Khí đốt Nga – Bài toán đau đầu của châu Âu

Theo dõi VGT trên

Theo tờ Le Monde (Pháp), do cố gắng giảm phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga, châu Âu đã phải mua năng lượng với giá rất cao từ Mỹ hoặc Trung Quốc.

Châu lục này đang có nguy cơ thất bại trong công cuộc tái công nghiệp hóa và phát triển công nghệ sạch.

Không thể nói châu Âu không nhận thức được vấn đề. Vào các năm 2006, 2009 và 2014, Moscow đã từng ngắt nguồn cung khí đốt do tranh chấp với chính quyền Ukraine, khiến Ủy ban châu Âu (EC) đã từng khẳng định vào năm 2014 là đã “nhận thức sâu sắc” về vấn đề đáng lo ngại này. Cùng lúc, EC cũng đã chuẩn bị một chiến lược về an ninh năng lượng nhưng trên thực tế “không dùng vào việc gì”.

Khí đốt Nga - Bài toán đau đầu của châu Âu - Hình 1
Tỷ trọng điện mặt trời, điện gió và thủy điện đã tăng lên trong tiêu thụ năng lượng của châu Âu.

Kết quả là 27 quốc gia thành viên tiếp tục nhập khẩu khí đốt Nga, vốn rất dồi dào và rẻ. Điều này đã giúp ích rất nhiều cho khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Đức. Chiến sự Nga – Ukraine nổ ra và sau đó các đường ống Nord Stream và Yamal bị đóng đã khiến mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Theo Emmanuel Hache, chuyên gia kinh tế tại Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), châu Âu đã bị “phá sản” về năng lượng.

Do thiếu dữ liệu, các nước châu Âu đã phải trả một cái giá rất đắt. Về mặt chính trị, cho dù châu lục này có thể ban hành lệnh cấm vận đối với than và dầu Nga, nhưng đối với khí đốt, họ đã tự tước đi một công cụ trừng phạt Moscow, trước hết về mặt kinh tế. Hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp đột nhiên tăng vọt, giá “trên trời”. Trong tình thế cấp bách, các nước thành viên EU đã buộc phải mở hầu bao để khắc phục tình hình, làm ảnh hưởng lớn đến tài chính công.

Video đang HOT

Và cuối cùng thì, các nước châu Âu tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga, bởi Moscow chỉ khóa van các đường ống Nord Stream và Yamal, chứ không động chạm đến các tuyến khác. Đường ống Brotherhood đi qua Ukraine, cung cấp cho Áo và Hungary và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, hướng đến Bulgaria) vẫn tiếp tục được bán cho EU.

Nhưng trên hết, EU đã tăng cường các giao dịch mua khí hóa lỏng (LNG) của Nga. Theo một báo cáo công bố ngày 19/4 vừa qua của Cơ quan Hợp tác điều tiết năng lượng châu Âu, lượng LNG nhập khẩu bằng đường biển vào EU năm 2021 đạt 13,5 tỷ m3. Chỉ riêng Pháp đã chiếm 29% trong tổng lượng nhập khẩu này, đưa đất nước hình lục lăng trở thành điểm đến thứ 2 của khí đốt Nga tại châu Âu sau Tây Ban Nha (37%).

Thực tế cho thấy, châu Âu đã không thể hoàn toàn thoát khỏi khí đốt Nga. Về tổng thể, cho dù một quốc gia như Áo vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung từ Moscow, thì toàn bộ EU đã thực sự cắt giảm đáng kể sự phụ thuộc này. Năm 2023, Moscow chỉ còn cung cấp cho EU gần 43 tỷ m3 – chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu của EU – giảm mạnh so với mức hơn 155 tỷ m3 (chiếm 34% tổng lượng nhập khẩu khí đốt) vào năm 2021, thời điểm trước chiến tranh.

Thụy Điển, Phần Lan và các nước Baltic hiện đang vận động EU ban hành lệnh cấm vận đối với LNG Nga, nhưng các lệnh trừng phạt đòi hỏi phải có sự đồng thuận của tất cả 27 nước thành viên EU, do vậy cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn chưa được chấp thuận. Một số quốc gia, đầu tiên là Hungary, đã không chấp từ bỏ một nguồn tài nguyên vẫn còn đắt đỏ, đặc biệt trong bối cảnh Kiev tuyên bố ý định không gia hạn thỏa thuận về quá cảnh khí đốt giữa Ukraine và Nga – được ký kết năm 2019 và sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 tới.

Để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung khí đốt Nga, các nước châu Âu buộc phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Do đó, khối lượng LNG nhập khẩu từ Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2021 – 2023. Mỹ hiện là nhà cung cấp LNG lớn nhất và là nhà cung cấp khí đốt thứ 2 cho châu Âu (sau Na Uy, song trước Nga, Algeria và Qatar).

Những quốc gia trên đã giúp EU tránh được tình trạng gián đoạn nguồn cung, nhưng họ đã không dành cho châu Âu bất kỳ ưu đãi nào. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu vào ngày 6/10/2022: “Người ta nói rất nhiều về tình hữu nghị của châu Âu với những người bạn Mỹ và Na Uy, rằng các bạn thật tuyệt vời, các bạn cung cấp khí đốt cho chúng tôi. Nhưng có một điều không thể tồn tại được lâu, đó là chúng tôi không thể trả t.iền khí đốt đắt gấp 4 lần so với mức các bạn bán cho các nhà sản xuất công nghiệp của mình”. Trên hết, trên quan điểm chính trị, chiến lược này cũng phần nào “liều lĩnh”. Với việc hướng các hợp đồng dài hạn sang đối tác Mỹ, các nước châu Âu đã tạo ra một sự phụ thuộc mới mà nhiều người quan ngại về những hậu quả tiềm tàng, như việc thay đổi môi trường chính trị chẳng hạn.

Cuối cùng, các hiệp hội bảo vệ môi trường lấy làm tiếc về việc thay thế năng lượng hóa thạch (khí đốt truyền thống) bằng một loại năng lượng hóa thạch khác (ở dạng hóa lỏng). Đặc biệt là khi loại hàng hóa này thậm chí còn gây hại cho trái đất hơn do có nguồn gốc từ khí đá phiến, được sản xuất tại Mỹ bằng phương pháp phân rã thủy lực – một phương pháp bị cấm ở Pháp từ năm 2011.

Trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay, các nước châu Âu đã tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và trở lại quan tâm đến năng lượng hạt nhân. Tỷ trọng điện mặt trời, điện gió và thủy điện cũng tăng lên trong tiêu thụ năng lượng của các nước. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ trọng này đã đạt 23% vào năm 2022 so với mức 21,9% vào năm 2021. Theo khuôn khổ “Thỏa thuận Xanh”, với tham vọng trung hòa carbon vào năm 2050, EU đã đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42,5% vào năm 2030.

Theo tổ chức tư vấn Ember của Anh, trong lĩnh vực sản xuất điện của châu Âu, tỷ trọng năng lượng tái tạo đã tăng lên 44% vào năm 2023. Ngược lại, khí đốt đang giảm dần (chiếm 16,8%), và điện gió lần đầu tiên vượt qua ngưỡng này, trong khi tỷ trọng than đá cũng sụt giảm (chiếm 12,3%). Năm 2023, “lần đầu tiên chúng ta có thể sản xuất nhiều năng lượng từ turbin gió hơn từ khí đốt”, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh tại Nghị viện châu Âu ngày 23/4 và cho đây là một “thành công rực rỡ”

Năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng cao kỷ lục trong tổng sản lượng điện toàn cầu

Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Ember, sự tăng trưởng của điện gió và Mặt trời đã đẩy sản lượng điện tái tạo lên mức kỷ lục 30% trong tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2023, giúp mục tiêu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo trên thế giới vào năm 2030 trở nên khả thi hơn.

Năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng cao kỷ lục trong tổng sản lượng điện toàn cầu - Hình 1
Trang trại điện gió ở gần Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khí thải trong lĩnh vực năng lượng được coi là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Hơn 100 quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 ở Dubai vào năm 2023 đã thống nhất tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Báo cáo Tổng quan Điện toàn cầu của Ember cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo đã cung cấp 30,3% lượng điện toàn cầu trong năm 2023, tăng so với mức 29,4% của năm 2022 do sự gia tăng các dự án, đặc biệt là năng lượng Mặt trời, giúp nâng cao năng lực sản xuất.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Dave Jones, Giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu toàn cầu của Ember, cho biết công suất điện Mặt trời gia tăng trong năm 2023 giúp thể giới có thể thực sự đạt được mục tiêu tăng gấp ba lần công suất đã được cam kết tại COP28.

Năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng cao kỷ lục trong tổng sản lượng điện toàn cầu - Hình 2
Tấm năng lượng mặt trời tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo cáo cho biết trong năm 2023, hơn 50% số cơ sở năng lượng Mặt trời và gió đã được bổ sung trên toàn cầu là đến từ Trung Quốc, với tổng sản lượng điện Mặt trời toàn cầu tăng 23,2% và điện gió tăng 9,8%.

Các chuyên gia trong ngành cho biết các vấn đề về kết nối lưới điện và giấy phép cho các dự án mới cần được giải quyết để đạt được mục tiêu.

Báo cáo trên dự đoán sự tăng trưởng liên tục của năng lượng tái tạo sẽ khiến sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch giảm 2% trong năm 2024 và đẩy tổng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch xuống dưới 60% sản lượng điện toàn cầu lần đầu tiên kể từ ít nhất năm 2000, thời điểm Ember bắt đầu thu thập dữ liệu.

Báo cáo nhấn mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng ở cấp độ toàn cầu đang dần suy giảm và dẫn đến giảm phát thải trong ngành này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024
Canada: WestJet hủy khoảng 700 chuyến bay do nhân viên kỹ thuật đình công
19:43:24 01/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra
12:13:25 03/07/2024
Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"
12:45:27 03/07/2024
Bảo Anh vỡ oà khi con gái biết nói từ đầu tiên
11:20:02 03/07/2024
Vô tình mở điện thoại của vợ ra xem, tôi 'đứng hình' khi phát hiện chuyện động trời giữa anh trai và vợ, hóa ra bấy lâu nay tôi đã bị lừa...
12:04:16 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Bồ nhí của chồng hí hửng báo tin có thai, buông giọng đòi danh phận, tôi hẹn gặp rồi đưa một bức ảnh khiến cô ta tức nghẹn
11:49:28 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Giải mã sức hút The Secret Of Us (Bí Mật Của Chúng Ta)

Phim châu á

17:23:40 03/07/2024
Nếu nói về series bách hợp trong tháng 6-7/2024, thì bộ phim được xem nhiều nhất, cặp đôi hot nhất hiện nay có lẽ là hai cô nàng xinh đẹp Lingling Kwong và Orm Kornnaphat từ tác phẩm The Secret Of Us (tựa Việt: Bí Mật Của Chúng Ta) của ...

Sinh 3 con gái, người phụ nữ khóc nghẹn mỗi lần đến phòng khám thai

Góc tâm tình

17:17:05 03/07/2024
Mỗi lần nhìn con, nước mắt tôi lại trào ra. Nếu không phải vì thương 3 đứa con gái bé bỏng, tôi đã dứt áo ra đi từ lâu, rời bỏ cuộc hôn nhân ngột ngạt này.

'Hoàng tử V-pop' ở ẩn 10 năm: Tôi mua vài căn hộ khách sạn và đầu tư thuận lợi

Nhạc việt

17:11:09 03/07/2024
Trong 10 năm ở ẩn , Hoàng Hải thừa nhận anh được trải nghiệm cuộc sống thú vị, khác biệt đến mức anh từng nghĩ sẽ không quay lại sân khấu nữa.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

Tin nổi bật

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: "Chị Lan cực phẩm" né mặt Quân

Phim việt

16:33:51 03/07/2024
Không biết vì lý do gì, Lan không muốn gặp Quân. Cô cũng không nghe điện thoại khi Quân gọi điện hỏi về công việc.

Giới thiệu hệ thống thuộc tính của Zenless Zone Zero

Mọt game

16:21:08 03/07/2024
Zenless Zone Zero là bom tấn game gacha mới tới từ nhà phát triển HoYoverse, cha đẻ của Genshin Impact, Honkai Impact và Honkai Star Rail, ra mắt chính thức trên toàn cầu vào ngày 04/07/2024.

Anh Trai Say Hi sử dụng bản đồ không có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Tv show

15:51:49 03/07/2024
Mới đây, trên các diễn đàn mạng xã hội đồng loạt kêu gọi tẩy chay chương trình Anh Trai Say Hi khi hình ảnh phác họa bản đồ Việt Nam mà chương trình sử dụng lại không có chi tiết đ.ánh dấu 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Tháng 7 may mắn, tháng 8 tài lộc, tháng 9 phú quý, 3 cung hoàng đạo này "vét" hết phước lành của thiên hạ

Trắc nghiệm

15:28:26 03/07/2024
Trong 3 tháng tới, 3 cung hoàng đạo này sẽ có cuộc sống sung túc và dư dả.May mắn lấp đầy nửa bầu trời tháng 7, 5 cung hoàng đạo này cùng nhau đón nhận

Huyền bí động Nàng Tiên - Na Rỳ (Bắc Kạn)

Du lịch

15:20:14 03/07/2024
Từ Thủ đô Hà Nội ngược Quốc lộ 3 tới địa phận Thác Giềng (thị xã Bắc Kạn) rồi rẽ phải, băng qua dải đèo Áng Toòng quanh co uốn lượn, du khách sẽ đến với huyện vùng cao Na Rỳ của tỉnh Bắc Kạn.

Người đàn ông bắt được 'quái vật' dưới biển, ngay cả những ngư dân giàu kinh nghiệm cũng không biết đây là con gì

Lạ vui

15:19:54 03/07/2024
Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và bí ẩn, nơi sinh sống của vô số loài sinh vật mà con người chưa khám phá hết.

Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời

Sao châu á

15:19:15 03/07/2024
Sáng 3/7, tờ The Fact đưa tin nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yoo Young vừa chiếm sóng mạng xã hội xứ kim chi sau khi bất ngờ tuyên bố kết hôn và chuẩn bị lên chức mẹ.