Giáng mạnh vào tham vọng độc chiếm Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Việc các quốc gia đều tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines sẽ là đòn chí mạng giáng vào tham vọng đòi chủ quyền phi lý trên Biển Đông của Bắc Kinh.

Giáng mạnh vào tham vọng độc chiếm Biển Đông - Hình 1

Quang cảnh một phiên điều trần tại PCA về vụ kiện Trung Quốc của Philippines

Ngoại trưởng Australia, bà Julie Bishop ngày 26-1 tuyên bố, vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông lên Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hợp quốc (PCA) ở La Hay (Hà Lan) sẽ “giải quyết vĩnh viễn” việc liệu các bãi đá nhân tạo có trao cho một nước quyền tuyên bố phạm vi lãnh hải hay không. Bà Bishop cho rằng, phán quyết của PCA đối với vụ kiện của Philippines sẽ cực kỳ quan trọng, được coi như là một “tuyên bố về nguyên tắc quốc tế” mà các quốc gia phải tuân thủ.

Australia là quốc gia mới nhất lên tiếng ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc nhằm bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền phi lý với 80% diện tích Biển Đông của Bắc Kinh, đồng thời Australia khẳng định cam kết tôn trọng phán quyết của PCA. Trước đó, nhiều quốc gia và tổ chức trong khu vực cũng như trên thế giới cũng đã bày tỏ lập trường tương tự, trong đó có những cường quốc hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)…

Vào tháng 1-2013, Philippines đã căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để đệ đơn kiện và tài liệu dày 4.000 trang, trong đó đưa ra chi tiết các luận cứ và bằng chứng pháp lý, phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết khu vực Biển Đông vốn không có giá trị và phi pháp chiểu theo UNCLOS năm 1982.

Nhằm trốn tránh vụ kiện mà xác định trước nhiều khả năng sẽ thua kiện, Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này, song Philippines vẫn quyết tâm theo đuổi nên đã yêu cầu Chánh án Tòa án Liên hợp quốc về Luật Biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định trọng tài viên đại diện cho Trung Quốc tại PCA để vụ kiện được tiếp tục tiến hành.

Đến tháng 3-2015, Philippines lại đệ trình lên PCA một tài liệu bổ sung bao gồm nhiều luận cứ, chứng cứ và bản đồ để chứng minh bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông là vô giá trị. Việc đệ trình tài liệu gồm 3.000 trang nhằm trả lời những câu hỏi của tòa án quốc tế về vụ kiện Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cho thấy vụ kiện tiếp tục được xem xét, cho dù không có sự tham gia của Bắc Kinh.

Video đang HOT

PCA vào cuối tháng 10-2015 đã ra phán quyết cho rằng, cơ quan này có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện này. PCA nêu rõ, qua xem xét đơn kiện của Philippines, tòa án này đã bác bỏ luận cứ của Trung Quốc cho rằng “vụ tranh chấp trên thực tế là về vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở Biển Đông và vì vậy không thuộc quyền tài phán của PCA”.

Trung Quốc ngay sau đó đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của PCA. Bắc Kinh lớn tiếng cho rằng, phán quyết trên của PCA “vô nghĩa” và không có tác động gì đối với Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc sẽ “không chấp nhận” và “không tham gia” tiến trình xét xử của tòa này.

Cho đến nay, PCA đã tiến hành 3 phiên điều trần về vụ kiện Trung Quốc của Philippines và dự kiến sẽ ra phán quyết cuối cùng trong năm nay, một phán quyết mang tính ràng buộc pháp lý phải thực thi và với khả năng thắng kiện của Philippines.

Thế nên, cho dù Trung Quốc đến nay vẫn khăng khăng tuyên bố bác bỏ phiên tòa cũng như phán quyết của tòa án này, song phán quyết của PCA sẽ vừa là đòn giáng chí tử vào tham vọng độc chiếm Biển Đông, vừa cô lập Bắc Kinh trong vấn đề này.

Theo_An ninh thủ đô

Trung Quốc trả giá đắt vì tham vọng Biển Đông

Khi một toà án quốc tế hồi cuối tháng 10 tuyên bố họ có đầy đủ thẩm quyền để tiến hành xét xử vụ kiện của Philippines đối với đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh đã bác bỏ quyết định trên, nói rằng điều đó 'chẳng đi đến đâu'. Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng, Trung Quốc có thể sẽ phải 'trả cái giá quốc tế' trong vụ kiện tụng của Manila.

Trung Quốc trả giá đắt vì tham vọng Biển Đông - Hình 1

Ảnh minh hoạ

Giới chức Philippines cũng như một số nhà ngoại giao và chuyên gia nước ngoài phản bác lại nhận định của Bắc Kinh về việc vụ kiện "sẽ chẳng đi đến đâu", nói rằng Trung Quốc có thể sẽ phải gánh chịu sức ép về ngoại giao và pháp lý rất lớn nếu Toà án ở the Hague ra một phán quyết có lợi cho Manila.

Dựa trên những lập luận chi tiết nhằm bác bỏ lý lẽ của Trung Quốc về thẩm quyền của toà án quốc tế ở the Hague, giới chuyên gia pháp lý nhận định, Manila đang nắm cơ hội thành công khá lớn. Một phán quyết cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào giữa năm sau.

Một phán quyết như vậy có thể sẽ là một trách nhiệm nặng nề đè lên vai Trung Quốc, đặc biệt tại các cuộc họp khu vực bởi nó đ.ánh dấu lần đầu tiên một toà án quốc tế can thiệp vào cuộc tranh chấp, khiến Bắc Kinh khó mà phớt lờ được, các nhà ngoại giao cũng như chuyên gia phân tích.

Một số quốc gia Châu Á và phương Tây hầu như không chú ý gì khi Manila chính thức phát đơn kiện Trung Quốc hồi năm 2013 và bước đi này của Philippines khi đó cũng được xem như là một hoạt động phụ trong bối cảnh căng thẳng bùng phát ở Biển Đông. Tuy nhiên, các nước này giờ đây bắt đầu thể hiện sự ủng hộ ngày một lớn hơn đối với tiến trình pháp lý mà Manila khởi động.

Một chuyên gia nhận định, nếu phán quyết đưa ra chống lại những điểm chính trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thì ông này tin rằng sẽ có một sự thống nhất về lập trường của các nước phương Tây và các nước này sẽ gây áp lực đối với Bắc Kinh ở những cuộc họp song phương và các diễn đàn quốc tế.

"Các nước khác sẽ sử dụng phán quyết như một cây gậy để đ.ánh Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại nhạy cảm với toàn bộ vấn đề này như vậy", ông Ian Storey - một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết.

Chia sẻ quan điểm với ông Storey, ông Bonnie Glaser - một chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô Washington nói thêm: "Có một bí mật nhỏ bẩn thỉu ở đây... Phía Trung Quốc giả vờ rằng sẽ dễ dàng để họ phớt lờ và bác bỏ phán quyết. Tôi cho rằng, trên thực tế, họ sẽ phải trả một cái giá quốc tế cho điều đó".

Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.

Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc có nhiều hành động quyết liệt và hung hăng nhằm thực hiện giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Hành động của Trung Quốc khiến không chỉ các nước trong khu vực "phát sốt" mà còn gây quan ngại sâu sắc với cộng đồng thế giới.

Manila bắt đầu ra đòn pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi hai nước xảy ra một cuộc tranh chấp n.óng b.ỏng ở bãi cạn Scarborough. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012.

Sau vụ va chạm trên, Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vốn là ngư trường đ.ánh cá truyền thống của Philippines.

Trước diễn biến trên, vào tháng 1 năm 2013, Manila đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã "dùng mọi biện pháp hòa bình" có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.

Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận. Bắc Kinh đã tìm mọi cách để ngăn chặn vụ kiện của Philippines nhưng không thành công.

Trung Quốc tuyên bố sẽ phớt lờ mọi phán quyết của toà án trọng tài quốc tế ở the Hague. Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng bất kỳ phán quyết nào chống lại Trung Quốc cũng sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý dù việc thực thi phán quyết chỉ có thể dựa vào áp lực chính trị do không có chế tài bắt buộc thực thi phán quyết của trọng tài quốc tế.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen
12:25:57 05/07/2024
Cảnh đẹp siêu thực đoàn tàu di chuyển trên mặt nước màu hồng tại Nga
16:44:18 05/07/2024
Đức: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm hiếm gặp do chủng virus H7N5 độc lực cao
13:35:10 05/07/2024
Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
12:01:19 05/07/2024

Tin đang nóng

Doãn Hải My nhắc chuyện trầm cảm sau sinh, làm rõ cách đối xử của mẹ Văn Hậu
17:09:06 05/07/2024
3 người đàn ông thế lực chống lưng cho Lưu Diệc Phi
18:01:51 05/07/2024
Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Bác dâu giàu có nhưng lại mang 2 lon sữa ông thọ đến để nhờ tôi xin việc cho con gái mình vào tập đoàn lớn
17:27:44 05/07/2024
Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?
19:38:18 05/07/2024
Vụ hotgirl 22 t.uổi ở HN qua đời ở sinh nhật bạn: Mẹ khóc ngất, kể cuộc gọi cuối
17:29:02 05/07/2024

Tin mới nhất

Ông Keir Starmer trở thành thủ tướng mới của Anh

22:40:25 05/07/2024
Ngày 5/7, ông Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, đã chính thức trở thành thủ tướng mới của nước này sau khi diện kiến Vua Charles III tại Cung điện Buckingham ở thủ đô London.

Giá lương thực thế giới ổn định trong tháng 6

22:37:25 05/07/2024
Trong báo cáo khác, FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ ngốc toàn cầu năm 2024 thêm 7,9 triệu tấn (0,3%), lên 2,854 tỷ tấn, tăng nhẹ so với mức năm 2023 và đ.ánh dấu mức dự báo cao kỷ lục mới.

Nga thông báo số lượng cuộc tấn công vào mục tiêu của Ukraine trong tuần

22:35:53 05/07/2024
Ngoài ra, tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga cũng phá hủy các kho nhiên liệu dùng cho vũ khí của Ukraine và các xưởng lắp ráp thiết bị bay không người lái cũng như xuồng không người lái.

Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng tân Thủ tướng Anh Keir Starmer

22:33:39 05/07/2024
Bài bình luận trên tờ the Guardian cho rằng dù đảng Bảo thủ thất bại nhưng vẫn có dấu hiệu tích cực khi đảng này tránh được thảm họa số ghế dưới mức 100 như nhiều cuộc thăm dò trước đó.

Kyrgyzstan chặn đứng âm mưu đảo chính

22:31:40 05/07/2024
Các nghi phạm đang bị tạm giam trước khi đưa ra xét xử. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành các cuộc điều tra mở rộng liên quan vấn đề này.

Mỹ nhận định đề xuất ngừng b.ắn mới của Hamas là 'bước đột phá'

22:29:14 05/07/2024
Cho đến thời điểm hiện tại, rào cản chính trong các cuộc đàm phán là quan điểm khác biệt về cách thức chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn thứ hai của thỏa thuận.

Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu

22:27:08 05/07/2024
Nhiều quốc gia Tây Âu đang diễn ra xu hướng các đảng theo chủ nghĩa dân tộc, dân túy và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò cử tri và bước vào hành lang quyền lực.

Tổng thống Putin gặp Thủ tướng Hungary tại Điện Kremlin

22:25:27 05/07/2024
Chuyến thăm Nga của ông Orban diễn ra vài ngày sau khi ông tới Kiev để thúc đẩy nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky cân nhắc lệnh ngừng b.ắn ngay lập tức với Moskva và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.

Italy nâng cảnh báo do hai núi lửa cùng lúc phun trào

22:22:48 05/07/2024
Bộ trưởng Bảo vệ Dân sự Italy Nello Musumeci cho biết cơ quan chức năng đang theo dõi sát sao núi lửa Stromboli. Nhà chức trách cũng đã chuẩn bị kế hoạch sơ tán trong trường hợp khẩn cấp.

WHO cảnh báo thảm họa y tế ở Gaza do thiếu nhiên liệu trầm trọng

22:20:37 05/07/2024
WHO cho biết các đối tác đang chuyển các nguồn cung nhiên liệu hạn chế cho các bệnh viện quan trọng, gồm Khu liên hợp y tế Nasser, bệnh viện Al Amal ở Khan Yunis và bệnh viện Kuwaite ở Rafah.

Xung đột Hamas- Israel: Lãnh đạo hai nhóm Hezbollah và Hamas nhóm họp

22:17:06 05/07/2024
Hezbollah tuyên bố giải pháp duy nhất để chấm dứt giao tranh dọc khu vực biên giới giữa Liban và Israel là một lệnh ngừng b.ắn vĩnh viễn tại Gaza.

Chi nhánh Nestlé tại Pháp bị buộc tội liên quan đến bánh pizza nhiễm khuẩn

22:13:15 05/07/2024
Hồi tháng 4 vừa qua, Cơ quan giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường và lao động Pháp (ANSES) đã khuyến nghị giám sát chặt chẽ hơn các khu vực nơi tập đoàn thực phẩm Nestlé khai thác nước khoáng.

Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu mới hé lộ khả năng bất ngờ của hà mã

Lạ vui

01:02:31 06/07/2024
Hà mã nổi tiếng với thân hình to lớn (có thể nặng tới 2 tấn), song vẫn có khả năng phi nước rút ấn tượng trong những trường hợp khẩn cấp. Phát hiện này vừa được công bố trong nghiên cứu đăng trên tạp chí PeerJ.

Bóc giá tủ đồ của Lisa trong MV Rockstar

Phong cách sao

01:01:35 06/07/2024
Ra MV comeback solo mang tên Rockstar, Lisa lột xác với tạo hình vô cùng cá tính. Khán giả dành cho cô nàng lời khen ngợi không chỉ bởi tài năng âm nhạc mà còn nằm ở vẻ ngoài đầy ma mị của người đẹp gốc xứ Thái.

Uống nước ấm vào sáng sớm có tác dụng gì?

Sức khỏe

00:29:57 06/07/2024
Tuy nhiên, liệu thói quen này có thực sự mang lại những lợi ích sức khỏe như nhiều người vẫn tin hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?

Sao châu á

23:53:48 05/07/2024
Sau một ngày Nine Naphat mở họp báo chính thức công khai thừa nhận chuyện chia tay, Baifern Pimchanok đã có chia sẻ đầu tiên trên trang cá nhân.

Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ

Sao việt

23:52:11 05/07/2024
Diễn viên Nam Thư từng nhận về những bình luận tiêu cực khi có hành động thân thiết với một sao nam đã có gia đình.

Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?

Netizen

23:27:16 05/07/2024
Sau thời gian yên ắng hậu đường ai nấy đi , cặp đôi S và D bất ngờ trở thành chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng.

Thánh nữ cosplay quay lại nghiệp cũ, fan nam vẫn đắm đuối như thuở nào

Cosplay

23:21:29 05/07/2024
Sau thời gian tập trung cho gia đình và dự án cá nhân, nữ coser nức tiếng quay lại sân chơi với những màn biến hình ấn tượng.

Không nhiều lời thoại, "Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một" vẫn âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

23:15:58 05/07/2024
Ngay từ khi ra mắt, những lời khen ngợi dành cho VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG: NGÀY MỘT (tựa gốc: A QUIET PLACE: DAY ONE) đã được minh chứng bằng màn trình diễn tại phòng vé.

Phương Oanh sau sinh có làn da sáng, khỏe mạnh nhờ một cách chăm sóc đáng tham khảo

Làm đẹp

23:05:28 05/07/2024
Phương Oanh sau sinh không chỉ giảm cân thành công, cô còn sở hữu làn da sáng, khỏe mạnh nhờ biết cách chăm sóc.

'Bản sao NSND Thu Hiền' khiến Đại Nghĩa 'xấu hổ' nhớ chuyện cũ

Tv show

23:04:57 05/07/2024
Phần trình diễn của thí sinh Phạm Dương Gia Hân trên sân khấu Biến hóa bất ngờ khiến MC Đại Nghĩa nhớ lại màn hóa thân thành NSND Thu Hiền của mình.

Khlóe Kardashian bị chỉ trích vì để con gái 6 t.uổi trang điểm quá đậm

Sao âu mỹ

23:01:20 05/07/2024
Dù bị khán giả la ó khi để con gái 6 t.uổi - True trang điểm lòe loẹt trong buổi biểu diễn khiêu vũ gần đây nhưng Khlóe Kardashian không hề quan tâm.