Học lạ

Theo dõi VGT trên

Những phương pháp học này được xem là khá mới mẻ vì không phải bạn nào cũng biết và áp dụng.

Làm bài trắc nghiệm với 0% kiến thức

Bạn thường rất sợ trước những bài kiểm tra trắc nghiệm ở các môn Sinh, Sử, Địa vì phải nắm khá vững kiến thức toàn bài. Dù không phải thuộc lòng nhưng không thể đảm bảo được rằng bạn có thể nhớ hết những gì trong sách.

Vì vậy, trước ngày kiểm tra, bạn hãy làm thử những bài kiểm tra trực tuyến có sẵn, nhưng không được nhìn sách hoặc tra cứu bất kì tư liệu nào nhé! Hãy cố vận dụng những kiến thức trong đầu để tư duy và chọn những phương án thích hợp ngay tức thì. Nếu một bài kiểm tra trực tuyến có thời lượng 15 phút thì bạn nên làm xong trong 5 phút, một bài 45 phút nên làm trong 15 phút. Như thế bạn mới có thể nắm được nhiều dạng câu hỏi và dành thời gian để ôn lại kiến thức.

Sau đó, hãy xem mình đúng được bao nhiêu câu, và sai ở những câu nào. Sau đó hãy mở sách, gạch chân ở những kiến thức mà bạn vừa sai, hoặc chưa nhớ rõ. Kiến thức của bạn từ 0% sẽ nâng lên dần dần, và tăng cao gần như tuyệt đối. Sau khi làm xong, nhớ xem lại toàn bộ nội dung trong sách. Vậy là bạn đã nắm kiến thức rất vững rồi.

Những câu trắc nghiệm trên mạng thường bám sát nội dung bài học, vì vậy bạn thấy câu hỏi ra ở phần nội dung nào thì lưu ý kĩ nội dung đó. Đề kiểm tra trên lớp của bạn cũng sẽ hỏi đúng vào phần trọng tâm mà bạn đã được biết đến qua vài câu trắc nghiệm.

Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc bạn nhé. Nên nhớ là cách học này chỉ dành cho những môn kiểm tra trắc nghiệm thôi đó.

Học lạ - Hình 1

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Vận dụng các giác quan

Nếu bạn rất ngán học thuộc lòng thì phương pháp này có thể sẽ giúp bạn đáng kể.

Video đang HOT

Trước tiên, hãy xem qua toàn bộ nội dung cần học thuộc, sau đó bắt đầu diễn đạt những gì bạn hiểu được dựa vào kiến thức trong sách, và thu âm lại nội dung đó, nghe lại nhiều lần. Tiếp đến, tự khảo bài chính mình bằng cách thu âm giọng nói, ghi lại những gì mình đã thuộc. Đối chiếu để chỉnh sửa sai sót.

Cách này ít tốn thời gian, và bạn rèn luyện được khả năng diễn đạt cùng sự tư duy, bởi “giảng bài cho chính mình” không dễ tí nào đâu bạn ạ!

Học thuộc…bài tập

Cách này chỉ dành cho những môn Toán, Lý, Hóa, nghe thì có vẻ “phản khoa học” nhưng thật sự rất hữu dụng.

Ở mỗi dạng bài tập, bạn hãy chọn một bài mang tính tổng quát nhất làm mẫu. Sau đó cố gắng nhớ thật kĩ, thật lâu đề bài cũng như cách giải cho dạng đó. Những bài tập kế đến, mỗi khi không biết làm, bạn hãy liên hệ tới dạng bài “khung sườn” mà mình đã “khắc ghi” trong đầu thì thế nào cũng tìm được cách giải.

Ví dụ, đối với hình học không gian, hãy chọn một bài phổ biến nhất, bao hàm rất cả các tính chất được học. Bạn cũng có thể tự “phát minh” ra những câu hỏi hóc búa và tự mày mò. Về sau, bài tập đó in sâu vào trí nhớ, nên bạn chỉ cần nhớ ra dạng ấy là tìm đươc hướng đi. Tuy nhiên, kĩ năng và kiến thức cũng rất quan trọng, vì các dạng tính toán rất phong phú, không bó hẹp trong phạm vi nào đâu.

Đi ngược phương pháp truyền thống

Bạn làm bài tập kiểu nào? Tự giải, so với đáp án và chỉnh sửa? Bạn có bao giờ thử làm ngược lại chưa?

Bởi vì, đôi khi những cách học không theo khuôn mẫu lại mang đến hiệu quả nhiều hơn so với những “lối mòn”.

Vì vậy, thỉnh thoảng cũng thử cách này bạn nhé: Xem đáp án trước, cố gắng nhớ kĩ năng, và làm lại. Cách này giúp bạn học nhanh hơn, và trình bày chặt chẽ, thuyết phục.

Bạn cũng có thể áp dụng khi làm bài trắc nghiệm: Dò đáp án trước, sau đó giải và tư duy xem kết quả của mình có giống với đáp án không. Như vậy sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian, và bạn có “ấn tượng sâu sắc” với câu trả lời.

o0o

Còn rất nhiều kiểu “học lạ” khác đang chờ bạn phát hiện.

Học sinh giỏi cũng... khổ

Trong mắt cha mẹ, thầy cô, học sinh giỏi là niềm tự hào. Nhưng để "sao" sáng mãi, không ít học sinh giỏi khổ sở vì áp lực bảng điểm đẹp, thứ hạng, bằng khen...

Tự tạo áp lực cho mình

Là học sinh giỏi 9 năm liền, B.Ngân (lớp 10 một trường khá nổi tiếng tại TPHCM) làm hài lòng gia đình với điểm thi vào lớp 10 là 41,5 điểm. Tháng đầu tiên của năm học, mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng Ngân vẫn giữ được danh hiệu học sinh giỏi. Tuy nhiên, đến tháng sau thì Ngân bị điểm dưới trung bình ở hai môn. Từ ngày bị điểm kém, Ngân trở nên lầm lì ít nói, cũng không thường xuyên trò chuyện với mẹ như trước đây.

Đi học về là Ngân vào phòng đóng kín cửa. Chị N.T.Thu Trang, mẹ của Ngân lo lắng: "Cháu cầm hai bài kiểm tra dưới trung bình về mà không nói gì. Tôi đang lo cháu buồn quá không tập trung học được. Sáng nay thấy hai mắt con sưng vù, nhưng tôi không dám hỏi, vì sợ chạm vào nỗi buồn của con".

Học sinh giỏi cũng... khổ - Hình 1

Áp lực điểm cao khiến nhiều học sinh bị căng thẳng. (Ảnh minh họa: Nguyễn Thủy)

Kỳ Trung, học sinh lớp 9 tại Biên Hòa (Đồng Nai) lại đang tạo cho mình áp lực theo kiểu khác. Từ lớp 7 tới nay, Trung luôn so điểm của mình với cô bạn cùng lớp. Hôm nào bạn có bài kiểm tra hơn điểm là y như rằng Trung bỏ ăn. Đã nhiều lần gia đình khuyên răn mà vẫn không hiệu quả.

Chính cuộc ganh đua này mà Trung luôn luôn căng thẳng khi làm bài kiểm tra hay thi học kỳ. Chị Đồng Thị Hoa, mẹ của Trung cho biết: "Vợ chồng tôi không tạo áp lực, thấy con học giỏi cũng vui. Có điều, nhiều khi thấy con học gầy rộc cả người thì cũng xót xa".

Một giáo viên ở THCS Lê Lợi, Đồng Nai cho rằng, việc học sinh tự tạo áp lực về điểm số cho mình không hiếm, nhất là những học sinh giỏi...

"Thước đo" điểm số gây stress

Sẽ không quá khi nói rằng, có đến 90% các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ ở thành phố, sử dụng các câu hỏi cửa miệng khi con cái họ đi học, đi thi về: "Hôm nay con được mấy điểm?", &'Tháng này con xếp hạng mấy?"... Nhưng ít phụ huynh thừa nhận rằng, chính vì quá quan tâm vào điểm số, thứ hạng của con nên vô tình hình thành động cơ học tập sai lầm cho con: Học vì điểm, học để hơn người.

Đã mấy ngày nay, Yến Nhi, học sinh lớp 11, một THPT ở quận 5, TPHHCM tá túc nhà ông bà nội vì không biết trả lời bố mẹ thế nào khi bài kiểm tra môn Hóa chỉ được 7 điểm.

Cô giáo Lê Ngọc Kim Vy, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 THPT H.T.K, kể: Không ít lần tôi chứng kiến học sinh khóc ngay tại lớp vì bị điểm kém. Thậm chí có nhiều em phải nhờ cô giáo gọi điện "xoa dịu" phụ huynh. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng chấp nhận khi con mình bị điểm thấp.

Chuyên viên tư vấn tâm lý của đài 1080 Cần Thơ, ông Ngô Thành Thuận cho biết: "Càng ngày có càng nhiều học sinh gọi điện đến than thở là học mệt, đuối sức. Nhiều em vừa tâm sự vừa khóc vì ấm ức khi cha mẹ la mắng vì điểm kém".

Ông Thuận khẳng định: "Các bậc cha mẹ đang tạo áp lực cho con cái quá nhiều!".

Khoa Tâm lý, Bệnh viện tâm thần T.Ư 2 ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ đến khám - chữa bệnh, hầu hết đều là học sinh, sinh viên. Nguyên nhân chính dẫn đến những chấn thương tâm lý là do áp lực chuyện học tập. Có những học sinh giỏi phải đều đặn đến Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) để điều trị chỉ vì học quá nhiều.

Hiện nay, "thước đo" gần như duy nhất để đán.h giá học sinh là điểm số, kết quả học tập nhưng chính điều này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như học sinh t.ự t.ử, bị stress khi bị điểm kém, rớt hạng. Ông Ngô Tương Đại, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi (TPHCM) chia sẻ: Có nhiều phụ huynh không chịu nhìn nhận thực chất của con em mình mà kỳ vọng quá nhiều nên ra sức ép con học.

"Khi con em bị điểm kém, phụ huynh nên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu nguyên nhân, thực chất vấn đề chứ đừng la mắng con cái và cũng đừng đổ lỗi cho giáo viên" , ông Đại nhấn mạnh.

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Negav phát ngôn "sốc óc" tại concert Anh Trai Say Hi: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa!
23:42:30 28/09/2024
Một nam ca sĩ tiết lộ tới giỗ 100 ngày nhưng mẹ Đức Tiến đóng cửa
22:45:42 28/09/2024
Một nam ca sĩ đình đám: "Nổi tiếng rồi tôi vẫn chơi với anh Hoài Linh"
23:31:06 28/09/2024
Hoa hậu Khánh Vân mặc crop top chụp ảnh cưới, Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc
23:36:57 28/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối, ra sức năn nỉ nhưng nữ công nhân quyết từ chối hẹn hò
22:04:22 28/09/2024
MC giả vờ ngất, Hieuthuhai đón sinh nhật ồn ào trước concert 'Anh trai say hi'
23:34:46 28/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
BTC Miss Cosmo lên tiếng về việc sập sân khấu chính tại TP.HCM tối 28/9
06:01:21 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Có nguy cơ di truyền bệnh nguy hiểm này, hãy uống trà

Sức khỏe

07:59:28 29/09/2024
Kết quả cho thấy những người tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống giàu flavonoid nhất có nguy cơ mắc nhóm bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ thấp hơn trung bình 30% so với những người tiêu thụ ít nhất.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

Tin nổi bật

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

Thế giới

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Sao Hàn 29/9: Son Ye Jin hé lộ nơi ở, phim mới của Park Seo Joon b.ị ch.ê

Sao châu á

07:47:56 29/09/2024
Son Ye Jin khoe không gian riêng của con trai trong căn nhà mới, phim của Park Seo Joon, Han So Hee vừa lên sóng đã b.ị ch.ê.

Sao Việt 29/9: Vợ Công Lý phẫu thuật thẩm mỹ, gia đình Ốc Thanh Vân đoàn tụ

Sao việt

07:45:36 29/09/2024
Ngọc Hà - bà xã NSND Công Lý công khai chia sẻ việc tân trang nhan sắc. Mặc dù mới nâng mũi khoảng 1 tuần nhưng vợ Công Lý nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ bạn bè và khán giả.

MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"

Nhạc việt

07:30:22 29/09/2024
Nhiều khán giả xem Võ Tấn Phát làm MC đã thể hiện sự khó chịu vì nam diễn viên ồn ào, nói chuyện theo kiểu la hét ầm ĩ.

Tiến Luật bị cả team từ chối

Tv show

07:26:36 29/09/2024
Biểu cảm của Tiến Luật trong phần cuối ca khúc ở tập 12 Anh trai vượt ngàn chông gai đang viral khắp mạng xã hội.

Công chúa đẹp nhất phim Hoa ngữ hiện tại, nhan sắc cực phẩm xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

07:11:58 29/09/2024
Mỹ nhân 33 tuổ.i trông vô cùng trẻ trung, xinh đẹp. Tạo hình của cô trong vai nữ chính Phùng Diệu Quân dù đơn giản nhưng vẫn ấn tượng, khiến công chúng mong chờ.

Tấm cũng dở như Cám

Phim việt

06:53:29 29/09/2024
Sau hơn 1 tuần công chiếu với doanh thu vượt ngưỡng 60 tỷ, bộ phim điện ảnh Cám vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trên các nền tảng mạng xã hội.

Love Next Door tập 13: Jung Hae In bị ta.i nạ.n chưa sốc bằng bí mật chấn động của nam phụ

Phim châu á

06:48:01 29/09/2024
Seok Ryu nói lời yêu và thừa nhận việc mình không nên tự ti trước tình yêu. Hai người ôm nhau và hứa sẽ luôn ở bên nhau.

Chị em nào thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc nhớ ăn món canh từ "nhân sâm dưới nước", vừa đẹp da lại dễ tiêu hóa

Ẩm thực

05:57:04 29/09/2024
Vào những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải. Hãy cùng vào bếp chế biến món canh vịt củ sen thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!