Hà Tĩnh: 2,5 điểm Toán, tương lai có thể làm giáo viên!

Theo dõi VGT trên

Nhiều năm nay, ngành GD-ĐT Hà Tĩnh không tuyển bất kỳ giáo viên nào do việc thừa hơn 1.000 giáo viên trong các cấp học. Thế nhưng, đều đặn mỗi năm, ĐH Hà Tĩnh vẫn cho “ra lò” hàng ngàn sinh viên.

Vậy số sinh viên khi tốt nghiệp ngành sư phạm ra trường sẽ đi đâu, làm gì?

Tốt nghiệp sư phạm… đi làm tiếp thị

Tốt nghiệp ngành sư phạm văn, hệ cao đẳng Trường ĐH Hà Tĩnh năm 2010 với tấm bằng loại khá, Nguyễn Thị Huyền (quê Đức Thọ) hăm hở cho việc chuẩn bị trở thành cô giáo dạy văn như hằng mong ước. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, Huyền hụt hẫng khi nghe bạn bè bảo, nhiều năm nay, ngành Giáo dục Hà Tĩnh không tuyển bất kỳ một giáo viên nào.

Sau nhiều lần nộp hồ sơ, rồi chờ đợi nhưng vẫn không xin được việc làm, Huyền khăn gói vào TPHCM đi làm thêm, để tiếp tục học lên cao học với hy vọng có học vị cao hơn sẽ dễ thực hiện ước mơ đứng trên bục giảng.

Nguyễn Thị Oanh, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, khoa lịch sử ĐH Hà Tĩnh năm 2011 nhưng vì không xin đi dạy được nên phải học thêm 3 tháng nghiệp vụ văn phòng để xin làm nhân viên tiếp thị hàng hóa cho một công ty tư nhân tại TP Hà Tĩnh.

Oanh cho biết, khi có giấy báo trúng tuyển, kèm theo là bản cam kết cống hiến, phục vụ ngành Giáo dục. Cứ tưởng sau khi ra trường sẽ chắc chắn có việc làm nhưng năm lần bảy lượt đi xin việc đều bị từ chối, đành phải kiếm việc khác để kiếm sống.

Theo Oanh, không ít bạn cùng khóa không tìm được việc làm, hiện đang phải về quê, hoặc vào Nam tìm việc làm trái với ngành đã học… Kể cả hệ cao đẳng lẫn đại học, mỗi năm Trường ĐH Hà Tĩnh cho “ra lò” gần 1.000 sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, con số tìm được cho mình một chỗ dạy là khá khiêm tốn. Khi được hỏi về việc tìm đầu ra cho sinh viên sư phạm, ông Cao Thành Lê, Phó Hiệu trưởng Đại học Hà Tĩnh nói: sau khi học xong các em sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm ở… các tỉnh phía Nam!

Hà Tĩnh: 2,5 điểm Toán, tương lai có thể làm giáo viên! - Hình 1

Với điểm đầu vào thấp, mỗi năm Trường ĐH Hà Tĩnh cho “ra lò” hàng trăm SV hệ sư phạm nhưng không quan tâm đến chất lượng, lẫn việc làm SV khi ra trường?

Trong khi đó, tại cuộc họp mới đây của UBND tỉnh Hà Tĩnh với Sở GD&ĐT về đề án quy hoạch trường mầm non và phổ thông của tỉnh, có đại biểu đưa ra con số giật mình: sau chuyển đổi, tỉnh Cà Mau sẽ thừa 2.500 giáo viên, Kiên Giang thừa 2.200 giáo viên. Vậy thì thử hỏi cơ hội nào cho sinh viên sư phạm Hà Tĩnh tìm được chỗ dạy ở các tỉnh phía Nam như lời thầy Lê. Với điểm đầu vào thấp, mỗi năm Trường ĐH Hà Tĩnh cho “ra lò” hàng trăm SV hệ sư phạm nhưng không quan tâm đến chất lượng, lẫn việc làm SV khi ra trường?

Thừa mà… thiếu

Thầy Cao Thành Lê thừa nhận, thu nhập của giáo viên hiện nay rất thấp, cộng với việc bất cập trong chất lượng đào tạo lẫn cơ chế tuyển dụng khiến ngành sư phạm không còn sức hấp dẫn, đang trở lại thời kỳ “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.

Từ đó dẫn đến chất lượng đầu vào các trường sư phạm rất thấp, thậm chí một số ngành không thể tuyển sinh. Đa phần học sinh không muốn đi theo ngành giáo viênbởi ra trường khó xin việc và thu nhập lại thấp.

Video đang HOT

Quả thực, tại ĐH Hà Tĩnh, khi công bố điểm đầu vào, không ít người giật mình lo ngại cho chất lượng thế hệ thầy giáo tương lai. Trong kỳ tuyển sinh năm học 2011-2012, điểm đầu vào môn Toán, Lý, Tin học hệ cao đẳng sư phạm chỉ là 10 điểm cho 3 môn. Nếu cộng điểm ưu tiên tối đa (2 điểm) thì tính trung bình thí sinh chỉ cần hơn 2,5 điểm cho mỗi môn là có thể trở thành thầy giáo dạy Toán tương lai.

Ở hệ đại học, ĐH Hà Tĩnh cũng lấy điểm sàn nguyện vọng 1 chỉ có 13 điểm. Đây là vấn đề đáng báo động đối với chất lượng giáo dục. Thầy cô giáo không giỏi, chất lượng giáo dục sẽ không thể cao. Hiện tất cả các cấp học ở Hà Tĩnh thừa gần 1.000 giáo viên nên từ nhiều năm nay, Hà Tĩnh không tuyển mới một giáo viên nào. Con số này sẽ lớn hơn rất nhiều khi đề án quy hoạch lại hệ thống trường lớp chính thức được thực thi.

Thầy Bùi Việt Hải Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) cho biết, trường thừa 12 giáo viên chủ yếu là môn văn, Anh văn. Trường THPT Nguyễn Công Trứ H. Nghi Xuân, có 27 lớp mà đã có đến 11 giáo viên dạy Anh văn.

Để cân đối đảm bảo số tiết dạy theo quy định, các trường không còn cách nào khác là phải bố trí các giáo viên ở những bộ môn thừa vào vị trí chủ nhiệm, hoặc dạy thực hành… Sắp tới ngành sẽ triển khai đề án quy hoạch hệ thống trường lớp, đến năm 2015 sẽ phấn đấu hoàn thiện việc sáp nhập trường lớp. Qua đó dự kiến số lượng giáo viên thừa sẽ lên 1.515 người.

Theo Công an Nhân dân

Gieo chữ ở Trường Sa

Thấp thoáng dưới tán phong ba và bàng vuông, trẻ ê a học bên mé đảo Trường Sa. Năm học mới bắt đầu, trong những lớp học độc nhất vô nhị: trường ghép, lớp "5 trong 1" và những thầy cô kiêm nhiệm.

Lớp "5 trong 1"

Trường chỉ cách nhà vài bước chân, trò nhỏ Phạm Yến Trinh (lớp 5, trường tiểu học Sinh Tồn, xã Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) vẫn dậy thật sớm, xúng xính bộ đồng phục mới sau ngày khai giảng năm học.

Trường là căn phòng lớn nằm tại trung tâm hành chính xã. Anh Hồ Bảo Ân, 28 t.uổi, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, kiêm đứng lớp.

Thầy Ân đến sớm, kê xếp từng bộ bàn ghế. Một bảng trắng đen ở giữa trường, nhưng cho cả 5 khối lớp, quay 5 hướng: 1 bàn lớp một, 1 bàn lớp hai, 2 bàn lớp ba, 2 bàn lớp bốn và 1 bàn lớp năm.

Gieo chữ ở Trường Sa - Hình 1

Thầy Ân giảng bài cho học sinh lớp 1.

7 giờ sáng, toàn trường ổn định. Thầy Ân tra bài luyện chữ lớp một, lại sang hướng dẫn toán lớp hai, rồi lên bục giảng ra phép toán cho học sinh lớp ba.

Mỗi lớp một nhóm, quay một hướng khác nhau nhưng không khí học lúc nào cũng nề nếp, nghiêm túc. Giáo trình theo quy định của Bộ và Sở GD&ĐT Khánh Hòa, nhưng áp dụng linh hoạt.

Thầy Ân nói: Lễ khai giảng giản dị, nhưng ý nghĩa đúng ngày 5/9. Tiếng trống khai trường vang vọng cả góc đảo. Cán bộ đảo, người dân và các chiến sĩ cùng tham dự. Tặng quà, hỗ trợ sách vở, cặp sách... cháu nào cũng háo hức.

Lần đầu đến trường, cháu Phạm Thị Trúc Nữ (lớp một), thỏ thẻ: "Thầy Ân ơi, chữ này khó viết quá", khiến cả lớp học cười ồ. Trò Trinh kể: "Tan học, không hiểu bài, chúng con sang nhà thầy nhờ chỉ dạy".

Gieo chữ ở Trường Sa - Hình 2

Lớp học "5 trong 1" của thầy Ân.

Các lớp học thị trấn Trường Sa Lớn (huyện đảo Trường Sa) cũng rộn ràng sau khai giảng. Những tiết học vẽ đầu năm, cô Nguyễn Thị Nhung (giáo viên trường tiểu học Trường Sa Lớn) chưa ra đề, học sinh lớp 4 đã vẽ những nét hồn nhiên về cây lá phong ba, con ốc biển, hay tô màu áo hải quân bên các chú bộ đội.

Buổi học hát của 2 trò lớp ba rộn ràng "Cháu yêu các chú bộ đội cụ Hồ", "Khúc quân ca Trường Sa"... "Ở đây các tiết học chủ quyền luôn trực quan, sinh động"- cô Nhung nói.

Trường của cô Nhung cũng là căn phòng của trụ sở xã. Lớp học "5 trong 1" đã thành tên gọi thân thương ngoài Trường Sa. Năm học này, cô Nhung bị "khuyết" lớp năm, vì năm trước không có học sinh lớp 4. Cả 4 khối lớp từ lớp 1- 4 chỉ 9 học sinh.

"Các cháu chăm ngoan và chịu khó học. Nếu cần phụ đạo, thầy cô có thể chỉ vẽ từng em một", cô Nhung tâm sự qua điện thoại, rồi chợt mừng rơn thông báo: Vừa nhận được tin một quỹ học bổng sẽ tài trợ để xây dựng một ngôi trường riêng cho học sinh Trường Sa Lớn. Tương lai, lớp ghép độc nhất vô nhị không còn.

Gieo chữ ở Trường Sa - Hình 3

Vợ chồng cô giáo Nhung và con trai út học mẫu giáo ở đảo Trường Sa Lớn.

Gieo chữ, giữ đảo

Năm 2008, đang là giáo viên biên chế trường tiểu học Suối Cát (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), cuộc sống gia đình ổn định, cô Nhung làm cả nhà bất ngờ khi quyết định ra Trường Sa.

"Lúc đó tôi thấy Trường Sa thiếu giáo viên nên mạnh dạn về thuyết phục chồng con, gia đình ra với đảo. Dạy chữ cũng là góp phần giữ đảo", cô Nhung kể.

Mơ về lớp học Trường SaViết những dòng thư nắn nót gửi cô Nhung, em Nguyễn Xuân An (lớp 7, trường THCS Hùng Vương, thị trấn Cam Lâm, Khánh Hoà) từng là học trò Trường Sa, tâm sự: "Ở Trường Sa cô luôn dạy chúng em phải biết vượt khó như các chú bộ đội cụ Hồ, không được chùn bước trước mọi khó khăn. Trong giấc ngủ em vẫn mơ về lớp học Trường Sa. Các bạn đất liền rất thích em kể chuyện biển đảo. Em càng tự hào, hãnh diện vì mình đã được sinh sống, học tập tại đây".

Gần 5 năm giữa đảo thiêng, cô Nhung qua đủ khó khăn, thiếu thốn. Trường học ban đầu là dãy hàng lang tạm bên trụ sở xã. Học sinh chưa chuẩn bị đủ dụng cụ học tập, nhiều em nhớ đất liền òa khóc trong lớp... Nhưng sau một thời gian ngắn, công tác dạy học ổn định.

"Các cháu học tiến bộ từng ngày, tỷ lệ đạt học sinh khá giỏi cao. Năm vừa qua, có 2 em học sinh giỏi, 4 em tiên tiến và 2 trung bình", cô Nhung thống kê. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học ngoài Trường Sa vào đất liền học tập không thua kém bất kỳ bạn nào. Các em vẫn phát huy và đạt thành tích học sinh khá, giỏi các năm học.

Con gái Đặng Phương Anh (6 t.uổi) của cô Nhung nhập học lớp một, trong ngôi trường Trường Sa. Con trai út Đặng Phương Nam hơn 1 t.uổi, vào mẫu giáo.

Ban đầu hai vợ chồng quyết định sinh cháu ở đảo để được là những "công dân gốc Trường Sa", nhưng lúc đó có máy bay trực thăng ra thăm đảo, mọi người thuyết phục đưa sản phụ vào bờ sinh cho an toàn, nên hai vợ chồng nghe theo.

Nghĩ lại thấy tiếc. Mỗi lần lên lớp, cô Nhung mặc cho cháu Nam chiếc áo màu hải quân, chọn một góc nhỏ để cháu cùng chơi đùa.

"Dạy các cháu về chủ quyền biển đảo, tôi thấy thiêng liêng, tự hào được góp phần mình trong đó. Học sinh ở đây cũng thể hiện được bản lĩnh, tinh thần học tập, vượt khó của mình, những công dân Trường Sa chính hiệu"- cô Nhung nói.

Theo thượng tá Đinh Văn Hải, Đảo trưởng kiêm Chủ tịch thị trấn Trường Sa Lớn, cô Nhung được học sinh và bà con tín nhiệm, thương yêu nên vừa rồi trúng cử đại biểu HĐND thị trấn và được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND thị trấn Trường Sa.

Hồ Bảo Ân ra đảo từ năm 2008 là cán bộ xã 8X trẻ nhất. Thấy đảo thiếu giáo viên, Ân hăng hái xin dạy thêm, rồi được "chọn" làm giáo viên kiêm nhiệm. Thầy Ân bảo: "Dạy học, nghe tiếng trẻ ê a học bài thấy vui, bớt nhớ đất liền".

Thầy Nguyễn Đình Việt (29 t.uổi) - Phó Chủ tịch UBND xã Song Tử Tây (huyện Trường Sa) cũng là giáo viên "ngoài biên chế". Lớp học thầy Việt chỉ 1 học sinh lớp 4. Tạm xa người vợ mới cưới ở đất liền, mỗi năm, thầy Việt gắn bó với đảo đằng đẵng những tháng dài.

Gieo chữ ở Trường Sa - Hình 4

Thầy Việt ở đảo Song Tử Tây.

Thầy Lê Tuấn Tứ, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa, nhận định: Hiện ở Trường Sa chỉ có 1 giáo viên biên chế là cô Nhung, còn lại kiêm nhiệm. Nhưng những năm qua, chuyên môn thầy cô đảm bảo, học sinh đạt kết quả tốt, không thua kém, thậm chí còn hơn cả học lực của học sinh trong đất liền.

Có được kết quả này là sự nỗ lực, vượt khó không nhỏ của cả thầy và trò Trường Sa. Kết thúc năm học qua, lãnh đạo tỉnh và Sở tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng ngành giáo dục huyện đảo Trường Sa.

Thầy Tứ cũng cho biết, Sở đã bắt đầu tuyển thêm giáo viên ra Trường Sa, gồm cả giáo viên cấp tiểu học và THCS. Dự kiến năm học 2013-2014 sẽ bắt đầu giảng dạy các khối lớp THCS ở đảo. Đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đã hoàn thiện.

Theo Nguyễn Huy

T.iền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nine Naphat làm rõ tin đồn tan vỡ với Baifern Pimchanok, khẳng định 1 điều
16:37:46 26/06/2024
Ốc Thanh Vân đưa 3 con về Việt Nam sau 3 tháng sang Úc
15:29:52 26/06/2024
Hằng Du Mục chấp nhận tha thứ, ẩn ý chồng Trung Quốc bị đối thủ giật dây?
15:01:24 26/06/2024
Sự thật chuyện "rò rỉ đề thi THPT 2024", Bộ Công An vào cuộc xác minh
15:45:51 26/06/2024
Vợ cũ ca sĩ Đình Văn: Ly hôn chồng, mang hai con sang Mỹ, phải đi làm nail vì cuộc sống khó khăn
17:45:41 26/06/2024
Thảm đỏ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: BB Trần được bạn trai hộ tống, Tiến Đạt đọ visual căng với SOOBIN
17:59:40 26/06/2024
Chồng Hằng Du Mục lại quậy, đăng đàn ẩn ý bị vợ cắm sừng, nhắc đến số t.iền 20 tỷ
16:57:10 26/06/2024
Nanon Korapat: Mỹ nam Thái gốc Việt tại "Anh trai say hi", đình đám xứ chùa Vàng
17:07:22 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục

Thế giới

20:54:40 26/06/2024
Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, cho rằng biến động t.iền tệ sẽ phản ánh các nền tảng kinh tế.

Phát hiện "báu vật" hơn 13 tỉ năm từ vòng cung Đá Quý Vũ Trụ

Lạ vui

20:29:30 26/06/2024
Kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát được 5 vật thể có thể là những cụm sao hiện diện sớm nhất trong thời kỳ Bình minh vũ trụ.

Lịch âm 27/6 - Ngày 27 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:25:31 26/06/2024
Xem lịch âm ngày 27/6/2024 (Thứ 5), lịch vạn niên ngày 27/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 83: Muốn chứng tỏ mình là ông bố đáng yêu, Lâm hóa gấu hồng đến trường con gái

Phim việt

20:22:02 26/06/2024
Nghe bé Na tâm sự bị bạn bè xa lánh vì có ông bố trông chẳng giống ai, Lâm quyết định thực hiện một bất ngờ cho bé Na.

Diện mạo gây ngỡ ngàng của sao nữ Vbiz sau 6 năm bị ngã chấn thương cột sống

Sao việt

20:07:57 26/06/2024
Trang Cherry thu hút sự chú ý khi lộ diện trên mạng xã hội. Vẻ ngoài của cô hiện tại khá gầy, lộ rõ xương quai xanh, chiếc răng khểnh duyên dáng đã không còn.

Nam ca sĩ qua đời khi đang đi nghỉ mát ở Thái Lan

Sao châu á

19:53:03 26/06/2024
Ngày 26/6, Sports Chosun đưa tin nam ca sĩ Lee Sang Jin (nghệ danh Jason, thành viên nhóm nhạc 2LSON) đã qua đời ở t.uổi 43.

Sự sang trọng tinh tế hàng ngày trong Hermès Xuân Hè 2025

Thời trang

18:49:06 26/06/2024
Hermès là một công ty thời trang xa xỉ có trụ sở ở Paris, Pháp. Công ty được sáng lập bởi Thierry Hermès vào năm 1837, ngày nay chuyên sản xuất hàng da, phụ kiện thời trang, nước hoa, hàng xa xỉ, và quần áo may sẵn.

UEFA ra tối hậu thư xử những fan vượt rào vào selfie với Ronaldo

Sao thể thao

18:42:36 26/06/2024
UEFA ra tối hậu thư trước trận Gruzia - Bồ Đào Nha sau khi mất mặt trong trận Thổ Nhĩ Kỳ - Bồ Đào Nha có đến 6 fan vượt rào an ninh chạy vào selfie với Ronaldo.

Nayeon (TWICE), BabyMonster nhận tin cực vui

Nhạc quốc tế

18:34:11 26/06/2024
BabyMonster đang bận rộn với lịch trình fan meeting đầu tiên của nhóm với người hâm mộ trên thế giới. Ngày 1-7 sắp tới, các cô nàng sẽ cho ra mắt single Forever.

Dàn siêu anh hùng khả năng cao sẽ xuất hiện trong Deadpool & Wolverine

Phim âu mỹ

18:33:02 26/06/2024
Mặc dù Marvel Studios giấu nhẹm về cameo, nhưng người hâm mộ vẫn soi ra vài nhân vật quen thuộc, có khả năng trở lại trong tác phẩm mới nhất.

Bức hình "gây bão" trong teaser Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Tv show

18:09:37 26/06/2024
Tưởng sẽ đem tới màn tạo hình cool ngầu nhưng ông xã Thu Trang lại khiến netizen đồng loạt cười ngả nghiêng với gương mặt hài hước, bàn tay xoa xoa chiếc đầu trọc.