Giáo viên đi… cày!

Theo dõi VGT trên

Gần phân nửa thầy cô ở vùng cao là giáo viên hợp đồng, lương chỉ 900.000 đến 1 triệu đồng/tháng. Vì vậy, ngoài giờ lên lớp, họ phải làm thêm đủ thứ việc như cày ruộng, hái măng… để có thêm thu nhập.

“Sinh con được ba tháng là em phải gửi con cho mẹ rồi lên đây ngay. Đêm đêm ngực đau nhức vì căng sữa, nằm nhớ con em khóc suốt. Giờ thì bé đã tám t.uổi rồi. Mỗi năm nhiều nhất chỉ về được hai lần…” – cô giáo Lê Thị Hương ở bản Ko Kài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) kể.

Phận giáo viên hợp đồng

Cô Hương có chồng ở Quảng Xương, cách trường học mà cô đang cắm chốt gần 200 km, đường sá đi lại vô cùng khó khăn. Cô là giáo viên hợp đồng, dạy lớp 2, lương chỉ có 900.000 đồng/tháng.

Hoàn cảnh cô Hương hay nhiều giáo viên khác là khá tiêu biểu cho hầu hết các giáo viên hợp đồng mà tôi đã gặp trên các huyện vùng cao Thanh Hóa này.

Ở Trường THCS Hiền Chung (xã Hiền Chung, huyện Quan Hóa), có cô đang bế con hai, ba t.uổi, chồng chật vật mấy tháng mới lên thăm một lần. Đến giờ lên lớp, các cô phải gửi cháu bé cho các học sinh lớp lớn chưa đến giờ học bế hộ ngồi ở cuối lớp. Mỗi khi bé đói khóc đòi bú, cô phải ngừng dạy cho con bú rồi trở lên bục giảng tiếp tục công việc gieo chữ của mình.

Tôi gặp thầy Vi Văn Hạch ở bản Pượn (xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa) khi thầy đang xắn quần cày ruộng để có thêm cái ăn. Bốn thầy cô khác, có người ra suối bắt cá, có người vào rừng hái măng, có người vót nan… “Phải như thế chứ với 900.000 đồng một tháng thì làm sao đủ mua gạo và các nhu yếu phẩm khác. Rồi còn phải tằn tiện để dành từng đồng mới có t.iền xe cộ về xuôi” – thầy Hạch nói với giọng buồn buồn.

Tôi đến nhà lưu trú các thầy cô vào buổi trưa, nhằm lúc các giáo viên đã dọn ra bữa cơm. Trong mâm chỉ có đĩa măng xào và một ít cá vụn. Thầy Hà Văn Quang cười: “May quá, hôm nay có khách đến, em vừa đi suối về để cải thiện món tươi”. Rồi thầy kể về cuộc sống của các giáo viên ở các điểm trường khác, nơi chỉ có một, hai lớp không có nhà lưu trú. Giáo viên phải ở chung với nhà dân trong bản, gạo gửi luôn cho bà con để nấu ăn chung. Thời điểm này đúng mùa giáp hạt, hầu hết người dân nơi đây phải ăn cơm độn, dân ăn gì thì các thầy cô phải ăn chung cái đó. Ngoài những giờ lên lớp hay soạn giáo án, thầy cô còn giúp chủ nhà cùng lên nương làm rẫy…

Giáo viên đi... cày! - Hình 1

Video đang HOT

Ngoài giờ lên lớp, thầy Vi Văn Hạch, giáo viên Trường Tiểu học Trung Sơn (xã Trung Sơn, Mường Lát, Thanh Hóa), phải đi cày ruộng để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống

Phía sau con chữ

Chánh Văn phòng UBND huyện Quan Hóa Hà Văn Ca bức xúc nói: “Theo quy định, ở dưới xuôi cứ 22,5 học sinh thì có một giáo viên biên chế, chiếu cố vùng cao dân cư rải rác, con số này là 18,5. Nhưng con số này cũng chẳng phản ảnh được thực tế. Anh tính đường đèo núi, người dân tộc ở rải rác các bản xa, nếu tập trung trường lại thì các em không thể đi học vì phải trèo đèo lội suối cả chục cây số. Vì thế phải mở các điểm trường tại các thôn bản. Có lớp chỉ có 5-7 học sinh cũng phải có một giáo viên. Thầy cô giáo ăn ngủ tại bản luôn”.

Rồi ông Ca nhẩm tính: “ Lương giáo viên biên chế hệ số X nhân với 830.000 đồng cộng với hệ số vùng cao cộng với trợ cấp lưu trú, tất cả chỉ trên dưới 5 triệu đồng. Trong khi đó giáo viên hợp đồng nếu cao đẳng thì được 900.000 đồng, đại học thì được 1 triệu đồng. Ngoài ra không có gì khác. Con số 18,5 quái ác khiến lượng giáo viên hợp đồng ở đây chiếm rất cao. Toàn huyện có khoảng 700 giáo viên. Theo quy định “con số 18,5″ ấy, huyện phải hợp đồng thêm đến 400 giáo viên nữa mới đủ”.

Tỉ lệ này cũng khá khớp đúng khi tôi đến Trường THCS Hiền Chung. Tổng số giáo viên, công nhân viên là 18 người, trong đó có tám giáo viên là hợp đồng.

“Hiện nay gần như tất cả giáo sinh ra trường ai cũng dạy hợp đồng, không ai được biên chế” – Trưởng phòng Giáo dục huyện Quan Hóa Mai Bá Thúy cho biết. “Anh nghĩ coi, cùng làm một việc như nhau. Một bên 4-5 triệu đồng, một bên chỉ có 1 triệu đồng. Chúng tôi kêu suốt mà trên có nghe đâu. Để đỡ đần phần nào chúng tôi phải ghép lớp, dồn tiết cho các giáo viên hợp đồng để họ có thêm 600.000-700.000 đồng/tháng. Các khoản đóng góp đi nghỉ dưỡng hoặc liên hoan, nhà trường động viên các giáo viên biên chế gánh vác hộ giáo viên hợp đồng” – Hiệu phó Trường THCS Hiền Chung Lê Mạnh Hùng nói.

Rẻo cao Mường Lát. Những con đường quanh co khúc khuỷu qua những con suối, con nguồn, những đàn em nhỏ vẫn tung tăng ríu rít đến trường. Những bản người Mông, người Mường heo hút chơ vơ trên sườn núi xa xôi, tiếng trẻ con đọc chữ vẫn ê a trong lớp. Những hình ảnh, âm thanh tươi đẹp ấy khiến một người miền xuôi như tôi thật sự xúc động. Nhưng để duy trì được những hình ảnh đẹp này chẳng lẽ chúng ta cứ động viên lòng yêu nghề suông của các thầy cô giáo mãi hay sao? Câu hỏi ấy cứ ám ảnh tôi suốt thời gian cưỡi xe trên cung đường “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” để về xuôi…

Giáo viên “nghĩa vụ” Nỗi niềm nhà giáo vùng cao còn vấn đề bức xúc khác mà lâu nay ngành giáo dục chưa giải quyết được. Đó là trường hợp giáo viên theo “tiêu chuẩn nghĩa vụ”. Người tại địa phương được đào tạo đủ chuẩn làm giáo viên chiếm tỉ lệ rất thấp cho nên đa số giáo viên ở đây được điều động từ giáo viên ở các huyện miền xuôi như Hậu Lộc, Quảng Xương, Nông Cống, Bỉm Sơn… lên giảng dạy. Trước đây, người ta vẫn thường áp dụng cái nghĩa vụ này là năm năm, nghĩa là những giáo viên dưới xuôi lên vùng cao dạy năm năm nghĩa vụ xong sẽ được cho về. Nay thì không ai nhắc tới thời hạn nghĩa vụ đó cả. Vì vậy rất nhiều thầy cô giáo đều có thâm niên bảy năm, chín năm hay lâu hơn nữa bám trụ ở núi rừng. Thầy Phạm Văn Dũng (Trường THCS Hiền Chung, xã Hiền Chung, Quan Hóa) có vợ và con ở dưới xuôi, cả năm thầy mới về thăm nhà được một lần. Cô Ngân Thị Với (Trường Tiểu học Trung Lý II, xã Trung Lý, huyện Mường Lát) có chồng và con nhỏ ba t.uổi đang ở dưới xuôi nhưng hai năm cô mới có điều kiện về thăm chồng con…

Theo PL TP.HCM

Giáo viên "có thương hiệu" k.iếm t.iền tỉ

Trong khi mức lương giáo viên bị coi là thấp trong điều kiện sống hiện nay, nhiều giáo viên "có thương hiệu" lại có mức thu nhập t.iền tỉ từ dạy thêm, xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và học sinh.

Từ chục triệu/ tháng...

Cho con học thêm trở thành một "phong trào" mà các bậc phụ huynh nhìn nhau thực hiện. Giáo viên dạy thêm cấp 1, cấp 2 thường tự mở lớp tại nhà mà không cần qua trung tâm. Với hình thức dạy học này, thầy, cô giáo có thể hưởng trọn số t.iền giảng dạy mà không lo phần "chiết khấu".

Một phụ huynh có con học tiểu học tại một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa cho biết: "Dù không muốn nhưng gia đình vẫn phải cho cháu đi học thêm ở nhà cô giáo. Thực tế là cháu đã bị điểm kém dù làm bài tốt nhưng không đi học lớp của cô.

Khoảng 2/3, tức là 40 cháu của lớp, thường xuyên học ở lớp tại nhà cô dạy. Một tuần đều đặn 2 buổi, mỗi buổi 60.000 đồng. Vậy là một tháng cô được gần 20 triệu t.iền dạy thêm."

Ở huyện Thanh Oai (Hà Nội), một giáo viên THCS cho biết: "Học trò ngoài học thêm trên lớp 5 buổi/tuần, chiều về lại học thêm 4 buổi (2 môn) ở nhà các cô. Mỗi buổi cô thu 50.000 đồng/học sinh, lớp khoảng 30 em và một ngày cô dạy 2 ca, một tháng cô cũng thu được 30 triệu".

Để con không phải đi lại, chị Thu (Cầu Giấy) cho biết, năm con học lớp 2, gia đình phải mời giáo viên về tận nhà dạy với giá 100.000 đồng mỗi giờ. Dù mắc nhưng cháu được cô kèm chứ đến lớp thì học sinh đông mà học phí cũng 30.000 đồng/2 tiết học.. Theo lời chị Thu thì "cô phất lên nhờ dạy thêm."

Giáo viên có thương hiệu k.iếm t.iền tỉ - Hình 1

Học sinh tan ca tại một trung tâm luyện thi ở Hà Nội

Trăm triệu mỗi tháng: Chuyện nhỏ

Tại Hà Nội, mỗi năm có hàng ngàn học sinh muốn thi vào trường chuyên như Hà Nội- Amsterdam, Trường phổ thông năng khiếu của ĐH Khoa học Tự nhiên, trường có tiếng như Chu Văn An, Marie Curie, Lương Thế Vinh..., và các em thường chọn đi học thêm để hy vọng đỗ.

Một phụ huynh từng có con học ở Trường THPT Chuyên Hà Nội -Amsterdam chia sẻ: "Muốn con có cơ hội vào trường học nên hầu hết phụ huynh cho con vào luyện thi ở lớp của các thầy cô trong trường. Một là vì thầy dạy giỏi nhưng phần quan trọng hơn mình vẫn yên tâm vì "người trong cuộc" ít nhiều sẽ có gợi ý cho các con".

Hiện tại ở trường này, khá nhiều thầy cô đã tạo được "thương hiệu" trong việc ôn luyện cho học trò từ cấp hai đến cấp ba. Môn Toán có thầy H., môn Văn cô T., cô N... Tùy vào mỗi cấp lại có những cô thầy giỏi khác nhau. Mức giá học cũng khá "mềm", lớp học không quá đông chỉ từ 30-40 em/lớp. Song do dạy nhiều ca nên thu nhập của giáo viên khá cao.

Một học sinh của trường chia sẻ: "Một tuần em học thêm môn Toán của thầy 3 buổi, 12 buổi/tháng đóng 500.000 đồng, tức chỉ hơn 4.000 đồng/buổi. Ngoài ra em còn học các môn khác giá cũng tương đương". Như vậy, mỗi tháng em mất khoảng 1,5 triệu cho khoản học thêm. Em này cũng cho biết hầu hết các giáo viên đều dạy thêm. Nhiều thầy dạy kín tuần, chỉ nghỉ chủ nhật.

Một giáo viên dạy thêm kín tuần từ thứ hai đến thứ bảy, một ngày 4 ca, một tháng có thể thu nhập 50-60 triệu đồng. Tuy nhiên, so với thu nhập của các giảng viên và những người chỉ lo dạy ôn luyện, giáo viên các trường THPT có thua kém do phải dành cho việc đáp ứng đủ định mức từ 12-17 tiết/tuần.

Tuy nhiên cũng có một số ít giáo viên dạy thêm ở các trung tâm như một giáo viên trường THPT chuyên ở Cầu Giấy dạy Toán mỗi ngày 2 buổi cũng thu nhập cả trăm triệu/năm.

Bài 2: "Tôi có nhà - đất - ô tô xịn...nhờ dạy thêm"

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra
12:13:25 03/07/2024
Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"
12:45:27 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Vô tình mở điện thoại của vợ ra xem, tôi 'đứng hình' khi phát hiện chuyện động trời giữa anh trai và vợ, hóa ra bấy lâu nay tôi đã bị lừa...
12:04:16 03/07/2024
Bồ nhí của chồng hí hửng báo tin có thai, buông giọng đòi danh phận, tôi hẹn gặp rồi đưa một bức ảnh khiến cô ta tức nghẹn
11:49:28 03/07/2024
Nhân vật của Hồng Diễm trong "Trạm cứu hộ trái tim" lại khiến khán giả ức chế
13:27:54 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thấy 2 con lục vali của chồng rồi lôi thứ 'kỳ dị' này ra mà tôi c.hết đứng, cũng nhờ vậy mà tôi mới phát hiện anh ngoại tình

Góc tâm tình

17:45:23 03/07/2024
Tôi c.hết lặng khi thấy 2 con lôi ra thứ này, cũng chính nhờ vậy tôi mới biết được bộ mặt thật của anh. Tôi và chồng lấy nhau đã 9 năm, có hai con trai.

NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay

Tv show

17:26:26 03/07/2024
Sau khi thông tin và hình ảnh Anh Trai Say Hi sử dụng bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa được chia sẻ, đông đảo khán giả không khỏi bức xúc.

Nhóm bị cáo mua đi bán lại cô gái 18 t.uổi lĩnh án

Pháp luật

17:24:55 03/07/2024
N. bị các đối tượng bán đi bán lại nhiều lần và lần cuối cùng N. bị những đối tượng này đem bán sang Campuchia với giá 1.300 USD.

Giải mã sức hút The Secret Of Us (Bí Mật Của Chúng Ta)

Phim châu á

17:23:40 03/07/2024
Nếu nói về series bách hợp trong tháng 6-7/2024, thì bộ phim được xem nhiều nhất, cặp đôi hot nhất hiện nay có lẽ là hai cô nàng xinh đẹp Lingling Kwong và Orm Kornnaphat từ tác phẩm The Secret Of Us (tựa Việt: Bí Mật Của Chúng Ta) của ...

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

Thế giới

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

'Hoàng tử V-pop' ở ẩn 10 năm: Tôi mua vài căn hộ khách sạn và đầu tư thuận lợi

Nhạc việt

17:11:09 03/07/2024
Trong 10 năm ở ẩn , Hoàng Hải thừa nhận anh được trải nghiệm cuộc sống thú vị, khác biệt đến mức anh từng nghĩ sẽ không quay lại sân khấu nữa.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

Tin nổi bật

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: "Chị Lan cực phẩm" né mặt Quân

Phim việt

16:33:51 03/07/2024
Không biết vì lý do gì, Lan không muốn gặp Quân. Cô cũng không nghe điện thoại khi Quân gọi điện hỏi về công việc.

Giới thiệu hệ thống thuộc tính của Zenless Zone Zero

Mọt game

16:21:08 03/07/2024
Zenless Zone Zero là bom tấn game gacha mới tới từ nhà phát triển HoYoverse, cha đẻ của Genshin Impact, Honkai Impact và Honkai Star Rail, ra mắt chính thức trên toàn cầu vào ngày 04/07/2024.

Tháng 7 may mắn, tháng 8 tài lộc, tháng 9 phú quý, 3 cung hoàng đạo này "vét" hết phước lành của thiên hạ

Trắc nghiệm

15:28:26 03/07/2024
Trong 3 tháng tới, 3 cung hoàng đạo này sẽ có cuộc sống sung túc và dư dả.May mắn lấp đầy nửa bầu trời tháng 7, 5 cung hoàng đạo này cùng nhau đón nhận

Huyền bí động Nàng Tiên - Na Rỳ (Bắc Kạn)

Du lịch

15:20:14 03/07/2024
Từ Thủ đô Hà Nội ngược Quốc lộ 3 tới địa phận Thác Giềng (thị xã Bắc Kạn) rồi rẽ phải, băng qua dải đèo Áng Toòng quanh co uốn lượn, du khách sẽ đến với huyện vùng cao Na Rỳ của tỉnh Bắc Kạn.