Kêu gọi hợp tác, Trung Quốc vẫn không ngừng gây bất ổn

Theo dõi VGT trên

Những thông tin chi tiết về kế hoạch hợp tác vẫn còn rất ít ỏi, trong khi đó các hành động gây bất ổn của Trung Quốc tại Biển Đông không hề giảm đi.

LTS: Phần 1 bài viết này đã chỉ ra thách thức lớn thứ nhất với dự án Con đường tơ lụa trên biển của TQ. Phần 2 tiếp tục chỉ ra thách thức về sự thiếu đồng bộ chính sách của nước này.

Chính sách mâu thuẫn

Bên cạnh khả năng liên kết yếu, những mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (TQ) cũng đẩy kế hoạch Con đường tơ lụa trên biển MSR vào khó khăn. Một mặt, TQ kêu gọi hòa bình và hợp tác cùng phát triển, nhưng mặt khác, TQ vẫn tiến hành các hành động leo thang căng thẳng bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của các nước khác trên Biển Đông.

Tính đến nay, MSR chưa đạt được nhiều kết quả tại Biển Đông, khi TQ chỉ đồng quản lý dự án cảng Kuantan (Malaysia) trong ba điểm dừng chân tại Biển Đông là Việt Nam – Indonesia – Malysia. Tại Việt Nam, TQ vẫn chưa thể đầu tư vào các cảng trọng yếu ở ba miền. Còn dự án cảng biển trung chuyển quặng sắt tại Tanjung Sawuh (Indonesia) lại không nằm trên tuyến đi qua chính của MSR và cũng cách khá xa so với cảng Kuala Lumpur như TQ dự tính.

Trong khi đó, khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á lại được TQ “chứng tỏ” trên một khía cạnh khác: cải tạo hạ tầng (CSHT) và xây dựng đảo nhân tạo. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, tính đến tháng 9/2015, TQ đã cải tạo hạ tầng được 3.000 hecta trên các hòn đảo nước này chiếm giữ bất hợp pháp. Trên các đảo nhân tạo này, hàng loạt CSHT quân sự bao gồm cả cảng nước sâu và sân bay đang được xây dựng để mở rộng khả năng tiếp cận của hải quân và không quân TQ trên toàn Biển Đông.

Siêu dự án “Một vành đai, một con đường” OBOR được tuyên bố là một kế hoạch hội nhập kinh tế liên châu lục, tác động tới 4,4 tỷ người, 64 quốc gia và chiếm 29% GDP toàn cầu. Mục tiêu chính, như Trung Quốc tuyên bố, là thúc đẩy hợp tác và phát triển bền vững vì hòa bình và ổn định dọc theo hai trục đường.

Để thúc đẩy một tuyến đường an toàn và thuận lợi cho giao thương như OBOR (cũng như MSR nói riêng) đặt ra, OBOR cần thúc đẩy quan hệ ngoại giao và hợp tác để đảm bảo sự ủng hộ của các nước đối tác. Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy tự do hàng hải và hợp tác kinh tế biển, chính sách Biển Đông của TQ không ngừng gây căng thẳng, hàm chứa nguy cơ xung đột.

Kêu gọi hợp tác, Trung Quốc vẫn không ngừng gây bất ổn - Hình 1

Cảng Khâm Châu tại thành phố Khâm Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) – một địa điểm nằm trên dự án MSR của TQ. (Ảnh: Dfic.cn)

Bất chấp phản đối của các bên liên quan và từ chối giải quyết tranh chấp bằng luật pháp, TQ chưa thể thuyết phục ASEAN về mục tiêu hợp tác cùng phát triển. OBOR theo đó, được nhìn nhận dưới lăng kính địa chính trị, thay vì hợp tác kinh tế.

Tuyên bố của ASEAN sau Hội nghị cấp cao vào tháng 4/2015 đã thể hiện “quan ngại sâu sắc” với hành động cải tạo hạ tầng tại quần đảo Trường Sa. Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp ASEAN đưa tuyên bố quan ngại về vấn đề Biển Đông sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981.

Tầm quan trọng của ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Malaysia trong việc xây dựng MSR là không thể phủ nhận. Quyết định của các quốc gia ASEAN hải đảo quan trọng như Singapore, Indonesia và Việt Nam sẽ mở đường hoặc đóng sập cửa MSR ngay từ tuyến đầu tiên của con đường. Thiếu một lộ trình thông suốt và an toàn qua Biển Đông thì tuyến đường từ Ấn Độ Dương tới Đại Tây Dương cũng khó có thể đảm đương nhiệm vụ thúc đẩy nền kinh tế TQ.

Các xu hướng khu vực cho thấy lựa chọn tham gia vào MSR và chấp nhận một cuộc chơi rủi ro với TQ, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại rất lớn từ chính sách biển của TQ.

Năm 2015, Indonesia công bố tham vọng đầu tư 438 tỷ USD trong 5 năm tới để cải thiện và phát triển CSHT nhằm thúc đẩy kinh tế và biến nước này thành một trục hàng hải. Động thái có thể đ.ánh giá như một nỗ lực tự thân phát triển hệ thống cảng biển của nước này.

Kêu gọi hợp tác, Trung Quốc vẫn không ngừng gây bất ổn - Hình 2

Ảnh: Merics.org

Chiến lược “tứ giác kim cương an ninh” do Nhật đưa ra đã được Mỹ, Ấn Độ và Australia ủng hộ bằng các cuộc tập trận quân sự. Không chỉ thắt chặt hơn về mặt an ninh, đàm phán TPP cũng vừa tuyên bố hoàn thành và đạt được thỏa thuận cuối cùng. Những quốc gia thiết kế nên cuộc chơi Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế của 12 nước thành viên và giảm sự phụ thuộc của các nước Đông Nam Á vào TQ.

Mục tiêu của TQ thông qua OBOR và MSR là tham vọng đầy hứa hẹn nhưng lại không rõ ràng về mặt kế hoạch kinh tế lẫn chiến lược. Đến thời điểm này, ít có ai bên ngoài biết chính xác là các nước dọc theo con đường tơ lụa cả trên đất liền và trên biển sẽ liên kết với nhau ra sao. Những thông tin chi tiết về kế hoạch hơp tác vẫn còn rất ít ỏi, trong khi đó các hành động gây bất ổn tại Biển Đông vẫn không giảm đi.

Liệu OBOR có thực sự là một sáng kiến kinh tế sẽ thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu, hay nhiệm vụ chính của nó là một công cụ tuyên truyền nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược khác về an ninh – chính trị? Đó tiếp tục là câu hỏi đọng lại sau khi các tính toán kinh tế thể hiện các thách thức mà MSR phải đương đầu.

Theo Vũ Thành Công & Bùi Thạch Hồng Hưng

Vietnamnet

* Hai tác giả là nghiên cứu viên cộng tác (Research Associate) tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

Trung Quốc hứa hẹn lợi ích "khủng" nhưng toan tính khó lường

Thách thức về khả năng liên kết của dự án Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc qua khu vực Đông Nam Á bao gồm hai vấn đề chính.

Từ khi công bố vào tháng 10/2013, Con đường tơ lụa trên biển (MSR) của Trung Quốc (TQ) được hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho khu vực Đông Nam Á. Đầu tiên là nguồn vốn đầu tư cho hợp tác hàng hải và phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong chuyến công du ASEAN tháng 10/2013, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khẳng định chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng tài trợ cho các dự án hàng hải liên quan đến ASEAN, thông qua các thể chế hỗ trợ như Quỹ hợp tác hàng hải TQ - ASEAN (483 triệu USD). Tháng 11/2014, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường cam kết gói cho vay đặc biệt trị giá 10 tỷ USD dành cho phát triển cơ sở hạ tầng Đông Nam Á và 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác chung TQ - ASEAN.

Từ tháng 11/2014 - 03/2015, ASEAN tiếp tục nhận được lời hứa tăng đầu tư cho Cơ sở hạ tầng thông qua Qũy quản lý đầu tư Con đường tơ lụa trên biển và các nước ASEAN (816 triệu USD), AIIB (nguồn vốn 100 tỷ USD), Qũy Con đường tơ lụa (40 tỷ USD). Bắc Kinh mong muốn đến năm 2020, Con đường tơ lụa sẽ nâng tầm thương mại song phương TQ - ASEAN từ mức hiện tại 400 tỷ lên đến 1.000 tỷ đô la, còn đầu tư sẽ tăng 2,8 lần.

Theo "Tầm nhìn và Hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" mà TQ công bố, MSR sẽ mở ra "cơ hội mới và một tương lai mới cho TQ và tất cả các nước dọc theo con đường". Qua đó, một mạng lưới giao thương vận tải biển khổng lồ đi qua Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương sẽ liên kết hàng chục quốc gia từ châu Á sang châu Phi, tới tận châu Âu.

Cũng theo Trung Quốc, MSR (cũng như "một vành đai, một con đường" OBOR) sẽ thiết lập và tăng cường quan hệ đối tác giữa các quốc gia dọc theo tuyến đường chính, khuyến khích các quốc gia phối hợp chính sách kinh tế và triển khai hợp tác khu vực sâu rộng hơn, tiến tới cùng xây dựng một cấu trúc hợp tác kinh tế khu vực mở, cân bằng và toàn diện, mang lại lợi ích cho cộng đồng quốc tế.

Những hứa hẹn mang thì tương lai cần có thời gian để kiểm chứng. Từ góc nhìn hiện tại, các thách thức với TQ không chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật, mà cả các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của các quốc gia với niềm tin chiến lược về tầm nhìn dài hơi hơn. Trong đó nổi bật lên sự thiếu liên kết trong hệ thống cảng biển và sự không đồng bộ về chính sách của TQ.

Trung Quốc hứa hẹn lợi ích khủng nhưng toan tính khó lường - Hình 1

Cảng Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, TQ được kỳ vọng chiếm một vai trò quan trọng trên MSR. (Ảnh: Chinawatch.washingtonpost.com)

Thiếu khả năng liên kết

Thách thức về khả năng liên kết của MSR qua khu vực Đông Nam Á bao gồm hai vấn đề chính. Một là chưa có định hướng rõ ràng về khả năng liên kết hệ thống cảng biển duyên hải phía Đông TQ với các cảng biển hiện có và các kế hoạch cảng biển của ASEAN; và hai là sự thiếu liên kết giữa cơ sở hạ tầng cảng biển của các quốc gia Đông Nam Á với hải trình quốc tế.

Thứ nhất, về MSR và các cảng biển tại ASEAN. Hiện tại, các dự án đầu tư của TQ vẫn chưa cho thấy mối liên kết với hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển hiện có hoặc hướng phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước ASEAN. Lý do dẫn đến thách thức này là sự thiếu rõ ràng trong tính toán của TQ đối với MSR.

Trái với sự thành công của con đường tơ lụa trên bộ và hành lang biển qua Nam Á, đoạn MSR qua ASEAN hiện vẫn chưa rõ ràng về mặt thực thi. Đến tháng 3/2013, TQ chỉ mới xác định được 3 tuyến đường ưu tiên thực hiện vào năm 2015 là: (1) Dumai (Indonesia) - Malacca (Malaysia); (2) Belawan (Indonesia) - Penang (Malaysia) - Phuket (Thailand) và 3) Davao/General Santos (Philippines) - Bitung (Indonesia). Các tuyến đường khác như Muara (Brunei) - Labuan (Malaysia) - Brooke's Point (Palawan) và Muara-Zamboanga (Philippines) hiện đang gặp khó khăn trong các thỏa thuận cơ sở hạ tầng.

Tính đến tháng 8/2015, mức độ đầu tư cảng biển của TQ tại các nước ASEAN giáp biển Đông vẫn còn hạn chế và chỉ đạt được ba dự án. Một là dự án xây dựng cảng biển trung chuyển quặng sắt tại Tanjung Sawuh (Indonesia) trị giá 2 tỷ USD. Hai là chuỗi dự án tại tỉnh Kuantan (Malaysia) trị giá 3,4 tỷ USD. Ba là dự án cảng biển tại Koh Kong (Campuchia), nằm trong chuỗi dự án trị giá 5 tỷ USD mà TQ dự định đầu tư để biến Koh Kong thành một thành phố vệ tinh và du lịch sinh thái với cảng biển và sân bay.

Trung Quốc hứa hẹn lợi ích khủng nhưng toan tính khó lường - Hình 2

Ảnh: Merics.org

TQ cũng chưa đưa ra hướng liên kết MSR với Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (Master Plan for Connectivit - MPAC) của các nước Đông Nam Á, cụ thể là việc kết nối với Mạng lưới vận tải ASEAN RO - RO (ARN). Khác với liên kết đường ray trên bộ có thể kết nối trực tiếp tới các cảng Đông Nam Á thông qua Hệ thống đường ray Singapore - Kunming 7.000km, mạng lưới ARN lại quá xa so với hầu hết các cảng của TQ để có thể kết nối thành một hệ thống, do sự thiếu sẵn sàng của các cảng trong ARN và thiếu hệ thống đường xá kết nối các cảng với các khu vực sâu trong nội địa.

Đối với ASEAN, MPAC đóng một vai trò vô cùng quan trọng để định hình cấu trúc khu vực và vai trò trung tâm của khối này tại Đông Á. MPAC cũng nhắm tới việc kết nối để tăng khả năng cạnh tranh của ASEAN. Với mục đích đóng vai trò trung tâm, khó hình dung TQ sẽ chấp nhận vai trò "dẫn dắt" của ASEAN.

Có ý kiến đ.ánh giá, TQ dường như cũng không mong muốn hỗ trợ ASEAN xây dựng MPAC. Mâu thuẫn trong toan tính riêng giữa ASEAN và TQ nhiều khả năng sẽ biến MPAC thành một đối thủ cạnh tranh của MSR, thay vì hợp tác. Vì vậy, khi không thể liên kết hai hệ thống này với nhau, TQ sẽ khó nhận được sự hỗ trợ từ các nước ASEAN hải đảo - hiện cũng đang thực hiện các dự án hàng hải riêng.

Thách thức thứ hai là về khả năng liên kết giữa ASEAN với hải trình quốc tế mà nếu không thiết lập được thì liên kết các cảng của ASEAN với TQ cũng sẽ không mấy ý nghĩa. Kết quả là các cảng được đầu tư của TQ sẽ chỉ được sử dụng cho nhu cầu còn nhiều hạn chế của TQ, đặt ra các thách thức mới cho các nước Đông Nam Á. Hiện tại, ngoại trừ Singapore - trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, hệ thống cảng biển của các nước trong khu vực vẫn chưa thể liên kết chặt chẽ với hải trình quốc tế.

(Còn tiếp)

Theo Vũ Thành Công & Bùi Thạch Hồng Hưng

* Hai tác giả là nghiên cứu viên cộng tác (Research Associate) tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dư luận Trung Quốc bất bình về bê bối thực phẩm mới liên quan đến dầu ăn
15:06:05 10/07/2024
Nhật Bản: 93 ca t.ử v.ong nghi do dùng thực phẩm chức năng
17:09:39 10/07/2024
IDF đ.ánh giá mạng lưới đường hầm Hamas vẫn hoạt động tốt sau 9 tháng xung đột
08:58:27 10/07/2024
Rộ sắc hoa tím trên sa mạc khô cằn nhất hành tinh
19:58:01 10/07/2024
Đám cưới của con trai tỷ phú Ấn Độ gây hỗn loạn giao thông Mumbai
20:00:10 10/07/2024
Lãnh đạo Nga, Ấn Độ ra tuyên bố chung về phát triển chiến lược
17:04:59 10/07/2024
Hàn Quốc bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu KF-21
20:29:14 10/07/2024
Trung Quốc bắt người đàn ông giấu hơn 100 con rắn sống trong quần
23:47:27 10/07/2024

Tin đang nóng

10x Hải Dương từng khổ sở vì vòng 1 quá khổ, sau phẫu thuật thu nhỏ giờ ra sao?
15:38:06 11/07/2024
Vũ Luân "xanh mặt" sợ bị chơi xấu sau ồn ào với Hồng Loan, cấp tốc ra thông báo
15:51:02 11/07/2024
Hé lộ nguyên nhân đối tượng dùng búa tấn công vào đầu nữ Trung tá Công an
17:56:45 11/07/2024
Bệnh bạch hầu: Nỗi ám ảnh của thế giới, thêm 1 ca dương tính ở Bắc Giang
16:08:30 11/07/2024
Phẫn nộ hành động sửa tên, quốc tịch của Jennie thành Việt Nam sau scandal lớn nhất sự nghiệp
15:58:22 11/07/2024
Nhóm người xuống xe cãi nhau trước khi xảy ra tai nạn liên hoàn ở cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
17:06:09 11/07/2024
Ninh Dương Lan Ngọc và chuyến đi du học Australia đầy khó hiểu?
15:51:00 11/07/2024
Đêm cuối sắp ly hôn, chồng chạy hổn hển về nhà, trên tay bế đ.ứa b.é đỏ hỏn rồi nói một câu khiến tôi đứng tim
18:45:52 11/07/2024

Tin mới nhất

Lạm phát của Nga tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2023

21:32:04 11/07/2024
Theo Rosstat, chỉ số giá tiêu dùng tại Nga trong tháng 6 đã tăng 0,64% so với tháng trước đó. Trong tháng này, giá lương thực đã tăng 0,63% so với tháng trước đó và tăng 9,81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc: Số người t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở Trùng Khánh gia tăng

21:18:44 11/07/2024
Ngày 11/7, chính quyền thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc, cho biết số người t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở thành phố này đã tăng lên 5 người và một người khác vẫn đang mất tích.

Liên hợp quốc quan ngại các vụ tấn công trường học ở Gaza

20:12:26 11/07/2024
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã hối thúc phương Tây bỏ tiêu chuẩn kép đối với cuộc xung đột ở Gaza.

Mỹ hứng chịu 15 thảm họa khí hậu trong 6 tháng đầu năm

19:59:51 11/07/2024
Dữ liệu của NOAA cho thấy kể từ năm 1980, Mỹ đã trải qua 391 thảm họa thời tiết và khí hậu, với thiệt hại do mỗi thảm họa gây ra ít nhất là 1 tỷ USD. Tổng thiệt hại do những thảm họa này là 2.755 tỷ USD.

Dự báo nắng nóng kỷ lục bao trùm Italy

19:41:55 11/07/2024
Dịch vụ dự báo thời tiết trực tuyến ilMeteo.it lý giải đợt nắng nóng trên là do khối áp cao đang di chuyển từ châu Phi đẩy nhiệt độ và độ ẩm tăng lên ít nhất trong 10 ngày tới.

Nước thành viên NATO quyết định tặng Ukraine 6 chiến đấu cơ F-16

19:18:00 11/07/2024
Cùng với việc cho rằng máy bay chiến đấu F-16 rất quan trọng với Kiev, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre cho biết chính phủ nước này sẽ tặng 6 chiếc F-16 cho Ukraine để Kiev tự vệ trước các cuộc tấn công của Liên bang Nga.

Trên 30.000 người ở Myanmar phải sơ tán do lũ lụt

18:30:12 11/07/2024
Hiện chưa có báo cáo nào về thương vong do lũ lụt. Trước tình hình trên, nhà chức trách đã thành lập tổng cộng 128 nơi trú ẩn tạm thời.

Brazil: Nỗ lực dập tắt cháy rừng ở vùng đầm lầy Pantanal

18:27:23 11/07/2024
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia (INPE) Brazil, trong 6 tháng đầu năm nay, vùng đầm lầy nhiệt đới Pantanal đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục.

Apple đạt kỷ lục vốn hóa gần 3.600 tỷ USD

18:22:13 11/07/2024
Apple ghi nhận tín hiệu tích cực này sau khi họ trình làng bộ phần mềm mới cho các thiết bị thuộc hệ sinh thái Táo khuyết cùng công cụ Apple Intelligence tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) vào tháng 6 vừa qua.

Mỹ đang chuyển những quả bom hạng nặng đến Israel

18:18:39 11/07/2024
Israel đã công bố về kế hoạch hoàn tất chiến dịch tại Rafah trong những tuần tới và chuyển sang giao tranh ở cường độ thấp hơn, chủ yếu tập trung vào các cuộc tấn công ở Gaza nơi Hamas cố gắng tập hợp lại lực lượng.

Nga tuyên bố sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh hoà bình mới về Ukraine

17:46:16 11/07/2024
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin tuyên bố Moskva không chấp nhận tối hậu thư và sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh mới về Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh NATO: Lãnh đạo Hàn - Nhật thảo luận về hợp tác song phương

17:08:15 11/07/2024
Thủ tướng Kishida nhận định thêm rằng môi trường an ninh của khu vực châu Âu - Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng không thể tách rời .

Có thể bạn quan tâm

Tình cũ của mỹ nam Lee Min Ho là những ai?

Sao châu á

21:43:58 11/07/2024
Đi kèm với sự nổi tiếng này là sự đeo bám của các tay săn ảnh và giới truyền thông. Họ luôn theo dõi tất cả các cuộc hẹn bí mật của Lee Min Ho ở khắp mọi nơi.

Việt Hương - Hoài Phương tình tứ kỷ niệm 18 năm gắn bó

Sao việt

21:37:42 11/07/2024
Sau 18 năm gắn bó, vợ chồng nghệ sĩ Việt Hương và nhạc sĩ Hoài Phương có cuộc sống viên mãn khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Triệu tập tài xế ô tô đ.ánh t.ới t.ấp nam thanh niên ngay trước nhà

Pháp luật

21:35:20 11/07/2024
Theo hình ảnh trong clip ghi lại, khoảng 20h ngày 8/7, nam thanh niên dắt xe máy từ trong nhà ra đường số 9, phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức. Sau khi đóng cửa, nam thanh niên ngồi lên xe để chuẩn bị rời đi.

Duy Khánh: Tôi không lên 'Anh trai vượt ngàn chông gai' để giễu cợt hay làm hài

Tv show

21:34:55 11/07/2024
Duy Khánh cho biết anh muốn thể hiện khía cạnh mới: nỗ lực, nghiêm túc và tập trung cao độ khi đứng trên sân khấu âm nhạc.

Cục Đăng kiểm thông tin về 3 ô tô va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tin nổi bật

21:32:47 11/07/2024
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sáng nay (11/7), tra cứu dữ liệu phương tiện cho thấy, ô tô khách có BKS 15F-006.78, nền vàng, nhãn hiệu GAZ, sản xuất năm 2024.

Kanye West nhắn tin tán tỉnh nữ người mẫu 10X dù đang mặn nồng với vợ mới?

Sao âu mỹ

21:21:41 11/07/2024
Nữ người mẫu 22 t.uổi Mikaela Lafuente vừa tuyên bố trên mạng xã hội rằng cô đã nhận được những tin nhắn không phù hợp từ tài khoản chính thức của Kanye West.

'Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa' tập 5: Nghiêm 'quay xe' với bạn của vợ?

Phim việt

21:08:17 11/07/2024
Sau khi biết Quý đang cần t.iền, Nghiêm đã ngỏ lời muốn cho Quý mượn. Còn Quý hình như đang cần t.iền để đóng cọc vào một công ty để nhận hàng điện tử về làm ở nhà, vừa trông con vừa kiếm thêm thu nhập.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao Hồng Diễm không thử đóng vai phản diện?

Hậu trường phim

20:56:02 11/07/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim có Hồng Diễm đóng chính đã kết thúc. Với tôi, đây là vai diễn giậm chân tại chỗ của Hồng Diễm. Tôi mong một lần được thấy nữ diễn viên đóng vai phản diện.

Cảnh khóc không buồn nổi của mỹ nam "Trường tương tư 2"

Phim châu á

20:52:51 11/07/2024
Thời điểm hiện tại, Trường tương tư 2 đang thu hút nhiều sự chú ý nhờ thành công rực rỡ của mùa một. Tuy nhiên mới đây, bộ phim này bất ngờ bị soi ra một hạt sạn .

Phí Phương Anh hòa giọng cùng Trung Quân

Nhạc việt

20:37:49 11/07/2024
Phí Phương Anh nổi tiếng và được nhiều người biết đến sau khi trở thành quán quân của chương trình The Face Vietnam 2016.

Khu vui chơi Vinpearl Phú Quốc - "Thiên đường giải trí" giữa lòng đảo ngọc

Du lịch

20:29:31 11/07/2024
Nằm trên hòn đảo Phú Quốc xinh đẹp, khu vui chơi Vinpearl Phú Quốc là điểm đến không thể bỏ qua cho du khách ở mọi lứa t.uổi.