Hà Nội: Hà Đông vận động học sinh đến trường mới

Theo dõi VGT trên

Quận Hà Đông là một trong những quận đang phát triển nhanh. Trong những năm gần đây, số lượng dân cư tăng rất nhanh kéo theo sự khó khăn cho các trường học trong địa bàn do lượng học sinh ngày càng cao.

Năm học 2018-2019, quận Hà Đông dự kiến có thêm 15 trường mới trong đó có 7 trường công lập mới được xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động. Việc xây dựng trường mới đã khó nhưng việc vận động nhân dân cho con em theo học ở những trường mới cũng rất khó khăn.

Nhiều phụ huynh có con đang theo học tại trường Tiểu học Dương Nội B (quận Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng khi năm học tới, các con phải chuyển đến ngôi trường mới, xa hơn, trong khi trường cũ lại ở “sát vách”.

Lo lắng cho con em

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh có hộ khẩu thường trú tại 2 tổ dân phố Hoàng Văn Thụ và Thống Nhất (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội), con họ đang học tập tại trường Tiểu học Dương Nội B sẽ là đối tượng thuộc diện sẽ chuyển sang trường mới – trường Tiểu học Trần Quốc Toản, cũng nằm trên địa bàn phường Dương Nội.

Nguyên nhân do trường Tiểu học Dương Nội B quá tải và có diện tích nhỏ (trên 2.000 m2). Sau khi các con chuyển trường, trường Tiểu học Dương Nội B sẽ được xây nhà thể chất mới.

Hà Nội: Hà Đông vận động học sinh đến trường mới - Hình 1

Phối cảnh trường Tiểu học Trần Quốc Toản.

Điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng, thậm chí bức xúc là hai tổ dân phố Hoàng Văn Thụ và Thống Nhất nằm “sát vách” với trường Tiểu học Dương Nội B. Trong khi đó, trường Tiểu học Trần Quốc Toản đang xây dựng, chưa hoàn thiện, cách trường cũ khoảng hơn 1 km.

Các phụ huynh không chỉ lo lắng về những nguy hiểm rình rập trên quãng đường xa khi các con đến trường mới mà còn băn khoăn về cơ sở hạ tầng, vấn đề an ninh trật tự, chất lượng giáo viên, phân tuyến học sinh ra sao, điều kiện vật chất và sinh hoạt của học sinh liệu có bảo đảm…

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, những năm gần đây, phường Dương Nội là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều khu đô thị mới được xây dựng. Hiện phường này có hơn 27.000 nhân khẩu và số trẻ trong độ t.uổi đến trường tiểu học là 3.700 học sinh. Những năm qua, dù đã có một số trường học mới được xây dựng, song lượng học sinh liên tục tăng, nên vẫn không đủ chỗ học cho con em, trong khi đó các khu đô thị mới vẫn tiếp tục “mọc” lên.

Tại trường Tiểu học Dương Nội B, năm học 2017 – 2018, sĩ số đã lên tới trên 40 học sinh/lớp. Nhằm giảm tải cho trường Tiểu học Dương Nội B và đảm bảo chất lượng học tập cho các em học sinh được tốt hơn, quận Hà Đông đã đầu tư xây dựng và thành lập Trường tiểu học Trần Quốc Toản, cách ngôi trường cũ không xa.

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản được xây dựng tại tổ dân phố Kiên Quyết, với diện tích gần 8.500 m2, bao gồm 30 phòng học, 6 phòng chức năng, 1 nhà đa năng, nhà ăn, các phòng Ban giám hiệu, hành chính… Trường được đầu tư các trang thiết bị dạy, học hiện đại, môi trường cảnh quan sạch, đẹp. Dự kiến ngôi trường mới sẽ hoàn thành và bàn giao cho địa phương trong tháng 7.

Không áp đặt, ép buộc

Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND phường Dương Nội – cho hay, năm học 2018 – 2019 tới đây, phường Dương Nội được đầu tư xây dựng thêm 4 trường nữa (trường Tiểu học Trần Quốc Toản và 3 trường Mầm non), nâng tổng số trường trên địa bàn là 15 trường.

Video đang HOT

Hà Nội: Hà Đông vận động học sinh đến trường mới - Hình 2

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản đang trong quá trình hoàn thiện.

Theo bà Thu, những lo lắng của một số phụ huynh về nơi học mới của con em mình cũng dễ thông cảm.

“Với những trường mới được xây dựng, chúng ta có thể nhìn thấy một điều rất rõ rệt đó là con em địa phương được hưởng lợi từ những công trình công lập của nhà nước và sĩ số trên lớp sẽ được giảm hơn, gánh cho các trường cũ hiện nay trên địa bàn.

Các bậc phụ huynh không cần lo lắng quá khi cho con em học tại những ngôi trường mới vì quận Hà Đông và ngành giáo dục quận đã có sự tính toán kỹ lưỡng. Vấn đề về cơ sở hạ tầng và an ninh trật tự luôn là vấn đề quan trọng được quận Hà Đông và phường Dương Nội đặt lên hàng đầu để các con được học tập tốt nhất và phụ huynh có thể yên tâm.” – bà Thu nhấn mạnh.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông – chia sẻ: “Các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi cho con theo học tại các ngôi trường mới được xây dựng, các con sẽ được học tập trong môi trường tốt nhất. Chúng tôi đã chọn và vận động các đồng chí quản lý, giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng tình nguyện sang trường mới công tác nhằm tạo lòng tin cho nhân dân và học sinh. Đặc biệt, với sự vào cuộc chính quyền địa phương, vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan sư phạm sẽ được đảm bảo. Nhà trường sẽ tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn và phong trào để thu hút học sinh trong thời gian tới”.

Nói về việc phụ huynh thắc mắc tại sao lại chỉ chuyển trường đối với các học sinh ở 2 tổ dân phố sát cạnh trường, bà Hằng cho biết: “Trước mắt, địa phương mới đề xuất 2 tổ đó để tuyên truyền vì 2 tổ đó gần với trường nhất, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu ngôi trường mới với tất cả các bậc phụ huynh. Khi trường Tiểu học Trần Quốc Toản xây dựng hoàn thành, chúng tôi sẽ đưa phụ huynh và học sinh đi tham quan để nhìn nhận toàn diện về ngôi trường.”

Trao đổi với PV Dân trí, chị Chu Thị Hoài (phụ huynh có con đang học tại trường Tiểu học Dương Nội B) cho biết: “Tôi rất phấn khởi khi trên địa bàn phường được đầu tư xây dựng thêm trường mới. Nếu các cháu được chuyển về những ngôi trường mới khang trang, hiện đại, với các thầy cô có trình độ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết thì đó là điều những bậc phụ huynh chúng tôi không còn gì vui hơn. Vì tương lai của các cháu, tôi hoàn toàn ủng hộ việc các cháu sang trường mới học, như thế sẽ giảm sĩ số trên lớp và các cháu được hưởng những gì tốt đẹp nhất mà các cấp mang lại.”.

Tiến Nguyên

Theo Dân trí

Hàng loạt trường học bị dự án “nuốt chửng”: Thầy trò mỏi cổ chờ giải pháp

Phụ huynh đau đáu khi nhìn thấy hàng loạt trường học giao cho dự án, trong khi đó trường mới chưa được xây dựng gây nên cảnh quá tải cho nhiều trường học ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Ngoài việc thiếu trường lớp, ngành giáo dục ở đảo ngọc này còn đang thiếu giáo viên trầm trọng...

Thiếu 109 biên chế giáo viên, phân bổ được 5

Năm học 2017-2018, ngành giáo dục huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) quản lý 32 đơn vị trường trực thuộc, tổng số lớp là 620 với 20.481 học sinh (so với năm học 2016-2017 tăng 6 lớp với 1.400 học sinh). Căn cứ vào số lớp thực tế, năm học 2017-2018, ngành giáo dục Phú Quốc cần 1.242 biên chế, nhưng hiện chỉ có 1.133 biên chế, còn thiếu 109 biên chế nhưng chỉ được giao thêm 5 biên chế. Đáng nói, 3 trường mầm non vừa được thành lập nhưng chưa được giao 52,8 biên chế.

Hiện nay, ở bậc mầm non, ngành giáo dục huyện Phú Quốc chỉ huy động được 1.792/2.911 trẻ vào mẫu giáo, tỷ lệ đạt 61,56%. Còn 1.249 trẻ trong độ t.uổi từ 3-4 t.uổi chưa ra lớp do không đủ biên chế và cơ sở vật chất, tương đương 35 lớp với 77 biên chế.

Hàng loạt trường học bị dự án nuốt chửng: Thầy trò mỏi cổ chờ giải pháp - Hình 1

Nhiều lớp học của các trường trên địa bàn thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đều đang trong tình trạng quá tải sĩ số học sinh/lớp.

Ở bậc tiểu học có 363 lớp với 10.547 học sinh nhưng tổ chức dạy 2 buổi/ngày chỉ đạt 47,66%, số còn lại, dạy 1 buổi/ngày là 190 lớp. Nếu 190 lớp này tăng cường lên 2 buổi/ngày thì ngành giáo dục Phú Quốc cần bổ sung thêm 57 biên chế. Như vậy, tổng số biên chế ngành giáo dục cần lên đến 243 biên chế.

Ông Đống Thành Đạt - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Quốc, cho biết: "Để giải bài toán thiếu biên chế giáo viên trầm trọng như hiện nay, các trường cho giáo viên dạy tăng cường. Ngoài ra, mỗi trường tự tìm giáo viên hợp đồng và dùng nguồn t.iền chi thường xuyên để trả cho giáo viên. Tổng số t.iền các trường chi trả cho giáo viên hợp đồng hiện nay trên 4 tỷ đồng. Điều này rất khó cho các trường và cũng sai qui định".

Ngoài ra, theo ông Đạt, một vấn đề đau đầu trong ngành giáo dục huyện Phú Quốc hiện nay là tình trạng tăng dân số cơ học ở Phú Quốc quá nhanh đang gây áp lực lớn cho các trường về sĩ số học sinh/lớp học. Như các trường tiểu học Dương Đông 1, tiểu học Dương Đông 2 và tiểu học Dương Đông 4, trường THCS Dương Đông 1 và trường THCS Dương Đông 2, các trường này hiện nay có nhiều lớp học có từ 38 -51 học sinh/lớp học.

Hàng loạt trường học bị dự án nuốt chửng: Thầy trò mỏi cổ chờ giải pháp - Hình 2

Tình trạng quá tải nhất là điểm trường THCS Dương Đông 1, nhiều lớp ở đây từ 48-51 học sinh

Cô Nguyễn Thị Vân - Hiệu trưởng trường THCS Dương Đông 1 cho biết: Hiện nay nếu tình bình quân mỗi lớp có tới 45 HS/lớp. Trong đó, nhiều lớp học ở khối 6 có đến 51 HS/lớp; khối 8 từ 48-49HS/lớp. Theo dự kiến, năm học 2018 - 2019, khối 6 sẽ tăng 643 HS. Ngoài ra, trường phải nhận thêm số con em theo cha mẹ ra Phú Quốc làm việc nên dự kiến sẽ có từ 15-16 lớp 6; trong khi đó khối 9 chỉ ra được 9 lớp nên thiếu 6 phòng học. Do vậy, nhà trường đang tận dụng các phòng học cũ để sửa sang lại đón số học sinh này".

Thầy Phùng Nhật Dũng - Hiệu trưởng trường tiểu học Dương Đông 4 cũng cho biết: Những năm gần đây Phú Quốc phát triển, người dân tứ phương đổ về Phú Quốc lập nghiệp, các cháu theo cha mẹ về đây sinh sống và học tập. Tuy nhiên, hệ thống trường lớp không được đầu tư xây dựng thêm nên hiện nay nhiều trường trên địa bàn thị trấn Dương Đông cùng chung nỗi lo là phòng học sắp "nổ tung" vì áp lực sĩ số HS/1 lớp học quá đông. Như trường tôi, nếu tính bình quân là 41 HS/lớp, phổ biến là từ 38-46 HS/lớp.

Trước áp lực qui mô lớp học và sĩ số HS/lớp vượt chuẩn quá cao so với qui định, nhiều hiệu trưởng các trường học trên địa bàn thị trấn Dương Đông đề nghị các ngành chức năng sớm xây dựng thêm trường học mới. Chỉ có cách này mới giảm tải lượng HS/lớp học cho các trường hiện nay.

Mỏi cổ chờ dự án

Trong lúc các trường học trên địa bàn thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới đang "căng mình", chống đỡ với tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường lớp thì hiện nay, ngành giáo dục huyện Phú Quốc cũng sốt ruột với nỗi lo trường lớp xuống cấp, sắp sập nhưng không được đầy tư xây dựng mới. Lí do các điểm trường này xuống cấp, không được xây mới là vì nằm trong vùng qui hoạch, chờ ngày giải tỏa.

Điểm trường mà cử tri bức xúc nhất là điểm phụ Rạch Vẹm (thuộc trường tiểu học và THCS Dương Đông) bởi ngôi trường này đưa vào qui hoạch quá lâu, hiện trường lớp ở đây xuống cấp, điều kiện dạy và học vô cùng khó khăn.

Hàng loạt trường học bị dự án nuốt chửng: Thầy trò mỏi cổ chờ giải pháp - Hình 3

Điểm Rạch Vẹm, trường tiểu học và THCS Gành Dầu hiện xuống cấp nhiều năm qua nhưng không được xây dựng mới vì dính qui hoạch

Theo ghi nhận của PV Dân trí, điểm trường Rạch Vẹm được xây dựng cách đây hơn 20 năm, hiện có 5 phòng học, trong đó có 1 phòng học t.iền chế bằng tôn thiếc dành cho cấp tiểu học. Trường không có tường rào bao quanh nên "sống chung" với cư dân lân cận.

Các phòng học rất thấp, bàn ghế không đúng qui cách, đáng nói trường chưa có điện lưới quốc gia nên phòng học rất nóng. Đặc biệt, vì không có điện nên các môn học thực tập liên quan đến điện, các giáo viên ở đây không tổ chức cho HS được.

Hàng loạt trường học bị dự án nuốt chửng: Thầy trò mỏi cổ chờ giải pháp - Hình 4

"Phòng giáo viên" dành cho các giáo viên đang giảng dạy tại điểm Rạch Vẹm chỉ đơn sơ thế này

Thầy Nguyễn Thanh Tâm - giáo viên dạy Mỹ thuật, gắn bó với ngôi trường này 15 năm cho biết: "Cứ chuẩn bị năm học mới là sửa chữa chẳng biết đến khi nào dự án mới triển khai... Các giáo viên gắn bó với trường chỉ vì thương các em học sinh ở đây, vì các em học ở đây thiệt thòi lắm!".

Em Huỳnh Ngọc Diễm - lớp 8/3 điểm Rạch Vẹm cho biết: "Trường của cháu thiếu thốn nhiều quá, như: điện, thư viện, sân chơi... nên tụi cháu học ở đây thấy thua các bạn ở trường khác nhiều lắm. Chúng cháu mong các cấp sớm xây trường mới cho tụi cháu học".

Còn thầy Kiều Hải Đăng - dạy môn Toán cho biết: "Việc cơ sở vật của trường như thế này rất ảnh hưởng đến việc dạy và học. Do vậy, các giáo viên, học sinh và phụ huynh rất mong các ngành chức năng sớm có giải pháp để giúp thầy trò chúng tôi có được ngôi trường mới an tâm giảng dạy, học tập, vì mùa mưa cũng sắp đến rồi".

Hàng loạt trường học bị dự án nuốt chửng: Thầy trò mỏi cổ chờ giải pháp - Hình 5

Còn đây là điểm trường Bãi Vòng, trường tiểu học và THCS Hàm Ninh, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, có nhà vệ sinh cũng như không...

Đến điểm phụ Bãi Vòng thuộc trường tiểu học và THCS Hàm Ninh, ngôi trường này đã tồn tại trên 20 năm, trường có 2 phòng học, hướng ra biển, gió thổi lồng lộng. Theo ghi nhận của PV, điểm trường này xuống cấp trầm trọng, các thanh chắn gió từng mảng xi măng rơi rụng... Có hai phòng vệ sinh nhưng không nước, đầy rác... Do vậy, khoảng 80 học sinh đang theo học nơi đây cũng các giáo viên đang khát khao có một ngôi trường đúng chuẩn, không còn cảnh phải sang nhà dân đi nhờ vệ sinh nữa.

Còn điểm trường Ruộng Muối thuộc trường tiểu học An Thới 2, có diện tích trên 9.000m2, có 2 phòng học được chủ đầu tư Công ty Trung Sơn đền bù 3,9 tỷ đồng. Nhưng huyện chưa bố trí được đất nên số t.iền trên gửi vào ngân hàng, các học sinh nơi đây đang lo không có trường học khi dự án triển khai.

Về việc giải quyết vấn đề biên chế, ngân sách chi trả cho giáo viên hợp đồng, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ và UBND huyện Phú Quốc rà soát lại số lượng biên chế còn thiếu trên địa bàn huyện. Từ đó, Sở Nội vụ xem lại chỉ tiêu biên chế năm 2019, nếu huyện nào chưa có nhu cầu sử dụng thì điều chuyển về Phú Quốc. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh theo thẩm quyền bổ sung quỹ t.iền lương cho giáo viên hợp đồng.

Ngoài ra, ông Mai Văn Huỳnh còn chỉ đạo Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang bố trí một lãnh đạo Sở theo dõi trực tiếp, giám sát, đôn đốc thực hiện và báo cáo UBND tỉnh về việc khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hiện tại cũng như quá trình thực hiện những giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Phú Quốc trong thời gian tới.

Nguyễn Hành

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nghi vấn ghen tuông, người đàn ông đ.âm gục vợ cũ trên phố ở Vĩnh Phúc
21:04:44 27/07/2024
Một nữ nghệ sĩ lên tiếng về con gái Vũ Linh: "Tôi phải dạy Hồng Loan, tôi là chị có quyền dạy em mình"
22:35:53 27/07/2024
Nữ ca sĩ nổi tiếng với bản hit 'Dấu yêu ơi': T.uổi 43 gợi cảm, mua nhà ở đảo sống viên mãn
19:57:11 27/07/2024
"Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ" có động thái bất ngờ với tập đoàn nhà chồng cũ, Knet không nhịn được cười
19:46:14 27/07/2024
H'Hen Niê chia sẻ xúc động, Minh Hương 'Vàng Anh' xinh đẹp quyến rũ
23:14:46 27/07/2024
Lê Dương Bảo Lâm kiếm 7 tỷ đồng/ ngày?
22:59:04 27/07/2024
Bị hỏi 'ai là siêu sao võ thuật mạnh nhất', Chân Tử Đan nói tên ai?
21:09:27 27/07/2024
Cuộc sống bên vợ của nam NSND tham gia 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
21:04:42 27/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bí quyết 'yêu' khi trời lạnh

Kiến thức giới tính

23:59:28 27/07/2024
Nếu vẫn có nhu cầu , bạn không nên kìm hãm hoặc cản trở đối phương mà cần duy trì giao ban theo khả năng của mỗi người.

Phạm Hương khoe "visual" nét căng ra sao mà khiến netizen đồng loạt kêu gọi tái xuất Vbiz?

Sao việt

23:10:37 27/07/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Hoa hậu Phạm Hương khiến cả MXH đứng ngồi không yên khi đăng tải bức ảnh chân dung, khoe cận nhan sắc kiều diễm cùng visual xuất sắc.

Lộ diện hành tinh mới có thể sống được, to gấp 3,2 lần Trái Đất

Lạ vui

23:08:22 27/07/2024
Ngôi sao còn lại trong hệ là TOI-4633 B, nhỏ hơn TOI-4633 A một chút và quay quanh ngôi sao này cùng 2 hành tinh con của nó trong một quỹ đạo lớn.

Những tháng ngày cuối đời của danh ca Ngọc Lan qua lời kể ca sĩ Nhật Hạ

Tv show

22:28:37 27/07/2024
Trong chương trình Nhà có khách , ca sĩ Nhật Hạ có những tiết lộ về bệnh tật và những ngày cuối đời của cố danh ca Ngọc Lan.

Nhật Kim Anh nói gì về tranh cãi trong phim đóng với Cao Minh Đạt?

Hậu trường phim

22:26:06 27/07/2024
Nhật Kim Anh cho biết thời điểm đóng Dưới bóng con hầu , cô đang trong quá trình trữ trứng nên vẻ ngoài mũm mĩm và đầy đặn hơn, không xinh đẹp như thời tham gia Tiếng sét trong mưa .

Khuyến cáo mức rau quả tiêu thụ hàng ngày

Sức khỏe

22:22:27 27/07/2024
Hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm chế biến sẵn chắc chắn có sự thay đổi trong quá trình chế biến và bảo quản. Cụ thể, hàm lượng này sẽ giảm so với nguyên liệu thô ban đầu.

'Thiên vương' Trương Học Hữu liên tục hủy show vì sức khỏe bất ổn

Sao châu á

22:17:12 27/07/2024
Theo SCMP hôm 26.7, Ca thần Trương Học Hữu đã hủy ba buổi biểu diễn tại đại lục vào cuối tuần này vì viêm dây thanh quản.

'Công thần' Sergi Roberto không còn tương lai vì Hansi Flick

Sao thể thao

21:50:52 27/07/2024
Hậu vệ đội trưởng của Barcelona, Sergi Roberto hết hạn hợp đồng và vẫn còn đang chờ liệu có gia hạn hay không, với một thỏa thuận kém hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây

Mưa lớn kèm lốc xoáy cuốn sập, tốc mái hàng chục căn nhà ở miền Tây

Tin nổi bật

21:26:11 27/07/2024
Mưa lớn kèm lốc xoáy làm nhiều căn nhà ở tỉnh Bến Tre và T.iền Giang bị tốc mái, sập một phần, nhiều cây ăn trái bị gãy đổ.

Trộm đột nhập Văn phòng Báo Dân Trí ở Nha Trang

Pháp luật

21:22:41 27/07/2024
Kẻ trộm phá khóa, đột nhập vào Văn phòng Báo Dân Trí tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, lấy đi nhiều tài sản giá trị, trong đó có 2 máy tính để bàn chứa các tài liệu quan trọng.

Adele bí mật đính hôn

Sao âu mỹ

21:17:47 27/07/2024
Theo The Sun hôm 26.7, nữ ca sĩ Adele vừa được bạn trai - doanh nhân Rich Paul, cầu hôn vào tuần trước và lập tức đồng ý.