Hai tàu ngầm lớp Kilo của Nga ‘đấu tay đôi’ ngư lôi ở Biển Baltic

Theo dõi VGT trên

Hai tàu ngầm Nga đã đối mặt nhau trong một cuộc tấn công mô phỏngBiển Baltic, nơi NATO cũng vừa tiến hành các cuộc tập trận quân sự giữa thời điểm căng thẳng gia tăng giữa liên minh và Moskva.

Hai tàu ngầm lớp Kilo của Nga đấu tay đôi ngư lôi ở Biển Baltic - Hình 1
Novorossiysk, tàu ngầm tấn công trong Dự án 636.3 Varshavyanka của Nga. Ảnh: Sputnik

Hai tàu ngầm diesel-điện của Hải quân Nga là Novorossiysk và Dmitrov gần đây đã tham gia một cuộc tập trận mô phỏng một cuộc đấu tay đôi ở Biển Baltic, thể hiện khả năng chiến đấu dù bị đ.ánh giá là kém hơn so với các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Theo tờ Newsweek, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO do tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, đồng nghĩa vùng biển Baltic đã bị bao quanh bởi các thành viên khối quân sự do Mỹ dẫn đầu, khiến nó còn mang biệt danh là “Hồ NATO”. Tuy nhiên, cùng nằm bên biển Baltic còn là vùng lãnh thổ tách rời Kaliningrad của Nga, nơi đặt trụ sở chính của Hạm đội Baltic Nga. Do đó vùng biển này cũng có nguy cơ trở thành t.iền tuyến trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào giữa Moskva và NATO.

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS mới đây đưa tin, sau cuộc diễn tập chống tàu ngầm, các tàu ngầm diesel-điện Novorossiysk và Dmitrov đã tiến hành một cuộc huấn luyện đọ sức. Họ cho biết thủy thủ đoàn Novorossiysk đã “thực hiện một cuộc tấn công ngư lôi” bằng cách sử dụng vũ khí không có đầu đạn.

Theo TASS, các tàu ngầm Nga cũng thực hành các hoạt động cơ động chiến đấu, như né tránh các cuộc tấn công của đối phương cũng như phát hiện, theo dõi và phóng ngư lôi chống lại tàu ngầm địch.

Nga dường như đang dựa nhiều hơn vào hạm đội tàu ngầm của mình để thể hiện sức mạnh. Gần đây, nước này đã triển khai một đội tàu bao gồm tàu ​​ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kazan tới Cuba, tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong hải phận quốc tế ở vùng biển Caribe. Tàu Kazan được trang bị tên lửa siêu vượt âm Zircon.

Hai tàu ngầm lớp Kilo của Nga đấu tay đôi ngư lôi ở Biển Baltic - Hình 2
Thủy thủ bên bàn điều khiển hệ thống vũ khí trên tàu ngầm Novorossiysk. Ảnh: Sputnik

Trong một phản ứng trước diễn biến trên, NATO đã triển khai máy bay chống ngầm P-8 Poseidon để theo dõi hoạt động của tàu.

Cuộc tập trận tàu ngầm ở biển Baltic của Nga diễn ra chỉ trong một tuần sau khi NATO tiến hành loạt cuộc tập trận quân sự Baltops, có sự tham gia lần đầu tiên của thành viên mới nhất liên minh là Thụy Điển. Loạt sự kiện kết thúc hôm 27/6 với các hoạt động như quét mìn trên biển, phát hiện tàu ngầm, đổ bộ và cách ứng phó với thương vong hàng loạt. Cuộc tập trận này diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, D.C, bắt đầu từ ngày 9/7.

Cuộc tập trận của NATO ở Baltic diễn ra sau thông báo của Đan Mạch rằng nước này có thể hạn chế sự di chuyển của các tàu chở dầu của Nga, được cho là vận chuyển dầu lách các lệnh trừng phạt phương Tây, với lý do đội tàu có t.uổi đời quá cao này có thể gây rủi ro cho môi trường.

Video đang HOT

Trong khi đó, một số thành viên NATO đã phản ứng mạnh mẽ trước một sắc lệnh được công bố trên trang web của chính phủ Nga, sau đó bị xóa, đề xuất thay đổi biên giới trên biển của Nga ở phía đông Biển Baltic.

Tàu ngầm lớp Kilo

Novorossiysk và Dmitrov là các tàu ngầm lớp Kilo. Được chế tạo liên tục từ năm 1980, đến nay 83 tàu ngầm Kilo đã được hoàn thiện và 65 chiếc vẫn đang hoạt động. Hệ thống động cơ diesel-điện của Kilo bao gồm hai máy phát điện diesel công suất 1.000 kilowatt và một động cơ đẩy có công suất lên tới 6.800 mã lực.

Tàu ngầm có thể đạt tốc độ 32 km/giờ khi lặn, nghĩa là lớp này có tốc độ hơi chậm. Không giống như tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động vô thời hạn, lớp Kilo có thời gian hoạt động 45 ngày và tầm hoạt động khoảng 13.700km khi sử dụng ống thở; 730km khi hoàn toàn trong nước. Tàu lớp Kilo có thể hoạt động ở độ sâu 275 mét, với độ sâu tối đa là gần 300 mét.

Tàu ngầm lớp Kilo có chiều dài 74 mét, chiều rộng 10 mét và mớn nước 6,5 mét. Tàu có lượng giãn nước lên tới 2.350 tấn khi nổi và 4.000 tấn khi chìm.

Kilo được trang bị vũ khí mạnh với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm và 18 quả ngư lôi. Ngoài ra, tàu lớp này còn mang theo 4 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr/Club, tên lửa chống hạm và tên lửa chống tàu ngầm; 24 ngư lôi; và 8 tên lửa đất đối không SA-N-8 Gremlin/SA-N-10 Gimlet.

Mặc dù các tàu lớp Kilo được coi là kém hơn các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng tàu Novorossiysk được trang bị sonar tiên tiến và có thể mang theo vũ khí gồm cả tên lửa hành trình Kalibr, được sử dụng để tấn công cả mục tiêu trên đất liền và trên biển.

Nghi vấn các đường ống Nord Stream nổ do sự cố quân sự

Biển Baltic trở thành bãi thải vũ khí sau Thế chiến II và các cuộc tập trận quân sự gần đây ở đó có thể đã vô tình kích nổ một quả bom cũ.

Nghi vấn các đường ống Nord Stream nổ do sự cố quân sự - Hình 1
Đáy biển Baltic rải rác đẩy vũ khí, đạn dược từ thời Thế chiến thứ II. Ảnh: Asiatimes

Vào ngày 27/9, hai vụ nổ đã làm hư hại nghiêm trọng các đường ống khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2 của Nga gần đảo Bornholm của Đan Mạch, làm dấy lên những nghi ngờ về khả năng phá hoại.

Hai vết nứt khác trong đường ống, một đoạn về phía bắc trong Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Thụy Điển, sau đó được xác định nhưng không có vụ nổ nào được ghi nhận. Theo các nguồn tin dẫn lời giới chức Đan Mạch, mỗi vụ nổ tương đương với 500 kg thuốc nổ TNT, tương đương kích cỡ của loại thủy lôi chống tàu rất lớn.

Không chỉ Hải quân Mỹ (cùng với các đồng minh NATO) mà cả Hải quân Nga cũng tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở Biển Baltic và nhiều người tin rằng người Nga hoặc người Mỹ phải chịu trách nhiệm cho hai vụ nổ. Hai bên đã đổ lỗi cho nhau nhưng đều không có bằng chứng xác thực hoặc đáng tin cậy.

Tuy nhiên, không được nhắc tới trong những đồn đoán về nguyên nhân vụ nổ là bối cảnh đáy biển Baltic, nơi chứa đầy những quả đạn pháo, thủy lôi và các vũ khí hóa học bao gồm cả khí độc thần kinh Tabun. Theo một thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Potsdam vào năm 1945, Anh và Liên Xô đã đổ thải gần 69.000 tấn vũ khí hóa học của Đức xuống biển Baltic trong thời kỳ 1947-1948. Lần đổ thải thứ hai ở cùng khu vực diễn ra vào năm 1959.

Hơn nữa, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, Đức đã gài khoảng 80.000 quả thủy lôi ở biển Baltic, bao gồm cả xung quanh đảo Bornholm. Ngoài ra có cả thủy lôi neo của Nga trong cùng khu vực.

Nghi vấn các đường ống Nord Stream nổ do sự cố quân sự - Hình 2
Các khu vực nghi ngờ có bãi thải vũ khí và đạn dược ở ven biển Baltic của Đức. Bản đồ: Coastal Wiki

Tới nay, đã có gần 200 quả thủy lôi phát nổ trên biển. Các vũ khí hóa học trước khi thải loại đã được tháo ngòi nổ, nhưng những loại bom đạn khác thì có thể chưa được loại bỏ ngòi nổ. Ngoài ra nhiều thủy lôi neo cố định vẫn còn hoạt động.

Chưa hết, không phải tất cả các loại bom, đạn và vũ khí hóa học, bao gồm cả vũ khí khí độc thần kinh, vẫn ở nguyên nơi chúng được vứt bỏ và một số đã được thả không đúng khu vực chỉ định.

Khi người Anh đổ đạn dược xuống Biển Bắc, họ đã bọc nó trong những con tàu cũ rồi đ.ánh chìm để ngăn vũ khí trôi ra biển. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm ở Biển Baltic.

Một số vũ khí thải loại đã dạt vào bờ biển và các dấu hiệu nhiễm độc hóa học được phát hiện ở Ba Lan và các nơi khác. Ba ngư dân Hà Lan đã t.hiệt m.ạng khi họ đưa một quả thủy lôi mắc lưới lên tàu và nó phát nổ.

Các kỹ sư chịu trách nhiệm thiết kế đường ống Nord Stream vào năm 2005 đã nắm được tình trạng chất thải vũ khí dưới đáy biển, mặc dù tất cả các vị trí bãi thải chính xác không được nắm rõ. Một nghiên cứu hoàn thành trước Nord Stream 1 đã phát hiện bom khí mù tạt của Đức nằm cách tuyến đường ống này chỉ 17 mét và ngòi nổ cho một quả bom hóa học nằm cách 16 mét.

Một nỗ lực tối đa đã được thực hiện để tránh đặt đường ống vào các vị trí đổ thải vũ khí đã biết đến. Cuối cùng, Nord Stream 1 được hoàn thành vào năm 2011 trong khi Nord Stream 2 hoàn thành năm 2021 theo cùng một tuyến đường quanh Đảo Bornholm.

Nghi vấn các đường ống Nord Stream nổ do sự cố quân sự - Hình 3
Khu vực bãi thải vũ khí và những vùng khuyến cáo rủi ro với tác nhân hóa học. Ảnh: Coastal Wiki

Bản thân đảo Bornholm cũng có một trường b.ắn và là nơi diễn ra các cuộc tập trận quân sự. Tháng 5 năm ngoái, các thành viên Vệ binh Quốc gia bang Colorado (Mỹ) đã hợp tác với Không quân Mỹ và đối tác quốc tế để tiến hành một cuộc không kích mô phỏng trong cuộc tập trận với Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động M142 (HIMARS), đ.ánh dấu lần đầu tiên HIMARS được triển khai đến Đan Mạch.

Vào tháng 8 và đầu tháng 9 năm nay, Thủy quân lục chiến Mỹ, dẫn đầu là Nhóm tàu đổ bộ USS Kearsarge, đã tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Baltic cùng với một số đồng minh và đối tác. Các hoạt động hàng không và đường biển như vậy diễn ra liền kề với Đảo Bornholm, theo nghĩa đen là ngay phía trên các đường ống Nord Stream.

Nghi vấn các đường ống Nord Stream nổ do sự cố quân sự - Hình 4

Các nhà phân tích đặt câu hỏi, liệu có khả năng các hoạt động quân sự này đã gây ra những xáo trộn dưới đáy biển, khiến những quả bom đạn được chôn vùi ở đó hàng chục năm có thể phát nổ? Liệu các phương tiện không người lái dưới nước (UUV) hoặc các phương tiện khác có được sử dụng trong những cuộc tập trận quân sự gần đây không?

Trước khi xảy ra vụ nổ ngày 27/9, các tàu quân sự của Nga cũng được phát hiện ở cùng khu vực. Tên của các tàu Nga hoạt động ở đó vẫn chưa được tiết lộ, cũng như không có vị trí chính xác của chúng.

Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga ngày 20/9 đưa tin rằng tàu hộ tống Soobrazitelny của Hạm đội Baltic đã tổ chức một cuộc tập trận với trực thăng chống tàu ngầm Ka-27PL để tìm kiếm và t.iêu d.iệt một tàu ngầm địch giả định.

Nghi vấn các đường ống Nord Stream nổ do sự cố quân sự - Hình 5
Tàu hộ tống Soobrazitelny của Nga. Ảnh: Wikipedia

Theo báo cáo, tàu hộ tống và máy bay trực thăng của Nga đã tìm kiếm tàu ​​ngầm bằng radar và sóng sonar, đồng thời sử dụng vũ khí chống tàu ngầm trong cuộc diễn tập. Thông thường, vũ khí chống tàu ngầm là các loại vũ khí gây ra các vụ nổ mạnh gần đáy biển để cố gắng t.iêu d.iệt một tàu ngầm đang ẩn nấp.

Tàu hộ tống Nga cũng được cho là đã được huấn luyện phá thủy lôi trôi nổi, gây nhiễu sóng vô tuyến, phóng pháo vào các mục tiêu trên biển và trên không, cũng như diễn tập khả năng sống sót trong tấn công hạt nhân, sinh học và hóa học.

Các quốc gia khác cũng đã tiến hành các cuộc tập trận trên biển Baltic. Ba Lan công bố Chiến dịch Redkin ở biển Baltic vào ngày 15/9.

Tất cả các hoạt động quân sự rầm rộ ở biển Baltic và tập trung nhiều xung quanh đảo Bornholm có thể dễ dàng gây ra các vụ nổ làm hư hại hai đường ống Nord Stream, hoặc do rung chuyển và nhiễu động biển hay một sự cố quân sự.

Các chuyên gia cho rằng, với số bom, đạn chưa nổ ở đáy biển Baltic, không nhất thiết phải cố tình làm nổ các đường ống Nord Stream để hủy hoại chúng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024

Tin đang nóng

Sở GD-ĐT vào cuộc vụ giám thị ký nhầm giấy thi, làm thí sinh mất 20 phút làm bài
15:30:02 03/07/2024
Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay
17:26:26 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời
15:19:15 03/07/2024
Hoa hậu Hong Kong 2024: người thì tâm hồn ngoại cỡ, kẻ bị cười vì quê mùa
16:14:05 03/07/2024
Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

Có thể bạn quan tâm

Phạm lỗi với James Rodriguez, Vinicius bị treo giò ở tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

20:59:41 03/07/2024
Vinicius bị treo giò ở vòng tứ kết Copa America 2024 vì pha phạm lỗi với James Rodriguez ở trận hòa 1-1 giữa Brazil và Colombia.

Sao nữ Vbiz khoe hình ảnh đầu tiên của con gái, hiếm hoi nhắc đến chồng bí ẩn

Sao việt

20:58:11 03/07/2024
Mặc dù thể hiện sự hạnh phúc, vui vẻ khi gia đình có thiên thần nhỏ thế nhưng Thanh Trúc vẫn quyết giấu kín bưng mọi thông tin và hình ảnh liên quan đến chồng.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ "Trái Đất trắng"

Lạ vui

20:51:07 03/07/2024
Trái Đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như c.hết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Người yêu mâu thuẫn trên mạng xã hội, mang s.úng b.ắn đối thủ trọng thương

Pháp luật

20:33:00 03/07/2024
Chỉ vì xuất phát từ chuyện mâu thuẫn trên mạng xã hội, Lê Tuấn Kiệt đã mang s.úng ra b.ắn nhiều phát vào đối thủ khiến nạn nhân bị thương tích 24%.

Một "anh trai" bị tấn công sau phản ứng khó chịu của HIEUTHUHAI

Tv show

20:12:15 03/07/2024
Vũ Thịnh vướng làn sóng bức xúc vì ghi nguyện vọng về đội của HIEUTHUHAI nhưng khen Isaac là đội trưởng mẫu mực.

Nữ diễn viên đuổi chồng CEO hơn 15 t.uổi khỏi nhà, 1 nam ca sĩ đình đám phơi bày nguyên nhân đằng sau

Sao châu á

20:04:46 03/07/2024
Ngày 3/7, Wikitree đưa tin cuộc hôn nhân của nữ diễn viên So Yoo Jin và đầu bếp kiêm CEO nổi tiếng xứ Hàn Baek Jong Won trở thành tâm điểm chú ý.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

5 phim Hoa ngữ đạt điểm cao nhất nửa đầu 2024: Dữ Phượng Hành và Mặc Vũ Vân Gian bất ngờ thua đau trước một cái tên lạ hoắc

Phim châu á

19:32:44 03/07/2024
Danh sách phim Hoa ngữ có điểm cao nhất khiến khán giả bàn tán xôn xao khi ngôi vương thuộc về một cái tên vô danh lạ hoắc.

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.

Sư Tử cần hâm nóng tình yêu, Bảo Bình tràn đầy năng lượng ngày 4/7

Trắc nghiệm

19:18:43 03/07/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 4/7 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên... giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình