Khảo sát của Báo Thanh Niên về cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi VGT trên

Hơn 77% học sinh lớp 12 được hỏi chọn phương án 1 trong hai phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014 mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến.

Khảo sát của Báo Thanh Niên về cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT - Hình 1

Học sinh Trường THPT Long Trường (Q.9, TP.HCM) tham gia cuộc khảo sát của Báo Thanh Niên – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đây là kết quả của khảo sát do Báo Thanh Niên thực hiện ở 5 trường THPT tại TP.HCM, có sự tham gia của chuyên viên Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Học sinh thích ngoại ngữ là môn tự chọn

Cả 2 phương án thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT đưa ra đều theo hướng đổi mới và giảm tải. Theo đó, ngoài 2 – 3 môn thi bắt buộc, học sinh (HS) tự chọn 2 môn thi còn lại trong số các môn quy định. Kết quả khảo sát cho thấy, như dự đoán của nhiều người, có đến 77,23% chọn phương án 1 (có 4 môn thi gồm 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn; 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử).

Tuy nhiên, sự lựa chọn có khác nhau ở các nhóm HS. HS những trường có điểm đầu vào lớp 10 thuộc loại trung bình như Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8) hoặc xét tuyển như Long Trường (Q.9) thích phương án 1 hơn. Trong khi đó, HS các trường đầu vào cao như: Nguyễn Thị Minh Khai, Bùi Thị Xuân và Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thì xem 2 phương án như nhau nên sự chênh lệch số HS lựa chọn 2 phương án không nhiều. Chẳng hạn HS chọn phương án 1 và 2 (ngoại ngữ là môn thi bắt buộc) của Trường Nguyễn Thị Minh Khai lần lượt là 25/23, Lê Hồng Phong 24/12. Thậm chí ở Trường THPT Bùi Thị Xuân chỉ có 5 HS chọn phương án 1, và có đến 32 HS chọn phương án 2.

Tương tự, với câu hỏi thứ hai của phiếu khảo sát, có 43,95% HS thích ngoại ngữ là môn tự chọn, 38,33% khuyến khích và 17,72% bắt buộc. Như vậy, đa số HS không thích môn ngoại ngữ là bắt buộc. Vấn đề này cũng có sự khác nhau giữa các nhóm: trung bình thích ngoại ngữ là môn tự chọn hoặc khuyến khích trong khi HS khá giỏi xem cả 3 phương án như nhau, thậm chí muốn ngoại ngữ là môn bắt buộc.

Mở rộng đối tượng miễn thi

Theo khảo sát, đa số HS đồng ý mở rộng đối tượng miễn thi tốt nghiệp THPT theo như dự thảo của Bộ. Đó là HS giỏi, đạt giải các cấp, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao… và HS có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt. Sự thay đổi này phù hợp với nguyện vọng của HS nên được phần lớn ủng hộ.

Cũng theo khuynh hướng này, qua khảo sát, phần lớn HS ở các trường tốt đều mong muốn bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay. Điều này phản ánh thực tế là ở các trường chất lượng tốt, trường chuyên, 100% HS đều hướng đến kỳ thi tuyển sinh ĐH chứ không bận tâm lắm đến kỳ thi tốt nghiệp.

Gần 61% HS muốn điểm xét tốt nghiệp chỉ tính trên điểm thi, không tính điểm trung bình năm học lớp 12.

Về hình thức thi, đa số HS chọn thi trắc nghiệm khách quan. Điều này phù hợp với thực tế vì với phần lớn HS, làm bài với đề thi theo hướng trắc nghiệm thường dễ hơn. Điều này cũng đặt ra vấn đề là phải nâng cao, cải thiện đề thi trắc nghiệm, tăng cường câu hỏi thông hiểu, đòi hỏi HS phải suy luận, sáng tạo, gắn liền với thực tế chứ không chỉ đoán mò, lựa chọn hên xui như hiện nay.

Tự chọn môn thi không đồng nghĩa học lệch

Câu cuối cùng trong bảng khảo sát chúng tôi muốn nhấn mạnh đến mối băn khoăn của nhiều người hiện nay: Lựa chọn môn thi, HS có học lệch? Kết quả đến 93,77% cho rằng ngoài những môn bắt buộc, các môn tự chọn giúp HS chọn đúng môn năng lực, sở trường của mình. Chỉ hơn 5% cho biết điều này khiến HS học lệch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề đặt ra là làm sao với những môn mà HS không chọn vẫn phải đảm bảo nắm được những kiến thức cơ bản. Chẳng hạn HS có thiên hướng các khối ngành xã hội như văn, sử, địa thì không cần đặt quá nặng về kiến thức hình học không gian, tích phân… mà chỉ cần học cơ bản về toán và biết tính thống kê, số liệu để sau này làm việc.

Video đang HOT

Không lơ là nếu ngoại ngữ là môn khuyến khích

Trước sự lo ngại của dư luận về việc nếu ngoại ngữ là môn khuyến khích thì HS liệu có lơ là hay không, bảng khảo sát của Báo Thanh Niên đã đặt ra vấn đề này. Kết quả, khoảng 68,94% HS cho rằng sẽ không lơ là ngoại ngữ dù đây có thể là môn thi khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều ngạc nhiên là tỷ lệ HS ở các trường có đầu vào thấp khẳng định không bỏ bê chuyện học ngoại ngữ nhiều hơn trường chất lượng tốt. Ngược lại, chỉ có 16% HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho rằng không lơ là ngoại ngữ khi môn này chỉ là môn khuyến khích.

Cũng theo khuynh hướng trên, có 72,95% HS trả lời sẽ chọn ngoại ngữ nếu đây là môn thi khuyến khích. HS nhóm trường trung bình có tỷ lệ chọn ít hơn như Trường Nguyễn Văn Linh là 64,17%, trong khi các trường Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong hơn 80%. Cách lựa chọn của HS phản ánh thực tế khả năng học ngoại ngữ của mình: HS ở trường chất lượng cao, trung tâm có điều kiện và khả năng học ngoại ngữ tốt hơn HS ở xa.

Ít học sinh chọn môn sử

Yêu cầu HS chọn không quá 3 trong 6 môn (lý, hóa, sinh, địa, sử, ngoại ngữ) là môn tự chọn, chúng tôi có kết quả lần lượt như sau: 23,38%, 21,87%, 15,17%, 13,67%, 9,09% và 16,8%. HS chọn môn lý nhiều nhất vì môn này nằm trong 2 khối thi A, A1 và rất nhiều trường ĐH tuyển sinh 2 khối này. Môn hóa nằm trong khối thi A và B nên cũng nhiều HS lựa chọn vì số HS thi ĐH 2 khối này hằng năm khá cao. Dù sử và địa trong khối C thi ĐH nhưng HS chọn môn sử ít hơn. Điều này một lần nữa chứng tỏ, với HS, môn sử hiện nay khó học và chưa hấp dẫn.

Các địa phương mong đổi mới mạnh hơn

Hầu hết các địa phương hào hứng đón nhận những dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, thậm chí còn cho rằng lẽ ra nên đổi mới mạnh hơn nữa.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội tỏ ra rất ủng hộ phương án 1 mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Ông Hoan phân tích: “Điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học môn ngoại ngữ hiện có một sự chênh lệch rất lớn không chỉ trên toàn quốc mà ngay cả với Hà Nội nói riêng. Chất lượng dạy học môn ngoại ngữ các quận nội thành trội hơn hẳn các huyện ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa…”. Tuy nhiên, ông Hoan mong muốn Bộ GD-ĐT nên mạnh dạn đổi mới hơn nữa, chẳng hạn như có thể giao hẳn việc ra đề cho các sở GD- ĐT thay vì việc Bộ ra một đề thi chung trên toàn quốc như hiện nay.

Theo ông Hoan, việc tự ra đề thi sẽ giúp các sở đ.ánh giá được chính xác hơn học sinh (HS) của mình, từ đó mới có tác dụng tích cực trở lại hoạt động dạy và học. Việc Bộ GD-ĐT ra chung một đề chung cho cả 63 tỉnh thành thì đề thi có thể vừa sức với HS các tỉnh khó khăn nhưng lại quá dễ với HS các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. “Đề thi toán có thời gian làm bài là 150 phút nhưng ở Hà Nội có những hội đồng thi chỉ sau 40 – 50 phút hầu hết thí sinh đã làm xong. Nếu giao cho các sở tự ra đề, tôi nghĩ họ sẽ ra những đề phù hợp với học sinh của mình hơn”, ông Hoan nói.

Ghi nhận của Thanh Niên cho thấy phần lớn các ý kiến đều tán thành với dự kiến mở rộng đối tượng được miễn thi vì cho rằng HS giỏi chắc chắn sẽ đậu tốt nghiệp và cho đối tượng này miễn thi sẽ giảm bớt một phần chi phí trong khâu tổ chức kỳ thi. Tuy nhiên, mong muốn của các địa phương là Bộ sớm có những quyết sách rõ ràng để các địa phương không quá bị động trước những thay đổi.

Ông Phạm Hữu Hoan cho rằng: Nếu thực hiện đúng 20% HS được miễn thi theo chỉ tiêu tối đa của Bộ GD-ĐT thì Hà Nội ước tính sẽ có khoảng 20.000 HS được miễn thi trong số khoảng 200.000 HS lớp 12 chuẩn tốt nghiệp hằng năm. Tuy nhiên, ông Lê Hồng Quân, chuyên viên Sở GD-ĐT Thanh Hóa, lo ngại nếu ở mức giỏi thì chắc chắn sẽ rất ít tỉnh có tỷ lệ thực chất đạt tới 20%. Ví dụ, Thanh Hóa năm vừa qua thi tốt nghiệp chỉ có khoảng 7 – 8% thí sinh đạt loại giỏi, nếu tính cả hai loại khá giỏi thì tỷ lệ này của toàn tỉnh là 14,87%. Hệ giáo dục thường xuyên thì hầu như không có. Nên năm nay nếu áp dụng việc miễn thi mà tỷ lệ HS giỏi của đơn vị nào tăng lên đột biến thì cũng phải xem đó là dấu hiệu bất thường và có cách kiểm tra, giám sát.

Kết quả đáng suy nghĩ

Dù tiến hành khảo sát nhanh và không quá nhiều học sinh (HS) nhưng khảo sát được thực hiện nghiêm túc và kết quả rất đáng để suy nghĩ. Phần phân tích cũng hết sức khoa học thông qua nghiên cứu của chuyên gia.

Khảo sát của Báo Thanh Niên về cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT - Hình 2

Học sinh Trường THPT Nguyễn thị Minh Khai – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ngày 2.1, Bộ GD-ĐT công bố 2 phương án thi và đ.ánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Lãnh đạo Bộ cho biết sẽ lấy ý kiến rộng rãi và sẽ chọn phương án nào được dư luận đồng tình.

Chiều tối 3.1, Báo Thanh Niên tiến hành làm phiếu khảo sát với 10 câu hỏi mong muốn nhận được những phản hồi chính xác từ đối tượng chính: HS đang học lớp 12. Chúng tôi thực hiện 3 ngày khảo sát (ngày 4, 6 và 7.1) ở 5 trường THPT với từng cấp độ khác nhau.

Do thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi ở 2 trường THPT Long Trường (Q.9) và Nguyễn Văn Linh (Q.8) nên chúng tôi phát phiếu khảo sát cho toàn bộ HS lớp 12 của các trường này. Ngoài ra, chúng tôi khảo sát 2 lớp của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), một lớp Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) và một lớp thường của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5).

HS ở 5 trường trên thể hiện các cấp độ khác nhau. Theo thống kê của Báo Thanh Niên, điểm chuẩn vào lớp 10 trong 3 năm học 2011 – 2012, 2012 – 2013 và 2013 – 2014 lần lượt ở các trường này như sau: Trường THPT Bùi Thị Xuân: 37; 39,25; 36,5. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai: 37,25; 38,5; 35,75. Trường THPT Nguyễn Văn Linh: 15,5; 19; 16,25. Trong các năm học nói trên, Trường THPT Long Trường đều sử dụng phương thức xét tuyển theo địa bàn cư trú để tuyển HS. Riêng Trường THPT Lê Hồng Phong là trường chuyên nên điểm thi không chung như các trường khác.

Từ điểm chuẩn đầu vào cho thấy mặt bằng trình độ HS được xếp theo thứ tự như sau: Trường THPT Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai cùng là 2 trường thuộc tốp đầu của TP.HCM, Long Trường và Nguyễn Văn Linh nằm ở nhóm cuối.

Tổng số phiếu chúng tôi nhận lại được là 585, trong đó Trường Long Trường có 262, Nguyễn Văn Linh 202, Bùi Thị Xuân 37, Lê Hồng Phong 36, Nguyễn Thị Minh Khai 48.

Sau khi đã có kết quả khảo sát, chúng tôi nhờ thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM giúp phân tích số liệu và kết quả khảo sát.

Khảo sát của Báo Thanh Niên về cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT - Hình 3

Theo TNO

Thi tốt nghiệp THPT chỉ còn hai môn

Theo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT đã được thông qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm xuống chỉ còn hai môn.

Có thể thi tốt nghiệp hai môn Toán, Ngữ Văn

Đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT là một vấn đề quan trọng được đề cập cụ thể trong đề án đổi mới toàn diện giáo dục của Bộ GD - ĐT.

Thi tốt nghiệp THPT chỉ còn hai môn - Hình 1

Ảnh minh họa

Trả lời trên TTXVN, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết việc đổi mới cách kiểm tra đ.ánh giá, thi cử này được coi là giải pháp đột phá trong việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam

Theo đề án này, việc thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng cần kết hợp kết quả đ.ánh giá trong quá trình học tập (chủ yếu ở cấp THPT) và kết quả thi kiểm tra kết thúc (để tốt nghiệp), kết quả thi, kiểm tra đầu vào (để tuyển sinh).

Cụ thể, với bậc THPT, học xong môn nào sẽ đ.ánh giá luôn kết quả đạt chuẩn đầu ra môn đó. Kỳ thi cuối cùng (thi tốt nghiệp) đề thi sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề chung theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên hoặc cũng có thể chỉ thi hai môn Toán và Ngữ văn.

Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, các trường tự tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT, có thể kiếm tra thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.

Đề thi sẽ thay đổi như thế nào?

Cũng theo đề án này, đề thi không chỉ tập trung vào việc đ.ánh giá học sinh biết cái gì mà quan trọng hơn là đ.ánh giá các em làm được gì từ những điều đã biết, tức là tập trung đ.ánh giá năng lực người học. Định hướng này buộc đề thi không thể chỉ kiểm tra trí nhớ mà phải yêu cầu vận dụng tổng hợp, thực hành, kiểm tra, năng lực sáng tạo... của học sinh.

Theo đ.ánh giá của ban soạn thảo đề án, hướng đổi mới này sẽ khắc phục được cơ bản những hạn chế về kiểm tra, đ.ánh giá và thi cử hiện hành. Kết quả kiểm tra, đ.ánh giá thực chất hơn, công bằng, khách quan và trung thực hơn; giảm bớt sự cồng kềnh, tốn kém của một số kỳ thi, tác động tích cực trở lại việc dạy và học.

Tuy nhiên, ban soạn thảo cũng cho rằng trong giáo dục phổ thông ở nước khoa học đ.ánh giá còn lạc hậu, trình độ tổ chức, năng lực đ.ánh giá của cán bô, giáo viên còn thấp, đặc biệt còn trọng bằng cấp. Đây là những điểm yếu cần khắc phục để đổi mới có hiệu quả.

Đồng tình với định hướng này của Bộ GD - ĐT, PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho biết: "Tôi rất đồng tình với đổi mới đ.ánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên quá trình 12 năm, thay vì chỉ thông qua một kỳ thi cuối cùng.

Việc đ.ánh giá này nên theo tỷ lệ 50/50. Trong đó, 50% là kết quả học tập trong suốt quá trình, còn lại là dựa vào kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, để kết quả này trung thực thì đòi hỏi toàn bộ quá trình giáo dục phải nghiêm túc và không còn hiện tượng xin - cho".

Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng đối với kỳ thi tốt nghiệp, Bộ GD - ĐT nên cho phép học sinh được quyền lựa chọn hai môn thi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Tuy nhiên, theo PGS Văn Như Cương, để đổi mới thi, kiểm tra, đ.ánh giá đòi hỏi ngành giáo dục phải cải cách đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy và học.

Chia sẻ trên TTXVN, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhận định hướng đ.ánh giá học sinh với nhiều hình thức, xét cả quá trình học và thi cử như đề xuất trên là khá đúng đắn.

Ông cho rằng: "Dự kiến thi tốt nghiệp hai môn văn toán là hai môn công cụ tiêu biểu cho khối chuyên môn tự nhiên và xã hội đồng thời môn khác được kiểm tra trong suốt qua trình học sinh học, tôi thấy được. Tôi cho rằng với định hướng này băn khoăn của xã hội được giải toả, học trò học tốt hơn".

Tại Hội nghị Trung ương lần VIII (30/9-9/10), đề án đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo này đã được thông qua sau gần một năm soạn thảo, sửa đổi. So với dự thảo trình Hội nghị Trung ương lần VI, đề án được thông qua này thể hiện sự thẳng thắn, đúng mức hơn trong đ.ánh giá thực trạng, nguyên nhân; làm rõ hơn mối liên hệ về nội dung giữa các phần.

Đề án gồm 5 phần: Sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thực trạng giáo dục và đào tạo Việt Nam; Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Tổ chức thực hiện; Những vấn đề xin ý kiến Trung ương.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"
20:21:07 06/07/2024
Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới
19:45:37 06/07/2024
Nam ca sĩ từng bị đồn yêu Mai Phương Thúy: "Tôi sẵn sàng để người ta lợi dụng"
20:24:13 06/07/2024
Tiến Khoa: Tố Minh Béo quỵt t.iền, từng "Đòi nợ" với Nam Thư gây bão làng hài
21:35:33 06/07/2024
Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ luôn che kín mặt khi cho con bú, hỏi ra lý do tôi c.hết điếng
18:33:51 06/07/2024
Nữ danh ca chịu nhiều oan ức khi làm vợ 4 của nhạc sĩ nổi tiếng, U70 hạnh phúc bên chồng 2
20:26:43 06/07/2024
Từng cạo đầu xuất gia gieo duyên, MC Phan Anh giờ ra sao?
21:28:20 06/07/2024
TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'
20:50:09 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng không chấp nhận mình đã 30 t.uổi, có loạt hành động "vô tri" trong ngày sinh nhật khiến fan cười mệt!

Nhạc việt

01:03:11 07/07/2024
Chúc mừng sinh nhậtSơn Tùngtròn 30 tuổi! Hôm nay, nam nghệ sĩ cùng hàng triệu người hâm mộ đã cùng thổi nến để đón chào đầu ba với nhiều các hoạt động trên MXH làm netizen không khỏi ôm bụng cười!

Bắt tàu vận chuyển 45.000 lít dầu FO không rõ nguồn gốc ở vùng biển Hải Phòng

Pháp luật

00:21:26 07/07/2024
Cụ thể, lúc 20h tối 5/7, tại khu vực vùng biển gần đền Bà Đế (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), tổ công tác đã tiến hành kiểm tra phương tiện thủy gắn số HP-00189-TS.

Ở Nam Định có một món bánh "ăn là ghiền": Mách bạn 5 địa chỉ ngon nhất chỉ dân địa phương mới biết

Ẩm thực

23:39:31 06/07/2024
Những chiếc bánh xíu páo nóng hổi, thơm phức là món ăn vặt được người Nam Định cực kỳ yêu thích. Du khách đến đây cũng phải tìm mua để nếm thử hoặc mang về làm quà cho người thân.

Độ Hoa Niên tập 23: Bùi Văn Tuyên và Lý Dung cởi trần tắm chung

Phim châu á

23:26:09 06/07/2024
Những ngày qua, phim cổ trang Độ Hoa Niên liên tục gây bão mạng xã hội với chuyện tình dây dưa hai kiếp người của trưởng công chúa Lý Dung (Triệu Kim Mạch đóng) và Bùi Văn Tuyên (Trương Lăng Hách đóng).

Nam Cường bị stress, ngủ mơ cũng đọc thoại khi nhận vai diễn chàng trai bị thiểu năng

Hậu trường phim

23:13:44 06/07/2024
Nam Cường thậm chí ngủ còn mơ thấy mình thoại, ra đường đi mua đồ hay nói chuyện với bạn bè thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng, chưa thoát được vai, cứ tưởng như mình là một cậu bé vậy.

Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga

Thế giới

23:11:09 06/07/2024
Sau vòng đầu tiên, hơn 300 ghế đã chuyển sang cuộc đua ba bên. Chỉ những ứng cử viên giành được ít nhất 12,5% số phiếu bầu ở vòng đầu tiên mới có thể lọt vào vòng 2.

EWC: Fan quốc tế nói gì về trận thua chóng vánh của Gen.G?

Mọt game

23:08:29 06/07/2024
Tối ngày 05/07 vừa qua, Gen.G (nhà đương kim vô địch Hàn Quốc) đã phải nhận lấy một trận thua 0-2 muối mặt trước đối thủ Trung Quốc TOP Esports.

Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử

Tin nổi bật

22:58:43 06/07/2024
Ngày 6/7, Công an phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đơn vị đã kịp thời cứu thành công 1 người phụ nữ định nhảy cầu Hòa Mạc t.ự t.ử.

Bộ ba Anh Tài đưa khán giả ngược về những năm 2000, còn làm 1 điều khẳng định mình không "hết thời"!

Tv show

22:58:28 06/07/2024
Một trong những tiết mục gây chú ý ở tập 2 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là của nhóm Thanh Xuân Học Đường gồm Phạm Khánh Hưng - Đăng Khôi - Quốc Thiên.

Diễn viên hài Tony Knight qua đời ở t.uổi 54 do... cành cây rơi trúng!

Sao âu mỹ

22:50:20 06/07/2024
Diễn viên hài người Anh Tony Knight (còn được gọi là Dog Listener) đã qua đời sau tai nạn bất ngờ tại một lễ hội ở Pháp.

Loạt mỹ nhân châu Á sụp đổ danh tiếng, sự nghiệp vì làm 'kẻ thứ ba'

Sao châu á

22:46:24 06/07/2024
Kim Min Hee, Huỳnh Tâm Dĩnh, Ryoko Hirosue... đ.ánh mất danh tiếng, sự nghiệp lao đao vì vướng bê bối ngoại tình, phá hoại gia đình người khác.