Giáo dục ĐH còn “cái đuôi bao cấp”

Theo dõi VGT trên

Khi những người không xứng đáng đã chiếm được chỗ ngồi trong ĐH thì đến một lúc nào đó họ sẽ tuyển chọn những người theo hình ảnh của họ. Đây là nguy cơ lớn nhất của giáo dục ĐH hiện nay.

Báo cáo đề dẫn hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH” do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 13/4, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, khẳng định: “Chủ trương “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” của Đảng và Nhà nước là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước và với xu thế quốc tế. Nếu tập hợp được những trí tuệ lớn và khơi thông được sức mạnh đồng thuận trong nhân dân thì chủ trương ấy sẽ thành hiện thực”.

Mối nguy của giáo dục ĐH

Đến nay, chúng ta đã xây dựng được mạng lưới hơn 400 trường ĐH và CĐ, đã tạo ra tiềm lực nhất định về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về quy mô đào tạo… Nhưng GS-TS Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng nền giáo dục ĐH của ta đang nghèo nàn, lạc hậu, trì trệ, gò bó. Ngày nào chúng ta còn quản lý theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, theo cách “xin-cho” thì khó có sáng tạo được. GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, mong muốn nhận được những giải pháp cụ thể để xác lập một số t.iền đề làm cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ĐH Việt Nam.

Theo GS-TS Huỳnh Như Phương, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) TPHCM, đổi mới không đơn giản là một ý nguyện mà là một sự nghiệp khoa học và thực tiễn có quy luật của nó. Vì vậy, trong lúc này chỉ có thể bàn việc chuẩn bị đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH mà chưa thể tiến hành.

Giáo dục ĐH còn cái đuôi bao cấp - Hình 1

Các đại biểu tại hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH” ở TPHCM.

Trong điều kiện hiện nay, nên tập trung đổi mới việc tuyển chọn, bổ nhiệm nhân sự vào hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm cả người dạy lẫn người làm công tác quản trị ĐH. Khi những người không xứng đáng đã chiếm được chỗ ngồi trong ĐH thì đến một lúc nào đó họ sẽ tuyển chọn những người theo hình ảnh của họ. Đây là nguy cơ lớn nhất của giáo dục ĐH hiện nay.

GS-TS Huỳnh Như Phương cho rằng: Nước ta còn nghèo, những người có tài về một lĩnh vực chuyên môn thường không nhiều nhưng các trường chưa liên kết chặt chẽ để sử dụng tài năng của nhau, chưa chiêu mộ tài năng ở các viện nghiên cứu và ngoài xã hội. Ông đề nghị khuyến khích việc thành lập các trường CĐ và trung cấp nghề. Tạm ngưng cho thành lập các trường ĐH, cả công lập lẫn dân lập và tư thục.

Video đang HOT

Tài chính, tự chủ hay tự trị?

Vần đề phân tầng ĐH, tự chủ ĐH, tự trị ĐH… được nhiều đại biểu quan tâm. GS-TS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, tóm gọn: “Tập trung vào tài chính và quản trị mới cải cách được”. Tài chính ở đâu? Nhiều đại biểu đặt vấn đề tăng học phí, bởi không ở đâu học phí ĐH một năm chưa bằng học phí gửi trẻ một tháng như ở Việt Nam.

PGS-TS Đoàn Lê Giang, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, nói: “Với dân nghèo thì phải có chính sách xã hội, chứ chúng ta không thể hy sinh nền ĐH bằng một thứ học phí cào bằng, rẻ mạt như thế”. PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, đề nghị hãy để cho các trường ĐH làm kinh tế. Ông dẫn chứng: “Chulalongkorn là trường ĐH hàng đầu của Thái Lan, ngoài ngân sách của nhà nước, họ còn có 3 khách sạn, 2 siêu thị, 2 bệnh viện, 3 cao ốc văn phòng cho thuê… Chính nhờ có nguồn tài chính mạnh này mà họ chủ động thực hiện rất nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học mang tầm quốc tế”.

Về vấn đề ĐH tự chủ hay tự trị, PGS-TS Lưu Tiến Hiệp, Trưởng đại diện của UPC tại Việt Nam, chỉ rõ: “ĐH tự trị thì trường tự chịu trách nhiệm về các hoạt động, tính minh bạch, chất lượng đào tạo. Thất bại của trường không thể đổ cho người khác, cơ quan khác hay kêu cứu. Vì thế, nhà trường phải tăng cường năng lực cạnh tranh phải bảo đảm chất lượng để thu hút người học. ĐH tự chủ rất khó cho các trường hoạt động độc lập, vì trường bị chi phối bởi các ràng buộc”. Ông nói thêm: “Nếu Bộ GD-ĐT duy trì cung cách quản lý mang tính kiểm soát như hiện nay thì dẫn đến các trường muốn được việc cho mình phải nói dối, lách luật, đổ thừa, phong bì…”.

Lửng lơ trách nhiệm

Tình hình giáo dục ĐH ở các trường tư thục, dân lập chúng ta vẫn còn lúng túng trong quản lý và điều hành vì hành lang pháp lý không đầy đủ. Các trường ĐH ngoài công lập ở ta đã có lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển (từ năm 1988). Đến nay, chúng ta đã có 80 trường ĐH và CĐ ngoài công lập, vậy mà chúng ta vẫn chưa xác định rõ đâu là sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng chưa làm rõ khái niệm thế nào là ĐH tư, ĐH dân lập…

PGS-TS Đoàn Lê Giang bức xúc: “Những thay đổi lẻ tẻ, cục bộ của từng cá nhân giảng viên, từng khoa, từng trường không giải quyết được vấn đề gì hết. Khi người Pháp đến nước ta, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, họ lần lượt, triệt để và cưỡng bách áp dụng nền giáo dục phổ thông và ĐH ở nước ta, giống như mô hình Pháp – mô hình giáo dục được coi là tiên tiến nhất bấy giờ, mà không cần có một sự thỏa hiệp nào với nền giáo dục nho học trước đó.

Chưa đầy 20 năm, họ đã tạo ra nền ĐH mới của nước ta với hàng loạt trường danh tiếng: Đại học Y Hà Nội, CĐ sư phạm, CĐ Mỹ thuật Đông Dương, Viện Viễn Đông Bác Cổ… Trong khi đó, hơn 25 năm đổi mới, nền ĐH của chúng ta vẫn chưa cắt nổi cái đuôi bao cấp, các giáo sư ĐH của chúng ta vẫn chưa qua khỏi diện “xóa đói giảm nghèo”, trong các ĐH hàng đầu của chúng ta chỉ có vài khoa tiên tiến nhất mới đạt chuẩn Đông Nam Á (AUN). Như vậy, chừng nào giáo dục ĐH của chúng ta mới “được sánh vai cùng các cường quốc năm châu”? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng tụt hậu này?”.

Kết hợp giảng dạy và nghiên cứu Ý kiến kết hợp giảng dạy và nghiên cứu được sự đồng thuận cao. PGS-TS Nguyễn Tấn Phát, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đề xuất: “Để chất lượng đào tạo và nghiên cứu tác động thuận lợi, nên tách đào tạo ĐH của Bộ GD-ĐT nhập với Bộ Khoa học – Công nghệ, thành Bộ ĐH và Khoa học – Công nghệ. Phần còn lại của Bộ GD-ĐT cùng phần đào tạo nghề nhập lại thành Bộ GD. Như vậy, nhiệm vụ đào tạo ĐH và nhiệm vụ của các viện, các trung tâm nghiên cứu sẽ được nâng chất, kết hợp tốt giữa giảng dạy và nghiên cứu. Và đây cũng là cơ sở thuận lợi để các ĐH nghiên cứu của Việt Nam định hình”.

Theo Vu Gia

Người Lao Động

Người Ma Coong đầu tiên làm thầy giáo

Người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đang vui và tự hào lắm khi Đinh Miệt - đứa con đầu tiên của dân tộc mình trở thành thầy giáo...

Đinh Miệt năm nay 26 t.uổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 8 anh chị em. Những năm trước, cũng như những gia đình người Ma Coong khác, gia đình của Đinh Miệt nghèo đói và lạc hậu lắm. T.uổi thơ của Đinh Miệt cũng thường chịu cảnh đói cơm, thiếu áo...

"Hạ sơn" học chữ

"Hồi đó, hàng ngày cả người lớn và trẻ con chúng tôi đều vào rừng đào củ mài, lấy mật ong, bắt cá, bắt ốc dưới suối cho cả nhà sống đắp đổi qua ngày. Khổ vậy nên chưa bao giờ nghĩ mình được đến trường" - Miệt tâm sự. Cũng may, đó cũng là thời điểm huyện Bố Trạch bắt đầu đưa thầy giáo người Kinh lên dựng trường mở lớp dạy chữ cho người Ma Coong. Vậy là Đinh Miệt và những đ.ứa t.rẻ người Ma Coong được đi học.

Thế nhưng ở xã Thượng Trạch của người Ma Coong cái ăn thiếu thốn nên việc học gian nan lắm. Nhiều năm qua, phần lớn học sinh Ma Coong chỉ biết tí mặt chữ là bỏ ngang về đi làm nương, làm rẫy. Riêng Miệt, cậu luôn phấn đấu học tập tốt để đạt ước mơ trở thành thầy giáo, đem cái chữ giúp cho thế hệ con em quê mình.

Ở xã Thượng Trạch thời điểm đó chỉ có trường tiểu học. Thế nên, để theo học THCS, một mình Miệt phải cơm đùm, gạo nắm vượt rừng về Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện. Tốt nghiệp THCS, Miệt được tuyển vào Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình và sau đó được cử tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Huế. Vào đại học, ngoài gạo trợ cấp của Nhà nước, cha mẹ Miệt phải phân công 7 anh em vào rừng bắt ong, bắt cá, bắt ếch... đem bán để hàng tháng góp lại đủ mấy trăm ngàn đồng cho Miệt thuê nhà trọ và mua sách vở.

Người Ma Coong đầu tiên làm thầy giáo - Hình 1

Đêm đêm, thầy giáo Miệt soạn giáo án để dạy t.rẻ e.m Ma Coong

Đưa chữ về bản làng

Sau 5 năm miệt mài đèn sách, với nỗ lực không mệt mỏi, mùa hè năm 2011, Miệt tốt nghiệp đại học với văn bằng loại khá và trở thành người đầu tiên của người Ma Coong được làm thầy giáo. Niềm vui càng lớn vì Miệt vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

"Lần đầu tiên, người Ma Coong đã có một thầy giáo. Người Ma Coong mừng, núi rừng mừng, Giàng mừng...". Ông Đinh Hợp

Miệt được Phòng Giáo dục huyện Bố Trạch cho phép chọn nơi công tác thuận lợi theo chế độ ưu tiên của người dân tộc, nhưng Miệt đã chọn Trường THCS Dân tộc nội trú Thượng Trạch. Miệt tâm sự: "Là người con của Ma Coong, nói và hiểu được tiếng của dân tộc mình là điều kiện thuận lợi để em có thể vận động và thuyết phục bà con cho con cháu đi học".

Ngày thầy giáo trẻ Đinh Miệt đến trình diện với lãnh đạo xã Thượng Trạch để nhận việc, ai cũng vui. Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch - ông Đinh Hợp cởi lòng: "Như một giấc mơ đối với người Ma Coong miềng. Chừ cả trăm thanh thiếu niên người Ma Coong theo gương của thằng Miệt chăm chỉ học hành...".

Một học kỳ làm thầy giáo đã trôi qua, Miệt vẫn đang miệt mài xây đắp ước mơ đưa thật nhiều cái chữ về với đồng bào, dân bản mình.

Theo DV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

3 người đàn ông thế lực chống lưng cho Lưu Diệc Phi
18:01:51 05/07/2024
Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?
19:38:18 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
'Kiều nữ làng hài' Nam Thư: U40 vẫn lẻ bóng, từng lỡ dở với diễn viên 'L.ật m.ặt'
21:15:40 05/07/2024
Chu Thanh Huyền cố bắt chước Doãn Hải My, Quang Hải thái độ mệt mỏi ra mặt?
17:38:09 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu mới hé lộ khả năng bất ngờ của hà mã

Lạ vui

01:02:31 06/07/2024
Hà mã nổi tiếng với thân hình to lớn (có thể nặng tới 2 tấn), song vẫn có khả năng phi nước rút ấn tượng trong những trường hợp khẩn cấp. Phát hiện này vừa được công bố trong nghiên cứu đăng trên tạp chí PeerJ.

Bóc giá tủ đồ của Lisa trong MV Rockstar

Phong cách sao

01:01:35 06/07/2024
Ra MV comeback solo mang tên Rockstar, Lisa lột xác với tạo hình vô cùng cá tính. Khán giả dành cho cô nàng lời khen ngợi không chỉ bởi tài năng âm nhạc mà còn nằm ở vẻ ngoài đầy ma mị của người đẹp gốc xứ Thái.

Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?

Sức khỏe

00:29:57 06/07/2024
Tuy nhiên, liệu thói quen này có thực sự mang lại những lợi ích sức khỏe như nhiều người vẫn tin hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?

Sao châu á

23:53:48 05/07/2024
Sau một ngày Nine Naphat mở họp báo chính thức công khai thừa nhận chuyện chia tay, Baifern Pimchanok đã có chia sẻ đầu tiên trên trang cá nhân.

Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ

Sao việt

23:52:11 05/07/2024
Diễn viên Nam Thư từng nhận về những bình luận tiêu cực khi có hành động thân thiết với một sao nam đã có gia đình.

Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?

Netizen

23:27:16 05/07/2024
Sau thời gian yên ắng hậu đường ai nấy đi , cặp đôi S và D bất ngờ trở thành chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng.

Thánh nữ cosplay quay lại nghiệp cũ, fan nam vẫn đắm đuối như thuở nào

Cosplay

23:21:29 05/07/2024
Sau thời gian tập trung cho gia đình và dự án cá nhân, nữ coser nức tiếng quay lại sân chơi với những màn biến hình ấn tượng.

Không nhiều lời thoại, "Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một" vẫn âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

23:15:58 05/07/2024
Ngay từ khi ra mắt, những lời khen ngợi dành cho VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG: NGÀY MỘT (tựa gốc: A QUIET PLACE: DAY ONE) đã được minh chứng bằng màn trình diễn tại phòng vé.

Phương Oanh sau sinh có làn da sáng, khỏe mạnh nhờ một cách chăm sóc đáng tham khảo

Làm đẹp

23:05:28 05/07/2024
Phương Oanh sau sinh không chỉ giảm cân thành công, cô còn sở hữu làn da sáng, khỏe mạnh nhờ biết cách chăm sóc.

'Bản sao NSND Thu Hiền' khiến Đại Nghĩa 'xấu hổ' nhớ chuyện cũ

Tv show

23:04:57 05/07/2024
Phần trình diễn của thí sinh Phạm Dương Gia Hân trên sân khấu Biến hóa bất ngờ khiến MC Đại Nghĩa nhớ lại màn hóa thân thành NSND Thu Hiền của mình.

Khlóe Kardashian bị chỉ trích vì để con gái 6 t.uổi trang điểm quá đậm

Sao âu mỹ

23:01:20 05/07/2024
Dù bị khán giả la ó khi để con gái 6 t.uổi - True trang điểm lòe loẹt trong buổi biểu diễn khiêu vũ gần đây nhưng Khlóe Kardashian không hề quan tâm.