J-16 – “đứa con nhân bản lỗi” của Su-30MK2

Theo dõi VGT trên

Vừa qua, Trung Quốc đã chính thức công khai máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 J-16 mà họ tự nhận là do người Trung Quốc tự lực chế tạo, nhưng thực chất đó lại là một sản phẩm “nhân bản” từ nguyên mẫu Su-30MK2 của Nga.

Tháng 12 năm 2012 vừa qua, một số bức ảnh từ các nguồn không chính thống đã xuất hiện và được lan truyền trên Internet, xem xét các bức ảnh đó, không khó để nhận ra rằng J-16 chính là bản sao của Su-30MK2 của Nga. Có tin cho biết, Trung Quốc sẽ chế tạo ít nhất là 24 chiếc J-16 (biên chế đủ cho 1 trung đoàn) để trang bị cho lực lượng không quân hải quân nước này và hiện đã hoàn tất được 16 chiếc.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đ.ánh tiếng với Nga cùng nhau nghiên cứu, chế tạo một loại tiêm kích 2 chỗ ngồi thuộc thế hệ Su-30 là Su-30MKK, 10 năm sau Nga lại nâng cấp nó lên thành phiên bản Su-30MK2. Lúc đó, Trung Quốc tiếp nhận được khoảng 100 chiếc Su-30MKK và triển khai “mổ xẻ”, nghiên cứu nó để bây giờ cho ra mắt J-16.

J-16 - đứa con nhân bản lỗi của Su-30MK2 - Hình 1

Bề ngoài của J-16 cũng na ná như các máy bay dòng họ Su của Nga

Năm 1995, Trung Quốc đầu tư 2,5 tỷ USD để được Nga cấp giấy phép sản xuất 200 chiếc Su-27, hợp đồng này quy định Nga sẽ cung cấp thiết bị điện tử và động cơ còn Trung Quốc sản xuất các phụ kiện khác dựa vào bản vẽ thiết kế và quy trình công nghệ. Nhưng hợp đồng mới thực hiện được gần nửa (95 chiếc) thì Trung Quốc đã hủy bỏ hợp đồng không mua nữa mà sử dụng dây chuyền công nghệ để tự sản xuất hàng “nhái” là J-11.

Global Strategic khẳng định, Trung Quốc chỉ đủ tầm tiến hành “phục chế” nó chứ không có bước đột phá nào về công nghệ đạt chuẩn một phiên bản mới và trên lĩnh vực này họ tỏ ra có “truyền thống”. Ngoài sản phẩm J-10 được sản xuất theo giấy phép Su-27 của Nga, còn lại tất cả các loại khác đều là phiên bản “nhái” của các loại máy bay Nga.

Nga cũng đã cảnh cáo Trung Quốc, nếu cố tình “nhái lại” các sản phẩm của họ thì chỉ đạt được toàn hàng kém chất lượng vì các hệ thống thiết bị điện tử, dẫn đường của các loại máy bay này không dễ làm làm giả được, hơn nữa, sản xuất động cơ máy bay là điểm yếu cố hữu mà Trung Quốc chưa thể khắc phục được.

J-16 - đứa con nhân bản lỗi của Su-30MK2 - Hình 2

J-11 trông bề ngoài bóng bẩy những chất lượng không bằng J-10

J-11 mà Trung Quốc từng ca ngợi là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, vượt trội Su-30 của Nga nhưng thực chất là bản sao chép của Su-27 với độ tin cậy kém hơn cả J-10. Trong năm 2009 và 2010, cả không quân và hải quân Trung Quốc đều đã từng từ chối tiếp nhận vì trong quá trình bay thử đã có vài chiếc trục trặc động cơ dẫn đến gãy càng khi hạ cánh và vỡ nắp buồng lái vì khả năng chịu áp lực kém.

Thế hệ động cơ WS-13 “Thái Sơn” là đứa con “nhân bản lỗi” của RD-93, được thử nghiệm trên loại máy bay FC-1, liên hợp sản xuất với Pakistan. Thế nhưng khi quyết định sản xuất cho Pakistan với cái tên JF-17, Pakistan đã loại bỏ thẳng tay WS-13 khiến Trung Quốc phải vội vàng mua thêm RD-93 để lắp đặt cho họ. Hiện nay, chẳng có loại máy bay nào của Trung Quốc sử dụng WS-13 đã nói lên chất lượng của nó là như thế nào.

J-16 - đứa con nhân bản lỗi của Su-30MK2 - Hình 3

Kết cấu và hệ thống thiết bị của Su-30MK2 không dễ để làm giả

Hiện Trung Quốc đang nỗ lực phát triển loại động cơ WS-15 “Thái X” để sử dụng cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhưng một minh chứng rõ nét cho sự thất bại của họ là “máy bay tàng hình Trung Quốc sánh ngang với F-22″ là J-31 của Thẩm Dương vẫn đang phải sử dụng 2 động cơ RD-93 cải tiến tương đương RD-33MK đã nói lên thực trạng yếu kém trong sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga. Nếu 2 loại động cơ này là hoàn hảo, Trung Quốc đã không phải tiếp tục bỏ ra hàng tỷ USD để mua các loại động cơ bị họ coi là “chiếu dưới” so với WS-10 và WS-13 như AL-31FN và RD-93 và cũng không cần phải gạ gẫm mua 117S trên Su-35 của Nga làm gì.

Video đang HOT

Cũng giống như J-11, J-16 sử dụng động cơ WS-10 “Thái Hàng” do Trung Quốc tự chế tạo có độ tin cậy rất kém. Hiện nay, ngoài J-11 ra không có loại máy bay nào của Trung Quốc sử dụng mà toàn dùng động cơ RD-93 và AL-31FN của Nga. Từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước đến nay Trung Quốc đã phải nhập hàng nghìn chiếc động cơ Nga để lắp ráp vào các máy bay “vượt trội so với công nghệ của Nga”. Chính Su-30MK2 sử dụng động cơ AL-31FP là phiên bản nâng cấp của AL-31FN, mà hiện Trung Quốc vẫn phải nhập loại động cơ này thì WS-10A lắp vào J-16 phải chăng là để “làm cảnh”?

J-16 - đứa con nhân bản lỗi của Su-30MK2 - Hình 4

Chiếc JF-17 của Pakistan cũng không thèm sử dụng động cơ WS-13 của Trung Quốc

Có thể khẳng định là với trình độ công nghệ hiện nay của Trung Quốc, ngoài vẻ ngoài bóng bẩy, chất lượng của chiếc J-16 chỉ có thể sánh ngang với J-11 và J-10, thậm chí với động cơ WS-10A thì độ tin cậy của nó không bằng được J-10 sử dụng động cơ AL-31FN.

Theo ANTD

Chiến lược "xiết mới, nới cũ" khiến Trung Quốc “lạc lối và tụt hậu”

Không ai xếp các loại máy bay J-7, J-8 và Q-5 của Trung Quốc vào thế hệ thứ 3 như họ tự nhận và cũng thật khập khiễng khi so sánh J-10, J-11 và JH-7 của Trung Quốc với những máy bay thế hệ thứ 4 của Nga như Su-34, Su-35 và Mig-35. Một trong những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ vấn đề động cơ.

Nga chỉ bán những động cơ đã lỗi thời cho Trung Quốc

Các thế hệ động cơ Nga bán cho Trung Quốc đều thuộc loại đã sản xuất theo công nghệ những năm 80 của thế kỷ trước, còn những thế hệ động cơ hàng đầu của Nga hiện nay là 117S, 117C (thuộc thế hệ AL-41F) có công suất vượt trội so với thế hệ AL-31F và RD-93 thì Nga không bán cho bất kỳ ai và đang có kế hoạch thay thế các loại động cơ hiện đại này cho các máy bay đang sử dụng trong lực lượng không quân.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 1

AL-31FN hiện đang là xương sống của không quân Trung Quốc

Người Trung Quốc có thể mua thoải mái AL-31FN và RD-93 để trang bị cho máy bay của mình (J-10, J-11, JH-7) và sử dụng chúng để nghiên cứu, mô phỏng động cơ của mình, thế nhưng họ vẫn chỉ "nhái" lại những loại động cơ đã lỗi thời của Nga, còn Nga đã nâng cấp 2 loại này lên chuẩn công nghệ cao hơn rất nhiều.

Với thế hệ AL-31F của hãng NPO Saturn, Nga đã phát triển đến phiên bản AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34. Còn RD-93 là phiên bản xuất khẩu đời đầu của RD-33 dùng cho Mig-29 của hãng OAO Klimov, lực đẩy hơn 9000kg. Nhìn chung, các loại động cơ của Klimov có lực đẩy thấp hơn so với Saturn, biến thể cao nhất của nó là RD-33MK cũng chỉ có lực đẩy 11000kg. Loại động cơ này hiện đang được sử dụng trên các loại máy bay Mi-29K, Mig-29KUB và Mig-35. Cả 2 loại động cơ này Nga đã đem trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Bắc Kinh lần thứ 4 diễn ra vào tháng 9-2011.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 2

AL-31F-M1 vượt trội so với AL-31FN, hiện đang được sử dụng trên
Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và Su-34

Cũng trong triển lãm đó, Nga trưng bày phiên bản lạ nhất của thế hệ AL-31F là AI-222-25 chuyên dùng cho máy bay phản lực huấn luyện mới nhất của Nga là Su-130. Loại động cơ này cũng có lực đẩy 12000kg, gần bằng AL-31FN và vượt hơn so với RD-33MK và WS-10 của Trung Quốc. Mua loại máy bay này về rồi chất tải thêm vũ khí có lẽ cũng chẳng kém gì J-10, J-11 và JH-7 của Trung Quốc.

Trước đây Nga đã kiên quyết từ chối lời dạm hỏi mua 2 chiếc Su-33 của Trung Quốc, kể cả khi Bắc Kinh đề nghị tăng lên đến 14 chiếc, Moscow vẫn cương quyết không bán và khẳng định thấp nhất con số cũng phải là 50 chiếc mới "xem xét".

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 3

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Su-34 của Nga sử dụng động cơ AL-31F-M1

Đấu năm nay, Bắc Kinh cũng ngỏ lời với Moscow mua Su-35 với 2 mục đích, vừa có được 1 số máy bay thế hệ thứ 4 làm nòng cốt, nhưng mục đích chính là nhằm vào động cơ AL-41F có lực đẩy cao hơn 16% so với động cơ AL-31FN. Rút kinh nghiệm từ lần mua Su-33, Trung Quốc đã đề nghị mua tới 48 chiếc Su-35 với giá 4 tỷ USD để trang bị cho 2 trung đoàn, thế nhưng Nga vẫn lắc đầu và tuyên bố, không quân Nga không có để mà dùng nói gì đến đem đi xuất khẩu.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 4

Su-35 sử dụng động cơ AL-41F-1S (117S)

Thực chất, người Nga hiểu rằng, nếu họ để Trung Quốc nắm được hết công nghệ sản xuất động cơ thế hệ thứ 3 và thứ 4 thì vị thế thứ nhì trên thị trường xuất khẩu vũ khí nói chung và máy bay nói riêng chắc chắn sẽ không giữ được. Vì vậy, trong thời điểm này Nga cương quyết không bán Su-35.

Nga làm Trung Quốc lạc lối và tụt hậu trong sản xuất máy bay

Việc Nga nhất quyết không bán các loại động cơ thế hệ mới làm Trung Quốc bắt buộc phải nghiên cứu, chế tạo động cơ nội địa trên cơ sở các loại động cơ cũ. Hiện Trung Quốc đang phát triển động cơ WS-15 với tên gọi "Thái X". Đây là một chương trình chế tạo động cơ dành riêng cho máy bay thế hệ thứ 5, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển WS-10 và WS-13. Trung Quốc tự tin với trình độ sao chép siêu hạng của mình họ có thể chế tạo được một thế hệ động cơ hoàn toàn mới với tính năng vượt trội.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 5

Kết cấu của động cơ AL-41F-1S (117S) làm người ta rối mắt với hàng nghìn chi tiết

Thế hệ động cơ WS-10 "Thái Hàng" của Trung Quốc được phỏng chế từ nguyên mẫu động cơ AL-31F, dự kiến sẽ trang bị cho J-10, J-11 và J-15 thế nhưng J-10 và nguyên mẫu J-15 sử dụng toàn động cơ AL-31FN của Nga, còn JH-7 thì sử dụng RD-93. Duy nhất có J-11 dùng WS-10 nhưng ít ai biết là không quân và hải quân Trung Quốc đã 2 lần từ chối đưa vào biên chế loại J-11B do trục trặc về động cơ khi cất, hạ cánh. Sau nhiều lần điều chỉnh tham số kỹ thuật họ mới chấp nhận, nhưng J-11 vẫn không mang lại sự yên tâm. Vì vậy, tuy có tiếng là loại máy bay công nghệ cao hơn nhưng Trung Quốc lại coi J-10 làm nòng cốt và định chế tạo 1200 chiếc làm xương sống cho lực lượng không quân.

Thế hệ động cơ WS-13 "Thái Sơn" là đứa con "nhân bản lỗi" của RD-93, được thử nghiệm trên loại máy bay FC-1, liên hợp sản xuất với Pakistan. Thế nhưng khi quyết định sản xuất với cái tên JF-17, Pakistan đã loại bỏ thẳng tay WS-13 khiến Trung Quốc phải vội vàng mua thêm RD-93 để lắp đặt cho họ.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 6

PAK FA Sukhoi T-50 sử dụng AL-41F-1S (117S) trong quá trình thử nghiệm

Nếu 2 loại động cơ này là hoàn hảo, Trung Quốc đã không phải tiếp tục bỏ ra hàng tỷ USD để mua các loại động cơ bị họ coi là "chiếu dưới" so với WS-10 và WS-13 như AL-31FN và RD-93 và cũng không cần phải gạ gẫm mua 117S làm gì.

Động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Ngoài 117S ra, thế hệ này còn có loại AL-41F-1 (được gọi là 117C). Hiện các loại động cơ này đang được sử dụng trong nguyên mẫu bay thử của máy bay thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 7

RD-33MK hiện đang được lắp đặt trên Mig-29K, Mig-29KUB và Mig-35

Về tính kinh tế, AL-41F có lượng tiêu hao nhiên liệu giảm 8%, chu kỳ bảo dưỡng động cơ cũng tăng từ 1000h lên 4000h. Như vậy, nó có thể sử dụng trong 7000h bay, gần gấp đôi các loại động cơ cũ (4000h), kéo dài thời hạn sử dụng lên tới 10 năm so với các động cơ thế hệ cũ.

Về đặc tính kỹ thuật, lực đẩy của AL-41F-1S đạt 14.500 kg, vượt trội hơn rất nhiều so với AL-31F (12.500). Chúng ta cần biết, trong chế tạo động cơ máy bay siêu âm, để lực đẩy tăng lên 1000kg đã là một bước tiến rất dài về công nghệ. Hiện trên thế giới có rất nhiều động cơ đạt trên 10.000kg nhưng rất ít loại đạt đến tầm AL-31F, chứ đừng nói là AL-41F. Chính vì vậy, mặc dù có trong tay cả AL-31FN và RD-93 để sao chép nhưng động cơ nội địa dành cho máy bay thế hệ thứ 4 của Trung Quốc vẫn không đạt được yêu cầu chất lượng.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 8

Mig-35 sử dụng loại động cơ RD-33MK của hãng Klimov

Động cơ 117S đã được dùng trong quá trình thử nghiệm PAK FA nhưng nó không đạt chuẩn động cơ tương lai của loại máy bay này, tính năng của động cơ chỉ phù hợp trong quá trình thử nghiệm với thời gian bay ngắn chứ vẫn không đủ để giúp máy bay duy trì tốc độ siêu âm trong suốt hành trình. Nó chỉ dùng để lắp đặt trên các máy bay thế hệ thứ 4 như Su-35 mà thôi.

Với các động cơ thế hệ AL-41F mà Nga vẫn chưa cho là đủ thì việc Trung Quốc mổ xẻ các loại động cơ thế hệ cũ hơn của Nga để chế tạo động cơ máy bay thế hệ thứ 5 của mình thì thật đáng suy nghĩ. Việc chế tạo một thế hệ động cơ mạnh hơn hẳn phải dựa trên cơ sở công nghệ mới có tính vượt trội, còn dựa trên một nguyên mẫu thì tối đa cũng chỉ nâng cấp lên ở một mức hữu hạn.

Chiến lược xiết mới, nới cũ khiến Trung Quốc lạc lối và tụt hậu - Hình 9

Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc J-31 sử dụng động cơ cổ lỗ sĩ RD-93 của Nga

Hiện chiếc J-31 của Thẩm Dương vẫn đang phải sử dụng 2 động cơ RD-93 cải tiến tương đương RD-33MK đã nói lên thực trạng công nghiệp sản xuất động cơ Trung Quốc. Đó là sự yếu kém trong sản xuất động cơ nội địa và sự phụ thuộc vào công nghệ động cơ của Nga. Một khi ngành công nghiệp này của Nga "hắt hơi sổ mũi" là Trung Quốc sẽ lăn đùng ra ốm trước.

Có thể nói, chính chính sách "xiết mới, nới cũ" của Moscow đã làm Bắc Kinh lạc lối trong định hướng phát triển và tụt hậu về công nghệ chế tạo động cơ. Con đường phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ vẫn còn quá nhiều chông gai.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Cảnh báo mới sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm
05:55:18 28/06/2024

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Kardashian -West kẻ phất lên thành tỷ phú, người cạn kiệt tài sản hậu ly hôn
10:52:40 29/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên lạ lẫm sau "chia tay", nghi lạm dụng thẩm mỹ, fan tiếc nuối
14:02:26 29/06/2024

Tin mới nhất

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Những dấu hiệu suy giảm kinh tế Mỹ trong nửa đầu năm

14:29:41 29/06/2024
Theo nhận định, những dấu hiệu về căng thẳng tài chính, nhu cầu lao động khiêm tốn, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng và những thách thức từ đồng USD mạnh lên có thể sẽ tiếp tục cản trở tăng trưởng kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế

14:27:02 29/06/2024
Theo VFA, châu Âu vẫn đang thống trị lĩnh vực ô tô và công nghệ y tế. Báo cáo của VFA cho rằng châu lục này cần đầu tư một cách chiến lược, đặc biệt vào các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng.

Cánh buồm đỏ thắm - Lễ trưởng thành của học sinh phổ thông Nga

14:21:23 29/06/2024
Sự kiện có sự tham gia của khoảng 60.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông ở St. Peterburg và đại diện những học sinh xuất sắc từ khắp nơi trên nước Nga, cùng hòa mình trong không gian sôi nổi tại Quảng trường Cung điện.

'Được ăn cả, ngã về không'

14:19:24 29/06/2024
Để thu hút cử tri, NFP đưa ra rất nhiều đề xuất, mà đôi khi không nói rõ nguồn tài chính ở đâu. Đầu tiên là các dự án công bằng xã hội , bao gồm việc giới hạn giá trần các nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và nhiên liệu.

Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng

14:16:52 29/06/2024
Những sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu xin được việc làm tại các cơ sở điều dưỡng sẽ được xin thị thực E-7, cho phép làm việc trong 88 ngành nghề do Bộ trưởng Tư pháp chỉ định.

Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump

14:10:50 29/06/2024
Về phần mình, ông Trump đã đưa ra một loạt thông tin sai sự thật trong suốt cuộc tranh luận và đ.ánh lạc hướng các câu hỏi, làm dấy lên lo ngại về khả năng tranh cử.

Khai trương Siêu thị đồ lưu niệm Thế vận hội 2024 lớn nhất Paris

14:04:04 29/06/2024
Các bộ sưu tập dành riêng cho các môn thể thao Olympic và Paralympic cũng được bày bán ở đây, cùng với các linh vật sang trọng độc đáo là những chiếc mũ Phryges, biểu tượng của cuộc Cách mạng Pháp.

Biểu tình tiếp diễn trên khắp Kenya, trên 58 cảnh sát bị thương

13:57:08 29/06/2024
Theo thông kê từ cơ quan truyền thông Citizen Digital của Kenya, kể từ khi làn sóng biểu tình bạo loạn nổ ra ở nước này thời gian gần đâu, đã có ít nhất 23 người t.hiệt m.ạng và hơn 300 người bị thương.

Cuba tăng cường quan hệ với kiều bào

12:11:57 29/06/2024
Như vậy, người Cuba cư trú tại nước ngoài sẽ không bị mất các quyền ở trong nước, bao gồm cả quyền sở hữu các tài sản như nhà cửa, phương tiện.

Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể

12:09:29 29/06/2024
Cuộc họp có sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và diễn ra trong bối cảnh có kỳ vọng rằng WPK sẽ thảo luận về các biện pháp thực hiện hiệp ước đối tác mới với Nga.

Có thể bạn quan tâm

Euro 2024: Người mẫu gợi cảm Slovakia cảnh báo tuyển Anh trước vòng 1/8

Sao thể thao

16:22:20 29/06/2024
Cổ động viên xinh đẹp Veronika Rajek cảnh báo tuyển Anh hãy cẩn thận với Slovakia cũng như với người bạn học của cô, t.iền vệ Ondrej Duda.

Hào hứng chia mảnh đất 10 tỷ cho các con, lời trách móc của con rể làm bố vợ day dứt tiếc nuối

Góc tâm tình

16:19:01 29/06/2024
Tôi đã làm một việc tốt chia tài sản thừa kế trước cho các con với mảnh đất 10 tỷ đồng, nhưng không ngờ lại thành ra áy náy với các con.

Ảnh vui 29-6: 'Thí sinh tự do' bất chấp lệnh cấm lao vào điểm thi

Lạ vui

16:09:29 29/06/2024
Dự là lại được gác bếp thôi chứ thí sinh tự do này học hành thi thố gì nữa?! , một người hài hước trêu.Những bứcảnh sau giúp mọi người giảm stress,giảm căng thẳng mệt mỏi.

"Vợ chồng" Triệu Lộ Tư đẹp gây bão: Nhà trai chuẩn tổng tài, nhà gái hệt búp bê

Sao châu á

16:08:38 29/06/2024
Để Tôi Tỏa Sáng là bộ phim đang gây sốt thời điểm hiện tại dù chỉ đang trong giai đoạn quay phim. Không chỉ hút fan bởi cặp đôi visual Trần Vỹ Đình - Triệu Lộ Tư mà thời trang bắt mắt, thời thượng của dàn cast khiến ai nấy đều mê mẩn.

Thắng cảnh Bàn Than (Quảng Nam): "Hợp ca" của đá và nước

Du lịch

16:06:44 29/06/2024
Nằm cách thị trấn Núi Thành hơn mười cây số về phía đông, thắng cảnh Bàn Than được biết đến như một niềm tự hào của người dân xã đảo Tam Hải.

Độ Hoa Niên tập 9-10: Trương Lăng Hách và Triệu Kim Mạch trở thành bạn thân cùng giường

Phim châu á

15:59:48 29/06/2024
Dựa trên nguyên tác Trưởng Công Chúa với cốt truyện được đ.ánh giá cao, kịch bản của Độ Hoa Niênlại có phần đuối sức , không đủ đáp ứng sự mong chờ của khán giả.

4 mẫu quần ống rộng nhất định nên có trong tủ đồ của phụ nữ trên 40 t.uổi

Thời trang

15:36:11 29/06/2024
Khi diện quần màu pastel, một chiếc thắt lưng da và đôi giày nịnh dáng như sandal quai ngang, giày búp bê tối giản, giày slingback sẽ giúp nâng tầm vẻ sang trọng của cả tổng thể trang phục.

Katy Perry diện váy gần 200m như thảm lau sàn, kéo lê hệt đoàn tàu gây choáng

Sao âu mỹ

15:32:35 29/06/2024
Nữ ca sĩ nổi tiếng toàn cầu Katy Perry khiến dân tình choáng váng khi bất ngờ diện mẫu váy dài 200m, kéo lê mãi không hết, hệt như đoàn tàu khiến dân tình choáng váng. Được biết đây là cách, cô PR cho sản phẩm âm nhạc mới.

Lydie Vũ đọ dáng lấn át đối thủ, phô đường cong gợi cảm, bí kíp từ 1 thiết kế lạ

Sao việt

15:24:09 29/06/2024
Lydie Vũ được xem là gà chiến mạnh nhất của tượng đài nhan sắc Việt tham dự cuộc thi Miss Supranational 2024, tại Ba Lan. Cô luôn khiến fan sắc đẹp Việt tự hào vì phong cách ngày càng lột xác thăng hạn, lấn át 70 thí sinh khác

Ẩn ý đằng sau câu rap gây tranh cãi "bạn có thể dạy tôi tiếng Nhật không?" của Lisa

Nhạc quốc tế

15:23:47 29/06/2024
Đây là lần đầu tiên Lisa phát hành dự án âm nhạc sau khi rời khỏi YG Entertainment, đồng thời cũng là sản phẩm đầu tiên mà cô tham gia vào khâu sản xuất âm nhạc với vai trò là người viết lời và soạn nhạc.

Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa

Tin nổi bật

15:01:03 29/06/2024
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tổ chức làm các thủ tục theo quy định và bàn giao t.hi t.hể nạn nhân cho gia đình. Chính quyền địa phương đã động viên, thăm hỏi, chia buồn kịp thời cùng gia đình nạn nhân.