Khác biệt lớn từ những thay đổi nhỏ

Theo dõi VGT trên

Túi nylon là món đồ tiện lợi và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày nhưng cũng là một trong số những “thủ phạm” đang hủy hoại Hành tinh Xanh.

Khác biệt lớn từ những thay đổi nhỏ - Hình 1
Khách hàng sử dụng túi sử dụng nhiều lần, thân thiện môi trường thay thế túi nylon khi đi siêu thị. Ảnh: Tường Vi/TTXVN

Theo thống kê của Viện Quan sát thế giới (Worldwatch Institute), ước tính từ năm 2002, mỗi năm thế giới có khoảng 5.000 tỷ túi nylon được sản xuất. Đây là món đồ tiện lợi và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của con người nhưng cũng là một trong số những nguồn chính đang hủy hoại Hành tinh Xanh.

Một lượng lớn túi nylon bị thải bỏ ra môi trường sau khi sử dụng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy trung bình một chiếc túi nylon được sử dụng trong 25 phút, nhưng phải mất tới 500 – 1.000 năm (tùy loại) để có thể phâ.n hủ.y hoàn toàn. Trong suốt quá trình đó, chúng tích tụ trong đất và nước, làm ô nhiễm hệ sinh thái và sinh vật biển. Đặc biệt, chất thải nhựa nylon nếu ở ngoài môi trường khi đốt sẽ tạo ra khí thải độc hại, tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Tại Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm cả nước thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1kg túi nylon/tháng; hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần, số lượng được xử lý rất ít. Thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho thấy lượng chất thải nhựa và túi nylon ở Việt Nam chiếm khoảng 8 – 12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11 – 12% số này được xử lý, tái chế, phần còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Tại các đô thị, lượng túi nylon được tiêu thụ khoảng 10,48 – 52,4 tấn/ngày, trong số này chỉ khoảng 17% được thường xuyên tái sử dụng.

Năm 2009, Sáng kiến Thế giới không dùng túi nylon (Bag Free World) đã chính thức chọn ngày 3/7 hằng năm là Ngày Quốc tế không sử dụng túi nylon, với mục đích khuyến khích người tiêu dùng giảm sử dụng mặt hàng này, qua đó thúc đẩy các giải pháp thân thiện với môi trường trên toàn thế giới.

Ngay lúc này, hàng triệu người và tổ chức trên thế giới đang cùng hưởng ứng “Tháng 7 không bao bì nhựa” (Plastic Free July) – một chiến dịch nhằm thúc đẩy các chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp hành động nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Sau 11 năm triển khai (khởi nguồn từ Australia, với 40 người), chiến dịch này hiện đã thu hút khoảng 140 triệu người từ 190 quốc gia trên thế giới.

Những người tham gia không nhất thiết phải “cự tuyệt” bao bì nhựa hoặc túi nylon, họ có thể chỉ đơn giản là mang túi cá nhân khi đi mua sắm, tự trang bị hộp đựng cơm trưa, dùng chai nước có thể tái sử dụng, hoặc ngừng sử dụng ống hút nhựa…

Các chính phủ cũng đưa ra những quy định mới để hưởng ứng chiến dịch này. Ở Hà Lan, giờ đây khách hàng sẽ phải trả tiề.n cho cốc nhựa và bao bì thực phẩm dùng một lần. Nếu không muốn mất thêm chi phí, họ sẽ sử dụng các sản phẩm thay thế, có thể tái sử dụng mà các cửa hàng cung cấp.

Aotearoa (New Zealand), chính quyền đã cấm sử dụng đĩa, bát, dao, dĩa dùng một lần, ống hút và đặc biệt là túi đựng nông sản, nhằm mục tiêu loại bỏ 17.000 túi nylon lưu thông mỗi giờ.

Sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ) cấm bán chai nước dùng một lần trong suốt tháng 7, trong bối cảnh nhiều khu vực ở thành phố đang khẩn trương lắp đặt các trạm tiếp nước. Nước đóng trong các loại chai có thể tái sử dụng cũng đã được đưa vào phục vụ tại giải quần vợt Wimbledon năm nay và tại sân vận động câu lạc bộ bóng đá Arvo, ở Tây Bắc nước Anh.

Một số quốc gia thậm chí đã cấm sử dụng túi nylon và túi nhựa như Italy, Rwanda hay Bangladesh. Nhiều nước khác lại chọn giải pháp đán.h thuế đối với sản phẩm này, như Ireland, Hungary, Slovakia, Romania hay Bulgaria.

Video đang HOT

Nhiều doanh nghiệp trên thế giới, bao gồm cả tại Việt Nam, đã sẵn sàng thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) – một công cụ chính sách phổ biến và rất hiệu quả trong quản lý chất thải, đồng thời được xem là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Hiện có hơn 400 hệ thống EPR khác nhau đang được áp dụng trên toàn cầu, trong đó nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ.

Trong số các biện pháp được triển khai có thể kể tới việc các công ty hoàn tiề.n cho người tiêu dùng để thu gom bao bì, giảm lượng vật liệu trong thiết kế sản xuất sản phẩm, có xu hướng sản xuất bao bì cỡ lớn, sử dụng các vật liệu khác như kim loại, giấy, thủy tinh, bột gỗ hay sợi thực vật có nguồn gốc bền vững… để thay cho nhựa…

Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định rõ về trách nhiệm tái chế, trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất và quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phâ.n hủ.y, tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Tại phiên họp thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) về rác thải nhựa ở Canada hồi tháng 4 vừa qua với sự tham dự của các nhà đàm phán đến từ 176 quốc gia, Việt Nam đã ủng hộ việc xây dựng một thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc về pháp lý để giải quyết vấn đề này.

Thực tế, sản lượng nhựa hằng năm, trong đó có túi nylon, đã tăng hơn gấp đôi trong 20 năm, lên 460 triệu tấn và đang trên đà tăng gấp 3 trong vòng 4 thập kỷ. Lượng rác thải nhựa dự kiến sẽ tăng gấp đôi và ô nhiễm nhựa trong đại dương tăng gấp 4 lần vào năm 2040. Chỉ có 9% được tái chế và theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), “đóng góp” của nhựa vào hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2060 – chiếm 3,4% lượng khí thải toàn cầu của năm 2019.

Theo giới chuyên gia, để chấm dứt ô nhiễm nhựa, trước hết cần điều chỉnh mô hình tiêu dùng và thói quen sinh hoạt, trong đó giảm sản xuất và tiêu thụ các bao bì nhựa hay túi nylon

Báo cáo cho thấy khi hàng triệu người trên thế giới cùng thực hiện những thay đổi nhỏ, điều này có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Năm ngoái, chiến dịch “Tháng 7 không bao bì nhựa” đã giúp giảm mức tiêu thụ nhựa thêm 300.000 tấn, góp phần đáng kể vào việc tránh sản sinh và tái chế 2,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Khoảng 88% trong số những người tham gia đã xây dựng cho bản thân một thói quen tích cực, có ích cho môi trường.

Ngày 3/7 – Ngày Quốc tế không sử dụng túi nylon hằng năm chính là một dịp để nhắc nhân loại nhớ rằng: Với mỗi chiếc túi nylon hay mỗi bao bì nhựa không dùng tới, chúng ta sẽ bớt đi cho Trái Đất một gánh nặng môi sinh và tránh được di sản không mong muốn cho các thế hệ mai sau.

Giảm thiểu rác thải nhựa: Những nỗ lực của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 23/5 thông báo đang điều tra Italy vì cho rằng nước này không thực hiện các hướng dẫn nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Giảm thiểu rác thải nhựa: Những nỗ lực của châu Âu - Hình 1
Rác thải nhựa trôi trên sông Spree ở Berlin, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Italy là một trong những nước đầu tiên ủng hộ các nỗ lực của châu Âu nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do đồ nhựa sử dụng một lần, song trong những năm gần đây quốc gia này phản đối việc mở rộng các quy định liên quan.

Năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) điều tra và phát hiện rằng các quy định của Italy về sản phẩm nhựa sử dụng một lần không tuân thủ các quy định của EU.

Sau đó, Italy chính thức "chuyển đổi" các quy định của EU về sản phẩm nhựa dùng một lần thành luật. Tuy nhiên, vấn đề này một lần nữa gây chú ý vào năm ngoái, khi Italy và Phần Lan cảnh báo sẽ nới lỏng các quy định của EU về bao bì nhựa dùng một lần.

Thông báo của EC cho biết Italy đã không thực hiện "đầy đủ và chính xác" các quy định về đồ nhựa sử dụng một lần, vốn được coi là đóng vai trò thiết yếu trong Chiến lược về nhựa và Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn của EU.

Nội các Italy cùng ngày xác nhận đã nhận được thông báo điều tra của EC.

Theo EC, Italy có thời gian 2 tháng để khắc phục các vấn đề được nêu trong kế hoạch trên. Nếu không tuân thủ, quốc gia này có thể sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt của EC.

Một nghiên cứu quốc tế mới đây cho thấy hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất.

Nghiên cứu được đăng trên trang chủ của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO), theo đó 12 tổ chức quốc tế, trong đó có Cơ quan khoa học quốc gia của Australia và CSIRO, đã lần đầu tiên đưa ra định lượng trách nhiệm đối với vấn đề ô nhiễm nhựa.

Dựa trên dữ liệu từ chương trình theo dõi rác thải nhựa kéo dài 5 năm tại 84 quốc gia trên thế giới, nghiên cứu chỉ ra công ty Coca-Cola của Mỹ là nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa lớn nhất, chiếm 11% tổng ô nhiễm nhựa toàn cầu. Tiếp theo là tập đoàn PepsiCo, chiếm 5%; Nestle của Thụy Sỹ và công ty thực phẩm Danone của Pháp đều chiếm 3%. Trong khi đó, 13 công ty khác gây ra ít nhất 1% ô nhiễm là nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống hoặc thuố.c l.á.

Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng lượng ô nhiễm nhựa có thương hiệu và không thương hiệu ngoài môi trường ở mức gần tương đương nhau.

Trong thông cáo báo chí, nhà nghiên cứu Kathy Willis của tổ chức CSIRO nhấn mạnh, những phát hiện trên cung cấp hiểu biết mới về những sản phẩm nhựa thải ra môi trường và nêu bật tầm quan trọng của các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề sản phẩm nhựa dùng một lần.

Trong số các giải pháp có các thiết kế sản phẩm an toàn và bền vững giúp cắt giảm nhu cầu toàn cầu về sản phẩm mới và tăng khả năng tái sử dụng, sửa chữa, cũng như tái chế.

Nhà nghiên cứu Willis cũng kêu gọi các tiêu chuẩn quốc tế cải thiện việc xây dựng thương hiệu bao bì để tăng khả năng truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm giải trình về ô nhiễm nhựa.

Trong khi đó, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối thịnh vượng chung Australia (CSIRO) và Đại học Toronto (Canada) gần đây công bố một nghiên cứu cho thấy hiện có tới khoảng 11 triệu tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm đang nằm sâu dưới đáy đại dương.

Nhóm các nhà nghiên cứu từ CSIRO và Đại học Toronto đã sử dụng hai mô hình dự đoán để ước tính số lượng và sự phân bố của rác thải nhựa dưới đáy biển. Nhà khoa học cấp cao Denise Hardesty tại CSIRO, người đã đóng góp cho nghiên cứu này, cho biết đây là ước tính đầu tiên trên thế giới về lượng rác thải nhựa dưới đáy đại dương và nơi nó tích tụ.

Theo bà Hardesty, mỗi năm lại có hàng triệu tấn rác thải nhựa được thải ra biển nhưng khó có thể đưa ra con số chính xác về số lượng rác thải nằm sâu dưới đáy đại dương. Vì vậy, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đáy đại dương đã trở thành nơi chứa hầu hết rác thải nhựa với số lượng ước tính từ 3 triệu tấn đến 11 triệu tấn.

Ước tính trên được đưa ra dựa trên dữ liệu từ các robot điều khiển từ xa (ROVs) và sử dụng những tấm lưới nặng được kéo dọc theo đáy đại dương. Theo dữ liệu từ ROV, khối lượng rác thải nhựa dưới đáy biển tập trung xung quanh các lục địa, với 46% trong tổng số lượng rác này nằm ở độ sâu hơn 200 m và 54% còn lại nằm ở độ sâu từ 200 m đến 11.000 m.

Theo UNEP, hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm, một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần, và chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế. Theo ước tính, khoảng 19-23 triệu tấn rác thải nhựa đang đọng lại ở sông, hồ và biển.

Trước đó, các nước thành viên EU tháng 12/2023 đã ủng hộ thực hiện luật mới về giảm thiểu rác thải bao bì, đồng thời nhất trí xây dựng những quy định riêng có liên quan cho những sản phẩm đặc thù.

Luật về rác thải bao bì được EC công bố hồi năm 2022 trong nỗ lực kiềm chế lượng rác thải bao bì đã gia tăng tới 20% trong một thập kỷ qua tại EU. Đây là hệ lụy từ hoạt động mua sắm trực tuyến và thói quen mua hàng "gói và mang đi".

Các quốc gia EU đều nhất trí ủng hộ một số mục tiêu chính trong luật mới, trong đó có quy định toàn bộ bao bì đóng gói sản phẩm đều phải được thiết kế để có thể tái chế vào năm 2030.

Bên cạnh đó, các quốc gia EU ủng hộ đề xuất loại bỏ những loại túi nilon, nhựa sử dụng một lần như túi mỏng đựng trái cây và rau quả, chai lọ mini đựng dầu gội đầu, các loại đĩa, cốc và hộp dùng một lần sử dụng phục vụ đồ ăn uống tại nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh.

Các quốc gia EU cũng cho rằng nên được trao quyền quyết định đối với một số trường hợp ngoại lệ trong những ngành đặc thù như rau quả hữu cơ. Trong khi đó, Nghị viện châu Âu ủng hộ một số miễn trừ đối với các mục tiêu như tái sử dụng bao bì ngành rượu vang...

Mặc dù vậy, một số quốc gia EU, trong đó có Phần Lan, bày tỏ phản đối do lo ngại quy định này sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất giấy và công nghiệp bột giấy.

Ủy viên phụ trách môi trường EU Virginijus Sinkevicius nhấn mạnh tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề rác thải bao bì. Quan chức này gọi việc rác thải bao bì tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là điều "không thể chấp nhận". Trung bình mỗi người dân châu Âu thải ra gần 180kg rác thải bao bì/năm.

Bao bì là một trong những ngành chính ngốn nhiều nguyên liệu thô nhất của EU khi có khoảng 40% tổng lượng nhựa và 50% tổng lượng giấy sử dụng trên toàn EU là dành để sản xuất bao bì. Theo đó, nếu không hành động, ước tính tới năm 2030, EU sẽ chứng kiến mức tăng hơn 19% rác thải bao bì, và riêng rác thải nhựa thậm chí còn tăng 46%. EU đặt mục tiêu tới năm 2040 sẽ giảm lượng rác thải nhựa khoảng 15% so với mức của năm 2018.

Theo các chuyên gia, ô nhiễm nhựa đã là một vấn đề toàn cầu và nếu không hành động, yếu tố này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn một cách đáng kể. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, lượng rác thải nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái dưới nước có thể tăng gần gấp ba lần, từ khoảng 9-14 triệu tấn/năm vào năm 2016 lên mức dự kiến khoảng 23-37 triệu tấn/năm vào năm 2040.

Trên mặt đất và trên các sông hồ thường xuyên tràn ngập vỏ chai lọ hoặc giấy gói bỏ đi, những hòn đảo nhựa rộng lớn cuộn xoáy trong đại dương, trong khi những "hạt vi nhựa" vô hình ngày càng được tìm thấy nhiều hơn là thực vật và thậm chí nhiều hơn cả con người.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
14:18:31 02/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024

Tin đang nóng

Vụ 3 sao Vbiz bị gọi tên vào phốt căng: Minh Dự và 1 nhân vật lên tiếng, chồng Phương Lan có động thái lạ
10:18:38 03/10/2024
Choáng váng trước bảng liệt kê chi phí học hành cho con của bà mẹ ở Nghệ An: Bảo sao 42 tuổ.i, thu nhập 35 triệu vẫn "tay trắng"
13:12:53 03/10/2024
Bỏ phố về trồng cây "mới lạ", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm
10:22:37 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week
13:23:13 03/10/2024
Vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phả.n cả.m với na.m sin.h: Tường trình của 2 học sinh liên quan
10:18:38 03/10/2024
Dẫn con gái riêng của chồng đi chơi, tôi chế.t lặng nghe được chuyện chồng lén lút làm sau lưng mình
11:43:20 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024

Tin mới nhất

Biểu tình lớn ở Argentina yêu cầu đảm bảo ngân sách cho giáo dục công lập

16:03:01 03/10/2024
Hệ thống đại học công lập của Argentina hiện có hơn 2 triệu sinh viên, hơn 155.000 giáo sư và 60.000 giảng viên. Trên cả nước có hơn 100 trường đại học, trong đó 50 trường tư thục.

Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ thị sát các khu vực chịu ảnh hưởng bởi bão Helene

15:49:47 03/10/2024
Trong một phát biểu đăng trên mạng xã hội X, Tổng thống Biden bày tỏ sự cảm thông đối với những người bị ảnh hưởng, đồng thời ca ngợi sự đoàn kết của người dân địa phương cũng như những nỗ lực các lực lượng tham gia cứu hộ.

Đình công tại các cảng ở Mỹ đ.e dọ.a đến nguồn cung thực phẩm

15:27:56 03/10/2024
Ông Jason Miller, thuộc Khoa quản lý chuỗi cung ứng của Đại học bang Michigan, cho rằng đây là một cơn ác mộng về chuỗi cung ứng.

Trung Quốc: Bão Krathon tiếp tục gây ảnh hưởng tại Đài Loan dù chưa đổ bộ

15:06:25 03/10/2024
Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc dự báo vào khoảng trưa cùng ngày, bão Krathon, yếu hơn cấp 2 trong thang đo bão của Trung Quốc, sẽ đổ bộ vào thành phố cảng Cao Hùng, phía Tây Nam Đài Loan.

Thủ lĩnh Hezbollah đã đồng ý ngừng bắ.n với Israel trước khi bị á.m sá.t

14:58:25 03/10/2024
Tuy nhiên, trong cuộc tấ.n côn.g ngày 27/9, Israel đã tiê.u diệ.t thủ lĩnh Nasrallah tại Beirut. Vào đêm ngày 1/10, Israel tuyên bố bắt đầu một chiến dịch trên bộ tại các khu vực biên giới phía nam Liban.

Vấn đề người di cư: Giải cứu 14 người Haiti bị tội phạm bỏ rơi trên đảo hoang

14:48:26 03/10/2024
Theo thủy thủ đoàn của tàu Joseph Tezanos, một số người di cư bị thương, thậm chí có người bất tỉnh và đã được đưa tới bệnh viện địa phương để chăm sóc, dưới sự giám sát của đặc vụ Biên phòng Mỹ tại khu vực.

Mỹ cấp 13 triệu USD giúp Ukraine tái thiết đất nước

14:44:28 03/10/2024
Trong thông báo trên trang web của tổ chức này, USAID viết: Hôm nay, thông qua USAID, Mỹ đã công bố khoản hỗ trợ ban đầu là 13 triệu USD để tăng cường năng lực của các hệ thống phục hồi tại Ukraine .

Tác động quân sự từ việc Ukraine rút khỏi thị trấn Vugledar

14:40:38 03/10/2024
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa chính thức tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thị trấn, những hình ảnh này càng củng cố thêm thông tin về sự thất thủ của Vugledar.

Nguồn cung nhân dân tệ tại Nga có thể sắp cạn kiệt

14:30:51 03/10/2024
Tổng Giám đốc ngân hàng Sberbank, ông German Gref, cũng thừa nhận rằng ngân hàng này không thể cho vay bằng nhân dân tệ do thiếu thanh khoản.

Đường sắt cao tốc tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc

14:24:39 03/10/2024
Trong thời gian tới, mạng lưới đường sắt của Trung Quốc, đặc biệt là đường sắt cao tốc, sẽ tiếp tục là "đầu tàu" phục vụ và hỗ trợ sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Latvia tăng cường phòng không gần biên giới với Nga và Belarus sau sự cố UAV

14:00:11 03/10/2024
Các radar được thiết kế riêng để phát hiện UAV cũng đã được triển khai dọc biên giới, cho phép quân đội Latvia xác định các vật thể mà trước đây không thể phát hiện được.

Hàng không Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng ở Trung Đông

13:58:11 03/10/2024
Ngoài ra, một số hãng hàng không châu Âu cũng đã điều chỉnh lộ trình tới Ấn Độ. Chuyến bay của Polish Airlines từ Vacsava đến New Delhi cũng đã tránh không phận Iran.

Có thể bạn quan tâm

Đừng lo bị Sony cấm đoán, có thể chơi "Helldivers 2" ngay trong Halo Infinite, miễn phí 100%

Mọt game

16:02:22 03/10/2024
Trong bối cảnh Helldivers 2 đang gặp phải lùm xùm cực lớn liên quan đến chính sách liên kết PSN từ Sony, chế độ chơi Helljumpers trong Halo Infinite thực sự là một gợi ý không tồi.

Đi giữa trời rực rỡ' tập 47: Chải ngã quỵ khi cầm sổ khám thai mang tên Pu

Phim việt

15:38:56 03/10/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 47, Chải sốc nặng khi thấy tên Pu ở cuốn sổ khám thai, nghi ngờ vợ tương lai có bầu với Thái.

HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?

Sao việt

15:32:14 03/10/2024
Cư dân mạng soi ra chi tiết nghi mối quan hệ giữa HIEUTHUHAI và Negav đã bị ảnh hưởng sau liên hoàn thị phi suốt mấy ngày qua.

Chị đẹp Mỹ Linh khuấy động đêm nhạc đông nhất của Trẻ Concert

Nhạc việt

15:21:11 03/10/2024
Ca sĩ Mỹ Linh cùng dàn ca sĩ trẻ và các sinh viên đã có một đêm nhạc ấn tượng trong dịp năm học mới. Những tiết mục của chị không chỉ đứng hát đơn thuần mà kết hợp vũ đạo cùng với vũ đoàn rất sôi động.

Loạt bằng chứng t.ố cá.o sự kìm hãm của YG đối với BLACKPINK

Nhạc quốc tế

15:02:19 03/10/2024
Để đến khi kết thúc hợp đồng độc quyền, fan mới có thể thấy sự bùng nổ của 4 cô gái. Hiện tại ngoài Jisoo đang tập trung đóng phim, thì 3 mẩu BLACKPINK đang bung hết sức mình.

Rap Việt mùa 4 b.ị ch.ê nhàm chán, thiếu sức hút: Vì đâu nên nỗi?

Tv show

14:55:25 03/10/2024
Dàn thí sinh mới chưa đem đến sự bùng nổ, ban giám khảo, huấn luyện viên không tạo nên sự tươi mới dù luật chơi đã được bổ sung thêm khá nhiều,

Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

Du lịch

14:45:47 03/10/2024
Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên đảo không có nhà dân, chỉ có một vài hàng quán nhỏ phục vụ du khách ra đảo.