“Gỡ điểm” thi tốt nghiệp môn Ngữ văn

Theo dõi VGT trên

Nếu có kiến thức vững vàng, phương pháp ôn thi và kỹ năng làm bài tốt, học sinh có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn sắp tới.

Gỡ điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn - Hình 1

Đó là chia sẻ của thầy Lê Văn Hồng – Tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp).

Nắm vững kiến thức trọng tâm của tác phẩm đã học

Có người cho rằng, hướng ra đề mới của Bộ GD&ĐT như hiện nay không cần phải học kỹ các tác phẩm có trong chương trình. Điều này không phải không có lý, nhưng xét cho kỹ, không một sĩ tử nào đi thi lại không cần kiến thức về bộ môn đã học, không một đề thi nào lại thoát ly hoàn toàn khỏi kiến thức trong sách giáo khoa.

Hơn nữa, trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn ngày 15/4/ 2014 của Bộ GD&ĐT cũng đã ghi rõ “năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa”

“Vì vậy, trong những ngày qua, chúng tôi đã bắt đầu cho học sinh làm quen với một số câu hỏi mới, trong đó sử dụng các ngữ liệu khá quen thuộc trong sách giáo khoa” – Thầy Hồng cho biết

Rèn luyện các kỹ năng

Quá trình ôn thi là quá trình làm quen và giải các dạng đề khác nhau. Qua đó giúp học sinh vừa ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản nêu trên vừa tạo lập các kỹ năng cần thiết cho một bài làm văn.

Theo hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT: “Bài viết của học sinh được đ.ánh giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản nói riêng mà đề bài yêu cầu”.

Vì vậy, để học sinh có thể đạt được điểm khá, giáo viên cần hướng dẫn học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản sau :

Kỹ năng phân tích đề: Phân tích đề đúng sẽ giúp học sinh làm bài đúng nội dung cũng như đúng kiểu bài.

Kỹ năng lập dàn ý : Không có dàn ý, bài sẽ viết lung tung và sẽ không đúng với kiểu văn bản, bởi vì mỗi kiểu văn bản sẽ có một cách viết khác nhau.

Kỹ năng viết mở bài – kết luận: Giúp tiết kiệm thời gian, tạo cảm hứng và bắt mạch được bài viết để viết tốt phần thân bài.

Và cuối cùng là Kỹ năng tạo dựng đoạn văn/bài văn với các dạng đề khác nhau. Giáo viên nên cho học sinh các bài tập làm ở nhà để rèn luyện tốt kỹ năng này.

Với phần thi viết, giáo viên có thể cho học sinh tập phân tích đề, lập dàn ý và viết mở bài – kết luận ngay tại lớp. Phần còn lại cho làm ở nhà theo dàn ý để rèn luyện kỹ năng viết.

Video đang HOT

Giáo viên nên sửa bài cẩn thận, giúp học sinh nhận ra những sai sót của mình nhất là những lỗi về chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản.

Theo thầy Hồng, cũng có thể giúp học sinh viết những đoạn văn ngắn, vì có thể với thời lượng 120 phút, đề thi không yêu cầu viết một bài văn dài như lâu nay đã quen làm, mà chỉ là những đoạn văn ngắn với những yêu cầu cũng rất ngắn.

Nguyễn Thị Mai Chi lớp 12C6 Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) – Học sinh giỏi văn cấp tỉnh 2013 – 2014 :

Gỡ điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn - Hình 2

Nguyễn Thị Mai Chi và Thanh Thùy cùng bạn học trao đổi về môn Văn

Em rất bất ngờ và thích thú trước việc đổi mới về hình thức ra đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn như năm nay.

Với cách ra đề thi này, chắc chắn chúng em sẽ thay đổi được cách học vẹt, kiểu làm bài theo khuôn mẫu. Em có thể tự do “múa bút” theo cảm nhận, suy nghĩ của bản thân mình trước đề thi áp sát thực tế như thế này.

Tuy nhiên, sẽ có không ít bạn vẫn cảm thấy hơi hoang mang vì thời gian thi chỉ còn hơn 45 ngày. Bản thân em cho rằng, thay bằng lo lắng, hãy bình tĩnh, tỉnh táo trước những thay đổi và gấp rút triển khai phương pháp học tập mới để môn Văn trở nên gần gũi hơn.

Ngoài đọc, hiểu các nội dung sách giáo khoa, nên tìm hiểu các kiến thức ngoài thực tế, thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, mạng xã hội,…

Khi theo sát những sự kiện nhận được nhiều sự quan tâm đã và đang diễn ra xung quanh ta, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm bài văn nghị luận xã hội.Nguyễn Thị

Thanh Thùy lớp 12c4 – Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) – Học sinh giỏi Văn cấp tỉnh 2013 – 2014 :

Ra đề mở môn Ngữ văn là vấn đề được các thầy cô và tất cả học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay quan tâm. Mặc dù có nhiều ý kiến, quan điểm về vấn đề này, nhưng là một học sinh, em thấy cách ra đề mới thực sự có lợi.

Trước hết, nó giúp em ôn tập nhẹ nhàng hơn, có cơ hội đạt điểm thi cao hơn. Với cách ra đề này, các bạn sẽ phải tránh lỗi học vẹt, học tủ hay học một cách thụ động, máy móc mà phải tổng hợp liên môn để phát huy tính tích cực sáng tạo của mình.

Ngoài ra, với câu nghị luận xã hội, học sinh chúng em có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước hiện nay.

Tuy nhiên, thực tế em thấy vẫn còn không ít bạn chưa hiểu rõ, tỏ ra lo lắng, hoang mang, phải chuẩn bị ôn tập thế nào đây để đáp ứng tốt nhất ra đề theo cách mới.

Em cho rằng, các bạn chỉ cần nắm vững những nội dung, dẫn chứng trong sách giáo khoa, lắng nghe thầy cô giáo bài; chăm luyện văn và đặc biệt là nên theo dõi, cập nhật tin tức, những vấn đề “ nóng” của xã hội để có thể vận dụng vào bài văn của mình. Chỉ cần như thế, các bạn có thể tự tin với môn Ngữ văn khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Theo GDTĐ

Đổi mới ra đề thi tốt nghiệp: Rùa chậm hơn Thỏ nhanh

Trong xã hội hiện đại, đổi mới thường xuyên trong tất cả các lĩnh vực là điều được khuyến khích. Nhưng để mọi người làm quen, chấp nhận với những đổi mới thì lúc nào cũng cần có thời gian.

Đổi mới ra đề thi tốt nghiệp: Rùa chậm hơn Thỏ nhanh - Hình 1

Ảnh minh họa

Thậm chí, với những vấn đề có ảnh hưởng trên diện rộng, tác động tới nhiều đối tượng xã hội khác nhau, lại càng cần phải có thời gian dài. Người ta vẫn thường gọi là cần "lộ trình đổi mới".

Vì thế, khi đọc được tin Bộ GD&ĐT quyết định đổi mới cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn, tôi giật mình thật sự.

Quan điểm của bạn về vấn đề này, cũng như tin, bài, ảnh, video cộng tác, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn

Tôi biết, thực trạng cho thấy, học sinh đang dần ít mặn mà với Ngữ văn. Văn chỉ là một môn thi bắt buộc, vì thế các em học theo kiểu đối phó, đủ điểm qua là một niềm vui lớn.

Chính vì thế, thay đổi cách ra đề thi cũng là cách "ngầm yêu cầu" học sinh hãy lưu tâm và để ý hơn với bộ môn xã hội đầy tính nhân văn này.

Trong những thay đổi lần này, tôi quan tâm nhất nội dung: với phần đọc hiểu (các đoạn trích văn bản, câu văn được đưa vào đề), đề thi sẽ hoàn toàn nằm ngoài sách giáo khoa, ngữ điệu không lấy trong SGK nhưng phải vừa sức với học sinh, ít từ địa phương để học sinh cả nước đều hiểu được.

Từng là học sinh giỏi Văn thành phố, tôi thấy những tác phẩm mới ngoài chương trình, thường chỉ được đưa vào đề thi Văn dành cho học sinh giỏi, với mục đích đ.ánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ thực sự của học sinh. Giờ thì cách ra đề này được áp dụng với tất cả học sinh trong kì thi tốt nghiệp.

Có cái hay nhưng mà đáng lo ngại là phần nhiều.

Hay là " triệt tiêu" lối học tủ học vẹt, học thụ động lâu nay của thí sinh. Nhưng e rằng, cách ra đề kiểu này cũng lắm rủi ro.

Thứ nhất, văn bản mới thì vô vàn. Cảm thụ văn học mang tính cá nhân, mỗi người hiểu một kiểu. Xử lí thế nào khi người viết hiểu một ý, người chấm hiểu một lẽ khác? Khi đó quy chuẩn nào để chấm bài?

Hơn nữa, những vấn đề mang tính cá nhân thường là quan điểm, mà quan điểm thì nào có ai đúng ai sai? Thế cớ sao, yêu cầu học sinh trình bày quan điểm mà lại để giáo viên phán quyết quan điểm đó thông qua điểm số?

Thứ hai, với thực trạng "lười học văn" như hiện nay, học sinh sẽ vô cùng lúng túng khi làm đề thi kiểu này. Tôi lo sợ rằng, chính cách ra đề này sẽ " tạo điều kiện gián tiếp" để những "bài văn thảm họa" ra đời.

Tôi hình dung, nếu là thí sinh đi thi, gặp một văn bản mới toanh, tôi sẽ: một là cố "nặn ra ý tưởng", cố viết, thậm chí phải "viết liều". Hai là đã cố mà bất lực thì đành bỏ giấy trắng.

Nếu cứ theo quyết định này của Bộ, kết thúc kì thi tốt nghiệp năm nay, tôi "chờ đợi" những câu văn ngô nghê, những cảm nhận sống sượng, những thảm họa văn học của ngành giáo dục mới sẽ lộ diện ra sao?

Thứ ba, việc lựa chọn tác phẩm mới đưa vào đề thi đặt gánh nặng rất lớn cho hội đồng ra đề thi. Giáo viên, giảng viên, chuyên gia Văn học có thể hiểu được, cảm được tác phẩm, nhưng chưa chắc học sinh hiểu được, cảm được.

Tất nhiên, hội đồng ra đề sẽ phải thẩm định, đ.ánh giá văn bản đó có phù hợp khả năng học sinh hay không. Nhưng lại phải nhớ nữa, đ.ánh giá một vấn đề thuộc về " khả năng" là khó vô vàn. Đó là lí do mà cũng một nội dung, người này bảo dễ, kẻ kia nhăn mặt khó.

Lần này , tôi thấy Bộ GD&ĐT có vẻ hạ quyết tâm lắm "cần phải quyết ngay ở khâu thi cử để tạo sự đột phá."

"Giữa đáp ứng mục tiêu với đảm bảo an toàn thi đỗ 100% thì theo tôi cần ưu tiên việc đáp ứng mục tiêu dạy học" (Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển).

Bộ có lí lẽ của Bộ. Nhưng lí lẽ mà không thuyết phục thì e rằng là phản tác dụng.

Tôi là sinh viên Luật chính quy. Tôi hiểu rằng, để ban hành một văn bản pháp luật mới, Quốc hội cũng như các cơ quan có thẩm quyền, thậm chí người dân đều phải vào cuộc. Hội thảo, trao đổi, lấy ý kiến, tranh luận lên, hỏi đáp xuống, ngày này qua tháng khác... Tất nhiên cuối cùng để phục vụ cho mục đích đảm bảo tính khả thi và hợp lí của văn bản pháp luật đó với xã hội.

Quyết định của Bộ GD&ĐT cũng vậy. Tất nhiên, tôi không có ý so sánh mà cho rằng, quyết định của Bộ cũng phải có "quy trình ra đời " chặt chẽ, phức tạp và mất công như thế.

Nhưng rõ ràng, ai cũng phải công nhận rằng, đổi mới thì cũng cần phải thận trọng. Đổi mới giáo dục là phải có lộ trình. Đổi mới cách kiểm tra chất lượng giáo dục phải có thí điểm trên diện hẹp, tổng kết, rút kinh nghiệm. Cớ sao lại quyết đổi chỉ trong ngày một ngày hai như thế.

Thực tế tôi thấy có trao đổi, có họp, hội thảo, nhưng kì lạ thay, nhân vật trung tâm của vấn đề này là các em học sinh thì chẳng thấy lấy ý kiến. Thay thì cứ thay, quyết định một cái "rụp" khiến học sinh "ngả ngửa", giáo viên cũng lo âu.

Ai là người "chịu trận" cho quyết định này? Chẳng phải là các em học sinh cuối cấp, là những giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hay sao?

Còn một tháng nữa là thi tốt nghiệp, vậy thay đổi cách thức ra đề có lợi ích gì? Nâng cao chất lượng giáo dục là câu chuyện dài hơi của toàn ngành giáo dục. Liệu "Bộ ta" có đang kì vọng, quyết định này sẽ là một cuộc cách mạng trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay?

Cũng nên kì vọng như thế lắm chứ. Nhìn xa, phấn đấu mục tiêu tốt đẹp là tốt. Nhưng giờ mà thay đổi "giật mình và chóng vánh" thế này thì đáng lo ngại lắm.

Thiết nghĩ, là " Rùa - chậm mà chắc" thì hay hơn là "phóng nhanh như Thỏ"!!!

* Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả.

Theo Tienphong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki
07:31:09 06/07/2024
"Cỗ xe tăng" Đức đổ gục và bật khóc sau trận thua Tây Ban Nha, Toni Kroos kết thúc sự nghiệp đầy nghiệt ngã
08:21:11 06/07/2024
Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
10:42:34 06/07/2024
"Chị đẹp" MLee ghi danh dự thi Miss Universe Vietnam 2024, chấn động cõi mạng
07:15:07 06/07/2024
Thấy mẹ chồng lên thăm cháu, tôi cố dậy sớm để nấu cho bã bữa ăn, nào ngờ vừa đến bếp đã thấy cảnh 'nóng mắt' này
11:32:46 06/07/2024
Xót xa: Ronaldo thất thần, cố nén những giọt nước mắt cay đắng trong trận đấu cuối cùng tại Euro
08:18:18 06/07/2024
Bình Tinh muốn hàn gắn Vũ Luân và Hồng Loan, nói 1 câu ai cũng thấy mát lòng
07:35:53 06/07/2024
Hành trình 5 năm Baifern - Nine: Từ friend zone hoá người yêu như phim, ai dè kết thúc bằng drama "mẹ chồng"
07:26:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi và Đường Yên: Bạn thân 10 năm từ màn ảnh đến đời thực

Sao châu á

13:29:58 06/07/2024
Lưu Diệc Phi và Đường Yên là những người bạn tốt luôn đồng hành cùng nhau trong công việc và cuộc sống. Tình bạn của hai người đẹp bắt đầu từ phim điện ảnh Lộ thuỷ hồng nhan năm 2014.

Madonna sau lần c.hết hụt 1 năm trước: Cuộc đời thật tươi đẹp

Sao âu mỹ

13:26:41 06/07/2024
Madonna cho biết bà đang suy ngẫm về sự hồi phục kỳ diệu của mình một năm sau khi xuất viện. Bà từng bị n.hiễm t.rùng nặng đe dọa tính mạng .

Phương Linh tiết lộ mua được nhà và xe nhờ bản hit 'Cơn gió lạ'

Nhạc việt

13:25:12 06/07/2024
Số thứ 2 của chương trình âm nhạc Giao lộ thời gian - Love In The Bay diễn ra vào tối 5/7 với màn hòa giọng giữa cơn gió lạ Phương Linh và ca - nhạc sĩ của những giai điệu chữa lành Kai Đinh.

Daesung (Big Bang) uống nước mía tại chợ Bến Thành

Nhạc quốc tế

13:21:28 06/07/2024
Vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất trưa 5/7, Daesung - thành viên nhóm nhạc Big Bang - được fan bắt gặp dạo chợ Bến Thành cùng ly nước mía trên tay.

PV nóng "Anh tài" SOOBIN: "Ở Anh trai vượt ngàn chông gai, quan trọng không phải là đông fan..."

Sao việt

13:20:19 06/07/2024
Sau khi tập 1 Anh trai vượt ngàn chông gai lên sóng, phần trình diễn của SOOBIN đã nhận về những đ.ánh giá tích cực từ netizen.

Bà xã Đại úy xinh đẹp của NSND Tự Long khoe ban công xanh mướt

Sáng tạo

13:16:05 06/07/2024
Không chỉ ghi dấu ấn với những cống hiến nghệ thuật, NSND Tự Long còn được người hâm mộ yêu mến bởi chuyện tình lãng mạn, ngọt ngào với người bạn đời kém anh 1 giáp

Những nẻo đường gần xa - Tập 30: Yên dứt khoát tình cảm với Vinh

Phim việt

13:02:42 06/07/2024
Dù Vinh khẳng định luôn dành cho cô tình cảm trên mức đồng nghiệp, nhưng Yên thẳng thắn dứt khoát trong mối quan hệ không rõ ràng này.

5 yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thủy không nên bỏ qua

Trắc nghiệm

12:50:59 06/07/2024
Những căn nhà đẹp không chỉ cần cấu trúc ấn tượng mà còn phải đảm bảo các yếu tố phong thủy giúp gia chủ giàu có, đón tài lộc.

"Siêu trộm" Hà Tĩnh cạy cốp xe lấy thẻ ATM, đoán trúng mật khẩu rút sạch t.iền

Netizen

12:32:29 06/07/2024
Sáng 5/7, Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Vinh (30 t.uổi, trú xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) và Phạm Thị Giang (25 t.uổi, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) về tội Trộm cắp tài sản.

Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng' đầy rủi ro

Thế giới

12:26:02 06/07/2024
Các nguồn tin quân sự Liban xác nhận rằng các vị trí quân sự nước này đã theo dõi vụ phóng khoảng 20 tên lửa đất đối đất từ phía Liban vào Israel và hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel đã đ.ánh chặn một số tên lửa.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh đục thủy tinh thể

Sức khỏe

11:59:47 06/07/2024
Đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần thủy tinh thể bị mờ đục dần theo thời gian. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng hầu hết các trường hợp không được phát hiện cho đến khi đã tiến triển và dần mất thị giác.