Không sáng kiến kinh nghiệm thầy cô đừng mơ chiến sĩ thi đua, trên mạng có bán

Theo dõi VGT trên

Nhiều giáo viên ở các nhà trường bây giờ không gọi là sáng kiến kinh nghiệm nữa mà gọi chệch ra thành “sáng kiến…kinh ngạc”!

Trong các phong trào thi đua của giáo viên ở các nhà trường hiện nay có thể nói việc đăng ký và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm là nhàn hạ nhất, được nhận quyền lợi nhiều nhất những cũng có nhiều tiêu cực nhất.

Bởi, nếu như ôn thi học sinh giỏi thì phải có sự cộng hưởng giữa thầy và trò ròng rã ôn luyện ít nhất là 1 học kỳ (thi cấp huyện) và 2/3 thời gian năm học (thi cấp tỉnh). Thi giáo viên giỏi thì người tham gia thi phải trình bày báo cáo giải pháp và thi tiết thực hành có ban giám khảo trực tiếp phản biện, góp ý và tất nhiên phải có sự nhiệt tình xây dựng, hợp tác của học trò.

Thế nhưng, nếu đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm thì giáo viên chỉ âm thầm thực hiện một mình rồi in ra gửi cho Ban giám hiệu nhà trường và nếu đạt giải thì sẽ có vô vàn những quyền lợi đi cùng. Trong các năm học vừa qua, các phong trào khác không có được những đặc ân như việc giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải.

Không sáng kiến kinh nghiệm thầy cô đừng mơ chiến sĩ thi đua, trên mạng có bán - Hình 1

Tình trạng chào bán sáng kiến kinh nghiệm trên mạng xã hội (Ảnh: L.M.)

Sáng kiến kinh nghiệm đang được chào bán công khai như… bán rau ngoài chợ

Việc viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên hiện nay đang tồn tại thật giả lẫn lộn. Người viết bằng chính khả năng của mình có khi lại rớt nhưng người mua, sao chép có khi lại đạt giải vì những sáng kiến kinh nghiệm này được “biên tập” kỹ càng hơn.

Nếu như trước đây, lúc mà internet chưa có, mạng xã hội chưa xuất hiện thì khi giáo viên được nhà trường phân công hay tự nguyện đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm thường tự mình viết, chuyện xin xỏ của giáo viên địa phương này với địa phương khác cũng ít xảy ra.

Nhưng khoảng chục năm nay, khi mà internet phát triển mạnh mẽ thì tình trạng sao chép sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trở nên khá phổ biến. Nhiều thầy cô chỉ cần lên mạng tải vài sáng kiến cùng chủ đề rồi về “cắt, dán” ghi tên t.uổi, đơn vị công tác là thành đề tài của mình rồi đem nộp.

Nhưng, thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội của giáo viên đã xuất hiện khá bổ biến việc bán, mua công khai sáng kiến kinh nghiệm.

Có nhiều thầy cô giáo đã trở thành những “nhà viết sáng kiến” chuyên nghiệp, họ chào bán công khai tên đề tài, ý tưởng. Nếu ai cần thì liên hệ và họ sẽ cho ra đời những sáng kiến kinh nghiệm.

Nhiều giáo viên ở các nhà trường bây giờ không gọi là sáng kiến kinh nghiệm nữa mà gọi chệch ra thành “sáng kiến…kinh ngạc”!

Bởi, chỉ cần bỏ ra một chút t.iền là có một đề tài theo ý muốn, có thể làm cho Ban giám khảo các cấp tâm đắc, thích thú và có thể được xếp giải cao. Những sáng kiến này có khi “lừa” được cả ban giám khảo cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.

Không sáng kiến kinh nghiệm thầy cô đừng mơ chiến sĩ thi đua, trên mạng có bán - Hình 2

Và, có cả người đăng tin hỏi mua sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh: L.M)

Những năm qua, khi giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải thì đương nhiên sẽ có nhiều quyền lợi sẽ đi kèm.

Họ được xét chiến sĩ thi đua cơ sở, được xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đề nghị xét bằng khen các cấp, được đề nghị xét tăng lương trước thời hạn.

Lạ ở chỗ là hàng chục năm nay, dù đã thay đổi nhiều văn bản hướng dẫn xếp loại đ.ánh giá giáo viên, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, xét thi đua…thì sáng kiến kinh nghiệm vẫn thường được xếp ở tiêu chí ưu tiên cao nhất.

Không có sáng kiến kinh nghiệm thì giáo viên có cố gắng như thế nào chăng nữa, có học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện cũng không đủ điều kiện để xét chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Video đang HOT

Nếu không được xét chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không được xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì tất nhiên giáo viên đừng mơ những danh hiệu cao, đừng mơ chuyện tăng lương trước hạn…

Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đã có những thay đổi kể từ năm học này

Nếu như trước đây, theo hướng dẫn của Nghị định 56 và Nghị định 88/NĐCP về đ.ánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức thì những giáo viên muốn được xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm.

Không sáng kiến kinh nghiệm thầy cô đừng mơ chiến sĩ thi đua, trên mạng có bán - Hình 3

Người bán rất nhanh nhạy với những đề tài mới (Ảnh: L.)

Tuy nhiên, Nghị định 90/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/8/2020 đã không còn yêu cầu xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm nữa.

Điều này cũng đồng nghĩa là từ năm học 2020-2021 này, giáo viên có thể được xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà không cần phải có sáng kiến kinh nghiệm.

Thế nhưng, muốn được xếp loại chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên thì bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể, tại mục 3, Điều 9, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

b) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.

Tỉ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến “.

Căn cứ vào hướng dẫn này, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, ngành giáo dục địa phương cũng có những hướng dẫn phải có sáng kiến kinh nghiệm mới được xét những danh hiệu cao.

Mấu chốt ở chỗ nếu giáo viên đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên thì mới có những quyền lợi thiết thực, được khen thưởng, được xét tăng lương trước hạn và cũng làm cơ sở để xét các danh hiệu thi đua cao hơn.

Vì thế, nói gì thì nói, sáng kiến kinh nghiệm vẫn luôn đứng đầu các phong trào thi đua hiện nay. Có sáng kiến kinh nghiệm mới có quyền lợi…

Chỉ tiếc, trong số những thầy cô viết sáng kiến kinh nghiệm, có những người thực tâm viết, viết bằng trách nhiệm, viết bằng nhiệt huyết để chia sẻ với đồng nghiệp và những thành quả đó được thể hiện rõ trong hiệu quả công việc được giao.

Thế nhưng, bên cạnh đó thì cũng có những thầy cô sẵn sàng bỏ ra một chút kinh phí để mua sáng kiến kinh nghiệm trên mạng xã hội để mưu cầu danh lợi.

Việc bán mua sáng kiến kinh nghiệm công khai hiện nay có rất nhiều, nhưng có thể nhiều nhất là trang facebook của giáo viên các môn xã hội. Ở đó, có rất nhiều giáo viên “viết sáng kiến kinh nghiệm chuyên nghiệp” đang công khai chào bán trong nhiều năm qua và họ liên tục đăng tin chào bán.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục

Thành tích là sự ghi nhận nỗ lực thực chất thì bệnh ngụy thành tích là người ta chỉ xem trọng về lượng mà không có chất, khiến người ta trở nên lừa lọc, dối trá.

Trong lĩnh vực giáo dục, phong trào thi đua, ghi nhận thành tích được xem như một cách để tạo động lực học tập cho học sinh.

Tuy nhiên, điều khiến chúng ta lo lắng là, chính cách thức tổ chức các phong trào thi đua, vinh danh thành tích đã khiến mọi người quên đi giá trị thực của thành tích cũng như mục tiêu cốt yếu của giáo dục.

Chia sẻ vấn đề này với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Ngô Thành Nam - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khai Nguyên (Thành phố Hồ Chí Minh), Cố vấn học tập Microsoft khẳng định: "Ranh giới giữa thành tích và bệnh thành tích là vô cùng mong manh, cần làm rõ hai yếu tố này.

Khi chưa đủ thành tích như mong đợi lại kèm theo một kì vọng nào đó thì người ta như có thêm chất xúc tác để mang trong mình căn bệnh thành tích".

Bệnh ngụy thành tích khiến con người dễ rơi vào ảo tưởng, lừa lọc, dối trá

Theo quan điểm của thầy Ngô Thành Nam, thành tích là những kết quả mà cá nhân hoặc tổ chức đạt được bằng thực chất và sự nỗ lực hết sức của bản thân.

Ở mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục mà yêu cầu dành cho thành tích sẽ có sự thay đổi hoặc cập nhật thêm. Với đặc trưng ngành nghề thì ngành giáo dục luôn cần có các phong trào thi đua để động viên tinh thần của các cá nhân, các đơn vị.

Tuy nhiên, nếu cứ chạy đua theo thành tích, con người sẽ dễ quên đi giá trị thực của thành tích cũng như mục tiêu cốt yếu của giáo dục.

Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục - Hình 1

Cần hiểu rõ bản chất của thành tích, ghi nhận thành tích nhưng không nên có tư duy đạt thành tích bằng mọi giá (Ảnh minh họa: TTXVN)

"Thành tích và bệnh thành tích là hai yếu tố mà chúng ta cần làm rõ. Nếu như thành tích là sự ghi nhận các nỗ lực thực chất thì bệnh thành tích khiến cho người ta chỉ xem trọng về lượng mà không đảm bảo về chất, khiến người ta dễ ảo tưởng, lừa lọc, dối trá.

Tuy vậy, ranh giới giữa thành tích và bệnh thành tích lại vô cùng mong manh", thầy Ngô Thành Nam phân tích.

Để phân biệt rõ hai yếu tố này trong giáo dục, thầy Nam đã nêu ra những ví dụ minh họa cụ thể.

Khi một đơn vị giáo dục biết tự nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất, ...để từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục của đơn vị mình tốt hơn so với năm trước thì đó chính là thành tích, thành tích đạt được từ những nỗ lực thực chất.

Tuy nhiên, nếu một trường học chỉ tập trung vào việc làm sao kết quả báo cáo phải vượt trội, đạt được chỉ tiêu cao mà không quan tâm đến biện pháp cải thiện chất lượng, bằng mọi giá đạt thành tích và dẫn đến các hành vị thiếu trung thực, thiếu dân chủ,..thì đó chính là bệnh thành tích.

"Đã là bệnh, không ít thì nhiều đều gây tác hại đến người mang bệnh. Có vô số câu chuyện từ nhỏ đến lớn về bệnh thành tích đã được chia sẻ nhưng bản thân tôi vẫn nhớ mãi sự việc xảy ra trong đợt thi giáo viên giỏi ở một địa phương phía Bắc đầu năm 2019. Những học sinh có học lực yếu phải ở nhà để tránh ảnh hưởng đến tiết dạy đ.ánh giá.

Trong vai trò của một người thầy đã từng đứng trên bục giảng, tôi hiểu rằng các thầy cô trong sự việc trên có những nỗi niềm riêng mà đôi khi không biết ngỏ cùng ai.

Còn nhiều, rất nhiều câu chuyện nữa về bệnh thành tích mà sâu xa hơn là chúng ta đang dạy cho học sinh sự gian dối và người lớn chúng ta đang gian dối lẫn nhau", thầy Nam chia sẻ.

Thầy Ngô Thành Nam cũng chia sẻ kết quả khảo sát của nhóm Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam về "Bệnh thành tích" trong giáo dục.

Khảo sát đã thực hiện ở 8 trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố cho ra kết quả 97,7% người khẳng định có "bệnh thành tích" trong giáo dục.

Thầy Nam cho biết: "Điều này khẳng định rằng bệnh thành tích không có gì xa lạ và dường như ai cũng biết, cũng thấy nhưng trị căn bệnh này thì chưa được thực hiện dứt điểm.

Biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục nhiều vô kể và không quá khó để nhận diện căn bệnh này. Đó là sự thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, trong kiểm tra đ.ánh giá; là sự thiếu dân chủ trong việc bình bầu hay là sự che dấu sai phạm, yếu kém,...".

Cần đ.ánh giá thành tích phù hợp với mục tiêu giáo dục

Thầy Ngô Thành Nam cho rằng, việc ghi nhận thành tích để tạo động lực cho học sinh là phù hợp nhưng không được cổ xúy việc tạo cho học sinh và cả người lớn tư duy phải đạt được thành tích cao bằng mọi giá.

Tạo động lực cho người học là một việc làm cần thiết và đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, động lực đó là gì thì cần nghiêm túc nhìn nhận để có cách triển khai phù hợp.

Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục - Hình 2

Thầy Ngô Thành Nam cho rằng đ.ánh giá thành tích phải phù hợp với mục tiêu giáo dục (Ảnh: Thầy Nam cung cấp)

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, động lực để học sinh tham gia vào quá trình học tập là học để làm, học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đó là mục tiêu dài hạn. Muốn phát triển bền vững thì mục tiêu của quá trình học tập phải là học để phục vụ cuộc sống và ứng dụng vào thực tế.

Đối với việc thi học sinh giỏi các cấp như hiện nay, hầu hết học sinh, giáo viên, nhà trường đều xuất phát từ động lực học để thi, học để giành g.iải t.hưởng, đó là mục tiêu ngắn hạn và không có nhiều ý nghĩa.

Việc công nhận thành thích thường được thực hiện thông qua thi cử, kiểm tra đ.ánh giá. Vì vậy, ngành giáo dục cần thực hiện một cách thực chất các nội dung này để việc đ.ánh giá thành tích phù hợp với mục tiêu giáo dục.

Hiện nay, nội dung giảng dạy tập trung vào việc phát triển phẩm chất, năng lực người học. Chính vì thế, xu hướng đ.ánh giá trong giáo dục cũng cần dựa theo năng lực người học. Đ.ánh giá năng lực nhằm giúp giáo viên có thông tin kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập.

"Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều quy định mới để việc đ.ánh giá thật sự có ý nghĩa. Điển hình đó là sự ra đời của các thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.

Tinh thần của các thông tư rất rõ ràng và tiến bộ nhưng khi đem vào áp dụng thì nhiều đơn vị, giáo viên lại vô tình tạo ra tiêu cực đáng buồn.

Không ít trường hợp giáo viên chủ nhiệm đi xin điểm đồng nghiệp là các giáo viên bộ môn để học trò của mình được xếp loại cao trong học tập.

Hiện nay, ngành giáo dục vừa tiếp nhận thông tư 27/2020/TT-BGDĐT với một số điểm mới liên quan đến công tác đ.ánh giá. Tôi hy vọng việc đ.ánh giá sẽ được thực hiện một cách chính xác, trung thực", thầy Nam chia sẻ.

Chia sẻ về mục tiêu và cách đ.ánh giá thành tích tại trường Tiểu học Khai Nguyên, thầy Nam cho biết, thành tích không phải là mục tiêu chính hướng đến cho cả nhà trường lẫn giáo viên và học sinh.

Với triết lý giáo dục Khai phóng, trường Khai Nguyên mong muốn tạo ra một thế hệ học sinh là những con người tự do, dám sáng tạo, chủ động kiến tạo tri thức, để các em tìm thấy niềm vui trong học tập và trở thành những con người hạnh phúc.

Chính vì thế, trong các tiêu chí đ.ánh giá giáo viên, nhà trường không đưa nội dung về thành tích học sinh vào dù tiêu chí này chiếm một tỉ trọng nhỏ nhưng căn bệnh thành tích hoàn toàn có thể xảy ra.

"Để chữa trị được bệnh thành tích là việc không dễ và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận liên quan.

Điều quan trọng là thay đổi tư duy của cán bộ quản lý trong việc xây dựng trường học: cần hình thành tư duy nói không với bệnh thành tích, tôn trọng sự phát triển thực chất của học sinh.

Việc đ.ánh giá thành tích của nhà trường, giáo viên thông qua thành tích của học sinh cũng nên được thay bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng như việc dạy làm học làm người, khả năng thích ứng trong xã hội tương lai.

Thay vì đầu tư t.iền của cho các lò luyện, nhà trường hãy nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất để học sinh có điều kiện trải nghiệm quá trình học tập của mình nhiều hơn", thầy Nam khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quỳnh Trần JP làm IVF kiếm thêm con ở Nhật, chi phí rẻ bèo tới mức khó tin
10:35:16 01/07/2024
Chàng trai với hành trình trở thành ứng viên giáo sư tại Mỹ
10:29:07 30/06/2024
Gặp sự cố "bung cúc áo", thần tượng của giới game thủ khiến fan c.hảy m.áu mũi, tự thú nhận một điều
06:39:27 30/06/2024
Hằng Du Mục thông báo về An Giang livestream, chồng có động thái mới nhưng phải xóa nhanh sau đó
10:35:27 01/07/2024
Xôn xao nữ TikToker không giữ được bình tĩnh, gào khóc trên sóng cùng loạt câu nói "bất ổn"
11:34:15 01/07/2024
Hai cha con người Hàn chạy bộ xuyên Việt chúc người bạn Việt Nam nhanh khỏe
10:49:50 30/06/2024
Chàng trai Khánh Hòa có họ tên đủ 2 môn khối C, hài hước kể chuyện bị nhầm lẫn
10:43:52 30/06/2024
Ấm lòng gian hàng 0 đồng hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
10:13:33 01/07/2024

Tin đang nóng

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt
12:30:55 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Dân tình đòi mỹ nhân này giải nghệ ngay lập tức: 2 năm đóng 10 phim rác, diễn dở chỉ giỏi k.hoe t.hân
13:20:04 01/07/2024
Vân Trang: Không có cô gái nào chịu nổi tính cách của ông xã ngoài tôi
14:26:28 01/07/2024
Nữ Việt kiều vận chuyển trái phép hàng tỷ đồng về Việt Nam
12:23:17 01/07/2024

Tin mới nhất

Những thanh niên đi xây nhà miễn phí

10:29:03 30/06/2024
Đến thăm gia đình bà Hà Thị Năm (51 t.uổi) ở xã Đức Ninh, TP.Đồng Hới (Quảng Bình), thấy bà mới sửa sang được ngôi nhà mới, hàng xóm ai nấy cũng mừng cho bà.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đ.ánh bại nhà ĐKVĐ Thái Lan tại APL 2024

Mọt game

17:56:24 01/07/2024
Đây là một chiến thắng thực sự đáng tự hào của GGL. Chiến tích huy hoàng này sẽ giúp họ giành quyền bước tiếp ở nhánh dưới gặp Flash Wolves (đương kim á quân khu vực Đài Loan).

Hoa khôi Tăng Huệ Văn đình đám một thời ra sao khi rời showbiz?

Sao việt

17:56:06 01/07/2024
Nhiều năm vắng bóng, Tăng Huệ Văn vẫn giữ được vẻ ngoài rạng rỡ. Cô hiện tập trung chăm lo tổ ấm, đồng thời phát triển công việc kinh doanh.

Dọn nhà thì phát hiện túi đen bất thường trong kho, vừa lôi ra tôi thất kinh với thứ bên trong và bí mật đằng sau của chồng

Góc tâm tình

17:54:06 01/07/2024
Dọn nhà thì phát hiện túi đen bất thường trong kho. Tôi đếm hết chỗ t.iền thì có khoảng 30 triệu. Đây chắc chắn là khoảng t.iền chồng tôi cất ở đây.

Lý Hùng khóc cùng em gái Lý Hương trên sóng truyền hình

Tv show

17:53:52 01/07/2024
Tài tử điện ảnh Lý Hùng cùng với em gái Lý Hương xuất hiện trong chương trình Khách sạn 5 sao vừa phát sóng. Họ chia sẻ về nghề và cùng khóc khi nhắc đến cố NSND Lý Huỳnh.

Các nhà khoa học phát hiện rêu sa mạc có thể sống sót trên sao Hỏa

Thế giới

17:52:23 01/07/2024
Trong tương lai, chúng tôi hy vọng rằng loại rêu đầy hứa hẹn này có thể được đưa lên sao Hỏa hoặc Mặt Trăng để kiểm tra thêm khả năng sinh sống và phát triển trong không gian , các nhà nghiên cứu viết.

Choi Ji Woo bật khóc hối hận chuyện con cái, phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Kim Tae Hee vì điều này

Sao châu á

17:47:55 01/07/2024
Mới đây, khi xuất hiện trên một chương trình thực tế với tư cách MC cùng nhiều người nổi tiếng khác, Choi Ji Woo đã bất ngờ bật khóc tiếc nuối vì có con quá muộn.

Lật tẩy chiêu trò 'đổi trắng thay xanh' biển số xe qua trạm thu phí

Pháp luật

17:41:56 01/07/2024
Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông (Đội 2) vừa lật tẩy chiêu trò của chủ xe biển tư nhân hóa trang đội lốt xe của cơ quan Trung ương.

Phim siêu anh hùng nhận điểm tuyệt đối từ giới phê bình, kịch bản hack não cực độ khiến người xem không kịp trở tay

Phim âu mỹ

17:41:43 01/07/2024
Mới đây, Supacell - một series truyền hình siêu anh hùng của Netflix - lên sóng từ ngày 27/6 đã bất ngờ gây sốt, nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình quốc tế.

Mùa Hè Đẹp Nhất: Thanh xuân đủ đẹp nhưng lưng chừng cảm xúc

Phim việt

17:32:56 01/07/2024
Mùa Hè Đẹp Nhất còn khá nhiều điểm đáng tiếc nhưng vẫn đáng được khen ngợi vì nỗ lực mang đến một tác phẩm chỉn chu.

Theo Won Young (IVE) "F5" tủ đồ hè xinh tươi như Pinterest, cân mọi style từ năng động đến "bánh bèo"

Phong cách sao

16:49:11 01/07/2024
Từ cool ngầu đến tiểu thư, style nào Won Young cũng có thể cân trọn mà không cần mix match cầu kỳ. Nàng có thể tham khảo để làm mới thêm tủ đồ ngày hè của mình.

Camera bắt trọn khoảnh khắc tình tứ của Đỗ Mỹ Linh và chồng chủ tịch, vóc dáng nàng hậu gây chú ý khi diện áo đá bóng

Sao thể thao

16:46:16 01/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng chồng chủ tịch CLB Hà Nội - Đỗ Vinh Quang mặc áo tím truyền thi đấu của đội bóng thủ đô xuất hiện trên khán đài sân Hàng Đẫy tối ngày 30/6