Giáo dục hòa nhập: Cần một “vòng tay ấm”

Theo dõi VGT trên

Với tình yêu nghề, yêu học trò, cô Lê Thị Nga đã khiến các phụ huynh có con tự kỷ vỡ òa trong hạnh phúc khi con biết đán.h vần, biết đọc, viết, làm toán và hòa nhập tốt với các bạn.

Giáo dục hòa nhập: Cần một vòng tay ấm - Hình 1

Giờ học của cô và trò lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ ( quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Lớp học “hai trong một”

Năm học này, lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do cô Lê Thị Nga làm chủ nhiệm có 45 học sinh, trong đó có 6 học sinh mắc chứng tự kỷ, khó khăn trong giao tiếp. Giáo án cho các học sinh này cũng đặc biệt hơn các bạn, cách dạy dỗ cũng khác hoàn toàn.

Huy Bách là một học sinh “đặc biệt”. Em có năng khiếu âm nhạc, chơi đàn rất hay, biết nhiều bản nhạc của nước ngoài, đọc, viết, tính toán rất tốt nhưng lại có biểu hiện khác thường là hay cười, hay nói chuyện với ngón tay. Biết được đặc điểm này, cô Nga đã quan tâm trò chuyện với Bách, tạo thói quen mới cho em. Nhờ cô, Bách đã tiến bộ, không hay cười trong lớp và không còn nói chuyện với tay nữa.

Phúc Khang bị bệnh nhũn cơ và cuồng ăn. Do đó, cô Nga đã phải điều chỉnh chế độ ăn cho Khang trong những bữa ăn bán trú, cho em ăn nhiều rau hơn, ít cơm đi. Cô Nga là người trực tiếp ăn cơm cùng, ngủ cùng học sinh, muốn theo dõi hoạt động hàng ngày của các con để điều chỉnh những hoạt động của học sinh đặc biệt này.

Trung Dũng lại luôn la hét khi không hài lòng về việc gì. Dũng chỉ biết đán.h vần và đọc đơn giản, còn tính toán phải nhờ sự kết hợp của cô giáo. Do đó, cô Nga phải sử dụng ngón tay, các đồ dùng nút chai, hoặc que tính để hướng dẫn em học. Nhờ nỗ lực của cô, qua 3 tháng học, Dũng đã biết tình cộng trừ trong phạm vi 10. Ngoài ra, Dũng còn hòa nhập tốt với các bạn trong lớp.

Minh Đức gặp chứng tự kỷ từ nhỏ, không trò chuyện với mọi người. Mẹ Đức lo vì ở nhà các anh chị em ruột còn không muốn chơi với con thì đến trường liệu thầy cô có yêu quý, bạn bè có chơi với con hay không. Nhưng qua 3 tháng học lớp cô Nga, Đức đã hòa nhập tốt với các bạn. Em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, đã biết đọc một số đoạn văn trong sách.

Còn bạn Lê Sáng mắc tật nói ngọng, lặp lại ngôn ngữ của người khác. Để thay đổi thói quen của Sáng, cô Nga đã nghĩ ra cách dùng kí hiệu và “bắt” Sáng phải nói theo kí hiệu đó. Ví dụ, khi muốn em nói “Con chào cô”, cô Nga đã giơ tay đặt lên miệng chứ không nói để Sáng bắt chước theo. Kết quả là sau nhiều tháng, học sinh của cô Nga đã có thể nói bình thường…

Giáo dục hòa nhập: Cần một vòng tay ấm - Hình 2

Học sinh trong lớp luôn đoàn kết, thương yêu nhau.

Video đang HOT

Vì trò, thầy cô nỗ lực vượt khó

Cô Nga cho biết: Chắc chắn dạy học lớp học sinh bình thường, không có trẻ tự kỷ sẽ nhàn hơn. Nhưng tiếp xúc với gia đình, đặc biệt mẹ của các em tự kỷ mới thấy hết được nỗi vất vả, trăn trở về câu hỏi làm sao để các con tiến bộ mỗi ngày dù là một câu nói, đán.h vần hay một phép tính.

Nhiều năm gắn bó với giáo dục hòa nhập, cô đã có nhiều kinh nghiệm để dạy dỗ những học sinh đặc biệt này. Theo cô Nga, những ngày đầu có thể nhận ra hiện tượng bất thường của trẻ, nhưng giáo viên phải bình tĩnh, không nên trao đổi ngay với phụ huynh vì nhiều người sẽ có phản ứng.

Khi trên lớp không nên phân biệt đối xử mà cần xem các con giống như các bạn khác, cũng gọi các con lên bảng, hỏi về cách làm bài, cách suy nghĩ. Để các con tiến bộ, cô Nga đã dùng những video clip dạy dỗ con trên lớp gửi về cho phụ huynh để họ biết con đã tiến bộ thế nào. Qua đó giúp phụ huynh an tâm bởi khi xa con, nhiều người cũng lo lắng vì sợ con đến trường các bạn không chơi cùng; hoặc bố mẹ bạn khác không chấp nhận điều đó; con không quen với môi trường lạ.

Nhiều năm gắn bó với HS khuyết tật, cô Nga vẫn gặp khó khăn như không có sách vở chuyên dùng cho trẻ tự kỷ; phải tự học hỏi giáo án và những kinh nghiệm trên mạng, tự mua sách dùng nói về phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật. Nhưng không vì vất vả trước mắt, cô Nga nản lòng bởi cô luôn quan niệm đứng lớp có trẻ học hòa nhập, nhiệm vụ của giáo viên sẽ vất vả gấp nhiều lần so với những lớp bình thường. Nhưng bên cạnh những vất vả đấy là niềm vui khi thấy các con tiến bộ từng ngày.

Cô Đỗ Thị Kim Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ cho biết: Hàng năm, nhà trường luôn đón nhận một số học sinh học hòa nhập, năm sau tăng hơn năm trước và tất cả đều chọn lớp cô Nga. Như năm nay khối 1 có khoảng 10 học sinh, lớp cô Nga có 6 em, là những trường hợp nặng nhất.

Thương đồng nghiệp, muốn san sẻ bớt khó khăn bằng cách san bớt học sinh đặc biệt sang các lớp khác nhưng cuối cùng các em vẫn vào lớp cô Nga. Một phần vì sự tín nhiệm của phụ huynh, phần vì nhà trường có sự tin tưởng tuyệt đối, không ai có thể làm tốt hơn cô Nga trong lĩnh vực đặc biệt này. – Cô Đỗ Thị Kim Liên

Cảm phục những cô giáo luôn nhẫn nhịn, chăm sóc những "đứa con" đặc biệt

Đó là những người thầy, người cô có tấm lòng cao đẹp, đã không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực dìu dắt những học sinh thiếu may mắn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.

Cô giáo như "mẹ hiền"

Đến thăm cô và trò tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng (đường Lý Chính Thắng, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), chúng tôi đã cảm nhận không khí học tập, tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì những "đứa con" thân yêu của các thầy, cô giáo tận tâm với nghề ở nơi đây.

Nghề giáo đòi hỏi một sự hy sinh, yêu nghề và đối với các giáo viên dạy trẻ khuyết tật, sự hy sinh này còn lớn lao, vất vả và gian khổ cực nhọc hơn rất nhiều. Các "mẹ hiền" ở trường chuyên biệt phải có một ý chí, nghị lực phi thường và trên hết phải có tấm lòng yêu thương cao cả thì mới có thể bám trụ được với nghề. Niềm hạnh phúc của nhà giáo dạy trẻ khuyết tật là giúp cho học sinh lạc quan, tự khẳng định bản thân, có niềm tin vào cuộc sống và có cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Hơn 15 năm trong nghề dạy học cũng là từng ấy thời gian cô giáo Võ Thị Trâm (SN 1982) gắn bó với học sinh khuyết tật tại nơi đây. Nhớ lại ngày đầu dạy dỗ những "đứa con" đặc biệt này, cô Trâm cho biết khi mới bước vào giảng dạy, chị thật sự lo lắng và không biết mình phải bắt đầu từ đâu.

Nhiều em lớp chị phụ trách tuy đã lớn nhưng chưa biết tự đi vệ sinh, mặc quần áo, ăn uống, một số em nhận thức còn hạn chế, không làm chủ được hành vi của mình, hay chạy nhảy lung tung, la hét, không hiểu "khẩu lệnh" của cô giáo và rất chậm trong việc tiếp thu bài học...

"Khó khăn như vậy đó nên tôi đã dành thời gian tham khảo kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác, đồng thời xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, phù hợp với từng em. Tôi phải dạy từng em cách làm chủ hành vi như thế nào cho đúng và kỹ năng "tự lực" để các em có khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày", cô giáo Trâm chia sẻ.

Cảm phục những cô giáo luôn nhẫn nhịn, chăm sóc những đứa con đặc biệt - Hình 1

Một tiết học múa đầy hứng thú trong lớp học của cô Trâm (ngoài cùng bên trái).

Trong các tiết dạy, cô giáo Trâm thường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trực quan, vừa dạy, vừa tổ chức trò chơi để các em thoải mái, hứng thú với việc học. Cứ như vậy, số học sinh khuyết tật được cô Trâm giảng dạy, đa phần các em đã biết tự đi vệ sinh, xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, biết ngồi yên trong lớp, hợp tác với giáo viên trong học tập... Đây chính là kết quả bước đầu, là động lực giúp cô giáo như chị Trâm gắn bó với nghề, dìu dắt những trẻ kém may mắn vươn lên trong cuộc sống.

"Tôi thương các em học sinh của mình giống như thương con ruột của mình vậy thôi. Những đứa con ở đây mang đến cho tôi niềm vui và ý nghĩa để tôi càng yêu nghề của mình nhiều hơn", cô Trâm bày tỏ.

Còn cô Hồ Thị Mỹ Dung (34 tuổ.i) chủ nhiệm lớp 1 KT, cho biết với mỗi em học sinh ở lớp cô, với mỗi dạng tật khác nhau thì cô lại gặp những khó khăn đặc thù khác nhau. Những em tự kỷ thì cô phải quản lý hành vi của các em chặt chẽ hơn, những em chậm thì quá trình học sẽ kéo dài hơn, còn đối với học sinh khiếm thính thì phải học cách để mình giao tiếp, trò chuyện với các em, bởi vì trở ngại với các em là vấn đề về giao tiếp.

"Công việc của chúng tôi đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, phải vừa là người mẹ, người bạn cùng học, cùng ăn, cùng chơi với trẻ và đặc biệt là phải có tình yêu thương các em, coi các em như con ruột của mình mà quan tâm, chăm sóc", cô Dung tâm sự.

Cảm phục những cô giáo luôn nhẫn nhịn, chăm sóc những đứa con đặc biệt - Hình 2

Một giờ học ngôn ngữ sôi nổi trong lớp của cô Mỹ Dung

Tận tâm với nghề

Qua lớp bên cạnh, chúng tôi gặp cô giáo Nguyễn Thị Diễm My (33 tuổ.i) đang miệt mài hướng dẫn các học sinh thực hiện hoạt động tự uống nước bằng ly. Hết em này chị lại cầm tay em khác để hướng dẫn, cứ thế người "mẹ hiền" chăm "đàn con" của mình từng li từng tí.

Cô My được đào tạo chuyên ngành Giáo dục đặc biệt và có thâm niên hơn 4 năm gắn bó với học sinh khuyết tật. Chị được nhà trường phân công giảng dạy lớp các em chậm phát triển.

Cảm phục những cô giáo luôn nhẫn nhịn, chăm sóc những đứa con đặc biệt - Hình 3

Cô Diễm My đang miệt mài hướng dẫn các học sinh thực hiện hoạt động tự uống nước bằng ly

Cô My cho biết, trước đây gia đình chị luôn ngăn cản chị dạy ở đây vì sợ sau này lấy chồng sinh con sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng bằng tình yêu thương với những đứ.a tr.ẻ kém may mắn, chị My đã kiên trì thuyết phục gia đình để họ hiểu ra và có suy nghĩ khác về công việc chị đang làm.

"Giờ gia đình tôi đã suy nghĩ khác đi rồi, họ còn là động lực để tôi có thể yên tâm chăm sóc những "đứa con"đặc biệt này", chị Diễm My vui vẻ nói.

Lớp học của cô My là lớp mầm non, những đứ.a tr.ẻ khuyết tật ở đây chậm phát triển hơn những đứa bình thường đồng trang lứa khác. Chỉ một kỹ năng nhỏ nhưng cô giáo My cũng phải dạy đi dạy lại mất nhiều tháng các em mới làm được. Có em đã học được cách tự ăn, nhưng cũng có em đến cách cầm ly uống nước cũng đã mất gần 1 tuần để dạy.

Với tình cảm đặc biệt với những đứ.a tr.ẻ khuyết tật, cô My luôn tạo cảm giác gần gũi, nhẫn nại dạy trẻ từ những việc nhỏ nhất, đồng thời cũng biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ như một "người mẹ" thứ hai.

Ở ngôi trường đặc biệt này, không chỉ có những "người mẹ" mà còn có những "người cha" luôn đồng hành cùng các con trong hành trình hòa nhập với cộng đồng.

Cảm phục những cô giáo luôn nhẫn nhịn, chăm sóc những đứa con đặc biệt - Hình 4

Cô giáo Lê Thị Kim Thoa (26 tuổ.i) đang kèm cặp một học sinh làm toán

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Đỗ Trọng Tư (35 tuổ.i, giáo viên Thể dục của trường) cho biết, khi mới đến Trung tâm, đa phần các em đều có những hoàn cảnh đặc biệt riêng. Nhiều em vì gia đình đổ vỡ mà rơi vào tự kỷ, cứ thế tới trường là lại ra góc ngồi chơi một mình, những lúc đó thầy Tư như đóng vai một người bạn chơi cùng với các em.

Tuy vất vả, khó khăn nhưng nhìn các em tiến bộ mỗi ngày, những người "lái đò" ở đây lại cảm thấy ấm lòng. Dạy học sinh bình thường tiếp thu bài học là việc khó, với những học sinh khuyết tật lại càng khó hơn gấp bội phần. Chúng tôi thật sự thấy cảm phục và biết ơn tấm lòng của các thầy, cô giáo đã quan tâm chăm sóc, dạy dỗ học sinh khuyết tật.

Mong rằng các thầy, cô giáo luôn có thật nhiều sức khỏe, luôn tận tâm với nghề, tiếp tục dìu dắt những học sinh kém may mắn vươn lên hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thu Trang chính thức lên tiếng khi chồng Phương Lan nhắc tên trong lùm xùm bị nó.i xấ.u
22:05:40 01/10/2024
Phan Đạt - chồng diễn viên Phương Lan là ai mà náo loạn Vbiz?
21:32:28 01/10/2024
Thương vợ đau bụng nên mình tôi về giỗ mẹ, nào ngờ tiếng nhạc chát chúa từ điện thoại của con gái khiến cả nhà 'ngã ngửa'
21:56:14 01/10/2024
Loạt nhãn hàng có động thái mạnh tay với Negav sau liên hoàn phốt từ phát ngôn thô tục đến group 18+
22:47:33 01/10/2024
Ngôi sao số 1 Việt Nam - người duy nhất không sợ bị vạ miệng hồi "trẻ trâu", nhân cách là thứ không thể phủ nhận!
22:01:46 01/10/2024
Động thái của Negav giữa scandal phát ngôn thô tục, lộ bằng chứng hoạt động trong group có nội dung nhạy cảm
21:43:43 01/10/2024
Văn Lâm khoe ảnh bên trong căn biệt thự bạc tỉ, vô tình để lộ ảnh nàng hot gymer đang làm một việc
21:12:19 01/10/2024
Clip về Minh Dự có gì mà bất ngờ viral trở lại?
21:29:56 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khám phá Việt Nam: Ngắm tuyệt tác ruộng bậc thang ở Lai Châu

Du lịch

07:09:26 02/10/2024
Lai Châu nổi tiếng là một trong bốn vựa lúa lớn nhất khu vực Tây Bắc, những cánh đồng ruộng bậc thang mang vẻ đẹp hùng vĩ và trù phú là tác phẩm khéo léo của đồng bào dân tộc nơi đây.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và hai em gái kháng cáo

Pháp luật

06:53:38 02/10/2024
Trong số 25 bị cáo có đơn kháng cáo, hầu hết các bị cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo, hoặc xin được giảm trách nhiệm dân sự trong vụ án.

Hòa Minzy công khai tổng doanh thu shop cá nhân đóng góp cho bà con miền Bắc sau bão lũ

Sao việt

06:49:10 02/10/2024
Chiều 1/10, Hòa Minzy chính thức công bố tổng doanh thu mà cửa hàng online của cô đã bán được trong khoảng thời gian từ 14 -30/9.

Nữ ca sĩ bất ngờ xóa sạch Instagram, đăng ảnh mắt tím bầm gây hoang mang

Sao âu mỹ

06:31:24 02/10/2024
Vào ngày 30/9 (giờ Mỹ), nữ ca sĩ Lorde bất ngờ xóa sạch các bài đăng cũ trên Instagram. Sau đó, cô đăng tải loạt ảnh chụp cận mặt, để lộ đôi mắt bị thương bầm tím.

Bị đàn em đòi đưa hết tiề.n, Mỹ Linh nói: "Tiề.n mà không biết sử dụng là sao? Tôi có dại ngu gì đâu"

Tv show

06:26:14 02/10/2024
Mới đây, chương trình Nhà mình có nhau đã lên sóng, với sự tham gia của gia đình diễn viên Hứa Minh Đạt, Lâm Vỹ Dạ cùng các con.

Quả bán đầy chợ nhưng được coi là báu vật của mùa thu, đem nấu canh vừa ngon lại bổ dưỡng

Ẩm thực

05:58:07 02/10/2024
Món canh vừa đơn giản, rẻ tiề.n lại thơm ngon bổ dưỡng trong mùa thu nhất định bạn phải thử! Mướp bán đầy chợ nên bạn có thể tha hồ mua rồi về chế biến nhé.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tin nổi bật

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Cao Thái Hà trở thành 'hoa khôi cảnh sát', đóng cặp mỹ nam kém 6 tuổ.i

Phim việt

05:53:26 02/10/2024
Cao Thái Hà và Hải Nam - mỹ nam kém 6 tuổ.i thành đôi trong phim mới. Cả hai có màn diễn xuất ăn ý, đặc biệt ở những phân đoạn tình cảm.

Sốc visual Park Min Young ở phim mới, vừa tăng cân liền trẻ hơn cả 10 năm trước

Hậu trường phim

05:52:42 02/10/2024
Sau cơn sốt mang tên Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi hồi đầu năm nay, nữ diễn viên Park Min Young đã chính thức gia nhập đoàn phim mới và dự kiến sẽ tái xuất màn ảnh vào năm 2025

Vẻ ngoài gợi cảm của hot girl Đồng Nai

Người đẹp

05:46:44 02/10/2024
Lê Tuyết Hồng Nhi là cái tên quá đỗi quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ Việt Nam. Lê Tuyết Hồng Nhi có nickname là Băng Nhi. Cô nàng sinh năm 1999 tại Đồng Nai.

Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi

Góc tâm tình

05:42:24 02/10/2024
Cứ nghĩ cả đời này sẽ không thể gặp lại Hưng nữa, không ngờ, ngày tôi kết hôn Hưng lại đến tham dự dù không được mời.