái trên, giá dầu thế giới đã đồng loạt tăng cao, trong khi giá xăng dầu tại Mỹ đã lên mức kỷ lục, vượt ngưỡng 4 USD/gallon (3,78 lít), mức tăng được đán.h giá sẽ đ.e dọ.a sự ổn định của nền kinh tế, đẩy lạm phát lên cao và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Mỹ.

Những phản ứng đầu tiên của thị trường năng lượng thế giới phần nào cho thấy mối lo ngại của các chuyên gia, rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với những hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga đều có thể khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn, là có cơ sở. Trên thực tế, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine ngày 24/2, kéo theo đó là các biện pháp trừng phạt-đáp trả của Mỹ và phương Tây với Nga, giá dầu thế giới đã tăng hơn 30%. Bởi vậy việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp nhằm vào ngành năng lượng – vốn là “trái tim” của nền kinh tế Nga – được đán.h giá sẽ tạo ra nhiều rủi ro, mặc dù dầu thô và sản phẩm hóa dầu từ Nga chỉ chiếm 8% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu dạng lỏng vào Mỹ.

Tác động thấy rõ nhất là lệnh cấm nhập khẩu trên có thể khiến giá dầu tại Mỹ và thế giới vốn đã cao ngất ngưởng tiếp tục đà đi lên. Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga đồng nghĩa là tự cắt đi 8% nguồn cung hàng năm, con số không quá lớn song không dễ bù đắp ngay lập tức. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, 8% nguồn cung dầu này tương đương khoảng 700.000 thùng dầu và sản phẩm từ dầu một ngày.

Trong khi đó, Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Hiện các công ty trên thế giới lại đang có xu hướng tránh mua dầu Nga, một phần vì gặp khó khăn khi thanh toán do các ngân hàng Nga bị phương Tây trừng phạt, phần nữa vì e ngại vướng vào các biện pháp trừng phạt đã và có thể sắp áp đặt. Do đó, trang tài chính của Yahoo nhận định việc Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga và những biện pháp trừng phạt sâu rộng hơn, nếu có trong tương lai, sẽ thắt chặt nguồn cung, gia tăng bất ổn thị trường và đẩy giá dầu đi lên.

Theo đán.h giá của bộ phận nghiên cứu thuộc ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể gây ra sự sụt giảm lớn nguồn cung dầu trên thế giới, và điều này sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng toàn cầu. Goldman Sachs nhận định rằng giá dầu Brent có thể đạt mức 175 USD/thùng trong năm nay nếu 2/3 lượng dầu xuất khẩu từ đường biển của Nga bị cắt giảm.

Video đang HOT

Công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở tại Oslo (Na Uy) ngày 9/3 khuyến cáo nếu các quốc gia phương Tây khác nối bước Mỹ và cấm vận dầu của Nga, giá dầu thô có thể tăng vọt lên tới 240 USD/thùng vào mùa Hè này. Một động thái như vậy sẽ tạo ra “lỗ hổng” 4,3 triệu thùng/ngày trên thị trường – con số không thể nhanh chóng thay thế bằng các nguồn cung khác.

Ngân hàng Mỹ JPMorgan thì ước tính giá dầu có thể đạt kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm nay nếu gián đoạn xuất khẩu dầu của Nga kéo dài. Ngân hàng này nhấn mạnh với vai trò quan trọng của Nga trong việc cung cấp năng lượng cho toàn cầu, nền kinh tế thế giới có thể sớm phải đối mặt với một trong những cú sốc cung cấp năng lượng lớn nhất từ trước đến nay. Theo ước tính của Goldman Sachs, những hệ lụy do căng thẳng Nga-Ukraine có thể khiến khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày xuất khẩu qua đường biển của Nga bị mất đi. Nếu tình hình đó kéo dài, nó sẽ trở thành sự gián đoạn nguồn cung theo tháng lớn thứ năm kể từ Thế chiến thứ hai.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo kịch bản giá dầu có thể tăng lên mức 300 USD/thùng nếu phương Tây tiếp tục áp đặt các biện pháp cấm vận nhằm vào Nga. Viễn cảnh này có nguy cơ đ.e dọ.a an ninh năng lượng toàn cầu và đẩy nền kinh tế thế giới đối mặt với một trong những “cú sốc” về nguồn cung năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.

… và những hệ lụy với lạm phát

Khủng hoảng năng lượng và bóng ma lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới - Hình 2
Xe tiếp nhiên liệu tại một trạm xăng dầu ở Mississauga, Greater Toronto, Canada, ngày 4/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo tính toán của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tỷ trọng của dầu trong GDP toàn cầu vào khoảng 3%. Mặc dù không phải là yếu tố chính dẫn đến lạm phát, nhưng “vàng đen” là một trong những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới, bởi đây là nhiên liệu cho hoạt động vận tải và nguyên liệu của các loại hàng hoá thiết yếu khác như dược, may mặc, hoá chất… Do đó, tác động của giá dầu tăng sẽ không chỉ được người tiêu dùng cảm nhận tại các trạm xăng, mà còn ở hầu như tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà con người sử dụng, từ đó góp phần đẩy lạm phát tăng cao.

Theo báo cáo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố gần đây, tỷ lệ lạm phát bình quân của 38 nước thành viên OECD trong năm 2021 là 4,1%, cao gấp ba lần giai đoạn năm 2020 và là mức cao nhất trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Riêng tháng 12/2021, con số này tăng mạnh lên 6,6%, mức cao nhất trong 30 năm. Trong đó, giá năng lượng trong năm 2021 đã tăng 15,4%, cao nhất trong vòng gần 40 năm qua.

Tính đến tháng Hai, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiề.n chung euro (Eurozone) là 5,8%, cao gần gấp ba lần so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Cũng trong tháng Hai, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một thước đo lạm phát, của Mỹ tăng 7,9%, mức tăng cao nhất trong 40 năm qua. Mức tăng này không nằm ngoài dự báo nhưng là chỉ dấu cho thấy giá cả tiếp tục leo thang, đặc biệt là giá xăng, thực phẩm và nhà ở. Trước đó, CPI tháng Một của Mỹ tăng 7,5%, đán.h dấu tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này trên ngưỡng 6%.

Hãng tin Reuters nhận định tình hình giá dầu hiện tại có thể kéo mức lạm phát tại Mỹ và châu Âu lên trên 7% và “ăn sâu” vào sức mua của các hộ gia đình. Theo quy luật, tại Mỹ, cứ mỗi thùng dầu tăng 10 USD thì lạm phát sẽ tăng 0,2 điểm phần trăm. Còn tại châu Âu, giá dầu tăng 10% sẽ kéo theo lạm phát tại Eurozone tăng thêm từ 0,1- 0,2 điểm phần trăm. Chỉ hơn hai tháng đầu năm nay, giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 80%, đóng góp mức tăng lạm phát từ khoảng 0,8-1,6 điểm phần trăm tại Liên minh châu Âu (EU).

Trong khi đó, tại Nga, lạm phát giá tiêu dùng, vốn đang trên đà tăng nhiều tháng qua, đã chạm mức cao nhất sáu năm qua trong tháng Hai. Với mức 9,15% trong tháng trước, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1/2016 lạm phát tại Nga vượt ngưỡng 9%. Mức lạm phát 9,15% nói trên cao hơn gấp hai lần mức mục tiêu 4% của Ngân hàng trung ương Nga, và số liệu này còn chưa bao gồm tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nước này. Các lệnh trừng phạt gần đây có thể đẩy giá nhiều mặt hàng lên cao hơn nữa, đặc biệt khi đồng ruble đã mất khoảng 40% giá trị kể từ đầu năm nay, khiến các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng.

Giá dầu tăng không ngừng cũng gây sức ép lên tình hình lạm phát phi mã tại khu vực châu Á, khu vực nhập khẩu ròng năng lượng. Chuyên gia Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings PLC, cho biết hầu hết các nước ở châu Á đều là các nhà nhập khẩu năng lượng lớn, do đó chi phí dầu thô và khí đốt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tác động của lạm phát cũng rất đáng kể.

Giới chuyên gia cũng bắt đầu lo ngại khả năng chống chịu của nền kinh tế toàn cầu, nhất là khu vực châu Âu, để thoát khỏi một cuộc suy thoái và khủng hoảng năng lượng mới. Tính toán sơ bộ của ECB cho thấy những tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine có thể kéo giảm mức tăng trưởng ở Eurozone khoảng 0,3-0,4 điểm phần trăm trong năm nay theo kịch bản chính và 1 điểm phần trăm trong trường hợp xảy ra “cú sốc nghiêm trọng”. Ông Erik Nielsen, cố vấn kinh tế tại tập đoàn UniCredit, nhân định: “Tiến trình phục hồi hậu COVID-19 chắc chắn sẽ bị chậm lại, với một nguy cơ rõ ràng về thế giới đang tiến đến giai đoạn lạm phát kèm suy thoái”.

Trong khi đó, chiến lược gia thị trường Hussein Sayed tại công ty Exinity chuyên về thương mại và đầu tư của Anh cho rằng: “Cùng với việc nền kinh tế Nga sẽ bị tổn thương nhiều nhất, châu Âu cũng có thể sẽ rơi vào suy thoái và tăng trưởng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, nhưng người tiêu dùng sẽ cảm thấy đa.u đớ.n nhất”.

Ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ), cho rằng những lo ngại về tình hình căng thẳng ở Ukraine và những hệ lụy đi kèm sẽ tiếp tục đẩy giá năng lượng tăng mạnh trong ngắn hạn. Việc Mỹ cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga được cho có thể khiến căng thẳng địa-chính trị ngày một dâng cao trong khi thị trường năng lượng thế giới tiếp tục “ nóng” lên, dẫn tới nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng. Hệ lụy là quá trình phục hồi toàn cầu có nguy cơ bị chững lại trong bối cảnh các nước mới chỉ vừa mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19.

'Bức tranh' kinh tế thế giới 2021: Con đường phục hồi chưa bằng phẳng

Không chỉ thoát khỏi bóng đen suy thoái, kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và lấy lại đà tăng trưởng, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng cuộc khủng hoảng năng lượng và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đẩy lạm phát tăng cao.

Bức tranh kinh tế thế giới 2021: Con đường phục hồi chưa bằng phẳng - Hình 1
Hoạt động tại Cảng Long Beach, ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Cùng với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế, việc nhiều nước dần kiểm soát dịch bệnh nhờ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đại trà, cũng như sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế, đã tạo lực đẩy giúp nền kinh tế thế giới lấy được đà tăng trưởng. Tuy nhiên, những yếu tố khó lường liên quan tới COVID-19 và vấn đề bất bình đẳng vaccine vẫn có thể khiến con đường phục hồi của kinh tế thế giới trở nên gập ghềnh.

Có thể nói, nền kinh tế thế giới có động lực phục hồi mạnh mẽ nhất trong những tháng đầu năm, khi các nước dần mở cửa trở lại. Theo số liệu của IHS Markit, GDP thực tế của thế giới trong quý II/2021 vượt mức của quý IV/2019 - giai đoạn trước đại dịch - đán.h dấu mốc chuyển từ giai đoạn phục hồi sang tăng trưởng trở lại. Hồi giữa năm, cả Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi từ suy thoái với "tốc độ nhanh nhất trong vòng 80 năm trở lại đây".

Mặc dù đà phục hồi có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm khi các làn sóng dịch mới khiến nhiều nước trì hoãn kế hoạch mở cửa, song có thể khẳng định về tổng thể, kinh tế thế giới đã có bước chuyển ngoạn mục so với mức giảm 3-5% của năm 2020. Dù điều chỉnh, giảm con số dự báo so với trước đó, song các thể chế tài chính đều cho rằng kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng ở mức 5-6%. Thương mại toàn cầu được đán.h giá khởi sắc trở lại nhờ việc các nước nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế, chuyển sang chiến lược "sống chung an toàn với COVID-19" thay vì đóng cửa thực hiện "Zero COVID". Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lạc quan dự báo thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng 10,7% năm 2021, ngược với mức giảm 8% năm trước.

Đà phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới chủ yếu nhờ các đầu tàu Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Nhờ các gói kích thích kinh tế khổng lồ và tốc độ bao phủ vaccine nhanh chóng, nền kinh tế Mỹ được ví như "lò xo" bật trở lại mạnh mẽ với tăng trưởng GDP quý II/2021 cao nhất so với cùng kỳ trong 70 năm qua. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Mỹ có thể tăng trưởng 6% trong năm nay. Các nước Liên minh châu Âu (EU) cũng được đán.h giá phục hồi nhanh hơn dự kiến, tăng trưởng ở mức 5%. Nhờ kiểm soát tình hình dịch, Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định và chính phủ nước này dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 sẽ vượt mục tiêu 6%, trong khi OECD cho rằng chỉ số này của nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ là 8,5%.

Kinh tế Việt Nam cũng được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng GDP, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt là làn sóng dịch thứ tư khiến các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ ngưng trệ trên cả nước. Hồi tháng 10, WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021. WB dự báo tăng trưởng ở mức 2-2,5%, trong khi ADB và IMF đưa ra con số 3,8%.

Tuy nhiên, tình hình về những tháng cuối năm đã có nhiều khởi sắc khi tỷ lệ bao phủ vaccine tăng nhanh. Báo cáo cập nhật của WB tháng 11 khẳng định, kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy suy giảm vào tháng 10 và đi lên. Theo xếp hạng của trang statisticstimes.com dựa trên số liệu của IMF, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 được dự báo đứng thứ 41 thế giới xét về giá trị GDP danh nghĩa. Trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng được dự báo cao hơn Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia.

Nhìn chung, gam màu trong "bức tranh" kinh tế thế giới 2021 đã tươi sáng hơn so với năm ngoái, nhưng nếu nhìn vào chi tiết, vẫn có thể nhận ra những mảng màu tối có nguy cơ loang rộng.

Trước hết, tốc độ phục hồi và tăng trưởng giữa các nước và khu vực không đồng đều, như chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng JPMorgan Chase & Co. Bruce Kasman đán.h giá là "chênh lệch lớn chưa từng có" trong 20-25 năm qua. Báo cáo của các tổ chức quốc tế đều nhấn mạnh chênh lệch trong tốc độ phục hồi chủ yếu liên quan đến mức độ bao phủ vaccine. Theo thống kê của trang mạng Our World in Data, tính đến đầu tháng 12, có 55% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, nhưng tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp là 6,2%, đặt ra nguy cơ về những đợt bùng phát mới.

Con đường phục hồi của các nước thu nhập thấp cũng được dự báo sẽ kéo dài và không bằng phẳng, kéo giảm tỷ lệ tăng trưởng chung của thế giới. Theo tính toán giả định được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra hồi tháng 7, mỗi triệu người được tiêm vaccine sẽ giúp GDP toàn cầu tăng khoảng 7,93 tỷ USD. Nếu các nước thu nhập thấp đạt tỷ lệ tiêm chủng như các nước phát triển, tăng trưởng GDP của các nước này sẽ tăng 1 điểm %, tương đương 38 tỷ USD trong năm 2021. Giới chuyên gia cảnh báo với mức chênh lệch về độ bao phủ vaccine giữa các nước và khu vực như hiện nay, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn trong trạng thái không ổn định.

Lạm phát phi mã cũng là mối đ.e dọ.a thường trực trong năm 2021. Theo kết quả khảo sát 46 nền kinh tế, trong đó có Mỹ và châu Âu, do viện nghiên cứu Pew công bố hồi tháng 11, có tới 39 nền kinh tế ghi nhận tỷ lệ lạm phát trong quý III/2021 tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó Mỹ và 18 nền kinh tế khác có chỉ số lạm phát tăng tới 2 điểm %. Số liệu mới nhất do Cục thống kê Lao động Mỹ công bố đầu tháng 12 cho thấy, giá cả tại Mỹ tăng 6,8% trong năm 2021, mức cao nhất kể từ năm 1982. Tỷ lệ lạm phát tại EU, Anh cũng ở mức trên 4%, cao nhất trong 1 thập niên trở lại đây. Lạm phát tại nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được IMF dự báo đạt đỉnh điểm 6,8% vào cuối năm nay.

Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng tác động tới nền kinh tế, được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát khi đội chi phí sản xuất lên nhiều lần. Giá khí đốt tại châu Âu và Mỹ đã tăng lần lượt hơn 350% và hơn 120%, còn giá dầu tăng khoảng 50%. Tính chung, giá năng lượng đã "nhảy vọt" 23% trong 1 năm qua, trong khi giá các nguyên liệu đầu vào khác cũng leo thang. Yếu tố giá nhiên liệu được đán.h giá sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất toàn cầu, khi các nước triển khai các chính sách nói "không" với nhiên liệu hóa thạch để thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Một yếu tố khác là việc các biện pháp hạn chế phòng dịch và mạng lưới vận tải bị tắc nghẽn khiến nguồn cung tiếp tục gián đoạn, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng sớm và mạnh hơn so với các giai đoạn hậu suy thoái trước đây. Làn sóng dịch tấ.n côn.g khu vực Đông Nam Á vào giữa năm 2021 là một trong những yếu tố tác động nhiều đến nguồn cung, bởi đây được xem là một trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu với Việt Nam, Thái Lan, Malaysia là những cụm tập trung công nghiệp chế biến, trung tâm chế tạo các sản phẩm như ô tô, máy tính, đồ điện tử, may mặc, và nhiều sản phẩm khác..

Có thể nói, dù có những yếu tố cản trở, song với bước phục hồi trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng quay lại quỹ đạo ổn định như trước đại dịch. Việc các nước đẩy mạnh thích ứng an toàn với COVID-19, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa mở cửa phát triển kinh tế hứa hẹn một triển vọng tươi sáng hơn cho kinh tế thế giới trong năm tới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, được đán.h giá lây lan nhanh hơn biến thể Delta, có thể làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay và tiếp tục gây rủi ro cho kinh tế thế giới năm 2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người
11:10:53 05/10/2024
'Cặp đấu' Harris-Trump tất bật tại các bang chiến trường trong chặng nước rút trước Ngày Bầu cử
17:40:18 05/10/2024
Quan chức cấp cao EU nói về về khả năng Nga can dự vào xung đột Trung Đông
14:04:21 05/10/2024
Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc
05:53:42 06/10/2024
Các nhà hoa học khiến hạt giống bí ẩn 1.000 năm tuổ.i nảy mầm
15:02:28 06/10/2024
Căng thẳng thương mại Nga - Kazakhstan nổi lên liên quan đến vận chuyển ngũ cốc
20:21:03 05/10/2024
Kế hoạch hai mũi nhọn của Tổng thống Biden nhằm bảo vệ Ukraine khi hết nhiệm kỳ
20:29:14 05/10/2024
Xung đột Nga-Ukraine: Moskva huấn luyện cựu binh để trở lại chiến trường
19:23:42 05/10/2024

Tin đang nóng

Nam ca sĩ Việt có con với fan khiến vợ suy sụp: Cuộc sống hiện tại thay đổi 180 độ
20:01:32 06/10/2024
Cái giá phải trả của Hồ Ngọc Hà khi chia tay với Đức Trí
20:13:16 06/10/2024
Mẹ Kasim Hoàng Vũ bất lực bật khóc: "Nó nằm đó rồi, không biết tình hình sống chế.t ra sao"
19:45:48 06/10/2024
Midu đón sinh nhật bên hội bạn thân, nhưng bị ông xã Minh Đạt giật spotlight vì 1 hành động
17:31:18 06/10/2024
Quyên Qui sốc vì không được hẹn hò với Wukong
19:27:48 06/10/2024
Phản ứng trái chiều khi anh tài b.ị ch.ê EQ thấp, gây tranh cãi nhất show Chông Gai bị loại
20:52:45 06/10/2024
Con dâu tình nguyện hiến gan cứu sống bố chồng 17 năm trước, giờ ra sao?
19:11:32 06/10/2024
Jiyeon (T-ara) vỡ mộng, buồn bã tiết lộ góc khuất hôn nhân với chồng cầu thủ
17:25:39 06/10/2024

Tin mới nhất

700 người căng mình suốt 15 giờ chữa cháy rừng ở Hải Dương

18:10:57 06/10/2024
Lực lượng chức năng đã huy động 700 người cùng nhiều xe chuyên dụng, xử lý đám cháy lớn tại núi An Phụ (phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Chủ trương chống nhập cư đang lan rộng tại các nước EU

18:08:00 06/10/2024
Vào năm 2015, khi hơn 1,3 triệu người đổ về châu Âu (EU), chủ yếu là chạy trốn khỏi cuộc chiến tàn khốc ở Syria, phản ứng của Thủ tướng Đức Angela Merkel là Wir schaffen da

Vụ án bí ẩn tại Mexico: 43 sinh viên mất tích đã 10 năm

17:52:13 06/10/2024
Vụ mất tích 43 sinh viên xảy ra cách đây đúng 10 năm, và hiện vẫn là một vụ án bí ẩn, chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng, cũng như cơ quan chức năng chưa thể mang lại công lý cho họ.

LHQ kêu gọi chấm dứt 'bạo lực và đổ má.u' ở Gaza và Liban

17:49:12 06/10/2024
Lời kêu gọi được ông Guterres đưa ra 2 ngày trước khi đán.h dấu tròn một năm nổ ra cuộc xung đột ở Gaza và hiện chiến sự đang lan rộng ra toàn khu vực.

Hàng loạt binh sĩ Ukraine đầu hàng, cựu quan chức NATO nêu nhận định nóng

17:48:14 06/10/2024
RT dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ngacho biết, có tới 83 binh lính Ukraine đã đầu hàng trên khắp các mặt trậntrong tuần qua. Các quan chức cho biết thêm rằng 44 binh sĩ đã đầu hàng trong chiến dịch mới đây ở pháo đài Ugledar.

Israel không kích đền thờ Hồi giáo ở Gaza, ít nhất 18 người t.ử von.g

17:47:14 06/10/2024
Cuộc tấ.n côn.g diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và Hamas sắp tròn 1 năm. Các nhâ.n chứn.g cho biết số thương vong có thể còn tăng vì đền thờ Hồi giáo này hiện là nơi trú ẩn cho những người phải di dời.

Trung Quốc và Triều Tiên thắt chặt quan hệ hữu nghị song phương

17:45:15 06/10/2024
Trong thông điệp của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra rằng 75 năm trước, Trung Quốc và Triều Tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ song phương, có ý nghĩa mang tính thời đại.

Tổng thống Zelensky sẽ họp với lãnh đạo Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine

17:42:17 06/10/2024
Trên mạng xã hội, nhà lãnh đạo Ukraine nêu rõ ông đang chuẩn bị tham dự cuộc họp lần thứ 25 của nhóm, dự kiến được tổ chức vào ngày 12/10 tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức.

Thấy gì từ việc Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân?

17:24:11 06/10/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa thông báo những thay đổi được đề xuất đối với học thuyết hạt nhân của đất nước mình.

Israel né.m bo.m nhà thờ Hồi giáo và trường học tại Dải Gaza

17:20:33 06/10/2024
Hãng thông tấn Wafa của Palestine đưa tin, cuộc không kích của Israel nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo và một trường học đang được dùng làm nơi trú ẩn gần bệnh viện Al-Aqsa ở Deir al-Balah thuộc miền Trung Dải Gaza.

Hơn 10% số người cao tuổ.i ở Nhật Bản đối mặt với tương lai cô độc

15:16:17 06/10/2024
Trước tình hình này, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ chăm sóc tư nhân và soạn thảo hướng dẫn liên quan để tránh các vấn đề tiềm ẩn.

Bão nhiệt đới Milton dự báo sẽ mạnh lên thành siêu bão hướng về phía Florida (Mỹ)

15:10:31 06/10/2024
Tuy nhiên, các khu vực trong đất liền như dãy núi North Carolina, nơi chịu thiệt hại nặng nề vì lũ lụt do bão Helene, có thể không bị ảnh hưởng trong lần này.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Quế Anh bị chỉ trích vì hành động kém lịch sự ở Miss Grand International 2024

Sao việt

23:45:43 06/10/2024
Ngay trên sân khấu giao lưu của Miss Grand International, Quế Anh đã giật mic của người đẹp Cambodia và mải mê nói chuyện với Miss Grand Macau mà không để ý đến biểu cảm sượng trân của người còn lại.

Nhóm thí sinh 'thất vọng' trước cách chấm điểm của giám khảo Diệp Lâm Anh

Tv show

23:22:19 06/10/2024
Trưởng nhóm Mai Thiên Quân tỏ ra thất vọng khi nhận số điểm thấp sau phần thi của nhóm SSWARRIORZ. Cô tỏ ra khó hiểu trước cách chấm điểm từ giám khảo Diệp Lâm Anh.

Những 'nhân tố bí ẩn' sắp xuất hiện trong 'Độc đạo'

Phim việt

22:52:15 06/10/2024
Phim Độc đạo đang bước vào giai đoạn cao trào với sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật mới đầy bí ẩn, khiến khán giả không ngừng tò mò và gây ra nhiều tranh cãi.

Một ngày làm việc bình thường của Kylie Jenner

Sao âu mỹ

22:49:19 06/10/2024
Kylie Jenner vừa chia sẻ một video lên Instagram cho khán giả thấy cuộc sống đời thường của cô diễn ra như thế nào.

Mỹ nhân 'mặt mộc đẹp nhất làng giải trí': U40 sống hạnh phúc bên chồng diễn viên

Sao châu á

22:26:58 06/10/2024
Sở hữu cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc ở hiện tại, ít ai biết rằng mỹ nhân không tuổ.i Han Ga In từng đối diện với tuổ.i thơ bị bạ.o hàn.h, thiếu bóng dáng người cha.

Khoe lịch sử đấu, Đại Cao Thủ khét tiếng của Tốc Chiến VN khiến cộng đồng mạng "nuốt giận vào trong"

Mọt game

22:23:00 06/10/2024
Trong các trận xếp hạng quan trọng ở Tốc Chiến, việc người chơi chỉ biết dựa hơi đồng đội, chiến đấu tệ hại với các chỉ số bết bát mà vẫn dành được chiến thắng không phải chuyện hiếm.

Hồ Ngọc Hà xinh đẹp, liveshow Đức Trí nhiều điểm sáng vẫn gây tiếc nuối

Nhạc việt

22:07:59 06/10/2024
Live concert Đức Trí 2024 - Có đôi lần mắc một số điểm trừ nhưng đọng lại cho người nghe những cảm xúc đẹp, trong lành và đầy ắp hoài niệm.

Phan Mạnh Quỳnh bất ngờ đóng vai Nguyễn Nhật Ánh trên màn ảnh rộng

Hậu trường phim

21:38:43 06/10/2024
Ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh thu hút sự chú ý khi xuất hiện trong buổi giới thiệu phim Ngày xưa có một chuyện tình - tác phẩm chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Bị ba la mắng, một bệnh nhi 13 tuổ.i tại Biên Hòa uống cùng lúc 12 viên thuố.c paracetamol

Sức khỏe

21:07:36 06/10/2024
Khoảng 1 tiếng sau khi uống thuố.c, bệnh nhân kêu đau bụng, được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được rửa dạ dày, truyền dịch. Hiện, bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi.

G-Dragon khởi động chiến dịch trở lại

Nhạc quốc tế

20:44:42 06/10/2024
Thủ lĩnh BIG BANG sẽ xuất hiện trong chương trình You Quiz On The Block của tvN mở màn cho chiến dịch trở lại đang rất được mong đợi.

Lý do Văn Quyết được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:09:56 06/10/2024
Đỗ Hùng Dũng vừa giải thích một phần lý do HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại đội tuyển Việt Nam trong tháng 10/2024.