Khám phá chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh thiêng liêng và hùng vĩ
Chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo, là ngôi chùa trên mây với cảnh sắc tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Chùa Am Ngọa Vân ở đâu?
Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long mà còn là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây được mệnh danh là “miền đất Phật” của nước ta, gắn liền với lịch sử tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Quảng Ninh được mệnh danh là miền đất Phật.
Du lịch Quảng Ninh, bạn có thể về thăm quần thể du lịch tâm linh Yên Tử. Hoặc cũng có thể chọn ghé thăm thị xã Đông Triều, khám phá chùa Am Ngọa Vân. Đây là một di tích rất quan trọng thuộc Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, là nơi gìn giữ những giá trị Phật giáo từ lâu đời.
Nơi đây có chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh nằm ở độ cao hơn 500 mét.
Chùa Am Ngọa Vân nằm tại xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quần thể này được chia thành 4 khu với 15 cụm chùa, tháp khác nhau. Trong đó bao gồm: Thông Đàn – Đô Kiệu, Ngọa Vân, ba4ib Đá Chồng, Ba Bậc. Riêng chùa Ngọa Vân nằm ở vị trí tâm điểm, được du khách phương xa thường xuyên thăm viếng.
Ngôi chùa tựa vào lưng núi, hướng mặt ra núi đồi trập trùng.
Chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh có nghĩa là ngôi chùa nằm trên mây. Với vị trí cao hơn 500 mét so với mực nước biển, ngôi chùa có tầm nhìn hướng thẳng ra đồi núi trậ trùng, mây trắng vờn quanh mỗi buổi sớm mai. Chùa nằm tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân quanh năm mây phủ, xa xa là hình ảnh sông Cầm uốn lượn đẹp như tiên cảnh.
Quần thể chùa được xây dựng từ thời Trần.
Ngày nay, quần thể chùa Ngọa Vân là một trong những điểm đến tuyệt đẹp của đất Phật Quảng Ninh. Nếu có cơ hội về đây du lịch, bạn nhất định phải dành ít thời gian ghé thăm, trải nghiệm cảnh đẹp thiêng liêng, hùng vĩ mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này.
Cảnh đẹp hùng vĩ, thiêng liêng nơi chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh
Chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh là công trình xây dựng vào thời Trần. Đến thời Hậu Lê, ngôi chùa tiếp tục được tôn tạo để hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc. Đây là nơi mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông từng tu hành đắc đạo. Vì thế ngôi chùa này là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm.
Chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh nằm tại thị xã Đông Triều.
Video đang HOT
Khám phá di tích chùa Ngọa Vân, du khách sẽ được khám phá một quần thể gồm 3 lớp. Trong đó, lớp thấp nhất có tổng cộng 15 di tích nằm ở khu vực dưới chân núi. Đó là rừng già Tàn Lọng, Thông Đàn, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, bãi Đá Chồng, Ba Bậc… Đi dọc theo một con đường uốn lượn, du khách sẽ lần lượt đi qua những di tích này. |
Nơi đây là điểm đến tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh.
Đi hết lớp thứ nhất, du khách sẽ đến với lớp thứ 2 nằm tại sườn phía Nam của núi Bảo Đài. Nơi đây là công trình chùa Ngọa Vân Trung được trùng tu và xây dựng lại năm 2014. Với kiến trúc chữ Nhị, ngôi chùa được tạo thành bởi hai tòa chính: Tiền đường và Hậu đường.
Mây núi bao trùm toàn cảnh chùa Am Ngọa Vân.
Đây chính là khu vực trung tâm thường xuyên tổ chức các lễ hội xuân và những nghi lễ quan trọng khác. Du khách có thể đến đây vào tháng 3 âm lịch mỗi năm để tham gia lễ khai xuân, lễ cầu quốc thái dân an và khám phá toàn cảnh quần thể chùa tuyệt đẹp này.
Nơi đây sở hữu bức tranh thiên nhiên tráng lệ.
Cuối cùng là lớp cao nhất của di tích Ngọa Vân. Nơi này với vẻ đẹp huyền ảo, quanh năm được bao phủ bởi mây mù, thiên nhiên nguyên sơ và diễm lệ. Nhờ an tọa trong khu vực vòng cung Đông Triều nên ngôi chùa lúc nào cũng được ôm ấp bởi những ngọn núi xanh mướt, trùng trùng điệp điệp.
Du khách thập phương viếng thăm chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh.
Dù thời cuộc có biến động nhưng cảnh đẹp nơi này cũng phảng phất hơi thở của chốn bồng lai. Quanh năm, thảm thực vật nơi đây lúc nào cũng tươi tốt với điểm nhấn là rừng thông, rừng trúc bạt ngàn. Về thăm ngôi chùa đẹp ở Quảng Ninh này, bạn vừa có cơ hội chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính, lại vừa được sống ảo giữa thiên nhiên lãng mạn.
Quanh chùa là rừng cây, núi đồi xanh ngát.
Một trong những địa điểm mà du khách rất thích khi khám phá chùa Am Ngọa Vân chính là Thông Đàn. Đây là một rừng thông lớn – nơi an táng các vị thiền sư. Cảnh sắc nơi này bình yên, mộng mị với tiếng gió vi vu, mang lại cảm giác thanh tịnh cho con người, xua tan mọi muộn phiền, sầu não.
Ngoài chùa Am Ngọa Vân chính, quần thể này còn nhiều điểm đến đẹp khác.
Theo kinh nghiệm đi Quảng Ninh được các bạn trẻ chia sẻ lại, ngoài quần thể chùa chiềng và Thông Đàn, du khách đừng quên khám phá bãi đá chồng. Đây là nơi có cảnh sắc đẹp tuyệt nằm dưới chân núi Bảo Đài. Những tảng đá lớn nhỏ chất chồng lên nhau, bao phủ bởi một nền cỏ xanh mướt, xa xa là núi rừng hùng vĩ.
Bãi Đá Chồng với vẻ đẹp hùng vĩ.
Đứng trên những tảng đá ở bãi Đá Chồng Ngọa Vân, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát cả 3 hướng Đông, Tây, Nam, thu trọn tầm mắt cảnh đẹp của Đông Triều, Quảng Ninh. Nơi này ngoài đá còn có nhiều bãi cỏ rộng và bằng phẳng. Vì thế nhiều phượt thủ lựa chọn cắm trại qua đêm để có thể đón bình minh tuyệt đẹp trên núi.
Nhiều góc sống ảo đẹp cho du khách check in.
Có thể nói rằng hành trình hành hương lên chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh là cuộc hành trình trở về với những điều nguyên sơ, thuần khiết nhất trong tâm hồn. Bao nhiêu sân si với đời, bao nhiêu áp lực mỏi mệt đều sẽ được gột rửa khi trước mắt bạn là một ngôi chùa linh thiêng, là một vùng núi xinh đẹp chìm trong mây trắng mờ ảo.
Kinh nghiệm khám phá chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh
Là một ngôi chùa đẹp ở Quảng Ninh, chùa Ngọa Vân trở thành địa điểm du lịch tâm linh trọng điểm của tỉnh. Đến đây hành hương bạn có thể chọn đi bộ qua 2000 bậc thang để trải nghiệm cảnh đẹp và khám phá quần thể ngôi chùa. Ngoài ra, bạn có thể chọn đi cáp treo để tiết kiệm thời gian và dễ ngắm nhìn toàn cảnh bức tranh núi rừng.
Bạn có thể đi cáp treo để tiết kiệm thời gian, công sức.
Nếu muốn tham gia những lễ hội được tổ chức ở quần thể ngôi chùa này, bạn có thể chọn du xuân từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm mà nơi này diễn ra nhiều lễ hội, chương trình mang giá trị nhân văn. Đó là dịp mà những Phật tử và du khách có thể tri ân công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông, tôn vinh tư tưởng mà Thiền Phái Trúc Lâm xây dựng.
Đẹp mãn nhãn cảnh sắc ở chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh.
Khi đến chùa Am Ngọa Vân Quảng Ninh hành hương, thăm viếng, bạn cần lưu ý một vài điều quan trọng sau để có một chuyến đi trọn vẹn:
Khi muốn chọn lễ vật viếng chùa, bạn nên chọn lễ vật chay
Khi cúng Phật tại chùa, bạn không nên sắm vàng mã, tiền âm phủ
Nếu có ý định leo qua những bậc thang lên chùa, bạn nên chọn giày thể thao cho tiện đi lại
Tuyệt đối không xả rác bừa bãi, góp phần gìn giữ cảnh quan sạch đẹp cho nhà chùa
Không chụp ảnh ở nơi cấm, không nói lớn tiếng hay đùa giỡn trong khuôn viên chùa
Chú ý ăn mặc lịch sự vì đây là chốn linh thiêng
Về Quảng Ninh, bạn nhớ khám phá chùa Am Ngọa Vân.
Quảng Ninh – cái nôi của Phật giáo Việt Nam với nhiều điểm đến tâm linh đẹp tựa chốn bồng lai. Bên cạnh quần thể Yên Tử, du khách đừng bỏ lỡ chùa Am Ngọa Vân – ngôi chùa nằm giữa mây trời với cảnh sắc thiên nhiên đẹp và bình yên.
Chiêm ngưỡng những tượng Phật Bà độc đáo ở Việt Nam
Có tạo hình độc đáo, kích thước ấn tượng, nhiều ý nghĩa văn hóa.. là lý do khiến du khách tìm đến chiêm ngưỡng những tượng này.
Tại quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan (Lào Cai), nơi được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương", có tượng Phật Bà Quan Âm được đúc bằng đồng, đứng giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt. Theo thông tin giới thiệu, tượng được đặt ở độ cao trên 3.000 m, cao 12 m, nặng 18 tấn, mắt hướng nhìn về phía đông.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) có tượng Phật Quán Thế Âm cao 67 m. Đứng tại trung tâm thành phố, du khách có thể nhìn thấy tượng này từ xa. Tượng được thiết kế quay lưng vào núi, nhìn hướng ra biển, thể hiện hình ảnh Phật Bà thanh thoát, trang nghiêm mà hiền từ với một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ.
Tịnh Xá Ngọc Hòa nằm ở xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Người ta thường gọi đây là tượng Phật "đôi", do thiết kế tượng gồm 2 hình tượng Quan Âm đứng trên tòa sen, trong thế quay lưng vào nhau: Quan Thế Âm Nam Hải mặt hướng ra biển, và Quan Thế Âm Kiết Tường mặt hướng ngược lại.
Chùa Thanh Lương nằm tại xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nơi đây có tiểu cảnh tượng Phật Bà Quan Âm như đang ẩn mình dưới nước với tạo hình độc đáo, kích thước lớn. Trước mặt tượng có lối đi nổi trên mặt nước, du khách có thể bước sát lại gần, chiêm ngưỡng tượng. Chùa Thanh Lương vốn nổi tiếng về một bức tượng Phật Bà trôi dạt trên vùng biển hòn Dứa, cách chùa không xa, được người dân trong vùng phát hiện, thỉnh về, thờ ở đây.
Đến chùa Linh Ẩn ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Bồ Tát Quán Thế Âm độc đáo. Theo thông tin giới thiệu, tượng cao 71 m, được thiết kế lộ thiên, khánh thành vào năm 2019. Ngoài ra, khuôn viên chùa còn có hàng trăm tượng Quán Thế Âm khác, kích thước nhỏ hơn, do Phật tử cúng dường.
Núi Bà Đen là địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh. Nơi đây có tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi, được gọi tên là " tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn". Công trình được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ, tổng chiều cao khoảng 72 m.
Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh nằm tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, trong khu sinh thái rừng ngập mặn ven biển, mặt hướng ra biển bao la. Nơi đây có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Đông Hải, được khánh thành năm 2019. Theo trang Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Trà Vinh, tượng cao 31 m tính cả bệ, thể hiện hình ảnh Bồ Tát hiền từ mà uy nghiêm, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân đi biển địa phương.
Lấy gạch từ Vạn Lý Trường Thành có thực sự giúp đổi vận? Trong những thập kỷ gần đây, một số trường hợp lấy trộm gạch ở Vạn Lý Trường Thành Họ làm như vậy vì tin rằng khi đặt chúng trong nhà có thể trấn trạch, đổi vận. Liệu điều này có chính xác? Vạn Lý Trường Thành là kiệt tác kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc. Công trình này được xem là niềm...