GS Herwig Schopper: Việt Nam muốn phát triển khoa học phải đầu tư từ học sinh

Theo dõi VGT trên

GS Herwig Schopper (người Đức), nguyên là Tổng giám đốc của Trung tâm hạt nhân châu Âu (Cern). Ông là một biểu tượng sự đóng góp lâu dài cho khoa học, cho hòa bình trên toàn thế giới. GS Herwig Schopper khuyên Việt Nam nên đầu tư khoa học từ các học sinh, bạn trẻ.

GS Herwig Schopper: Việt Nam muốn phát triển khoa học phải đầu tư từ học sinh - Hình 1

GS Herwig Schopper

GS Herwig Schopper nguyên là Tổng giám đốc của Trung tâm hạt nhân châu Âu (Cern), nguyên Chủ tịch Ủy ban của Trung tâm hạt nhân châu Âu. Trong thời gian ông làm việc có 2 giải Nobel về Vật lý đã được trao cho các nhà khoa học của Cern.

Mặc dù 94 t.uổi nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc như một cố vấn, một đại sứ thiện chí cho khoa học hòa bình. Ông hình ảnh là nhà khoa học không biên giới có đóng góp nhiều cho hòa bình thế giới.

Đây là lần thứ 2, GS Herwig Schopper đến Việt Nam dự hội nghị “Khoa học để phát triển” do Hội “Gặp gỡ Việt Nam” tổ chức tại Bình Định, chia sẻ với PV Dân trí bên lề hội thảo, ông cho biết, rất vui khi Việt Nam ngày càng phát triển.

Được biết, ông đã đi nhiều nước trên thế giới, nắm bắt được sự phát triển khoa học của họ, ông nhận xét thế nào về sự phát triển khoa học Việt Nam?

Việt Nam hiện nay giống như 1 số nước khác như Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc… họ cũng xuất xứ từ con số 0 nhưng nhờ khoa học công nghệ mà họ phát triển cho đến ngày nay.

Cho nên Việt Nam cũng cần phải đưa khoa học vào để phát triển mọi lĩnh vực trong đó có công nghệ. Nếu Việt Nam làm được như vậy thì mới phát triển.

Theo GS, Việt Nam nên đầu tư thực hiện phát triển khoa học như thế nào?

Với khoa học phải đầu tư từ các thế hệ học sinh và bạn trẻ vì vậy Việt Nam nên thực hiện đầu tư ngay cho đối tượng này.

Tôi nghĩ rằng, khi có một Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành-ICISE tốt như thế này là một điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ.

Các bạn trẻ muốn nghiên cứu khoa học không thể ở trong một quốc gia được. Muốn phát triển khoa học thì phải mở rộng, phải hợp tác bởi vì kể cả một nước giàu có như nước Mỹ cũng phải hợp tác, phải chia sẻ về khoa học.

Video đang HOT

Điều đó, trung tâm ICISE đã làm được, đã mang rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đến Việt Nam giao lưu và chia sẻ với các nhà khoa học Việt Nam.

Giáo sư năm nay đã 94 t.uổi nhưng vẫn tiếp tục đi khắp thế giới để dự hội nghị khoa học. Vậy trong nghiên cứu khoa học có giới hạn lứa t.uổi?

Thực ra, ở t.uổi tôi không thể nghiên cứu được nhưng những kinh nghiệm của tôi sẽ giúp rất nhiều cho khoa học.

20 năm nay, tôi đã liên tục làm vấn đề về khoa học cho hòa bình. Tư tưởng của nghiên cứu hạt nhân châu Âu mà tôi định hướng trước đây đã lan tỏa sang nhiều nước khác.

Nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất lớn về tài chính, điều kiện, phương tiện, cơ sở hạ tầng. Việt Nam còn khó khăn vậy có cần ưu tiên lĩnh vực khoa học nào trước không thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, cái quan trọng là mình xây dựng các cơ sở, cơ bản. Trên nghiên cứu khoa học thì không bỏ qua một vấn đề nào, không thể tập trung vào một vấn đề nào cần thiết.

Tất cả đều phải dựa trên nền tảng cơ bản, từ nền tảng này thì mình tiếp tục nghiên cứu.

Xin trân trọng cám ơn giáo sư!

Hội thảo Khoa học cho sự phát triển là một trong những hội thảo quan trọng nhất để kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14, năm 2018 trong chuỗi 11 Hội thảo khoa học và 7 lớp học chuyên đề.

GS Trần Thanh Vân, người sáng lập và điều hành Hội “Gặp gỡ Việt Nam” cho biết, mặc dù khoa học hiện hữu và được biết đến trong xã hội nhưng có vẻ như các nhà khoa học thường không tham gia sớm vào các cuộc thảo luận giải quyết các vấn đề lớn của xã hội cũng như trong việc xây dựng các chính sách có liên quan.

Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập các cầu nối giữa các chính khách, nhà khoa học, nhà ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp độ.

Hội thảo “Khoa học để Phát triển” sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.

Tất cả các cuộc thảo luận này cũng tập trung mục đích khuyến khích thảo luận và chuẩn bị các đề xuất cụ thể về vai trò của khoa học trong việc khuyến khích cuộc đối thoại liên văn hoá và đối với hòa bình, cũng như về vai trò của khoa học trong việc khởi xướng đưa ra các cảnh báo sớm và đề xuất các giải pháp giải quyết.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Giáo sư Nobel Vật lý: Không giỏi ngoại ngữ không thể thành công

GS Gerard &'t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999 đã đến TP Quy Nhơn (Bình Định) để tham dự chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 14. Tại đây, GS Gerard &'t Hooft đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu để thành công trong khoa học.

Giáo sư Nobel Vật lý: Không giỏi ngoại ngữ không thể thành công - Hình 1

Giáo sư Nobel Vật lý

Giáo sư Gerard 't Hooft (sinh ngày 05 tháng 7 năm 1946 tại Hà Lan) là nhà vật lý lý thuyết và giáo sư tại Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1999. Các tác phẩm của ông tập trung vào lý thuyết đo, các lỗ đen , trọng lực lượng tử và các khía cạnh cơ bản của cơ học lượng tử. Đóng góp của ông cho vật lý bao gồm một bằng chứng rằng các lý thuyết đo được đều có thể tái chuẩn hóa, chuẩn theo chiều không gian, và tuân theo nguyên tắc holographic.

Gerard 't Hooft tỏ ra quan tâm đến khoa học khi còn rất trẻ. Khi giáo viên trường tiểu học của ông hỏi ông muốn gì khi lớn lên, ông mạnh dạn tuyên bố "một người hiểu biết mọi thứ".

Sau khi học tiểu học, Gerard đã tham dự Dalton Lyceum, một trường học áp dụng các ý tưởng của Kế hoạch Dalton, một phương pháp giáo dục phù hợp với ông. Ông dễ dàng vượt qua các khóa học về khoa học và toán học, nhưng đã phải vật lộn với các khóa học ngôn ngữ của mình.

Tuy nhiên, ông đã thông qua các lớp học của mình bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, cổ điển Hy Lạp và Latin. Ở t.uổi mười sáu, ông đã giành được một huy chương bạc trong Olympiad Toán học thứ hai của Hà Lan.

Chia sẻ với báo chí ngày 9/5, bên lề "Gặp gỡ Việt Nam 2018", GS Gerard &'t Hooft - giải Nobel Vật lý cho biết, chúng ta phải có một hệ thống giáo dục đúng cho người dân. Ngay cả những người đoạt giải Nobel thì từ tiểu học phải được hưởng một nền giáo dục đúng cách, trong đó có ngôn ngữ.

" Tôi khuyên các bạn làm khoa học nếu chưa giỏi tiếng Anh phải học ngay, vì đó là ngôn ngữ của khoa học. Người làm khoa học phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời được những câu hỏi này. Nếu không biết đặt câu hỏi thì không thể trả lời được, tức là nghiên cứu không thể thành công", GS Gerard &'t Hooft chia sẻ.

Đây là lần thứ 2, GS Gerard &'t Hooft sang Việt Nam dự Hội thảo "Gặp gỡ Việt Nam" do GS Trần Thanh Vân mời, ông nhận định, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến phát triển khoa học và đó là t.iền đề tốt để cho khoa học phát triển.

"Khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Tôi cho rằng các bạn cần có nhiều hơn những cuộc thảo luận quốc tế như thế này, để bàn thảo nhiều vấn đề về phát triển khoa học, bao gồm cả những vấn đề khoa học với xã hội. Đồng thời, đây là cơ hội tốt cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nắm bắt các vấn đề liên quan" - GS Gerard &'t Hooft nhấn mạnh.

GS Gerard &'t Hooft cho biết, các nhà khoa học có thể không tham gia vào xây dựng chính sách về khoa học, nhưng họ rất mong muốn có chính sách để phát triển khoa học, nhất là việc xây dựng chính sách để khích lệ nghiên cứu khoa học trong thế hệ trẻ, đó là điều rất quan trọng mà các quốc gia cần quan tâm.

"Giống như một con chim sải cánh ngoài biển khoa học bao la, nếu nó không có được sự khởi đầu sớm thì sẽ không thể bay cao, bay xa được. Một người nếu được khích lệ, đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học từ sớm thì chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt hơn" .

GS Gerard &'t Hooft chia sẻ, ông đã có dịp gặp gỡ và giao lưu với nhiều sinh viên Việt Nam, ông cho cho hay, sinh viên Việt Nam rất nhiệt tình. Tuy nhiên, các bạn trẻ Việt Nam cần đi ra ngoài nhiều để hiểu biết thêm về cuộc sống ngoài Việt Nam.

GS Gerard &'t Hooft lấy bằng tiến sĩ năm 1972. Sau khi nhận được học vị tiến sĩ của mình, ông có một học bổng tới CERN tại Geneva. Năm 1974, ông trở lại Utrecht là một trợ lý giáo sư.

Năm 1976, ông được mời vào vị trí khách mời tại trường đại học Stanford và là một giảng viên của trường Đại học Harvard với tư cách là giảng viên Morris Loeb.

Năm 2007, Ông trở thành tổng biên tập cho Foundations of Physics, nơi ông tìm cách đưa tạp chí này khỏi cuộc tranh luận về lý thuyết ECE và giữ vị trí này cho đến năm 2016. Ngày 1 tháng 7 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm giáo sư danh dự của Đại học Utrecht.

Hai giáo sư đạt giải Nobel là GS vật lý Gerard t'Hooft và GS kinh tế Finn Kydland sẽ đến Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học với chủ đề "Khoa học để phát triển" diễn ra từ ngày 9 và 10-5 tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Hội thảo được tổ chức bởi Tổ chức khoa học và giáo dục Gặp gỡ Việt Nam với mục đích đối thoại khoa học giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, đại diện của các tổ chức quốc tế. Hội thảo là một trong 18 hoạt động của chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14.

Hội thảo đề cập đến vai trò của khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Hội thảo sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.

Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau. Tại hội thảo, các cuộc thảo luận bàn tròn sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên lạ lẫm sau "chia tay", nghi lạm dụng thẩm mỹ, fan tiếc nuối
14:02:26 29/06/2024
Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"
14:31:32 29/06/2024
Phương Oanh gây tá hỏa, mới sinh con đã ăn một món nhạy cảm, sự thật bất ngờ
14:45:31 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sự nhàm chán của Đen Vâu

Nhạc việt

16:57:49 29/06/2024
Tối 25/6, Đen ra mắt MV FRIENDSHIP. Sáng tác mới của Đen xoay quanh chủ đề tình bạn, có sự góp giọng của dàn đồng ca cũng là những người bạn, để tạo nên một bản hoà ca du dương và tươi vui, mang năng lượng tích cực đến cho mọi người.

Không chịu được cảnh mẹ chồng ức h.iếp, tôi quyết định ly hôn ngay, ai ngờ ngày ra toà chồng lại nắm c.hặt t.ay tôi, lời anh thốt ra khiến tôi lặng người vì sốc

Góc tâm tình

16:57:12 29/06/2024
Hôm đó tôi và chồng ra tòa lần cuối để nhận phán quyết ly hôn. Từ nay về sau sẽ là người dưng, tách biệt cuộc sống với nhau.

Thang Hen - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách

Du lịch

16:55:49 29/06/2024
Chỉ cách thành phố Cao Bằng khoảng 30 km theo tỉnh lộ 205, cùng với những điểm du lịch khác, như: Khu di tích lịch sử Pác Bó (Hà Quảng), thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao (Trùng Khánh)...,

Rộ nghi vấn Bảo Ngọc bắt chước Thơ Nguyễn phẫu thuật thẩm mỹ, liền lên tiếng

Sao việt

16:50:11 29/06/2024
Được mệnh danh là hoa hậu tương lai bởi thần thái và nhan sắc thuộc hàng top, hoa khôi nhí Lê Huỳnh Bảo Ngọc luôn là cái tên thu hút sự quan tâm của nhiều người hâm mộ sắc đẹp.

Vùng Đất Câm Lặng thể loại kinh dị đặc sắc, được fan mong đợi vì 1 lý do

Phim âu mỹ

16:36:08 29/06/2024
Vùng Đất Câm Lặng được nhiều cây bút phê bình có cùng nhận định là nét chấm phá đặc sắc của thể loại kinh dị lôi cuốn. Sức hút tác phẩm không chỉ đến từ nội dung, mà nó còn nằm ở dàn diễn viên chất lượng dù đó là vai phụ

Hùng Didu tuyên chiến "Chưa biết", lập chiến dịch vì Phanh Nè, kêu gọi chung tay

Netizen

16:25:18 29/06/2024
Tiktoker Hùng Didu vừa có bài đăng khẳng định sẽ tuyên chiến với kênh phốt Phanh nè, khiến cô rơi vào tình cảnh lao đao. Anh cho biết sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ bạn mình, lập chiến dịch và kêu gọi cộng đồng mạng cùng nhau chung tay...

Euro 2024: Người mẫu gợi cảm Slovakia cảnh báo tuyển Anh trước vòng 1/8

Sao thể thao

16:22:20 29/06/2024
Cổ động viên xinh đẹp Veronika Rajek cảnh báo tuyển Anh hãy cẩn thận với Slovakia cũng như với người bạn học của cô, t.iền vệ Ondrej Duda.

Ảnh vui 29-6: 'Thí sinh tự do' bất chấp lệnh cấm lao vào điểm thi

Lạ vui

16:09:29 29/06/2024
Dự là lại được gác bếp thôi chứ thí sinh tự do này học hành thi thố gì nữa?! , một người hài hước trêu.Những bứcảnh sau giúp mọi người giảm stress,giảm căng thẳng mệt mỏi.

"Vợ chồng" Triệu Lộ Tư đẹp gây bão: Nhà trai chuẩn tổng tài, nhà gái hệt búp bê

Sao châu á

16:08:38 29/06/2024
Để Tôi Tỏa Sáng là bộ phim đang gây sốt thời điểm hiện tại dù chỉ đang trong giai đoạn quay phim. Không chỉ hút fan bởi cặp đôi visual Trần Vỹ Đình - Triệu Lộ Tư mà thời trang bắt mắt, thời thượng của dàn cast khiến ai nấy đều mê mẩn.

Độ Hoa Niên tập 9-10: Trương Lăng Hách và Triệu Kim Mạch trở thành bạn thân cùng giường

Phim châu á

15:59:48 29/06/2024
Dựa trên nguyên tác Trưởng Công Chúa với cốt truyện được đ.ánh giá cao, kịch bản của Độ Hoa Niênlại có phần đuối sức , không đủ đáp ứng sự mong chờ của khán giả.

4 mẫu quần ống rộng nhất định nên có trong tủ đồ của phụ nữ trên 40 t.uổi

Thời trang

15:36:11 29/06/2024
Khi diện quần màu pastel, một chiếc thắt lưng da và đôi giày nịnh dáng như sandal quai ngang, giày búp bê tối giản, giày slingback sẽ giúp nâng tầm vẻ sang trọng của cả tổng thể trang phục.