Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga

Theo dõi VGT trên

Nhiều yếu tố đã làm thay đổi quan điểm của Uzbekistan và Kazakhstan trong hợp tác với Nga về khí đốt.

Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga - Hình 1

(Từ trái sang) Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tại cuộc gặp ở Moskva ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định của chuyên gia Cosimo Antonio Strusi thuộc Viện Phân tích Quan hệ Quốc tế (IARI), việc hợp nhất liên minh ba bên với Kazakhstan và Uzbekistan cho phép Nga tìm ra một lối thoát mới để xuất khẩu khí đốt tự nhiên, sau khi Moskva ngày càng rời xa thị trường châu Âu. Ở cấp độ địa chính trị, thỏa thuận này sẽ cho phép Nga khai thác vị thế là nhà cung cấp năng lượng để tăng cường ảnh hưởng ở Trung Á.

Cụ thể, cuối tháng 2 vừa qua, hãng thông tấn Gazeta.uz (Uzbekistan) đưa tin Chính phủ Uzbekistan dự định phân bổ 500 triệu đô la Mỹ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm tăng hiệu quả. Khoản đầu tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường nhập khẩu khí đốt của Nga vào quốc gia Trung Á này, từ 9 tỷ mét khối như thỏa thuận ban đầu với Gazprom, lên 32 tỷ mét khối mỗi ngày.

Các bên đã đạt thỏa thuận chính thức hóa việc Nga gia nhập thị trường năng lượng Trung Á vào tháng 6/2023, nhân dịp Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg với sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Uzbekistan là Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Kazakhstan là Kassym-Jomart Tokayyev.

Thỏa thuận đã thiết lập liên minh khí đốt ba bên giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Đây là một dự án do Điện Kremlin đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn năng lượng này trong không gian hậu Xô Viết. Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho hai nước trên chính thức từ ngày 7/10/2023.

Nguồn gốc thỏa thuận và tác động địa chính trị

Ý tưởng thành lập liên minh khí đốt trên nảy sinh trong cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông Tokayev vào tháng 11/2022, với khả năng có sự tham gia của nước láng giềng Uzbekistan. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, chính phủ hai nước Trung Á tỏ ra không quan tâm nhiều đối với dự án, có lẽ do lo ngại bị trừng phạt từ phương Tây trong thời điểm nhạy cảm liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Sau đó, cả hai nước dần dần từ bỏ thái độ thờ ơ ban đầu, chấp nhận đề xuất của Nga và tham gia vào các cuộc đàm phán và ký kết thỏa thuận lịch sử.

Có rất nhiều lý do khiến cả Uzbekistan và Kazakhstan từ bỏ quan điểm ban đầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Á trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023. Bất chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cả Kazakhstan và Uzbekistan cũng như những nước khác trong khu vực đã phải đối mặt với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt liên tục trong những tháng mùa đông.

Video đang HOT

Nguyên nhân của tình trạng thiếu năng lượng có thể khác nhau, nhưng trong số các yếu tố quan trọng nhất, nhu cầu nội địa tăng lên và cơ sở hạ tầng yếu kém đã đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, ở Uzbekistan, cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn do lựa chọn của chính phủ loại bỏ một phần khí đốt sản xuất trong nước khỏi tiêu dùng trong nước, với mục đích phân bổ cho thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Chỉ trong giai đoạn gay gắt nhất của cuộc khủng hoảng mùa đông, Tashkent mới quyết định đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, trước sự phản ứng của người dân.

Thứ hai là thực tế không có đối tác và giải pháp thay thế khí đốt Nga nào mà đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.

Việc thành lập liên minh khí đốt ba bên sẽ cho phép Nga vượt qua, ít nhất một phần, những khó khăn kinh tế mà nước này phải đối mặt sau khi quan hệ với châu Âu ngày càng xấu đi.

Trong ngắn hạn, nguồn cung khí đốt từ Moskva chắc chắn cũng sẽ hữu ích cho Uzbekistan và Kazakhstan, giúp tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông mới, cũng như được hưởng lợi từ các khoản đầu tư do Nga thúc đẩy để tăng cường cơ sở hạ tầng địa phương. Đồng thời, nguồn cung cấp năng lượng của Nga có thể cho phép các nước Trung Á này khởi động lại xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó sẽ có thể hưởng lợi từ việc mua khí đốt với mức giá phải chăng để đáp ứng nhu cầu của mình.

Trong trung và dài hạn, thỏa thuận này dường như củng cố vai trò của Nga trong các động lực địa chính trị ở Trung Á, tái khẳng định vị thế của Moskva với tư cách là đối tác kinh tế, đồng thời là nhà bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực.

Sự trỗi dậy của Hàn Quốc ở Trung Đông và Bắc Phi

Trong những năm gần đây, các cường quốc châu Á ngày càng thể hiện sự quan tâm đến Trung Đông và Bắc Phi (MENA), củng cố quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh với nhiều nước trong khu vực.

Sự trỗi dậy của Hàn Quốc ở Trung Đông và Bắc Phi - Hình 1
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái) hội đàm với Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan tại Abu Dhabi vào ngày 15/1/2023. Ảnh: Yonhap

Mối quan tâm của Trung Đông đối với các cường quốc châu Á không chỉ giới hạn ở Trung Quốc: Hàn Quốc đang nổi lên như một nước tham gia chiến lược trong khu vực. Vậy lợi ích địa kinh tế và địa chính trị thúc đẩy sự hợp tác ngày càng tăng của họ là gì?

Trong những năm gần đây, các cường quốc châu Á ngày càng thể hiện sự quan tâm đến Trung Đông và Bắc Phi (MENA), củng cố quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh với các nước trong khu vực.

Mặc dù Trung Quốc ngày càng nhận được sự chú ý nhờ vai trò ngày càng tăng của mình trong hoạt động năng động này, nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh là nước này không phải là cường quốc châu Á duy nhất tìm kiếm sự hiện diện ở MENA. Đặc biệt, Hàn Quốc đã thể hiện cam kết liên tục trong việc gia tăng ảnh hưởng của mình, nhất là ở khu vực vùng Vịnh.

Theo nhận định của chuyên gia Sara Coppolecchia tại Viện Phân tích Quan hệ Quốc tế (IARI) có trụ sở ở Italy mới đây, Hàn Quốc trong những năm qua đã tích cực xây dựng quan hệ với các nước MENA, thúc đẩy quan hệ ngoại giao và mở rộng hợp tác trên một số lĩnh vực. Vào đầu thế kỷ này, các mối quan hệ đó ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, một phần do sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Seoul và một phần do nỗ lực của các nước Trung Đông hướng tới đa dạng hóa kinh tế và tái thiết sau xung đột.

Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Đông chủ yếu được thúc đẩy bởi: lợi ích địa kinh tế, gắn liền với nhu cầu năng lượng cũng như các cơ hội đầu tư và kinh doanh của Seoul trong một khu vực đang phát triển nhanh chóng; lợi ích địa chính trị, với việc Seoul đang tìm cách khẳng định mình là một đối tác đáng tin cậy trong khu vực và được công nhận là một cường quốc châu Á, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Lĩnh vực dầu khí và khí đốt

Như đã đề cập, sự hợp tác của Hàn Quốc với các nước Trung Đông rất đa dạng nhưng vẫn chủ yếu hướng tới an ninh năng lượng.

Điều đầu tiên cần lưu ý là Seoul gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu cho nhu cầu nhiên liệu hóa thạch, với lượng nhập khẩu chiếm 98% tổng lượng tiêu thụ. Năm 2021, Hàn Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ tư thế giới với giá trị nhập khẩu lên tới 60,6 tỷ USD. Trong năm đó, dầu thô lần đầu trở thành sản phẩm được nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Seoul nhập khẩu dầu thô chủ yếu từ Saudi Arabia, Mỹ, Kuwait, Nga và Iraq.

Cũng trong năm 2021, Hàn Quốc đẫ nhập khẩu 24,5 tỷ USD khí đốt, trở thành nước nhập khẩu khí đốt lớn thứ sáu thế giới. Khí đốt là sản phẩm nhập khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc. Các quốc gia cung cấp khí đốt chủ yếu là Mỹ, Qatar, Australia, Oman và Malaysia.

Những thông tin này do OEC (Tổ chức Quan sát về kinh tế) cung cấp, nêu bật sự phụ thuộc đáng kể của Hàn Quốc vào các nước Trung Đông để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.

Cho đến năm 2019, Hàn Quốc cũng là nước nhập khẩu dầu lớn từ Iran. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đã cản trở nghiêm trọng mối quan hệ của Seoul với Tehran, ban đầu làm tê liệt nền kinh tế Iran và hạn chế khả năng trao đổi thương mại của Hàn Quốc với Iran. Kết quả là Hàn Quốc chủ yếu quay sang các nước khác để cung cấp dầu.

Trong số này, Saudi Arabia đóng một vai trò quan trọng với việc Seoul đã ký 51 thỏa thuận và biên bản ghi nhớ vào tháng 10 năm ngoái. Trong số đó có hợp đồng giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc, một công ty do nhà nước Hàn Quốc kiểm soát và Saudi Aramco, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Saudi Arabia. Thỏa thuận này quy định việc tạo ra một kho dự trữ dầu thô chung khoảng 5,3 triệu thùng, sẽ được lưu trữ tại một cơ sở ở thành phố Ulsan của Hàn Quốc vào năm 2028.

Năng lượng hạt nhân

Trong thập kỷ qua, Hàn Quốc đã mở rộng hợp tác năng lượng với Trung Đông, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đặc biệt, Seoul đang ngày càng hỗ trợ một số quốc gia trong khu vực đa dạng hóa cơ cấu năng lượng, đáp ứng mong muốn của các chế độ quân chủ dầu mỏ nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đa dạng hóa nền kinh tế của họ.

Hàn Quốc chính thức bày tỏ mong muốn trở thành nước xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân khi Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng nước này công bố kế hoạch xuất khẩu 80 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2030.

Kể từ đó, Seoul bắt đầu xuất khẩu các lò phản ứng của mình, chủ yếu tập trung nỗ lực vào Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Hiện tại, 4 lò phản ứng đang hoạt động tại nhà máy điện hạt nhân Barakah, được xây dựng nhờ sự hợp tác giữa Hàn Quốc và UAE.

Sự trỗi dậy của Hàn Quốc ở Trung Đông và Bắc Phi - Hình 2

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái) đi cùng Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan (phải) tới địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại dinh tổng thống Qasr Al Watan ở Abu Dhabi vào ngày 15/1/2023. Ảnh: Yonhap

An ninh và buôn bán vũ khí

Trong lịch sử, sự tham gia của Seoul vào các vấn đề quốc phòng và an ninh ở khu vực MENA còn hạn chế so với các cường quốc khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước này đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của mình ở lĩnh vực này.

Hàn Quốc đã tham gia vào các liên minh do Mỹ lãnh đạo, bao gồm cả các cuộc xung đột, chiến tranh liên quan tới Iraq. Ngoài ra, Hàn Quốc còn đóng góp thông qua các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ), như Lực lượng Lâm thời LHQ ở Liban (UNIFIL). Hơn nữa, Hàn Quốc có sự hiện diện hải quân chống cướp biển ở Vịnh Aden và eo biển Hormuz.

Tuy nhiên, đóng góp đáng kể nhất của Seoul về mặt quốc phòng, an ninh cho các nước trong khu vực lại đến từ việc bán vũ khí. Hàn Quốc hiện là cường quốc quân sự lớn thứ 5 thế giới theo Báo cáo Sức mạnh toàn cầu 2024 và nổi lên là nước xuất khẩu vũ khí lớn vào năm 2022, với các thị trường trọng điểm là Trung Đông, Đông Nam Á và Nam Mỹ.

Một trong những thỏa thuận đầu tiên trong khu vực MENA xảy ra vào năm 2013 với Iraq, nước mua máy bay huấn luyện T-50IQ từ Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI).

Kể từ đó, Hàn Quốc đã ký kết các hợp đồng xuất khẩu vũ khí, trang thiết bị lớn với Ai Cập, UAE và Saudi Arabia. Các thỏa thuận vũ khí của Hàn Quốc chắc chắn đã được hưởng lợi từ nhu cầu và mong muốn ngày càng tăng của các nước MENA trong việc phát triển cơ sở công nghiệp và quốc phòng quốc gia của họ.

Tóm lại, với sự chuyển dịch ngày càng tăng của sức mạnh kinh tế và chính trị toàn cầu sang châu Á, các nước Trung Đông và Bắc Phi đang ngày càng hướng sự chú ý về phía Đông, tìm cách tăng cường quan hệ với các cường quốc châu Á chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Việc hợp tác với các cường quốc này, cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Á ở cấp độ toàn cầu, cũng được thúc đẩy bởi chiến lược đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế. Chiến lược này đáp ứng nhu cầu giảm thiểu rủi ro địa chính trị liên quan đến sự phụ thuộc vào một đối tác lớn duy nhất. Cách tiếp cận này ngày càng trở nên quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực MENA, được thúc đẩy bởi những bất ổn liên quan đến hành vi của Mỹ và đối với một số người, bởi mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc lịch sử vào các cường quốc thực dân.

Trong bối cảnh này, Hàn Quốc đang nổi lên như một đối tác có khả năng củng cố sự hiện diện của mình trong khu vực, mở rộng quan hệ với các quốc gia và lĩnh vực khác nhau. Những mối quan hệ này không ngừng phát triển và mang lại triển vọng phát triển đáng kể vì chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của các nước trong khu vực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Máy bay Boeing 777 quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại Hà Lan
05:59:00 24/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024
AP: Ukraine đang thúc giục Washington cho phép tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga
06:23:07 24/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024

Tin mới nhất

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO

21:31:35 25/06/2024
Ba Lan đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, bao gồm cả thịt gia cầm, và Tổng thống Duda nói với truyền thông Ba Lan sau cuộc đàm phán rằng họ đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Nga vào đầu tháng 7 tới

21:14:48 25/06/2024
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Nga đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Modi đến nước này trong thời gian tới, song không nêu thời điểm cụ thể.

Nắng nóng kỷ lục tại vùng Tây Siberia của Nga

21:11:03 25/06/2024
Theo bà Kichanova, nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ cao bất thường là do các khối không khí ấm di chuyển từ Trung Á, các vùng áp cao ở tầng đối lưu góp phần làm gia tăng nhiệt độ.

Hàn Quốc triển khai nhiều chính sách thúc đẩy tăng tỷ lệ sinh

21:09:21 25/06/2024
Ngoài ra, khoảng thời gian nghỉ chăm sóc trẻ chưa được sử dụng sẽ được cộng thêm gấp đôi vào thời gian giảm giờ làm việc của cha mẹ.

Số vụ cháy rừng thảm khốc tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ

21:01:14 25/06/2024
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giai đoạn 2017 - 2023 đã chứng kiến những thảm họa cháy rừng khốc liệt nhất, xét về tần suất và cường độ. Trong đó, năm 2023 là năm có cường độ cháy rừng thảm khốc nhất.

Xử lý vết dầu loang tại đảo Sentosa sẽ mất 3 tháng

20:57:17 25/06/2024
Sự cố tràn dầu xảy ra ngày 14/6 vừa qua sau vụ va chạm giữa tàu nạo vét treo cờ Hà Lan và tàu chở dầu Marine Honor treo cờ Singapore.

Phòng cấp cứu chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân sốc nhiệt ở Ấn Độ

20:40:26 25/06/2024
Khi phần lớn miền Bắc Ấn Độ phải hứng chịu nắng nóng khắc nghiệt kéo dài từ giữa tháng 5, một bệnh viện ở New Delhi đã mở khoa cấp cứu dành riêng cho bệnh nhân sốc nhiệt.

Báo động về tội phạm bài Hồi giáo tại Đức

20:33:09 25/06/2024
Claim cho biết xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza tác động rõ rệt đến số liệu thống kê tội phạm liên quan bài Hồi giáo tại Đức.

Có thể bạn quan tâm

Cá trích là cá gì? Cá trích tươi rói bán đầy chợ, chỉ 30.000 đồng đã có ngay những món ăn cực ngon lại đưa cơm

Ẩm thực

05:48:42 26/06/2024
Thịt cá trích chắc, ngọt tự nhiên nên rất được ưa chuộng trong nhiều món ăn. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu top 4 món ngon từ cá trích mà bạn dễ dàng nấu tại nhà, đảm bảo ngon mê ly!

Một trẻ bị điện giật t.ử v.ong khi trèo trạm biến áp gỡ diều

Tin nổi bật

05:47:41 26/06/2024
Khi người dân xung quanh phát hiện và tổ chức ứng cứu thì cháu T đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Cháu được đưa đến cơ sở y tế nhưng không qua khỏi.

Smilegate ấn định ngày phát hành của bom tấn mới, tiếp tục mang tin buồn tới cộng đồng game Việt

Mọt game

05:44:45 26/06/2024
Cách đây ít lâu, Smilegate - cha đẻ của Đột Kích đã khiến làng game quốc tế sững sờ khi thông báo ra mắt một tựa game nặng đô mới có tên Lord Nine.

Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc

Netizen

04:30:25 26/06/2024
Pun, tên thật là Phạm Diễm Quỳnh, sinh sống ở Hà Nội - idol Tóp Tóp khá nổi tiếng với cư dân mạng. Nhắc đến cô nàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến niềm đam mê váy lolita, bồng bềnh kiểu công chúa, với những bộ cánh lên đến vài chục triệu...

Liệu 'Inside Out 2' có đạt được doanh thu tỷ đô?

Hậu trường phim

23:48:43 25/06/2024
Nhìn vào doanh thu của Inside Out 2 tại thời điểm hiện tại, nhiều người thắc mắc liệu bộ phim hoạt hình của Pixar có cán mốc tỷ đô?

'Dự án mật: Thảm họa trên cầu' - Bom tấn Hàn Quốc từng gây sốt tại Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 76

Phim châu á

23:45:28 25/06/2024
Vai diễn để lại của cố diễn viên Lee Sun Kyun trong phim điện ảnh Dự án mật: Thảm họa trên cầu xác nhận hạ cánh rạp Việt vào tháng 7 năm nay.

4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu

Thời trang

23:12:20 25/06/2024
Áo thun luôn được yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ mát, thoải mái khi diện. Món thời trang này còn mang đến hiệu quả hack t.uổi và không hề kén người mặc.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Rapper đầu tiên của Việt Nam ra album kép

Nhạc việt

22:55:13 25/06/2024
Karik sẽ kỷ niệm 15 năm hoạt động nghệ thuật của mình bằng một album kép với tựa đề 421 , thể hiện sự tương phản trong âm nhạc của anh.

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.

Taylor Swift nuốt phải bọ khi đang biểu diễn ở London

Nhạc quốc tế

22:21:49 25/06/2024
Theo các báo cáo, Taylor Swift - một lần nữa - vô tình nuốt phải một con bọ trên sân khấu trong buổi hòa nhạc Eras Tour của cô ở London.