“Giữ lửa” lò đúc lư đồng trăm năm giữa phồn hoa Sài Gòn

Theo dõi VGT trên

Nằm khuất cuối con đường nhỏ Nguyễn Duy Cung (quận Gò Vấp), làng nghề cổ An Hội tồn tại trăm năm vốn nức tiếng là địa chỉ sản xuất lư đồng truyền thống bậc nhất chốn Sài Gòn – Gia Định. Hiếm người nhận ra nơi đây từng là làng nghề cổ vang bóng một thời. Lư đồng An Hội bây giờ chỉ còn hiu hắt 5 lò gồm Ba Cồ, Sáu Bảnh, Hai Thắng, Năm Toàn và Út Kiển.

Còn người mua, bếp còn đỏ lửa

Mang tiếng là bà chủ nhưng khi gặp chúng tôi, Bà Phạm Thị Liên – cơ sở sản xuất lư đồng Ba Cồ – chẳng giấu giếm nổi cái vất vả của nghề với bộ quần áo dấp dính mồ hôi, vẻ mặt đăm chiêu suy tư. Bà vừa phải tiếp khách hàng, ghi đơn hàng, vừa phải quán xuyến mọi công đoạn trong xưởng, từ đắp cốt, bịt sáp, bít đất trấu, đổ đồng đến làm nguội, chạm khắc.

Giữ lửa lò đúc lư đồng trăm năm giữa phồn hoa Sài Gòn - Hình 1

“Khi tôi mới về làm dâu làng nghề An Hội, cả làng có đến hơn 50 hộ làm nghề đúc đồng truyền thống. Ngày đó, lư đồng An Hội nổi tiếng đến mức đi đến đâu cũng thấy người ta đúc lư đồng. Người lớn, trẻ con ai cũng bám riết lấy nghề. Ngày thường nhộn nhịp đã kể, những ngày giáp tết, người người mua mua bán bán, ra ra vào vào khiến cho không khí trong làng lúc nào cũng nhộn nhịp, tấp nập.Vậy mà theo thời gian, nghề cũng mai một đi nhiều. Đến giờ, làng cũng chỉ còn có 5 nhà giữ nghề” – Bà Liên hồi tưởng.

Theo bà Liên, lý do người làng không làm nghề này nữa là vì nghề cực, cần nhiều nhân lực và mặt bằng rộng rãi, sản phẩm bán ra ngày càng khó. Nếu sở hữu mảnh đất hàng trăm mét vuông giữa thành phố đông đúc và đắt đỏ như Sài Gòn, người ta có thể xây nhà cho thuê hoặc kinh doanh kiếm lời sẽ dễ dàng hơn. Nhưng với bà không lẽ nào lại làm vậy: “Cha chồng tôi đặt hết tâm huyết vào nghề này. Chồng tôi cũng đã mất, tôi có trách nhiệm phải giữ nghề truyền thống cho bằng được. Còn người mua lư đồng là tôi còn làm, còn truyền nghề cho con cháu”.

Cơ sở lư đồng của gia đình bà Liên đã tồn tại gần một thế kỷ. Từ khi An Hội nhà nhà làm lư đồng, người người làm lư đồng thì cha chồng bà Liên cũng theo học nghề rồi tự mở xưởng, truyền nghề lại cho ông Ba Cồ là chồng bà Liên. Bà liên “chân ướt chân ráo” về làm dâu cũng tranh thủ học nghề và nối nghề truyền thống này của gia đình chồng đã 25 năm nay. Chỉ vào người con trai cả, bà Liên tự hào khoe: “Thằng bé có khiếu và yêu nghề lắm, nó sẽ là người tiếp theo nối nghiệp của gia đình!”.

Nghề của sự kiên trì, tỉ mỉ

Cơ sở đúc đồng của bà Liên có đến hơn chục người thợ, có những người thợ gắn bó với nghề mấy chục năm ròng, bắt đầu với nghề từ khi còn là một cô bé, cậu bé. Không chỉ có kỹ thuật cao mà người thợ còn phải kiên trì, khéo léo. Mỗi người chỉ tập trung một khâu.

Giữ lửa lò đúc lư đồng trăm năm giữa phồn hoa Sài Gòn - Hình 2

Video đang HOT

Một chiếc lư đồng thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn, công phu và tỉ mỉ. Đầu tiên là đắp khuôn ruột bằng đất. Đất phải là đất sét tốt, chịu được nhiệt. Đất sét tuyển chọn kỹ lưỡng này sẽ được người thợ giã nhuyễn trộn với nước cho thật dẻo để dễ dàng nặn theo hình mẫu từ trước. Sau khâu làm khuôn là khâu bịt sáp. Người thợ bít một lớp sáp đèn cầy trộn với sáp ong bít sát khuôn đất. Khâu này đòi hỏi người thợ phải làm đều tay, khéo léo. Bởi lẽ, lớp sáp bám vào khuôn sẽ quyết định độ dày mỏng và hình dáng của lớp đồng thau được đổ vào. Tiếp đến, khuôn lại được chuyển cho người thợ khác đắp một lớp đất trộn với trấu bên ngoài khuôn sáp.

Nếu khâu đắp khuôn đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ thì khâu đổ đồng lại cần sự khéo léo, nguyên tắc hơn hẳn. Khâu này quan trọng nhất đòi hỏi thợ giỏi, nhiều kinh nghiệm vì phải canh thời gian nấu đồng rất kỹ, phải phối hợp ăn ý thợ móc khuôn từ hầm nung và thợ múc đồng từ chảo đổ vào khuôn. Đồng sử dụng phải là đồng thau được người chủ lựa chọn kỹ càng, được người thợ nấu bằng dầu hỏa cho nóng chảy và khéo léo đổ vào khuôn qua hai lỗ nhỏ được tạo dáng từ trước.

Sau khi đồng thau đã trở về dạng rắn, người ta đ.ập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguội, gồm các công đoạn xả cát để chiếc lư đồng có được những đường cong cơ bản. Những chỗ lư đồng bị khuyết thì được chuyển đến người thợ hàn, hàn lại cho đầy đặn. Sau cùng, lư đồng sẽ được chạm khắc, trang trí hoa văn và đ.ánh bóng.

Bà Liên tâm sự, suốt 25 năm qua theo nghề từ gia đình chồng, khâu nào bà không rành rẽ thì cũng phải biết “chút đỉnh” để có thể chia sẻ công việc cùng những người thợ trong xưởng. Bà tự nhận mình may mắn vì có được những người thợ khéo léo, tâm huyết, có những người gắn bó với công việc trong xưởng từ khi bà mới về làm dâu. Bà và họ cùng đi qua thời gian, cùng trưởng thành với nghề và cùng… già đi nơi xưởng đúc đồng. Hỏi bà có buồn tẻ không? Bà cười rồi nhẹ nhàng hỏi lại: “Có bao giờ cô gái cảm thấy buồn tẻ khi sống chung với một người mình rất yêu chưa?”.

Truyền giữ “lửa” nghề

Lư đồng được tạo ra bằng đôi tay khéo léo của người thợ. Họ không gấp gáp, không vội vã nhưng nhanh nhẹn như cách nói vui của những người thợ lành nghề trong xưởng của bà Liên – “Tự nhiên mình làm nhanh như vậy đó, không biết cách nào hãm cho đôi tay chậm hơn nữa”.

Giữ lửa lò đúc lư đồng trăm năm giữa phồn hoa Sài Gòn - Hình 3

Bà Trinh vốn gắn bó hơn 15 năm với cơ sở đúc đồng Ba Cồ. Công việc của bà có thể xem là nhẹ nhàng nhất trong các công đoạn làm lư đồng – đắp khuôn đất. Bàn tay bà mềm mại cuộn từng miếng đất dẻo, thoăn thoắt đắp thành từng chiếc khuôn đất bao bọc bên ngoài lớp sáp. Công việc đắp đất mà trông cứ thanh thản, nhẹ nhàng như thực hiện một động tác múa. Kế đó, bà Thủy đang tỉ mẩn với công việc “tắm bùn” cho khuôn đất. Đất sét được trộn với tro trấu pha loãng để “tắm” cho khuôn khi đổ đồng nóng chảy vào sẽ không bị rỉ. Bà Thủy chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề cũng đến hơn 15 năm. Ban đầu làm cũng thấy cực lắm. Công đoạn của tôi cũng giống như người nông dân, suốt ngày quen với bùn đất. Ấy vậy mà càng gắn bó lại càng yêu sản phẩm mình đang làm, như kiểu người nông dân quen mùi đất, không xa được làng quê vậy”.

Ông Hoàng Nam hơn 40 t.uổi đời nhưng đã có 23 năm gắn bó với xưởng đúc đồng Ba Cồ. Suốt 23 năm qua, ông làm công việc chạm khắc, trang trí cho những chiếc lư đồng được hoàn thiện. Tay phải ông cầm búa, rắn chắc và khỏe khoắn, tay trái lại thoăn thoắt uyển chuyển di chuyển chiếc đục trên nền lư đồng để tạo thành hình hoa văn mềm mại những rồng phụng, phúc lộc thọ hay cành trúc, cành mai… chẳng cần một nét bút phác thảo. Ông cười hề hề: “Làm quen rồi, giờ muốn gặp sự cố đ.ập búa vào tay cũng khó, chắc phải làm vài xị rượu cho hoa mắt run tay mới được”.

Theo Laodong

Gặp "Vua chạm bạc" chuyên làm đẹp cho các sơn nữ

Cụ là Lý Dào Luồng, sinh năm 1932 tại làng Phùng, xã Thái Học (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) là người làm nghề chạm bạc có thâm niên còn sót lại của người dân tộc Dao t.iền ở vùng này.

Hơn 60 năm trôi qua, bất kể ngày nắng hay mưa, đồng bào dân tộc người Dao t.iền sống ẩn mình trên sơn cốc thuộc tỉnh Cao Bằng, lúc nào cũng bắt gặp hình ảnh một ông lão miệt mài ngồi chạm từng nét khắc lên từng bộ trang sức bằng bạc của khách. Nhờ vào tài chế tác chạm bạc của cụ, biết bao mối tình đã được se duyên, sống với nhau hạnh phúc. Giờ đây, khi t.uổi đã già cụ lại tận tâm truyền dạy cho con cháu để giữ gìn nghề truyền thống.

Cụ là Lý Dào Luồng, sinh năm 1932 tại làng Phùng, xã Thái Học (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) là người làm nghề chạm bạc có thâm niên còn sót lại của người dân tộc Dao t.iền ở vùng này.

Bàn tay tài hoa nơi sơn cốc

Sau gần 1 giờ leo đường núi đá tai mèo, chúng tôi mới đến nhà người thợ bạc tài hoa Lý Dào Luồng. Căn nhà hai tầng khang trang nằm giữa những dãy núi trùng điệp, xung quanh chỉ đá với đá, đẹp như một bức tranh được chạm khắc về thiên nhiên và con người nơi đây. Năm nay đã chạm t.uổi bát tuần nhưng bàn tay của cụ vẫn còn rất nhanh nhạy và đầu óc minh mẫn. Ông lão được mệnh danh là "Vua chạm bạc" có nét mặt hiền lành và đậm chất hoang sơ của núi, được rất nhiều người yêu quý, mến mộ.

Ở vùng này, trang sức bằng bạc là vật làm đẹp cho các sơn nữ người dân tộc thiểu số, là vật không thể thiếu dùng làm của hồi môn cho con gái Dao t.iền, Dao đỏ, H'Mông trước khi về nhà chồng. Đến ngày cưới, cô dâu sẽ diện mình lộng lẫy với những bộ trang sức bằng bạc, như: vòng cổ, vòng tay, xà tích, hoa tai, cúc bạc, nhẫn...

Gặp Vua chạm bạc chuyên làm đẹp cho các sơn nữ - Hình 1
Cụ Lý Dào Luồng (áo đen) và người cháu trai đang trong gian đoạn quan sát học nghề

Cụ Luồng trầm ngâm kể lại: "Tôi sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, việc học hành dang dở, không đến nơi đến chốn vì còn suốt ngày phải giúp bố mẹ lên nương làm việc nuôi các em khôn lớn. Tuy nhiên, từ bé, tôi đã có niềm đam mê với những nét chạm khắc trên trang sức của phụ nữ dân tộc mình mà chính cha tôi chế tác. Mỗi khi rảnh, tôi lại ra ngồi trên mỏm đá trước cửa nhà để xem cha tôi chạm bạc, lâu lâu lại sang nhà các cụ trong làng để so sánh cách làm cũng như trình độ của từng người. Thấy tôi tỏ ra say mê quá nên nhiều người đã hướng dẫn tỉ mỉ các công đoạn, đặc biệt là cha tôi dành tất cả công sức để truyền nghề".

Những ngày đầu khi bước chân vào nghề chạm bạc, cụ Luồng gặp nhiều khó khăn vì chưa xác định được độ chín, nung chảy của bạc, nét chạm vẫn còn thô, chưa được hài hòa. Từng loại sản phẩm lại dùng các kỹ thuật khác nhau, vì vậy phải mất hơn một năm chăm chỉ tập luyện, các sản phẩm trang sức do cụ chạm mới hài hòa, mềm mại theo ý mình. Từ năm 20 t.uổi, chàng thanh niên Lý Dào Luồng bắt đầu sự nghiệp chạm bạc của mình, tài chạm đẹp và tinh xảo đến độ các xưởng chạm bạc thời đó đều dần bị mất khách, thậm chí một số bỏ nghề.

Cụ Luồng tâm sự: "Cách đây nửa thế kỷ, trang sức bằng bạc là vật bất ly thân của người phụ nữ Dao t.iền nên nghề chạm bạc ở miền sơn cước còn thịnh hành và trang sức làm bằng bạc là sở thích của các thiếu nữ dân tộc vùng cao như: Tày, H'Mông, Dao đỏ, Dao t.iền. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, người ta thậm chí còn mở cửa hàng chuyên chạm bạc mọc lên ở gần thị trấn, nơi có nhiều dân cư sinh sống".

Thu nhập từ t.iền chạm bạc của cụ Luồng cũng kiếm được kha khá. Các sản phẩm do cụ làm ra đã được tiêu thụ tại các chợ huyện: Nguyên Bình, Hà Quảng, Bảo Lạc, Thông Nông..., bán với giá một đôi vòng cổ là 11 triệu đồng, một đôi vòng tay 3 triệu đồng, một bộ xà tích 5 triệu đồng. Theo cụ Luồng, để làm được những sản phẩm này người thợ lành nghề phải mất gần một tháng trời, t.iền lãi hàng tháng cũng được khoảng 4-6 triệu đồng.

Nhìn đôi bàn tay khéo léo đến độ thành thục của cụ Luồng không ai nghĩ rằng, cụ đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách mà có lẽ chỉ cụ mới hiểu rõ tất cả. Hơn 60 năm làm nghề, cũng chính cụ mới thấu hiểu được giá trị tinh tế của từng sản phẩm làm ra, trân trọng và tự hào về những trang sức mang bản sắc của dân tộc mình.

Cụ Luồng cho hay: "Điều quan trọng đối với người làm nghề là phải biết gìn giữ, cải tiến phát triển những sản phẩm làm ra ngày càng tinh xảo, đẳng cấp hơn bằng sự khéo léo của bàn tay, sự nhanh nhạy của đôi mắt, sự kiên trì, nhẫn nại của ý chí và sự cảm nhận bằng tâm hồn của người thợ bạc. Số tôi may mắn được cha ông dốc tâm truyền lại nên đến giờ vẫn gắn bó".

Mỗi sản phẩm làm ra với cụ Luồng đầu là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Cụ coi đó là một thú vui, một cách trải nghiệm cuộc sống và ngắm nhìn dòng đời xuôi ngược từng ngày trôi qua. Và hơn thế nữa, chạm bạc cũng là nét đẹp trong văn hóa của người dân tộc thiểu số nơi vùng cao này. Cụ bảo, chạm bạc cũng cần có năng khiếu nghệ thuật, có trí tưởng tượng của người nghệ sĩ, khéo tay, bay bổng. Đồng thời, người thợ bạc cũng cần phải có cơ bắp và lòng kiên trì. "Chạm những nét, đường cong uốn lượn của bạc theo ý muốn không phải dễ, cũng phải tập kỳ công lắm. Hơn 60 năm làm nghề tôi vẫn chưa thấy hài lòng, đến giờ vẫn phải vừa làm vừa tập thêm", cụ Luồng cười hóm hỉnh.

Gia đình "chạm bạc"

Đã hơn 60 năm trôi qua, những người thợ cùng lứa đã từng bỏ nghề đi làm việc khác hoặc nghỉ hưu, nhưng riêng cụ Luồng với niềm đam mê vẫn kiên trì hằng ngày ngồi chạm những trang sức bằng bạc của khách đã tìm đến nhà đặt hàng. Tuy nhiên, mấy năm nay cụ dành phần lớn thời gian đào tạo, truyền nghề cho hai thế hệ hậu duệ để nối nghiệp mình. Hiện cụ có ba người con trai, ba cháu trai cùng hai người con rể đang nối tiếp nghề do cụ truyền dạy và đã làm ra được các sản phẩm chạm khắc bạc.

Cụ Luồng tự hào chia sẻ: "Tôi bây giờ ngày càng già yếu, phải tranh thủ quãng đời còn lại dốc tâm truyền thụ những kỹ năng, kinh nghiệm cho con cháu để sau này chúng nối nghiệp. Bởi vì, nghề chạm bạc hiện nay ở vùng này đã không còn mấy ai làm nữa nên cũng có khách đặt hàng đều đặn. Truyền nghề cho chúng nó cũng là để góp phần duy trì, phát triển nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc mình nói riêng và các dân tộc thiểu số khác ở vùng này nói chung".

Gặp Vua chạm bạc chuyên làm đẹp cho các sơn nữ - Hình 2
Cha con ông Lý Kìm On quyết theo nghiệp cha, ông

Hiện giờ, kinh tế gia đình cụ Lý Dào Luồng đều do các con cháu cụ đảm nhiệm. Mặc dù ba người con trai đã tách ra ở riêng nhưng đều cùng làm chung nghề chạm bạc. Khi gặp khó khăn tất cả lại xúm nhau lại như một gia đình rồi tìm cách giải quyết, tìm cách phát triển và nâng cao tay nghề. Các công đoạn như đi mua nguyên, nhiên liệu, dụng cụ đồ nghề từ các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Thạch An... cho đến quá trình đun, chạm, đan bạc đều được họ phân công nhau rõ ràng. Lợi nhuận thu về được phân chia hợp lý.

Tuy nhiên, hình tượng cụ Luồng luôn luôn được những người con cháu kính trọng, nể phục. Vì vậy, những ý kiến, góp ý của cụ có một trọng lượng nhất định trước khi làm việc gì quan trọng. Bởi đối với con cháu, cụ vừa là một người cha, người ông tôn kính vừa là một người thầy giỏi dang trong giới nghề chạm bạc.

Ông Lý Kìm On (49 t.uổi), người con trai thứ của "vua" chạm bạc cho hay: "Học cái nghề này gian nan lắm chú à. Đã hơn 20 năm làm nghề, đến giờ tôi vẫn còn nhớ những buổi đầu học những kỹ năng, thao tác cơ bản tôi phải mất hàng tháng trời mới quen tay. Từ công đoạn nhóm lò, kéo bễ thổi cho gió vào lò, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, cho đến chạm sản phẩm đều phải tuân thủ tuyệt đối mới có được sản phẩm như ý. Tôi chuyên về công đoạn chạm bạc. Đây là khâu công phu nhất trong quá trình hoàn thành sản phẩm nên cha tôi hay nhắc nhở, hướng dẫn tôi phải thành thục đến độ nhuần nhuyễn. Riêng khâu đan bạc làm dây chuyền là do cho phự nữ trong gia đình đảm nhiệm".

Một đại gia đình sống tách biệt trong thung lũng đá dốc thoai thoải, nhưng ở vùng này đồng bào dân tộc không ai không biết đến cái tên Lý Dào Luồng. Khi chúng tôi chuẩn bị ra về lại gặp được vợ chồng ông Lý Văn Linh đến đặt hàng làm đồ trang sức cho cô con gái chuẩn bị lấy chồng.

Ông Linh bảo: "Gần đến mùa cưới rồi, vợ chồng phải tranh thủ đến đặt hàng trước, nếu không sẽ không kịp vì mùa này mọi năm có rất đông khách tìm đến đại gia đình ông Lý Dào Luồng đặt hàng. Chất lượng sản phẩm ở đây thì khỏi phải nghi ngờ gì nữa, bởi hàng chục năm nay đồng bào dân tộc luôn ưng cái bụng khi các sản phẩm đã qua "xưởng" chạm bạc Lý Dào Luồng".

Chiều muộn, khi những làn gió se lạnh bắt đầu ùa về thung lũng đá, lúc này mái bếp của những người thợ bạc cũng nghi ngút tỏa khói xóa tan không khí cô quạnh, hoang dã nơi thâm sơn cùng cốc này. Bằng sự tài hoa, khéo léo cộng với ý chí và nghị lực kiên cường họ đã vượt qua khó khăn để đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật chạm bạc, thoát khỏi vòng xoáy mưu sinh nơi núi rừng.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội
19:23:08 04/07/2024
Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
19:27:39 04/07/2024
Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
22:25:23 04/07/2024
Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc
07:25:36 05/07/2024

Tin đang nóng

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?
19:38:18 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
'Kiều nữ làng hài' Nam Thư: U40 vẫn lẻ bóng, từng lỡ dở với diễn viên 'L.ật m.ặt'
21:15:40 05/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024

Tin mới nhất

Tước giấy phép lái xe tài xế bật đèn siêu sáng trên ô tô bán tải ở TPHCM

21:47:45 05/07/2024
Ngày 5/7, Đội CSGT - Trật tự, Công an quận 4, TPHCM đã mời làm việc và lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông P.T.T. (39 t.uổi, quê Đắk Lắk) về lỗi vi phạm hành chính Điều khiển ô tô lắp thêm đèn phía sau xe .

Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô

18:27:39 05/07/2024
Ngày 5/7, thông tin từ UBND huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang phối hợp vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc 1 chiếc mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ khách du lịch trên vùng biển địa phương.

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu mới hé lộ khả năng bất ngờ của hà mã

Lạ vui

01:02:31 06/07/2024
Hà mã nổi tiếng với thân hình to lớn (có thể nặng tới 2 tấn), song vẫn có khả năng phi nước rút ấn tượng trong những trường hợp khẩn cấp. Phát hiện này vừa được công bố trong nghiên cứu đăng trên tạp chí PeerJ.

Bóc giá tủ đồ của Lisa trong MV Rockstar

Phong cách sao

01:01:35 06/07/2024
Ra MV comeback solo mang tên Rockstar, Lisa lột xác với tạo hình vô cùng cá tính. Khán giả dành cho cô nàng lời khen ngợi không chỉ bởi tài năng âm nhạc mà còn nằm ở vẻ ngoài đầy ma mị của người đẹp gốc xứ Thái.

Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?

Sức khỏe

00:29:57 06/07/2024
Tuy nhiên, liệu thói quen này có thực sự mang lại những lợi ích sức khỏe như nhiều người vẫn tin hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ

Sao việt

23:52:11 05/07/2024
Diễn viên Nam Thư từng nhận về những bình luận tiêu cực khi có hành động thân thiết với một sao nam đã có gia đình.

Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?

Netizen

23:27:16 05/07/2024
Sau thời gian yên ắng hậu đường ai nấy đi , cặp đôi S và D bất ngờ trở thành chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng.

Thánh nữ cosplay quay lại nghiệp cũ, fan nam vẫn đắm đuối như thuở nào

Cosplay

23:21:29 05/07/2024
Sau thời gian tập trung cho gia đình và dự án cá nhân, nữ coser nức tiếng quay lại sân chơi với những màn biến hình ấn tượng.

Không nhiều lời thoại, "Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một" vẫn âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

23:15:58 05/07/2024
Ngay từ khi ra mắt, những lời khen ngợi dành cho VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG: NGÀY MỘT (tựa gốc: A QUIET PLACE: DAY ONE) đã được minh chứng bằng màn trình diễn tại phòng vé.

Chuyện tình ngọt ngào của Nine Naphat - Baifern Pimchanok trước khi chia tay

Sao châu á

23:10:48 05/07/2024
Từ bạn diễn ăn ý, Nine Naphat - Baifern Pimchanok trở thành đôi tình nhân được săn đón hàng đầu Thái Lan. Chuyện tình ngọt ngào của họ từng đốn tim bao khán giả trước khi cả hai chia tay trong tiếc nuối.

Phương Oanh sau sinh có làn da sáng, khỏe mạnh nhờ một cách chăm sóc đáng tham khảo

Làm đẹp

23:05:28 05/07/2024
Phương Oanh sau sinh không chỉ giảm cân thành công, cô còn sở hữu làn da sáng, khỏe mạnh nhờ biết cách chăm sóc.

'Bản sao NSND Thu Hiền' khiến Đại Nghĩa 'xấu hổ' nhớ chuyện cũ

Tv show

23:04:57 05/07/2024
Phần trình diễn của thí sinh Phạm Dương Gia Hân trên sân khấu Biến hóa bất ngờ khiến MC Đại Nghĩa nhớ lại màn hóa thân thành NSND Thu Hiền của mình.

Khlóe Kardashian bị chỉ trích vì để con gái 6 t.uổi trang điểm quá đậm

Sao âu mỹ

23:01:20 05/07/2024
Dù bị khán giả la ó khi để con gái 6 t.uổi - True trang điểm lòe loẹt trong buổi biểu diễn khiêu vũ gần đây nhưng Khlóe Kardashian không hề quan tâm.