Gánh nặng tài chính khi trượt ĐH công

Theo dõi VGT trên

996 triệu đồng cho một khóa liên kết đào tạo tại trường ĐH Kinh tế quốc dân vừa được thông báo cho các thí sinh chỉ đạt mức điểm sàn ĐH năm nay. Ngay khoản thu phí đầu tiên dự tuyển của mỗi thí sinh vào chương trình này cũng lên tới 1 triệu đồng, trong khi ở các chương trình cử nhân trong nước khoản thu này chỉ là 15.000 đồng.

Không còn hệ đào tạo ngoài ngân sách

Nếu như các năm trước, hệ đào tạo ngoài ngân sách được mở ra ồ ạt trong các trường ĐH công lập để “vớt” những thí sinh vẫn “tha thiết” với trường nhưng không đủ điểm chuẩn vào trường theo nguyện vọng 1 thì năm nay Bộ GD-ĐT khẳng định hoàn toàn không còn hệ đào tạo này. Theo học hệ đào tạo ngoài ngân sách, sinh viên sẽ phải bỏ t.iền túi thay vì được ngân sách hỗ trợ như sinh viên trúng tuyển hệ chính quy. Tuy nhiên, mức giá này còn khá nhẹ nhàng so với các hệ đào tạo dân lập, trong khi lại được hưởng dịch vụ, chất lượng của trường công lập. Chính vì vậy, nhiều trường cũng như thí sinh tỏ ra tiếc nuối khi hệ đào tạo này ngừng hoạt động.

Gánh nặng tài chính khi trượt ĐH công - Hình 1

Các thí sinh được tư vấn ngay trong đợt thi ĐH về các chương trình liên kết đào tạo

Trong khi hệ đào tạo ngoài ngân sách không được tiếp tục duy trì, thì không ít người băn khoăn với hệ đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập không khác gì với đào tạo ngoài ngân sách. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga giải thích, đào tạo ngoài ngân sách là lấy điểm thấp, đóng học phí cao, còn đào tạo chất lượng cao là trường công khai điều kiện, thí sinh phải trúng tuyển vào trường và được lựa chọn với mục tiêu học phí tương ứng với chất lượng. Việc phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga là xuất phát từ điều kiện thực tế, các trường công lập không có khả năng nâng cao chất lượng đồng loạt cho tất cả các ngành. Chính vì vậy, sẽ chỉ có một số lớp chất lượng cao được đầu tư để nâng chất lượng đầu ra cho một bộ phận sinh viên. Với những sinh viên này, nếu không đạt học bổng, việc đóng học phí cũng phải tính toán khi mức thu không như các lớp đào tạo cử nhân thông thường.

Nở rộ liên kết

Video đang HOT

Cũng chính vì không còn hệ đào tạo ngoài ngân sách, hiện không ít thí sinh có điều kiện kinh tế đang có xu thế lựa chọn chương trình liên kết đào tạo quốc tế, một dạng du học tại chỗ trong các trường công lập. Các chương trình này đều có mặt ở hầu hết các trường đại học. Ông Bùi Xuân Nhàn, Phó hiệu trưởng trường ĐH Thương mại cho biết, năm nay trường có khá nhiều chương trình liên kết đào tạo, trong đó chủ yếu là liên kết với các nước Pháp, Áo và Trung Quốc.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng vừa thông báo triển khai chương trình liên kết đào tạo, cấp bằng cử nhân đại học Hoa Kỳ với đối tượng và điều kiện dự tuyển là tất cả những thí sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học đáp ứng điều kiện điểm trung bình chung học tập bậc THPT từ 6,5/10 trở lên, đạt điểm sàn trong kì thi tuyển sinh đại học quốc gia trình độ tiếng đạt mức yêu cầu của chương trình. Có thể thấy, với các điều kiện này thì thí sinh không mấy khó khăn để có thể đăng ký theo học liên kết đào tạo của trường này. Tuy nhiên, điều khiến nhiều thí snh phải chùn bước chính là kinh phí đào tạo rất cao. Theo thông báo của trường, học phí giai đoạn 1 đã lên tới 240 triệu đồng, bao gồm học phí các môn đại cương tại trường là 145 triệu đồng và học phí bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh: 95 triệu đồng, không bao gồm t.iền giáo trình, tài liệu. Giai đoạn 2 mức học phí lên tới 756 triệu đồng đưa tổng số học phí toàn khóa học lên 996 đồng, trong đó có 2 năm học tại trường Đại học Tổng hợp California, San Bernardino. Như vậy, để hoàn thành khóa học này, các sinh viên còn phải đầu tư không ít cho các chi phí ăn ở, sinh hoạt ở nước ngoài.

Là một trong số những sinh viên đang theo học chương trình liên kết đào tạo với Đan Mạch tại trường ĐH Ngoại thương, Nhật Minh cho biết, khá nhiều bạn cùng khóa học đã phải bỏ dở ngay trong năm đầu tiên. Nguyên nhân theo Nhật Minh, chương trình học khá nặng, phần lớn các giờ lên lớp giảng viên đều giảng dạy bằng tiếng Anh. “Cứ trượt một môn, lệ phí thi lại là 20USD. Trượt lần thứ 2, đồng nghĩa với việc phải học lại học phần đó” – Nhật Minh cho biết. Các sinh viên theo học chương trình này, muốn lên năm thứ 2 ngoài việc hoàn thành các học phần theo quy định thì phải đạt mức điểm IELTS từ 5.0 trở lên. Toàn khóa học, nếu chỉ học tại Việt Nam mà không ra nước ngoài, mỗi sinh viên sẽ phải chuẩn bị ít nhất 400 triệu đồng.

Theo ANTĐ

ĐH công muốn tự chủ thu chi

Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể "cất cánh".

Tham dự tọa đàm "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục" do Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức sáng 18/3 ở TPHCM, nhiều lãnh đạo các trường ĐH và chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải có những giải pháp đột phá về cơ chế tài chính cũng như cơ chế quản trị để các trường ĐH công lột xác.

Học phí thấp "đè" chất lượng giáo dục

Theo GS-TS Mai Ngọc Cường, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện nguồn thu của các trường ĐH công lập hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước. Trong đó, nguồn từ ngân sách chiếm khoảng 54% - 57%, nguồn thu ngoài ngân sách chiếm khoảng 43% - 46%, chủ yếu là thu từ học phí, lệ phí.

ĐH công muốn tự chủ thu chi - Hình 1

Các trường ĐH công cho rằng tăng học phí sẽ giúp tăng chất lượng đào tạo. Trong ảnh: Sinh viên Khoa Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên trong giờ thực hành.

Ngoại trừ các trường ĐH khối Kinh tế, Luật có khả năng tự bảo đảm trên 50% mức chi từ các nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách Nhà nước, còn lại các trường ĐH khác chỉ bảo đảm dưới 50% mức chi. Đặc biệt khó khăn là các trường khối y dược, thể thao và văn hóa nghệ thuật. Do nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước gặp khó khăn nên nhiều trường khó có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chi.

GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng với suất đầu tư khoảng 400 - 500 USD/sinh viên/năm như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng là "vô phương"! GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng với suất đầu tư thua các nước trong khu vực 8-10 lần mà đòi hỏi phải sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục là duy ý chí.

Trước thực tế này, theo nhiều đại biểu, không thể duy trì cơ chế học phí thấp và cào bằng như hiện nay. "Mức học phí thấp đang kìm hãm, đè nén nền giáo dục ĐH" - PGS.TS Lê Bảo Lâm, hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, nói. Theo ông Lâm, học phí thấp nên phương tiện giảng dạy, học tập nghèo nàn, lương thấp không thu hút được giảng viên giỏi... thì làm sao có thể nâng cao chất lượng.

GS.TS Nguyễn Đông Phong, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đề nghị phải thay đổi khung học phí linh hoạt hơn và chính sách học phí nên để các trường chủ động xây dựng, không nên ràng buộc các trường bằng cơ chế "phân khúc thấp". Nếu giao cho trường tự quyết định học phí, tự quyết định nhân sự, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình đào tạo ra thì trường công chắc chắn sẽ vươn lên.

Tốt cho sinh viên và giảng viên

Nhiều đại biểu cho rằng tăng học phí là xu hướng khó tránh, song cần phải có chính sách hỗ trợ người học. Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong, tín dụng cho sinh viên vay sẽ là giải pháp hoàn toàn có cơ sở và khả thi. "Khi sinh viên học bằng t.iền đi vay thì chắc chắn sẽ quyết tâm học hành để còn trả nợ" - ông Phong nói. Giải pháp này được rất nhiều đại biểu đồng tình. Để tăng cường nguồn thu cho các trường, TS Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM, còn đề nghị các nhà tuyển dụng - những người hưởng lợi từ kết quả đào tạo của nhà trường - phải chung tay giúp nhà trường phát triển.

Các đại biểu cũng cho rằng để bảo đảm chất lượng, các trường ĐH phải được sự giám sát của toàn xã hội. Theo TS Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TPHCM, việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện thông qua các tổ chức kiểm định độc lập.

Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, khi người học đã bỏ t.iền nhiều thì phải được học ở nơi tốt. Do vậy, các trường ĐH phải cung cấp dịch vụ tốt nhất, bảo đảm chất lượng mình cung cấp phù hợp với yêu cầu của khách hàng - là người học.


Cũng theo ông Hồ Thanh Phong, cơ chế trả lương theo giờ giảng như hiện nay sẽ khiến giảng viên - người cung cấp dịch vụ - dạy đến sức cùng, lực kiệt để có thu nhập bảo đảm cuộc sống không còn tâm trí, thời gian nghiên cứu khoa học, nâng cao chuyên môn. PGS-TS Lê Bảo Lâm cũng cho rằng việc tuyển dụng giảng viên rất khó khăn, nhất là những người được đào tạo ở nước ngoài, vì mức lương quá thấp. Do vậy, việc tự chủ thu chi với quyền trả lương cao sẽ là nền tảng để giải quyết những nhu cầu thiết yếu của giảng viên, từ đó mới có thể mang lại dịch vụ tốt nhất cho người học.

Theo Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Ông xã Kim Tae Hee ngoại tình với chị đẹp U50 ở phim mới?
09:02:18 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Michael Jackson nợ nần hơn 500 triệu USD trước khi qua đời
09:01:12 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Kardashian -West kẻ phất lên thành tỷ phú, người cạn kiệt tài sản hậu ly hôn
10:52:40 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mark Lee nhân tố đáng gờm của giải trí Hàn Quốc, SM khen ngợi hết lời

Sao châu á

14:55:56 29/06/2024
Trước khi chính thức ra mắt, Mark Lee đã được SM Entertainment ưu ái cho tham gia vào nhiều dự án như SM Rookies hay đóng MV cùng đàn anh EXO để tăng độ nhận diện, điều này đã trờ thành bàn đạp để anh thành công

Thế nào là ngôi nhà chuẩn phong thủy? Chuyên gia chỉ ra những quan niệm sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Trắc nghiệm

14:52:20 29/06/2024
Một ngôi nhà chuẩn phong thủy cần đảm bảo những yếu tố nào? Hãy cùng chuyên gia phong thủy giải đáp những thắc mắc trên.

Phương Oanh gây tá hỏa, mới sinh con đã ăn một món nhạy cảm, sự thật bất ngờ

Sao việt

14:45:31 29/06/2024
Người hâm mộ diễn viên Phương Oanh được phen há hốc, khi cô vào bếp trổ tài nấu nướng sau khi sinh đôi baby shark cho ông xã doanh nhân, nhưng món ăn nhạy cảm này khiến nhiều người chỉnh đốn. Tuy nhiên, sự thật phía sau lại bất ngờ hơn.

"Trạm cứu hộ trái tim": Không thể ngờ cuối phim lại có nhân vật "hèn hạ" hơn cả An Nhiên, kết buồn là xứng đáng!

Hậu trường phim

14:41:48 29/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim đang đi tới những tập cuối với nhiều tình tiết kịch tính, những mâu thuẫn được đẩy lên cao trào, những nút thắt dần được gỡ.

Isaac thể hiện ra sao tại 'Anh trai say hi'?

Tv show

14:32:57 29/06/2024
Sau 2 tập Anh trai say hi lên sóng, Isaac đang nhận được chú ý bởi hình ảnh một người trưởng nhóm lĩnh hội đủ yếu tố.

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

Thế giới

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"

Netizen

14:31:32 29/06/2024
Theo dõi Hằng Du Mục, có thể thấy cô không chỉ chăm chút hai con trai riêng của chồng mà tình cảm chị dâu - em chồng cũng rất thân thiết. Giữa lúc gia đình nữ tiktoker lục đục, em chồng cô có thái độ lạ.

Thanh Hương nhan sắc ngọt ngào không tì vết dù U40, thở thôi cũng thấy đẹp

Đẹp

14:16:28 29/06/2024
Kể từ sau đổ vỡ hôn nhân, Thanh Hương đã có màn thay đổi ngoạn mục từ công việc cho đến nhan sắc. Trên trang cá nhân, bà mẹ hai con chăm chỉ cập nhật những khoảnh khắc khoe nhan sắc n.óng b.ỏng và nhận về rất nhiều lượt thả tim

"Thần dược" bổ thận cho nam giới, ăn 2 lần mỗi tuần để cải thiện và tràn đầy sinh lực

Kiến thức giới tính

13:45:00 29/06/2024
Đậu Pinto hay còn gọi là đậu cúc được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe sinh sản của nam giới.

Hoa hậu Đặng Thu Thảo gợi ý 10 cách mặc đồ sáng màu, áp dụng đi du lịch càng đẹp

Phong cách sao

13:26:02 29/06/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo được mệnh danh là thần tiên tỷ tỷ bởi nhan sắc nhẹ nhàng, tao nhã. Phong cách thời trang của cô cũng rất phù hợp với vẻ đẹp dịu dàng.

Đồng Nai: Bắt đối tượng giả danh công an để cưỡng đoạt tài sản

Pháp luật

13:13:22 29/06/2024
Giả danh công an đang làm nhiệm vụ để cưỡng đoạt 200.000 đồng của người dân, một đối tượng bị cơ quan công an tạm giữ.