Giải mã “thần đồng”

Theo dõi VGT trên

sao những em bé thuở nhỏ có nhiều tài năng nhưng sau vài năm lại chỉ là đ.ứa t.rẻ bình thường? Các nhà khoa học cho rằng, áp lực gia đình,bệnh tật… là những nguyên nhân khiến “thần đồng” vụt tắt.

Cần nhiều yếu tố khác để giỏi

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội, cho biết: “Thực ra mỗi con người có một giai đoạn phát triển nhất định, năng lực nhất định. Chúng ta cứ nhầm tưởng khi nghĩ rằng bây giờ người đó làm tốt thì sau này sẽ làm tốt mãi mãi, các cụ ta đã nói rằng “cái quan mới định mệnh” – đóng nắp quan tài mới biết hết số phận người đó thế nào. Hiện tượng thần đồng đôi khi cũng chỉ là phát tiết nhất thời”.

Giải mã thần đồng - Hình 1

Bé Phạm Văn Hùng (trái) ở Hoài Đức, Hà Nội được coi là thần đồng khi biết đọc năm 3 t.uổi.

Cũng theo lý giải của ông Lâm, hiện tượng các em biết đọc, đếm và tính toán sớm hơn t.uổi có khi là do trí nhớ có khả năng chụp chiếu lại tốt. Khi lớn lên khả năng này trở lại bình thường. Em Hoàng Thân cũng có thể được xếp vào đối tượng này.

Còn TS Nguyễn Minh Đức – Viện trưởng Viện Nghiên cứu trẻ thông minh sớm (Vicer) thì cho rằng: “Nên gọi những “thần đồng” trên là trẻ có khả năng vượt trội thì chính xác hơn. Những trẻ rộ lên từ nhỏ như vậy sau này có thể không nổi trội vì để thành đạt cần nhiều yếu tố khác chứ không chỉ làm toán, đọc chữ…”.

Đồng tình với quan điểm này, TS Lâm cũng cho rằng, cần phải có phương pháp để phát huy những khả năng vượt trội này, giúp các em không bị nhòa dần đi.

Để làm được điều đó, TS Lâm cho rằng: “Trước hết gia đình, nhà trường, bạn bè và những người xung quanh cần phải có cái nhìn bình thường đối với các em, tránh gây áp lực cho các em, tránh kỳ vọng quá nhiều. Nhiều gia đình khi phát hiện khả năng của con còn phải giấu dư luận. Vì áp lực của dư luận đôi khi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của một đ.ứa t.rẻ, khiến các em thấy thảm hại hơn khi gặp thất bại và biết nói dối để bảo vệ hình ảnh của mình”.

Trong một nghiên cứu về giáo dục năng khiếu và tài năng tại Việt Nam, ông Kim Ngọc Minh – học viên Cao học ngành giáo dục năng khiếu và tài năng (ĐH New South Wales – Australia) lại có quan điểm: “Các em có tài năng đặc biệt nếu sống và học tập ở những môi trường bình thường rất dễ có xu hướng chán nản (thậm chí gây ra tâm lý “phá đám”) với môi trường giáo dục tẻ nhạt, chậm chạp (thậm chí “kỳ thị”) xung quanh.

Video đang HOT

Nói chung các em học sinh năng khiếu và tài năng rất dễ bị tổn thương tâm lý do sự khác biệt của mình, vì vậy các nhà chuyên môn cần lưu ý việc hỗ trợ nhu cầu tư vấn xúc cảm xã hội, bên cạnh việc tạo các cơ hội học tập đúng với khả năng và nỗ lực vượt trội của các em”.

Hỗ trợ trẻ đặc biệt

Trở lại trường hợp bé Lưu Văn Quân (ở Đông Sơn, Thanh Hoá). Từ khi cháu Quân biết đọc, anh Cương và chị Hiền (bố mẹ bé) luôn phải dành t.iền để mua báo và truyện tranh cho con. Thông tin bé Quân biết đọc từ lúc 3 t.uổi lan nhanh trong phố, nhiều người cho rằng đây là trường hợp thông minh đột xuất, nhưng cũng có những lời đàm tiếu ác ý của người khác về bé… Vì vậy, tâm lý chung của vợ chồng chị Hiền vô cùng lo lắng. Mặc dù gia đình có gửi thư đến nhiều nơi để hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà tâm lý, song vẫn chưa có hồi âm.

Chị Hiền tâm sự: “Nhiều lần, vợ chồng tôi bàn nhau đưa cháu đi bệnh viện khám tổng thể xem cụ thể cháu như thế nào, xem chỉ số IQ của cháu có bất thường so với đ.ứa t.rẻ khác không, nhưng không có t.iền, hơn nữa lại sợ gây ra sự hoảng loạn tâm lý cho con nên đành thôi”.

Về trường hợp này, bác sĩ Quách Thuý Minh – Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi T.Ư khẳng định, nếu gia đình đưa bé tới khoa, các bác sĩ ở đây sẽ có một buổi khám tổng quát để giúp cha mẹ có định hướng về tình trạng của cháu cũng như hỗ trợ để cháu phát triển.

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng bình tĩnh như anh Cương, chị Hiền, nhiều bậc cha mẹ khác khi thấy con vượt trội hơn bạn bè (hoặc khác biệt) thì không chấp nhận ai đó nói “xấu” về con mình.

Cha mẹ đừng thấy con mình sớm biết đọc, làm toán, giỏi vẽ, giỏi nhạc hơn hẳn các bạn cùng trang lứa mà đã vội vui mừng. Một đ.ứa t.rẻ không chỉ cần có tài năng mà còn cần các kỹ năng hoà nhập xã hội, kiểm soát hành vi của mình cho phù hợp với môi trường.

Bác sĩ Ngô Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội)

Trường hợp bé M ở Hà Đông (Hà Nội) là một ví dụ. Bé 2 t.uổi đã đếm số vanh vách đến 100, hơn 3 t.uổi đã biết ghép chữ cái trên báo, biết tính nhẩm hai con số. Cả nhà đều rất kỳ vọng vào cậu bé và tính cho bé đi học sớm.

Thế nhưng, bé đi học một thời gian, cô giáo phản ánh bé cứ ngồi thu mình ở góc lớp, không nói, ai đến gần cũng hét lên. Thấy cô giáo có cuốn sách, cậu vồ lấy ôm khư khư, khi cô lấy lại thì cắn cô giáo. Cô giáo khuyên chị Nguyễn Thị Thủy- mẹ của bé nên cho con đi khám.

Khi chị Thuỷ lo lắng nói chuyện đó với cả nhà thì mẹ chồng chị nổi giận, cho rằng cô giáo ghen ăn tức ở với tài năng của bé, bố chồng thì cho rằng bé đi học lạ trường nên tâm lý không ổn định. Kết quả sau đó bé đi khám thì đúng là đã mắc bệnh… Những em bé như M cần được hỗ trợ đặc biệt (cả về giáo dục và tâm bệnh) để có thể phát huy được khả năng của mình. Nếu không, khả năng của trẻ sẽ nhanh chóng bị mai một.

Theo DV

'Không thể nhốt học sinh ở trường chờ đến 7h tối'

Nhiều lãnh đạo trường THPT cho rằng quy định giờ học mới ở thủ đô sẽ làm đảo lộn sinh hoạt của cả thầy và trò, giờ tan học chiều mỗi lớp một khác nên không thể bắt học sinh học xong ở lại trường chờ giờ quy định mới được về.

Theo quy định của UBND TP Hà Nội, từ ngày 1/2, học sinh mầm non, tiểu học, THCS bắt đầu học từ 8h và kết thúc lúc 17h; học sinh, sinh viên trường THPT, TCCN, CĐ, ĐH bắt đầu giờ học sáng trước 7h và kết thúc giờ học chiều sau 19h. Quy định này đang gây băn khoăn cho học sinh và giáo viên.

Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Tùng Lâm cho hay, quy định giờ học mới rất khó thực hiện. "Giờ buổi sáng chúng tôi có thể làm theo nhưng giờ kết thúc buổi chiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các em học xong không thể nhốt ở trường để chờ đến giờ ra về", thầy Lâm nói.

Vị hiệu trưởng phân tích, học sinh cấp 3 mỗi ngày thường có 5 tiết (riêng lớp 11 có hôm 4 tiết), có lớp học một buổi, có lớp học ca sáng rồi phải học thêm ca chiều 3 tiết. Thời lượng học khác nhau nên giờ tan cũng khác biệt.

Theo thầy Lâm, thời gian kết thúc buổi học chiều sau 19h là quá muộn bởi mùa đông 19h trời đã rất tối và lạnh. Những ngày mùa đông mưa lạnh, học sinh sẽ rất vất vả khi phải đến trường sớm và về nhà muộn. Các em nhà xa đi về vất vả, phụ huynh đón con cũng khó vì giờ tan làm sớm hơn giờ đón con tới hơn một tiếng.

"Các em phải tan muộn, rồi sáng mai lại phải dậy sớm để đi học thì chắc không đủ sức. Quan điểm của tôi là không khống chế giờ tan học buổi chiều vì mỗi ca, mỗi lớp có đặc thù riêng", thầy Lâm cho hay.

Không thể nhốt học sinh ở trường chờ đến 7h tối - Hình 1

Theo quy định điều chỉnh giờ học của Hà Nội, bậc THPT sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ảnh: Hoàng Hà.

Đồng quan điểm, Hiệu trưởng THPT Quang Trung Đỗ Đức Hòa cho rằng, rất khó sắp xếp các lớp học tan sau 19h bởi mỗi khối, mỗi khóa có chương trình học khác nhau nên ra về rải rác. Tan học sau 19h khiến học sinh đi về khi trời tối, những em nhà xa sẽ rất nguy hiểm và phụ huynh cũng khó quản lý con cái.

"Chắc sắp tới trường phải lắp thêm bóng đèn ngoài sân để học sinh học giờ thể dục vì tối trời các em vẫn phải học ở trường", vị hiệu trưởng hài hước.

Theo thầy Hòa, thời gian kết thúc buổi học chiều muộn không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà cả giáo viên. Từ khi có thông báo thay đổi giờ học, giáo viên rất lo lắng bởi nhiều thầy cô đến trường lúc 6h45 và ra về lúc 19h, ăn cơm xong cũng đã 21h thì không còn thời gian soạn giáo án và chăm sóc gia đình để sáng hôm sau tiếp tục dậy sớm.

Hơn nữa, việc bắt đầu giờ học chiều muộn cũng làm thời gian nghỉ giữa buổi trưa kéo dài tới 2,5-3 giờ, những học sinh và giáo viên nhà xa rất khó xử lý vì ở lại thì quá mệt còn về nhà thì vội vàng.

"Có lẽ trường phải thuê xe đưa đón các cháu con giáo viên vì mẹ về muộn thì không biết ai đón con. Chúng tôi cũng nghĩ đến phương án ưu tiên giáo viên có con nhỏ, nhưng trường lại rất đông người như vậy nên không biết ưu tiên cho ai", thầy Hòa cho biết thêm.

Còn Hiệu trưởng THPT Trần Nhân Tông Phan Thanh Tùng chia sẻ, để chuẩn bị cho việc điều chỉnh giờ, trường phải rục rịch chuẩn bị thời khóa biểu từ tháng 12 năm ngoái, ưu tiên giáo viên nhà xa ít phải dạy tiết đầu, cuối. Giờ học buổi sáng bắt đầu lúc 6h45 và giờ học chiều từ 13h hiện nay sẽ thay bằng 14h40.

"Việc thay đổi giờ học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nếp sinh hoạt của học sinh và giáo viên, nhưng chúng tôi cố gắng động viên các em, thầy cô và cả phụ huynh thực hiện để giải tỏa ách tắc giao thông. Sau một thời gian, có bất cập, vướng mắc sẽ báo cáo lên cấp trên", ông Tùng cho hay.

Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, sẽ có khoảng 900 trường với trên nửa triệu học sinh (trong số trên 2.500 trường và gần 1,5 triệu học sinh thành phố) nằm trong diện bị điều chỉnh giờ. Trong đó có hơn 90.000 học sinh THPT và 35.000 em trong số này (gần 40%) học ca chiều. Sở yêu cầu các trường đảm bảo đủ ánh sáng cho học sinh học tập khi trời tối, sân trường bố trí đèn điện cho các em lấy xe ra về.

Khẳng định việc điều chỉnh giờ học sẽ gặp nhiều khó khăn, ông Thống nêu ví dụ: "Học sinh THPT tan sau 19h sẽ phải về nhà ăn cơm rất muộn. Hoặc bậc THCS có thời gian kết thúc ca sáng và bắt đầu ca chiều chỉ 15-20 phút (để ca chiều có thể về lúc 17h) sẽ gây ùn tắc trước cổng trường".

Để giải quyết khó khăn này, Sở GD&ĐT Hà N.ội yêu cầu trong những ngày đầu đổi giờ học, các trường phải tạo điều kiện cho học sinh đến muộn vẫn được vào lớp, hoặc cha mẹ đến đón muộn thì trường cần có biện pháp quản lý học sinh.

Trước thực trạng ùn tắc của thành phố và hàng loạt giải pháp được Hà Nội đưa ra nhằm cải thiện tình hình giao thông, ông Thống cho hay, ngành giáo dục không thể đứng ngoài cuộc. "Cần từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện nghiêm túc, rồi trong quá trình đó sẽ xem xét thực tế để điều chỉnh sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả", Phó giám đốc Nguyễn Hiệp Thống nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thống, sau 2 tuần điều chỉnh giờ học, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ yêu cầu các trường báo cáo vướng mắc để đề xuất hướng xử lý.

Theo Tiến Dũng (VNE)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến
06:27:15 06/07/2024
Tài tử Song Il Gook kể chuyện mất việc sau khi có Daehan - Minguk - Manse, ai dè nhận phản ứng "1 trời 1 vực" với Song Joong Ki
07:31:09 06/07/2024
"Cỗ xe tăng" Đức đổ gục và bật khóc sau trận thua Tây Ban Nha, Toni Kroos kết thúc sự nghiệp đầy nghiệt ngã
08:21:11 06/07/2024
Nam Thư bị tố đột nhập tài khoản chính thất, gây sức ép lên mẹ để xoá phốt
10:42:34 06/07/2024
Xót xa: Ronaldo thất thần, cố nén những giọt nước mắt cay đắng trong trận đấu cuối cùng tại Euro
08:18:18 06/07/2024
"Chị đẹp" MLee ghi danh dự thi Miss Universe Vietnam 2024, chấn động cõi mạng
07:15:07 06/07/2024
Nam thần Hoa ngữ cao 1,88m Trương Lăng Hách gây sốt
05:56:51 06/07/2024
Hành trình 5 năm Baifern - Nine: Từ friend zone hoá người yêu như phim, ai dè kết thúc bằng drama "mẹ chồng"
07:26:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu

Thế giới

12:07:23 06/07/2024
Lượng xăng xuất khẩu giảm sau khi giá mặt hàng này trên Sàn giao dịch hàng hóa và nguyên liệu quốc tế St. Petersburg (SPIMEX) đã tăng đáng kể trong tháng 6.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh đục thủy tinh thể

Sức khỏe

11:59:47 06/07/2024
Đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần thủy tinh thể bị mờ đục dần theo thời gian. Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng hầu hết các trường hợp không được phát hiện cho đến khi đã tiến triển và dần mất thị giác.

Sóng gió bủa vây Lisa

Nhạc quốc tế

11:56:12 06/07/2024
Lisa vừa phát hành MV mới mang tên Rockstar đ.ánh dấu sự trở lại sau thời gian dài vắng bóng. Đặc biệt, đây là sản phẩm đầu tiên của nữ thần tượng kể từ khi cô rời khỏi công ty quản lý YG Entertainment.

Gửi que thử thai 2 vạch cho người yêu, ngỡ anh sang nhà hỏi cưới, ai ngờ anh lại chở tôi đến thẳng bệnh viện, còn nói đúng 1 chữ

Góc tâm tình

11:54:02 06/07/2024
Thời đi học, tôi vốn là một cô sinh viên năng động, lanh lợi và có ngoại hình sáng nên không khó để khiến tôi gây được ấn tượng với hội đồng phỏng vấn và được nhận việc ngay lập tức.

Cách làm món nộm sứa xoài xanh đơn giản

Ẩm thực

11:53:32 06/07/2024
Nộm sứa xoài xanh là một món vô cùng hấp dẫn và dễ làm, sứa có vị ngọt thanh, giòn giòn kết hợp vị chua của xoài mang đến cảm giác rất ngon miệng khi thưởng thức.

Ca sĩ Gia Hùng: Đi vào lòng người bằng khúc Bolero êm ái

Nhạc việt

11:52:35 06/07/2024
Yêu, gắn bó với dòng nhạc Bolero hơn 20 năm qua, mới đây, ca sĩ Gia Hùng đã xuất sắc giành giải Á quân dòng nhạc Bolero Cuộc thi Giọng ca vàng Dân ca trữ tình và Bolero năm 2024.

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)

Du lịch

11:46:05 06/07/2024
Tam Cốc - Bích Động là một quần thể di tích-danh thắng nằm trên địa phận xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) có diện tích 350,3 ha.

Chị Giang Taiwan nàng dâu xứ Đài, chê trai Việt trên sóng nước bạn gây bức xúc

Netizen

11:34:59 06/07/2024
Mạng xã hội lan truyền đoạn video gây bức xúc, cụ thể một người có tên là Chị Giang Taiwan đã lên sóng truyền hình nước bạn để chê trách giá trị đàn ông Việt, ngược lại cô đề cao người chồng ngoại quốc của mình khiến dư luận cảm thấy kh...

Ốc Thanh Vân nhắc tin đồn ly hôn ngay khi về nước, nói đúng 6 chữ về hôn nhân

Sao việt

11:32:52 06/07/2024
Sau thời gian sinh sống tại Úc, Ốc Thanh Vân cùng 3 con đã trở về Việt Nam. Ngay sau khi về nước, nữ diễn viên đã đăng ảnh cùng ông xã Trí Rùa khẳng định một điều về hôn nhân hiện tại.

Review The Secret Of Us tập 3: Earn khờ vì yêu, quyết lấy thân để "dụ tình" bác sĩ

Phim châu á

11:26:54 06/07/2024
Earn chưa bao giờ ngừng yêu bác sĩ. Ban đầu, cô không muốn trở thành đại diện của bệnh viện vì sợ sẽ gặp lại người cũ, sinh ra đau lòng.

Trồng hoa giấy trước nhà phải nhớ điều này để cây nở hoa rực rỡ và tránh đại kỵ phong thủy

Trắc nghiệm

11:18:30 06/07/2024
Hoa giấy ngày càng được nhiều người yêu thích trồng trong nhà làm cây phong thủy nhưng nếu không biết tránh những điều này có thể phạm kỵ. Cây kim t.iền hút tài lộc