“Không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với c.hết”

Theo dõi VGT trên

TS Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM thẳng thắn cho rằng “không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với c.hết” vì đó là yêu cầu cấp thiết để nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập với nền giáo dục tiên tiến thế giới.

Tại tọa đàm “Vai trò của người hiệu trưởng trong công tác đổi mới quản lý giáo dục” diễn ra tại TPHCM ngày 28/3, nội dung được nhiều người đề cập việc học sa vào thi cử nên việc đổi mới trong giáo dục gặp nhiều khó khăn.

Theo TS Huỳnh Công Minh, việc đổi mới phải là đổi mới ở nhận thức, chứ không đơn thuần chỉ là thay đổi ở việc cải tiến công việc, tổ chức những cuộc họp chất lượng. Mục tiêu giáo dục của chúng ta đang sai lầm ở chỗ sa đà vào việc thi cử, không chỉ ở bậc THPT mà ngay từ các bậc học thấp hơn.

“Chúng ta phải xác định lại mục tiêu dạy người, dạy năng lực chứ không phải dạy giấy tờ, bằng cấp. Điều này phải thể hiện được trong từng hành động của mỗi thầy cô giáo, mỗi học trò. Phải làm sao để người học vừa vui, thấy nhẹ nhàng mà phát triển được năng lực, trí thông minh; các phương pháp học phải thể hiện bằng các trò chơi và phải giảm được sĩ số lớp xuống, đó mới là đổi mới”, TS Huỳnh Công Minh nhấn mạnh.

Không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với c.hết - Hình 1

Video đang HOT

Việc học còn nặng thi cử là rào cản cho việc thực hiện đổi mới giáo dục.

Đồng tình rằng vai trò của hiệu trưởng trong việc đổi mới rất quan trọng, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng không ít người đứng đầu các cơ sở vẫn còn dè dặt thực hiện việc đổi mới .

Thầy Trần Ái Việt – hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 cho hay mục tiêu, hình ảnh trong đổi mới giữa những giá trị truyền thống và hiện đại là gì để những người đứng đầu cơ sở giáo dục có những giải pháp tiến hành đổi mới. Còn bây giờ các trường, cả những trường tổ chức học 2 buổi nhưng giáo dục còn nặng thi cử nên vẫn chạy theo việc học chưa thật sự đẩy mạnh việc rèn luyện các em kỹ năng sống, tính thích nghi, khả năng hợp tác, biết hành động…

Phải biết hướng mình đi và mình đi về đâu chứ cứ loay hoay hô cùng nhau đổi mới thì đổi mới cái gì? Tôi tâm đắc với việc đổi mới toàn diện từ sau năm 2015 nhưng chúng ta đã chuẩn bị đến đâu, đã có cơ sở để thực hiện chưa?”, ông Việt đặt câu hỏi.

Bà Bùi Thị Liên Chi – hiệu trưởng Trường THCS – THPT Sao Việt, Q.7 cho biết, cách đây khoảng hơn 10 năm, khi bà đang công tác tại trường THPT Bùi Thị Xuân thì nhiệm vụ chính của nhà trường là dạy và học. Trường cảm thấy rất thành công khi liên tục đỗ tốt nghiệp 100%, nằm trong top 10 các trường có thí sinh đỗ đại học của thành phố.

Đến thời điểm này, hiệu trưởng phải thay đổi tư duy, chúng tôi đặt ra mục tiêu phải đào tạo học sinh thành con người toàn diện ngay từ nhỏ. Trong đó tăng cường các giờ hoạt động, giờ học ngoại khoá, khám phá ngoài trời để các em sáng tạo, tư duy, tự khám phá tri thức…

Bà Chi đ.ánh giá: “Chúng ta đang có từng bước đổi mới toàn diện so với trước đây. Tuy nhiên, muốn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì phải có sự thay đổi tích cực hơn từ chương trình học với việc đẩy mạnh giáo trị sống, kỹ năng sống sâu sắc hơn nữa”.

Hoài Nam

Theo dân trí

Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục Việt Nam

Theo GS-TSKH Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng KH - ĐT Đại học Quốc gia TPHCM, Uỷ viên Hội đồng Lý luận T.Ư, hiện giáo dục Việt Nam đang mắc 4 trọng bệnh: Bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh gian dối.

Hội nghị BCH Trung ương lần thứ sáu đã xem xét, thảo luận về đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và đề án phát triển KH&CN. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với GS-TSKH Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng KH - ĐT Đại học Quốc gia TPHCM, Uỷ viên Hội đồng Lý luận T.Ư - về hai nội dung trên.

GS vào thẳng vấn đề:

- Trước hết, về thực trạng giáo dục, tôi xin được nói thẳng thắn là hỏng ở các cấp học, trên khắp các bình diện, hỏng một cách căn bản và toàn diện. Chính vì thế nên Đảng, Nhà nước và tất cả người dân đều dễ dàng thống nhất với nhau về việc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn bản và toàn diện như một nhu cầu cấp bách. Giáo dục VN theo tôi đang mắc 4 trọng bệnh: Bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh gian dối.

Bệnh thành tích rất nặng ở khối phổ thông, giáo viên muốn lớp mình giỏi nên cho toàn điểm 9 - 10. Trường muốn thành tích cao, ngành cũng vậy. Cả nước chạy theo thành tích, lúc nào cũng muốn có nhiều trường đại học, có nhiều người tốt nghiệp. Điều này cho thấy người VN hiếu danh hơn hiếu học, tình trạng học giả, dạy giả, bằng thật rất nhiều, còn học thật mà không nhất thiết cần bằng thì rất ít.

Bệnh cào bằng dẫn đến tình trạng mở trường theo phong trào, tỉnh nào cũng có trường ĐH nhưng không có đủ giảng viên. Hiện đại hóa theo phong trào, trường nào cũng chuyển sang học chế tín chỉ, trong khi rất ít trường đáp ứng được những điều kiện tối thiểu để làm tín chỉ. Cào bằng đ.ánh giá chất lượng, cái gì cũng làm nhưng không phân hóa rõ ràng chất lượng, kết quả. Quản lý khung học phí cũng cào bằng, dẫn đến tình trạng tất cả các cơ sở đào tạo đều thiếu kinh phí. Bệnh suy dinh dưỡng chính là cái gốc của vấn đề giáo dục. Cơ sở vật chất của các trường thiếu và lạc hậu. Lương giáo chức quá thấp, không đủ sống nên quá nửa số giáo viên không an tâm với nghề. Nhà nước đầu tư 20% tổng ngân sách cho giáo dục, nhưng số t.iền này đi vào cơ sở hạ tầng gần hết, thành ra vẫn như muối bỏ biển.

Bệnh gian dối là hệ quả của tất cả ba bệnh trên. Bệnh thành tích là nguồn gốc đầu tiên dẫn đến gian dối. Các con số tốt nghiệp cao hằng năm là gian dối. Bệnh cào bằng dẫn đến gian dối. Có phong trào nhưng hữu danh vô thực, cái gì cũng có nhưng không có gì chất lượng cao. Bệnh suy dinh dưỡng càng sinh ra gian dối. Trường nào cũng tìm đủ mọi lý do cao cả để tăng các hệ đào tạo, tăng số lượng SV; báo cáo tỉ lệ số SV trên một giảng viên gian dối - tất cả thực chất cốt để thu học phí lấy t.iền nuôi cán bộ, nuôi trường.

Từ 4 bệnh này sinh ra đủ mọi hậu quả tệ hại: Chất lượng giáo dục xuống cấp, đạo đức học đường xuống cấp, nguồn nhân lực do hệ thống giáo dục cung cấp cho xã hội thiếu tính sáng tạo, khả năng nghiên cứu hạn chế nên KHCN trì trệ; năng lực thực hành thấp.

Bốn trọng bệnh của nền giáo dục Việt Nam - Hình 1

Việc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn bản và toàn diện là một nhu cầu cấp bách. (Ảnh: Hải Nguyễn)


Đã có nhiều chuyên gia chỉ ra bệnh của giáo dục VN. Đối với 4 trọng bệnh mà Giáo sư vừa chẩn, xin hỏi có cứu chữa được không, nếu có thì cần bốc thuốc thế nào?

- Trước hết là cần xác định lại mục tiêu, phải căn cứ vào hệ giá trị định hướng của con người VN trong giai đoạn toàn cầu hóa, công nghiệp hóa mà xác định mục tiêu. Để tránh bệnh thành tích thì mục tiêu trước hết của giáo dục chưa phải là số lượng, mà phải là chất lượng. Sản phẩm hàng hóa kém chất lượng còn dùng tạm được, chứ sản phẩm giáo dục mà kém chất lượng thì thà đóng cửa trường còn hơn, vì càng cho ra nhiều bao nhiêu thì càng gây nguy hại cho xã hội bấy nhiêu.

Liều thuốc giải pháp phải vừa đủ bao quát để không sa đà vào những chuyện vụn vặt, đồng thời phải vừa đủ cụ thể để đảm bảo triển khai đúng hướng. Theo tôi, nên tập trung vào 5 nhóm giải pháp, gồm: Tổ chức hệ thống giáo dục; xây dựng nhân lực làm giáo dục; tăng cường vật lực cho giáo dục; thay đổi cơ chế giáo dục và đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục.

Để tránh cào bằng, tổ chức hệ thống giáo dục cần chú trọng không chỉ phân hệ, phân cấp mà còn phải phân tầng giáo dục, mỗi tầng mỗi hệ có mục tiêu khác nhau và do vậy, cách quản lý, cách đầu tư, mức độ tự chủ cho phép phải rất khác nhau. Chẳng hạn, việc học trước hết phải có mục tiêu, học làm người rồi sau mới là học tri thức và học phương pháp làm việc. Cho nên, các cấp học đầu tiên phải thật coi trọng việc dạy làm người. Thầy cô mà chạy theo thành tích thì học trò sẽ chỉ học được cách gian dối, đối phó; thầy cô mà chỉ đòi hỏi học thuộc lòng, bắt học trò viết văn theo đúng mẫu cho sẵn thì sẽ triệt tiêu luôn tính sáng tạo.

Từ mẫu giáo, tiểu học lên THCS, THPT, vai trò của chức năng học làm người sẽ giảm dần, vai trò của học tri thức phải tăng dần. Nhưng từ THPT lên ĐH, sau ĐH, vai trò học tri thức nên giảm dần, mà vai trò học phương pháp phải tăng dần. Và bao trùm lên, tuy mục tiêu của mỗi giai đoạn mỗi khác nhau, nhưng những yêu cầu về hệ thống giá trị thì phải xuyên suốt. Tiểu học cũng phải chú trọng dạy tư duy sáng tạo, và ĐH cũng không được quên dạy làm người.

Về nhân lực giáo dục, có thể nói toàn bộ sự xuống cấp trầm trọng của giáo dục hiện nay trước hết có nguyên nhân từ giáo dục phổ thông quá kém. Trình độ, năng lực, bản lĩnh các thầy cô dạy phổ thông hạn chế là do chất lượng đầu ra của ngành sư phạm kém. Đầu ra kém là vì số lượng và chất lượng đầu vào ngành sư phạm ngày càng ít và thấp. SV không chọn ngành sư phạm là do cơ hội kiếm việc làm thấp, thu nhập thấp, địa vị nhà giáo không được tôn trọng. Không chỉ ngành sư phạm mà chất lượng SV tốt nghiệp tất cả các ngành ĐH đều ngày càng kém đi. Lý do rất đơn giản: Nhìn tấm gương các thầy, các giáo sư được đối xử như thế, SV giỏi không mấy ai chịu ở lại trường. Cái gốc của nhân lực giáo dục nằm ở chất lượng giáo viên ĐH. Cho nên giải pháp chính là, muốn có thầy cô phổ thông giỏi phải có thầy cô ĐH chất lượng, muốn có thầy cô cả phổ thông lẫn ĐH chất lượng thì giáo viên phải có thu nhập đủ sống mà không cần phải dạy thêm, đồng thời phải quản lý tốt để đảm bảo lao động cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đến đây ta đã đụng chạm đến vấn đề mấu chốt của mấu chốt là vật lực giáo dục. Không có quốc gia nào mà nhà nước bao cấp được toàn bộ nền giáo dục. Việc xã hội hóa giáo dục nhằm đến nhiều mục tiêu, nhưng trong đó có mục tiêu huy động nguồn lực tài chính, đến lượt mình, việc đó liên quan đến chuyện kinh tế thị trường. Đừng né tránh mà nên công khai thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại hình nhà trường, trong đó có loại trường hoạt động vì lợi nhuận. Chỉ có điều khác là thị trường kinh tế thì điều tiết bằng giá cả, còn thị trường giáo dục phải điều tiết bằng chất lượng. Bên cạnh đó, cần sử dụng thêm nhiều giải pháp khác để thu hẹp phạm vi bao cấp của ngân sách để nâng chất lượng đầu tư, ví dụ: Cổ phần hóa, phân tầng và cho mở trần học phí đối với một số loại trường (theo kiểu trường đại học quốc tế).

Về cơ chế giáo dục, tăng cường hơn nữa việc tự chủ là một giải pháp sẽ giúp giải quyết cả chất lượng lẫn tài chính. Nếu cứ cho "bú mớm" mãi mà không tăng cường tự chủ, phân cấp quản lý, cởi trói cho giáo dục thì giáo dục sẽ không thể cất cánh được. Tuy nhiên, nếu tự chủ tràn lan, cào bằng thì cũng rất nguy hiểm. Các trường ĐH chưa đủ tầm thì không nên cho tự chủ đại trà, nhưng trường lớn thì không thể trói buộc bởi nhiều cơ chế. Tăng cường dân chủ trong giáo dục cũng là một giải pháp khác về cơ chế. Cuối cùng, hoạt động giáo dục phải đảm bảo chất lượng. Tư tưởng của nhiều thầy cô rằng điểm chẳng là gì cả, nên cấp phổ thông thì cho rộng tay để có thành tích, cấp ĐH và sau ĐH cho rộng tay để thu hút SV là nguy hại vô cùng cho tương lai của giáo dục nước nhà.

Tại một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ QH gần đây có nêu ra vấn đề là chúng ta có hàng chục ngàn tiến sĩ, 9.000 giáo sư nhưng ít có phát minh, sáng chế, trong lúc nông dân lại làm được điều đó, Giáo sư có nhận định gì về thực tế này?

- Xin được nói ngay, nghiên cứu khoa học có hai loại: Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu cơ bản có thể đi trước thời đại rất nhiều, nhưng nghiên cứu ứng dụng thì ngược lại, phải gắn với nhu cầu xã hội. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học và chương trình đào tạo chưa sát thực tế, chưa nắm bắt nhu cầu từ sản xuất, đời sống. Tôi xin mở rộng thêm, xuất phát từ quan sát bề ngoài, lâu nay nhiều người cho rằng người Nam Bộ không chịu học cao, nhưng không thấy nguyên nhân là vì người Nam Bộ vốn thiết thực, nên họ sẵn sàng tự học để có những kiến thức họ cần chứ không chịu mất thời gian ngồi học những thứ viển vông.

Chúng ta từng chứng kiến các kỹ sư "hai lúa" Nam Bộ như Trần Văn Dũng ở Trà Vinh chế tạo máy hút bùn bán khắp cả nước; Năm Hiếu ở Cần Thơ chăm sóc mai tết không rụng, mỗi mùa thu mấy tỉ đồng; "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy - Tư Lũy gây kinh ngạc cho giới kỹ sư chuyên nghiệp.

Vậy thì làm cách nào để các nhà khoa học làm ra được những sản phẩm công nghệ áp dụng được vào thực tiễn đời sống, thưa Giáo sư?

- Kinh nghiệm của thế giới là phải kết hợp 3 chức năng: Nghiên cứu khoa học - đào tạo - gắn kết với sản xuất trong một loại trường gọi là đại học nghiên cứu (Research University). Trong khi ở tất cả các trường ĐH của ta, kể cả hai ĐH quốc gia, vì lý do kinh tế nên đều coi nhiệm vụ đào tạo là chính, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là phụ. Lãnh đạo các trường chỉ thích giữ biên chế giảng dạy, bởi vậy mà nghiên cứu viên rất ít hoặc không có. ĐH nghiên cứu là loại trường có hai lực lượng cán bộ với tỉ lệ trách nhiệm khác hẳn nhau: Cán bộ giảng dạy dành khoảng 70% thời gian cho giảng dạy 30% cho nghiên cứu; và cán bộ nghiên cứu dành khoảng 70% thời gian cho nghiên cứu 30% cho giảng dạy. Đây là loại trường đào tạo đội ngũ lãnh đạo cho quốc gia và nguồn nhân lực tinh hoa cho đất nước. ĐH nghiên cứu là chìa khóa cho việc xây dựng nền kinh tế tri thức, đưa đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Đức là nước đề xuất ra mô hình ĐH nghiên cứu từ thế kỷ 19, nhờ các trường này mà Đức vượt lên trở thành quốc gia mạnh hàng đầu Châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Chính các ĐH nghiên cứu đã giúp Mỹ giữ vững vị trí đứng đầu thế giới. Trung Quốc thực hiện quyết liệt việc xây dựng ĐH nghiên cứu từ năm 1995; Nga đưa ĐH nghiên cứu vào Luật Giáo dục từ năm 1996, thực hiện quyết liệt từ năm 2009. Thái Lan cũng làm từ năm 2009. VN không thể không xây dựng ĐH nghiên cứu, do vậy làm sớm chừng nào tốt chừng ấy.

- Xin cảm ơn Giáo sư.

Theo Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki
07:31:09 06/07/2024
"Cỗ xe tăng" Đức đổ gục và bật khóc sau trận thua Tây Ban Nha, Toni Kroos kết thúc sự nghiệp đầy nghiệt ngã
08:21:11 06/07/2024
Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
10:42:34 06/07/2024
"Chị đẹp" MLee ghi danh dự thi Miss Universe Vietnam 2024, chấn động cõi mạng
07:15:07 06/07/2024
Thấy mẹ chồng lên thăm cháu, tôi cố dậy sớm để nấu cho bã bữa ăn, nào ngờ vừa đến bếp đã thấy cảnh 'nóng mắt' này
11:32:46 06/07/2024
Xót xa: Ronaldo thất thần, cố nén những giọt nước mắt cay đắng trong trận đấu cuối cùng tại Euro
08:18:18 06/07/2024
Bình Tinh muốn hàn gắn Vũ Luân và Hồng Loan, nói 1 câu ai cũng thấy mát lòng
07:35:53 06/07/2024
Hành trình 5 năm Baifern - Nine: Từ friend zone hoá người yêu như phim, ai dè kết thúc bằng drama "mẹ chồng"
07:26:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Công an Đồng Nai giải cứu 2 nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia lúc rạng sáng

Pháp luật

13:45:30 06/07/2024
Công an tỉnh Đồng Nai vừa bàn giao nghi phạm Trần Xuân Trường (20 t.uổi, quê Thái Nguyên) cùng 2 nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia cho Công an Bắc Giang để điều tra, làm rõ hành vi mua bán người.

Cuba tiếp tục là Điểm đến văn hóa tuyệt nhất vùng Caribe

Thế giới

13:45:22 06/07/2024
Văn hóa Cuba rất đa dạng và hấp dẫn, mang nhiều ảnh hưởng Âu, Mỹ, Phi kết hợp cùng bản sắc dân tộc do những biến động xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm

Sao việt

13:45:08 06/07/2024
Vợ chồng Midu - Minh Đạt sau đám cưới hào môn, nay cả hai đã lên đường để hưởng tuần trăng mặt của mình. Người hâm mộ được dịp choáng ngợp, khi soi ra được resort mà cả hai lựa chọn nghỉ dưỡng, thuộc top xa hoa, đắt nhất Việt Nam.

Lưu Diệc Phi và Đường Yên: Bạn thân 10 năm từ màn ảnh đến đời thực

Sao châu á

13:29:58 06/07/2024
Lưu Diệc Phi và Đường Yên là những người bạn tốt luôn đồng hành cùng nhau trong công việc và cuộc sống. Tình bạn của hai người đẹp bắt đầu từ phim điện ảnh Lộ thuỷ hồng nhan năm 2014.

Madonna sau lần c.hết hụt 1 năm trước: Cuộc đời thật tươi đẹp

Sao âu mỹ

13:26:41 06/07/2024
Madonna cho biết bà đang suy ngẫm về sự hồi phục kỳ diệu của mình một năm sau khi xuất viện. Bà từng bị n.hiễm t.rùng nặng đe dọa tính mạng .

Phương Linh tiết lộ mua được nhà và xe nhờ bản hit 'Cơn gió lạ'

Nhạc việt

13:25:12 06/07/2024
Số thứ 2 của chương trình âm nhạc Giao lộ thời gian - Love In The Bay diễn ra vào tối 5/7 với màn hòa giọng giữa cơn gió lạ Phương Linh và ca - nhạc sĩ của những giai điệu chữa lành Kai Đinh.

Daesung (Big Bang) uống nước mía tại chợ Bến Thành

Nhạc quốc tế

13:21:28 06/07/2024
Vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất trưa 5/7, Daesung - thành viên nhóm nhạc Big Bang - được fan bắt gặp dạo chợ Bến Thành cùng ly nước mía trên tay.

Bà xã Đại úy xinh đẹp của NSND Tự Long khoe ban công xanh mướt

Sáng tạo

13:16:05 06/07/2024
Không chỉ ghi dấu ấn với những cống hiến nghệ thuật, NSND Tự Long còn được người hâm mộ yêu mến bởi chuyện tình lãng mạn, ngọt ngào với người bạn đời kém anh 1 giáp

Những nẻo đường gần xa - Tập 30: Yên dứt khoát tình cảm với Vinh

Phim việt

13:02:42 06/07/2024
Dù Vinh khẳng định luôn dành cho cô tình cảm trên mức đồng nghiệp, nhưng Yên thẳng thắn dứt khoát trong mối quan hệ không rõ ràng này.

5 yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thủy không nên bỏ qua

Trắc nghiệm

12:50:59 06/07/2024
Những căn nhà đẹp không chỉ cần cấu trúc ấn tượng mà còn phải đảm bảo các yếu tố phong thủy giúp gia chủ giàu có, đón tài lộc.

"Siêu trộm" Hà Tĩnh cạy cốp xe lấy thẻ ATM, đoán trúng mật khẩu rút sạch t.iền

Netizen

12:32:29 06/07/2024
Sáng 5/7, Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Vinh (30 t.uổi, trú xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) và Phạm Thị Giang (25 t.uổi, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) về tội Trộm cắp tài sản.