Giải bài toán biên chế giáo viên

Theo dõi VGT trên

Hiện cả nước thiếu 75.970 giáo viên các cấp so với định mức giáo viên/lớp theo quy định, 29 tỉnh đề nghị bổ sung 40.440 biên chế sự nghiệp giáo dục. Trong khi đó, các địa phương vẫn song song phải thực hiện chủ trương giảm 10% biên chế hưởng lương theo Nghị quyết Trung ương số 19 năm 2017. Đây là một bài toán khó không chỉ riêng của ngành giáo dục.

Giải bài toán biên chế giáo viên - Hình 1

Cô và trò.

Mâu thuẫn với thực tế

Tại phiên Giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày cuối tháng 9 vừa qua, đại biểu Quốc hội đã chất vấn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Nội vụ về tình trạng thừa thiếu giáo viên, việc thực hiện chính sách cắt giảm 10% biên chế.

Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Hà Nội mỗi năm tăng 20.000 học sinh. Chúng tôi rất khó khăn nếu không tăng biên chế giáo viên, chưa nói đến phải thực hiện chủ trương cắt giảm biên chế. Cũng là vấn đề nan giải, Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau – ông Trần Hồng Quân cho biết, mỗi năm địa phương tăng 10.000 dân số cơ học. Tỉnh làm rất quyết liệt vấn đề hệ số giáo viên/lớp nhưng biên chế vẫn theo đà đi lên. Việc phải thực hiện chủ trương giảm biên chế ngành giáo dục như “đ.ánh đố” với tỉnh. Học sinh tăng mạnh theo từng năm trong khi giáo viên thiếu nghiêm trọng nhưng lại bị cắt giảm biên chế 10% mỗi năm. Như vậy là mâu thuẫn với thực tế.

Về vấn đề tinh giản biên biên chế, theo bà Văn Thị Bạch Tuyết – đoàn TPHCM thì cần phải có lộ trình. Bộ Nội vụ nên nghiên cứu, giao cho các tỉnh thành đang tự chủ ngân sách được quyền quyết định biên chế viên chức của giáo dục trong điều kiện ngân sách có thể tự cân đối.

Ông Chu Lê Trinh (đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) băn khoăn: Tình trạng thừa/thiếu giáo viên xảy ra trên cả nước kéo dài nhiều năm, đến nay chưa có giải pháp khắc phục, gây bất cập trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Theo báo cáo của Bộ GDĐT, hiện đang thiếu trên 40.000 giáo viên. Thiếu giáo viên sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2019-2020 như thế nào? Còn cắt giảm biên chế thì lấy đâu ra giáo viên để giảng dạy.

Còn bà Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) thì phân tích đặc thù của ngành giáo dục: Số lượng giáo viên còn thiếu là quá lớn, dẫn đến phải hợp đồng giảng dạy. Giáo dục cần một quá trình để giáo viên theo dõi tâm lý, đ.ánh giá chất lượng học tập từ đó mới có biện pháp uốn nắn, dạy dỗ đúng cách. Trong khi hợp đồng giáo viên có thời hạn không ổn định, có người năm trước/học kỳ trước được dạy năm sau/học kỳ sau bị buộc nghỉ, nên không thể theo sát học sinh để phát triển các em. Chất lượng giáo dục vì thế không được đảm bảo.

Lý giải vấn đề này, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, đây là hệ lụy của các chính sách từ trước năm 2015. Thời điểm đó, Bộ Nội vụ không được tham gia vào quyết định biên chế sự nghiệp của địa phương mà toàn quyền thuộc về UBND các tỉnh. Việc định mức biên chế khi đó không có sự rà soát nhu cầu thực tế nên thiếu phù hợp, điểm này có phần trách nhiệm của Bộ GDDT. Tăng dân số cơ học giữa các địa phương cũng là nguyên nhân khiến thừa thiếu giáo viên cục bộ. Từ năm 2016 đến nay, Bộ Nội vụ được giao thẩm định tổng biên chế sự nghiệp của các địa phương nhưng không duyệt cho từng ngành cụ thể.

Về việc giảm biên chế giáo dục, theo ông Thăng, Nghị quyết 39 (năm 2015) của Chính phủ về tinh giản biên chế, cho phép y tế, giáo dục nếu tăng giường bệnh, học sinh có thể tăng biên chế, tuy nhiên kết luận số 17 (năm 2017) của Bộ Chính trị không còn ngoại lệ nào. “Kể cả giáo dục có tăng trường lớp, tăng học sinh thì vẫn phải tinh giản biên chế”, Thứ trưởng Nội vụ nói và giải thích cái cần giảm ở đây là biên chế hưởng lương ngân sách chứ không riêng về giáo viên. Tỷ lệ giảm này là tổng biên chế sự nghiệp, còn địa phương tự cân đối mức giảm của từng ngành.

Video đang HOT

Địa phương phải giải quyết bài toán nhân sự

Vẫn biết cắt giảm biên chế giáo dục hiện nay sẽ gây khó khăn cho địa phương, nhưng Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng vẫn phải thực hiện Nghị quyết 19 về tinh giản biên chế. Theo ông hướng giải quyết được là tập trung giảm ở bộ phận phục vụ còn giáo viên phải đảm bảo đủ để giảng dạy cho học sinh. Theo ông Nhạ, việc cần làm là tăng cường tính chủ động cho địa phương có năng lực để tự giải quyết bài toán nhân sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng giáo dục được xác định là quốc sách, là lĩnh vực thuộc trách nhiệm nhà nước khi yêu cầu phổ cập giáo dục. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến biên chế nhà giáo do đó cần có tính đặc thù, lấy số lượng học sinh làm tiêu chuẩn để xác định chỉ tiêu, bố trí giáo viên. Hai Bộ GDĐT và Nội vụ cần thống nhất trong việc giải quyết bài toán biên chế ngành giáo dục, có sự rà soát nhu cầu thực tế để tham mưu Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp.

Hiện, nhiều địa phương đang cắt, giảm biên chế giáo viên, nhất là đối tượng giáo viên hợp đồng, theo Nghị quyết 19-NQ/TW để đạt mục tiêu giảm ít nhất 10% biên chế vào năm 2021. Việc giảm biên chế “cứng nhắc” ở một số địa phương dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc, hoặc nhiều nơi thiếu giáo viên đứng lớp nhưng biên chế thì không được tăng thêm.

Phân tích nguyên nhân gây nên tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, ông Hoàng Đức Minh cho biết với trách nhiệm quản lý chuyên ngành, Bộ GDĐT đã nghiên cứu và phối hợp cùng Bộ Nội vụ để ban hành đầy đủ các định mức về số học sinh/lớp, số giáo viên/lớp. Tuy nhiên, tình trạng tăng dân số cơ học tại một số đô thị lớn, các khu công nghiệp tạo áp lực lớn lên hệ thống trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên. Trong khi tại những điểm trường ở vùng sâu, vùng xa, miền núi dù số học sinh/lớp ít hơn định mức song vẫn phải duy trì giáo viên cắm bản. Bên cạnh đó, một số địa phương đã tuyển dụng giáo viên không theo đúng nhu cầu thực tế, sai quy định.

Để giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ, ông Minh cho rằng cần nhìn nhận từ thực tế dân số tăng thêm sẽ cần thêm nhiều trường học, lớp học và giáo viên. Vì vậy, ông Minh cho rằng với những địa phương thiếu giáo viên, nhất thiết phải tuyển dụng đủ để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, đồng thời các địa phương cần có lộ trình trong 1-2 năm để bồi dưỡng, đào tạo lại, sắp xếp, điều chuyển số giáo viên dư thừa.

Tính đến thời điểm ngày 15/8/2018, số lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông toàn quốc có 1.161.143 người. Trong đó, mầm non: 309.770 (công lập 262.155, ngoài công lập 47.615); tiểu học: 395.848 (công lập 390.873, ngoài công lập 4.975); THCS: 305.815 (công lập 300.990, ngoài công lập 4.825); THPT: 149.710 (công lập 135.819, ngoài công lập 13.891).

So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đă được giao thêm biên chế để tuyển dụng là: 75.989 người (mầm non: 43.732 người; tiểu học: 18.953 người; THCS:10.143 người; THPT:3.161 người).

Thanh Minh

Theo daidoanket

Cắt giảm biên chế giáo viên - bài toán khó của địa phương

Dân số tăng, giáo viên thiếu, nhưng nhiều địa phương không thể tuyển mới, ngược lại phải cắt giảm 10% biên chế giáo dục.

Tại phiên Giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày 24/9, đại biểu Quốc hội liên tục chất vấn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về tình trạng thừa thiếu giáo viên, việc thực hiện chính sách cắt giảm 10% biên chế.

Đến tháng 8, cả nước thiếu 75.970 giáo viên các cấp so với định mức giáo viên/lớp theo quy định, 29 tỉnh đề nghị bổ sung 40.440 biên chế sự nghiệp giáo dục. Trong khi đó, các địa phương vẫn song song phải thực hiện chủ trương giảm 10% biên chế hưởng lương theo Nghị quyết Trung ương số 19 năm 2017. Đây là một bất cập được nhiều đại biểu chỉ ra.

"Hà Nội mỗi năm tăng 20.000 học sinh, năm dân số vàng này tăng lên tới 70.000. Chúng tôi rất khó khăn nếu không tăng biên chế giáo viên, chưa nói đến phải thực hiện chủ trương cắt giảm biên chế", Phó chủ tịch thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý nói.

Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau - ông Trần Hồng Quân cho biết, mỗi năm địa phương tăng 10.000 dân số cơ học. Tỉnh làm rất quyết liệt vấn đề hệ số giáo viên/lớp nhưng biên chế vẫn theo đà đi lên. Việc phải thực hiện chủ trương giảm biên chế ngành giáo dục như "đánh đố" với tỉnh.

Cắt giảm biên chế giáo viên - bài toán khó của địa phương - Hình 1

Đại biểu TP HCM Phan Thị Bạch Tuyết chất vấn lãnh đạo Bộ Nội vụ về mâu thuẫn giữa chủ trương giảm biên chế giáo dục với thực tiễn thiếu giáo viên. Ảnh: Sỹ Điền.

Đại diện tỉnh Đồng Nai, TP HCM đồng tình rằng trong tình hình học sinh tăng nhanh khiến thiếu giáo viên, việc giảm biên chế là mâu thuẫn với thực tế, gây khó khăn cho địa phương.

"Tinh giản biên chế trong giáo dục phải có lộ trình, không thể cào bằng. Tôi kiến nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, giao cho các tỉnh thành đang tự chủ ngân sách được quyền quyết định biên chế viên chức của giáo dục trong điều kiện ngân sách có thể tự cân đối. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu giáo viên hiện nay mà không phải chờ để xin các đồng chí giải quyết từng năm, từng trường hợp cụ thể", đại biểu đoàn TP HCM Văn Thị Bạch Tuyết nói.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đ.ánh giá, số lượng giáo viên còn thiếu là quá lớn, sẽ dẫn đến phải hợp đồng giảng dạy. Giáo dục cần một quá trình để giáo viên theo dõi tâm lý, đ.ánh giá chất lượng học tập từ đó mới có biện pháp uốn nắn, dạy dỗ đúng cách. Trong khi hợp đồng giáo viên có thời hạn không ổn định, có người năm trước/học kỳ trước được dạy năm sau/học kỳ sau bị buộc nghỉ, nên không thể theo sát học sinh để phát triển các em. Chất lượng giáo dục vì thế không được đảm bảo.

Các đại biểu đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục nêu quan điểm và hướng giải quyết bài toán thiếu giáo viên, nhưng vẫn phải giảm biên chế này.

Cắt giảm nhân viên phục vụ, giáo viên phải đủ

Giải trình chất vấn, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, đây là hệ lụy của các chính sách từ trước năm 2015. Thời điểm đó, Bộ Nội vụ không được tham gia vào quyết định biên chế sự nghiệp của địa phương mà toàn quyền thuộc về UBND các tỉnh. Việc định mức biên chế khi đó không có sự rà soát nhu cầu thực tế nên thiếu phù hợp, điểm này có phần trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng dân số cơ học giữa các địa phương cũng là nguyên nhân khiến thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Nội vụ được giao thẩm định tổng biên chế sự nghiệp của các địa phương nhưng không duyệt cho từng ngành cụ thể. Khi Bộ thống nhất tổng định mức, địa phương sẽ được quyền phân bổ chỉ tiêu cho các ngành có nhu cầu.

Về việc giảm biên chế giáo dục, theo ông Thăng, Nghị quyết 39 (năm 2015) của Chính phủ về tinh giảm biên chế, cho phép y tế, giáo dục nếu tăng giường bệnh, học sinh có thể tăng biên chế, tuy nhiên kết luận số 17 (năm 2017) của Bộ Chính trị không còn ngoại lệ nào. "Kể cả giáo dục có tăng trường lớp, tăng học sinh thì vẫn phải tinh giảm biên chế", Thứ trưởng Nội vụ nói và giải thích cái cần giảm ở đây là biên chế hưởng lương ngân sách chứ không riêng về giáo viên.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định việc nói giáo dục cũng phải giảm 10% biên chế là không đúng. Tỷ lệ giảm này là tổng biên chế sự nghiệp, còn địa phương tự cân đối mức giảm của từng ngành. Theo đó, giáo dục, y tế có thể giảm 5% nhưng mức cắt giảm của các ngành khác phải tăng lên, sao cho tổng là 10. "Trường hợp cá biệt phải tăng biên chế giáo dục hay các ngành khác, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ là tổng hợp ý kiến và trình Chính phủ quyết định", ông Thăng nói.

Cắt giảm biên chế giáo viên - bài toán khó của địa phương - Hình 2

Thứ trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng giải trình vấn đề thiếu giáo viên và giảm 10% biên chế giáo dục. Ảnh: Sỹ Điền.

Câu trả lời của Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng được một số đại biểu cho là không thỏa đáng. Bà Phan Thị Bạch Tuyết (đoàn TP HCM) phân tích, biên chế của giáo dục và y tế chiếm tỷ lệ rất lớn, còn các ngành khác chỉ 5-10% tổng biên chế sự nghiệp của địa phương. Do đó, muốn đạt được mức giảm 10% hàng năm thì chỉ có thể giảm ở hai ngành có tỷ lệ lớn nhất. "Làm sao mà cắt hết viên chức ở các ngành khác để bù qua cho ngành giáo dục. Ý kiến này của Thứ trưởng, tôi thấy hoàn toàn không phù hợp", bà Tuyết nói.

Đồng tình với ý kiến cắt giảm biên chế giáo dục hiện nay gây khó khăn cho địa phương, nhưng Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết "vẫn phải thực hiện Nghị quyết 19 về tinh giảm biên chế". Hướng giải quyết được ông đề xuất là tập trung giảm ở bộ phận phục vụ còn giáo viên phải đảm bảo đủ để giảng dạy cho học sinh. Ngoài ra, cần tăng cường tính chủ động cho địa phương có năng lực để tự giải quyết bài toán nhân sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng giáo dục được xác định là quốc sách, là lĩnh vực thuộc trách nhiệm nhà nước khi yêu cầu phổ cập giáo dục. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến biên chế nhà giáo do đó cần có tính đặc thù, lấy số lượng học sinh làm tiêu chuẩn để xác định chỉ tiêu, bố trí giáo viên. Hai Bộ Giáo dục và Nội vụ cần thống nhất trong việc giải quyết bài toán biên chế ngành giáo dục, có sự rà soát nhu cầu thực tế để tham mưu Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp.

Việc giao quyền cho một số địa phương có năng lực được tự giải quyết bài toán nhân sự ngành giáo dục, xử lý các văn bản quy phạm chồng chéo hoặc mâu thuẫn về xác định biên chế giáo viên, các bộ ngành cần xem xét giải quyết.

Quỳnh Trang

Theo Vnexpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn
23:11:55 08/07/2024
Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"
23:04:35 08/07/2024
Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "bỏng mắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến
22:05:12 08/07/2024
Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ
00:13:24 09/07/2024
Bạn gái kém 29 t.uổi của Brad Pitt: Sở hữu body n.óng b.ỏng không thua kém gì Angelina Jolie, vừa mới ly hôn một nam diễn viên nổi tiếng
23:01:32 08/07/2024
Điểm danh những người tình tin đồn của ngôi sao "Queen of Tears" Kim Ji Won
22:26:21 08/07/2024
'Anh trai say hi' vào top trending, đạt 3 triệu lượt xem trong 24 giờ
22:17:54 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện tình ngọt ngào của Brad Pitt và người tình kém 27 t.uổi

Sao âu mỹ

07:06:06 09/07/2024
Ngày 7/7, tài tử Hollywood Brad Pitt và bạn gái Ines de Ramon xuất hiện hạnh phúc bên nhau tại trường đua ở Anh. Cặp đôi đã ở bên nhau từ cuối năm 2022.

Danh sách các yêu cầu không thể thương lượng của Thủ tướng Israel

Thế giới

07:05:48 09/07/2024
Ngoài ra, tuyên bố này cũng nêu rõ: Kế hoạch được Israel đồng ý và Tổng thống Mỹ Joe Biden hoan nghênh sẽ giúp trao trả con tin mà không vi phạm các mục tiêu khác của xung đột .

Đi thăm bạn mới đẻ, thấy chiếc quần treo trong tủ, tôi điếng người khi nghe bạn nói 1 câu

Góc tâm tình

07:04:16 09/07/2024
Còn nhớ có lần, bạn thân tôi rủ tôi đi du lịch cùng gia đình nhỏ của nó, nhưng tôi từ chối vì công việc bận rộn. Khi đó, tôi cũng không nghĩ ngợi nhiều về việc chồng của bạn là ai.

6 cây cảnh tài lộc, nhỏ rẻ như bắp cải, già đáng giá nghìn vàng, gia đình thêm giàu có, thịnh vượng

Trắc nghiệm

07:03:09 09/07/2024
Trồng những cây cảnh này không chỉ tô điểm không gian nhà bạn mà có thể giúp bạn tích cóp một gia tài không nhỏ.Nửa đầu tháng 6 Âm lịc

Những nẻo đường gần xa - Tập 31: Đông "bật đèn xanh" với Vinh

Phim việt

06:56:13 09/07/2024
Nghe những lời ngọt ngào từ Vinh, Đông tất nhiên cũng rung động. Trước sự tán tỉnh dồn dập của Vinh, Đông có vẻ như đã đồng ý để cả hai tìm hiểu nhau nhiều hơn.

Ngắm đường cong 'gây mê' của hot girl 1 triệu fan

Người đẹp

06:53:47 09/07/2024
Amberly Yang là hot girl, beauty blogger về thời trang và làm đẹp nổi tiếng MXH. Cô nàng có tới 1 triệu lượt theo dõi trên Instagram.

Phản ứng của MC Hoàng Oanh khi bị chê kém duyên ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Sao việt

06:45:02 09/07/2024
MC Hoàng Oanh bị cho rằng thiếu chuyên nghiệp và làm lố khi dẫn dắt tập mới nhất của Anh trai vượt ngàn chông gai.

Cách chăm sóc để làn da sáng khỏe vào mùa hè

Làm đẹp

06:41:39 09/07/2024
Khi mùa hè đến, làn da của chúng ta bắt đầu trải qua những thay đổi. Với nhiệt độ và độ ẩm quá cao cả ngày, làn da của bạn cần được bảo vệ nhiều hơn.

4 combo quần và giày kéo chân dài miên man cho cô nàng thấp bé

Thời trang

06:40:36 09/07/2024
Dưới đây là 4 combo quần và giày giúp bạn sẽ dễ dàng lừa mắt người nhìn và khiến đôi chân của mình trông dài hơn.

Mỹ nhân đắc tội nửa showbiz

Sao châu á

06:40:13 09/07/2024
Mỹ nhân này có những lời nói và hành động ngang tàng, không kiêng nể ai khiến đồng nghiệp xấu hổ không biết phải nói gì.

Mai Linh Zuto tung ảnh sexy, zoom cận body tốn trăm triệu

Netizen

06:40:13 09/07/2024
Những bộ ả.nh n.óng bỏng đã khiến cộng đồng mạng không khỏi trầm trồ và dành tặng cơn mưa lời khen ngợi cho vóc dáng chuẩn không cần chỉnh và làn da mịn màng của cô nàng.