Khai mạc “Gặp gỡ Việt Nam” 2018: Hội tụ các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế

Theo dõi VGT trên

Sáng 9/5, tại Trung tâm quốc tế khoa họcgiáo dục liên ngành (ICISE) ở TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã chính thức khai mạc chương trình “ Gặp gỡ Việt Nam” năm 2018, lần thứ 14 với chủ đề: “ Khoa học để phát triển”.

Khai mạc Gặp gỡ Việt Nam 2018: Hội tụ các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế - Hình 1

Hội thảo có sự góp mặt của trên 200 nhà khoa học đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” năm 2018 sẽ có 12 hội nghị khoa học quốc tế và 6 chuyên đề khoa học với sự tham gia của 1.500 nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Trong hội thảo “Khoa học để phát triển” diễn ra ngày 9 – 10/5, có hơn 200 nhà khoa học đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, có hai nhà khoa học đạt giải Nobel là Giáo sư Finn E. Kydland đoạt Nobel Kinh tế năm 2004 và Giáo sư Gerard &’t Hooft đoạt giải Nobel Vật lý năm 1999 có bài phát biểu quan trọng trong phiên toàn thể.

Khai mạc Gặp gỡ Việt Nam 2018: Hội tụ các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế - Hình 2

Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam phát biểu khai mạc

Các đại biểu tham dự hội thảo “Khoa học để Phát triển” sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.

Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện Chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau.

Để bổ sung việc đ.ánh giá thực hiện Chương trình nghị sự 2030, các cuộc thảo luận bàn tròn dự kiến sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách cũng như và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát biểu tại hội thảo, GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam cho rằng, trong môi trường thân thiện, chúng ta mới có thể chia sẻ như những người bạn cũng như làm nảy sinh những ý tưởng mới, đóng góp cho thế giới của chúng ta.

“Khoa học là chân lý, đóng góp nhiều cho hòa bình thế giới. Sự có mặt của nhiều nhà khoa học cùng với gia đình của mình cho thấy chúng ta sẽ là những bạn bè thân thiết, cùng chia sẻ những ý tưởng khoa học để đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới”,

GS Trần Thanh Vân nhấn mạnh, đây sẽ là sự kiện khoa học lớn nhất trong năm nay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Qua hội nghị lại thêm một lần nữa có thêm cơ hội để kết nối khoa học Việt Nam với thế giới, để các bạn trẻ Việt Nam được tiếp cận, học hỏi các cây đa cây đề của khoa học thế giới.

Video đang HOT

“Các bạn hãy coi trung tâm như gia đình của mình, hãy khám phá con người, đất nước Việt Nam và hãy cùng chúng tôi chia sẻ những ý tưởng mới của khoa học”, GS Trần Thanh Vân chia sẻ với các nhà khoa học quốc tế.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đ.ánh giá cao những nổ lực đóng góp của Giáo sư Trần Thanh Vân cho sự phát triển KH&CN, giáo dục Việt Nam thời gian qua cùng với Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) – biểu tượng xuất sắc cho sự hợp tác và quan hệ đối tác trong khoa học.

Khai mạc Gặp gỡ Việt Nam 2018: Hội tụ các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế - Hình 3

Các giáo sư Nobel và nhà khoa học trao đổi bên lề hội thảo

Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, động lực phát triển của Việt Nam giai đoạn trước đây đây đang dần mất đi những lợi thế vốn có như tài nguyên, lao động giá rẻ,…, thay vào đó, KH&CN mới là nền tảng bền vững để tiếp tục phát triển.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc bày tỏ hy vọng với kiến thức của các nhà khoa học kinh nghiệm hàng đầu thế giới. Việt Nam có thể học hỏi, đẩy mạnh hoạt động KH&CN phù hợp với tình hình hiện tại, qua đó giúp Việt Nam tiệm cận hơn nữa với khu vực và thế giới trong thời gian tới.

GS-Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cũng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn được sự ủng hộ của các nhà khoa học trên thế giới. GS Nguyễn Văn Hiệu cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến vợ chồng GS Trần Thanh Vân đã xây dựng nên trung tâm ICISE, đóng góp to lớn cho nền khoa học-kỹ thuật Việt Nam, gắn kết khoa học trong và ngoài nước.

Khai mạc Gặp gỡ Việt Nam 2018: Hội tụ các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế - Hình 4

Giáo sư đạt giải Nobel là GS vật lý Gerard t’Hooft phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, GS Gerard &’t Hooft – giải Nobel Vật lý đã lý giải vì sao khoa học công nghệ phát triển ở khu vực châu Âu. “Những người châu Âu không phải thông minh hơn châu Á nhưng họ tò mò hơn, thích khám phá hơn, vì thế họ có nhiều phát minh hơn, quan trọng hơn là họ có tự do, tự do thể hiện quan điểm, tự do sáng tạo.

Ông GS Gerard &’t Hooft khuyến cáo, “chúng ta phải có một hệ thống giáo dục đúng cho người dân. Ngay cả những người đoạt giải Nobel thì ngay từ tiểu học phải được hưởng 1 nền giáo dục đúng cách, trong đó có ngôn ngữ.

“Tôi khuyên các bạn làm khoa học nếu chưa giỏi tiếng Anh phải học ngay, vì đó là ngôn ngữ của khoa học. Người làm khoa học phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời được những câu hỏi này. Nếu không biết đặt câu hỏi thì không thể trả lời được, tức là nghiên cứu không thể thành công”.

GS Finn Kydland – người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004 đã phát biểu nhấn mạnh về mức độ tương tác kinh tế và khoa học mà các nước đã đạt được. “Sự mất bình đẳng gia tăng ở các nước như thế nào trong một vài thập kỷ qua?. Tôi đã nghĩ về vấn đề này, thấy rằng, có khoảng cách lớn giữa các nước với nhau”.

GS Finn Kydland cho rằng, nền kinh tế mỗi quốc gia phụ thuộc vào thể chế của nước đó, bao gồm nhiều vấn đề như chính sách, vốn.. nhưng trong đó có yếu tố về khoa học công nghệ: khoa học công nghệ tác động rất lớn đến sự phát triển.

Khi một quốc gia không có các thể chế, yêu cầu để có thể cam kết các chính sách tốt cho khoa học công nghệ thì khó để tác động trong ngắn hạn cho sự phát triển, thậm chí có thể gây tác động xấu cho xã hội”.

Khai mạc Gặp gỡ Việt Nam 2018: Hội tụ các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế - Hình 5

Các đại biểu trao đổi tại hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long, cho biết, từ năm 2013 đến nay, qua các kỳ “Gặp gỡ Việt Nam” chúng ta có thể nhận thấy hiệu quả to lớn của Trung tâm ICISE mang lại cho khoa học và giáo dục không chỉ cho Bình Định nói riêng mà cả Việt Nam.

Trong tương lai, tỉnh Bình Định sẽ luôn đồng hành ủng hộ Hội Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm ICISE, vợ chồng GS Trần Thanh Vân và GS Lê Kim Ngọc để tổ chức nhiều hơn nữa những hội nghị khoa học quốc tế, các hoạt động khoa học, giáo dục, đào tạo chuyên đề để cùng nhau xây dựng ICISE Quy Nhơn thành điểm đến của các nhà khoa học quốc tế và trong nước, trở thành điểm sáng khoa học Việt Nam”.

Doãn Công

Theo Dân trí

Gặp gỡ Việt Nam 2018: “Khoa học để phát triển”

Hội thảo quốc tế chủ đề "Khoa học để phát triển" sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 10-5/ 2018, tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Hội thảo được tổ chức bởi Tổ chức Khoa học và giáo dục Gặp gỡ Việt Nam (Hội GGVN) với mục đích đối thoại khoa học cao cấp giữa Việt Nam, Cộng hoà Pháp và thế giới.

Hội thảo Khoa học cho sự phát triển là một trong những hội thảo quan trọng nhất để kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14, năm 2018 trong chuỗi 11 Hội thảo khoa học và 7 lớp học chuyên đề .

Hội thảo lần này được tổ chức tiếp nối thành công của hội thảo quốc tế "Khoa học cơ bản và Xã hội" cũng được tổ chức tại Trung tâm ICISE vào tháng 7/2016 trong khuôn khổ chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 12.

Hội thảo liên ngành này đã hân hạnh nhận được sự bảo trợ tối cao của Tổng thống Cộng hoà Pháp và Chủ tịch nước Việt Nam cũng như nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu, Tổ chức Văn hoá và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) và Viện Solvay (thuộc Tập đoàn Solvay, Vương quốc Bỉ).

Tiếp nối của các cuộc thảo luận đã bắt đầu từ năm 2016, hội thảo dự kiến tổ chức trong năm 2018 lần này sẽ đi xa hơn và đề cập đến vai trò của khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Gặp gỡ Việt Nam 2018: Khoa học để phát triển - Hình 1

Các đại biểu tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016

Mặc dù khoa học hiện hữu và được biết đến trong xã hội nhưng có vẻ như các nhà khoa học thường không tham gia sớm vào các cuộc thảo luận giải quyết các vấn đề lớn của xã hội cũng như trong việc xây dựng các chính sách có liên quan.

Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập các cầu nối giữa các chính khách, nhà khoa học, nhà ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp độ.

Hội thảo "Khoa học để Phát triển" sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.

Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện Chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau. Để bổ sung việc đ.ánh giá thực hiện Chương trình nghị sự 2030, các cuộc thảo luận bàn tròn dự kiến sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách cũng như và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tất cả các cuộc thảo luận này cũng tập trung mục đích khuyến khích thảo luận và chuẩn bị các đề xuất cụ thể về vai trò của khoa học trong việc khuyến khích cuộc đối thoại liên văn hoá và đối với hòa bình, cũng như về vai trò của khoa học trong việc khởi xướng đưa ra các cảnh báo sớm và đề xuất các giải pháp giải quyết.

Khám phá và tìm hiểu về các cơ chế liên quan đến khoa học đối với sự phát triển có thể giúp cho nhiều quốc gia trong sự đầu tư của họ vì điều đó có thể giúp để đạt được thành công trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc ở cấp quốc gia.

Hội thảo "Khoa học để phát triển" được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cũng như các quốc gia và các tổ chức khác, coi đây là một yếu tố bổ sung cho quá trình hội nhập của quốc gia vào cộng đồng khoa học quốc tế nhằm mang lại lợi ích cho việc củng cố khoa học và phát triển bền vững của Việt Nam trên bình diện quốc tế.

Với sự giúp đỡ của các tổ chức chính phủ, các tổ chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu quốc tế cũng như Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, hội thảo "Khoa học để phát triển" cũng nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam vì sự kiện này được xem là một sự kiện rất quan trọng trong tiến trình hội nhập thực sự đã bắt đầu của Việt Nam vào cộng đồng khoa học thế giới; mang lại lợi ích cho Việt Nam tăng cường vị thế của mình trên bình diện quốc tế về khoa học và phát triển bền vững.

Các diễn giả đặc biệt tham dự chương trình có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel là: Peter Agre, Giải Nobel Hoá học năm 2003; David Gross, Giải Nobel Vật lý năm 2004; Gerard 't Hooft, Giải Nobel Vật lý năm 1999 ; Finn Kydland Giải Nobel Kinh tế năm 2004; Kurt Wthrich, Giải Nobel Hoá học năm 2002... và hàng nghìn nhà khoa học lớn trên thế giới tham dự như Ahmet zmc Tổng Giám đốcTổ chức cấm vũ khí hoá học (OPCW), The Hague, Hà Lan(Tổ chức OPCW đoạt giải Nobel Hoà Bình 2013) ; Amina Mohammed Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc...

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Midu và chồng Minh Đạt bị chụp lén trong thang máy sau đám cưới, kè kè gây bão
14:30:57 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Bùi Thị Diễm: Hoa hậu cưới cựu Bí thư trẻ nhất Đà Nẵng, giờ "mất tích" bí ẩn
16:43:45 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Midu có 1 hành động khiến mẹ Minh Đạt hài lòng và loạt chi tiết phơi bày quan hệ con dâu - nhà chồng tại lễ cưới hào môn
17:39:51 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 86: Đức Anh tận hưởng trăng mật lần 2?

Phim việt

20:16:59 01/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 86: Đức Anh và Hân chốt kèo bạn cùng giường; Quân mém khai ra kế hoạch của Đức Anh.

Lại thêm nhóm thiếu nữ tố bị hàng xóm đặt camera quay lén khi thuê trọ

Pháp luật

20:16:29 01/07/2024
Chị Ngọc Mai (tên nhân vật đã thay đổi) phản ánh tới phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống về việc bị quay lén trong nhà vệ sinh chung.

Vì sao danh ca Thái Thanh qua đời không muốn đưa vào chùa, yêu cầu con gái đặt tro cốt ở nhà?

Sao việt

20:13:27 01/07/2024
Nhiều người cứ hỏi tôi, sao hỏa thiêu xong không đưa tro cốt của mẹ Thái Thanh vào chùa mà lại để ở nhà - danh ca Ý Lan chia sẻ.

"Em gái quốc dân" Kim Yoo Jung tổ chức fanmeeting hợp tác cùng Vinfast, sắp hé lộ vai trò đặc biệt?

Sao châu á

19:56:32 01/07/2024
Sau chuyến công tác tại Việt Nam hồi đầu tháng 6, em gái quốc dân Kim Yoo Jung mới đây tiếp tục khuấy đảo thị trường Đông Nam Á với buổi fanmeeting tại Bangkok

Đồng euro tăng vọt sau vòng 1 bầu cử Quốc hội tại Pháp

Thế giới

19:55:29 01/07/2024
Thắng lợi chưa từng có này được cho là có thể mở ra cánh cửa quyền lực cho phe cực hữu tại Pháp lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai.

Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc

Lạ vui

19:54:49 01/07/2024
Neanderthals đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước và là loài cùng chi Homo (chi Người) với người hiện đại Homo sapiens.

Đổi khẩu vị với 6 món trộn miền Trung - Nam Bộ mê hoặc thực khách ở Hà Nội

Ẩm thực

19:50:56 01/07/2024
Nếu bạn đã quá quen với các món bánh đa trộn, miến ngan trộn, ngay tại Hà Nội, bạn cũng có thể đổi gió bằng menu hương vị miền Trung - Nam Bộ vô cùng đặc sắc dưới đây!

Giảm cân nên tránh 3 loại thực phẩm màu trắng

Sức khỏe

19:37:50 01/07/2024
Gạo trắng sẽ tốt khi dùng với số lượng hạn chế và kết hợp với nhiều rau và protein để làm cho nó bổ dưỡng và phức tạp hơn. Khi muốn giảm cân, thay vì gạo trắng, nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như:

Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới

Netizen

18:42:02 01/07/2024
Vanga có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với những người tin tưởng và quan tâm đến thế giới tâm linh. Bà là nhà tiên tri, nhà nghiên cứu thảo dược nổi tiếng của Bulgaria, sinh ngày 31/01/1911 và mất ngày 11/8/1996.

Ngày cưới 3 cô người yêu cũ của chồng đến tặng quà, đến tối vừa mở ra xem mà tôi đỏ hết mặt

Góc tâm tình

18:36:14 01/07/2024
Vì cả ba người đó dù sao cũng là khách mời, họ còn nhiệt tình chúc mừng chúng tôi trăm năm hạnh phúc. Lúc mở quà ra xem, tôi và chồng trố mắt nhìn nhau.

Snow White's Revenge bị chê là rác phẩm, nữ chính diễn xuất đơ như tượng

Phim châu á

18:31:13 01/07/2024
Bộ phim Snow White s Revenge (tên cũ Scandal) đã lên sóng được hai tuần và đang nhận về rất nhiều phản ứng gay gắt từ người xem. Trái ngược với kỳ vọng là phim sẽ vực dậy nhà đài, nó kéo rating khung phim hàng ngày của KBS xuống chạm đá...