Em nghĩ khác rồi, hỏi cũng khác xưa…

Theo dõi VGT trên

“Đừng nói những lời giáo huấn. Với học trò bây giờ, những lời như thế không vào đầu các em được” – Cô Nguyễn Bích Thảo, giáo viên dạy môn văn, Trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội , cho biết. Cô Thảo thấy, với học trò bây giờ, điều các em quan tâm nhất là những gì có tính thực tế.

Em nghĩ khác rồi, hỏi cũng khác xưa... - Hình 1

Học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) trước giờ thi tốt nghiệp. Nhiều năm nay, môn Lịch sử được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cũng như cô Thảo, nhiều thầy cô nhận ra: việc trách móc giới trẻ không chú ý giữ gìn truyền thống giống như sự níu kéo người ta phải dùng một thứ đồ cũ không được tân trang, hay ăn mãi một món nhàm chán.

Sự học bây giờ đã khác. Cũng một mục đích nhưng thái độ tiếp nhận đã thay đổi. Nếu chỉ cách đây khoảng 10 năm, hay lùi xa hơn một chút là gần 20 năm, thế hệ học trò 7X, 8X còn học Văn học, Lịch sử bằng tâm niệm ghi nhớ và biết ơn những chiến công lừng lẫy và những hy sinh cao đẹp của cha anh. Nhưng, lý tưởng mà thế hệ 7X, 8X một thời tôn thờ dần trở nên xa cách đối với lớp học sinh bây giờ.

“Điều thực tế của các em bây giờ thể hiện rõ nhất là: những từ ngữ như “xả thân”, “hy sinh” hoàn toàn không còn trong trang văn của các em nữa. Yêu nước bây giờ của các em gắn với yêu chính mình, và luôn luôn sẽ là chính mình đầu tiên, trước khi nghĩ đến có thể làm được điều gì đó cho đất nước hay không?”- Cô Thảo cho biết.

Cách nghĩ của học sinh hiện nay không còn bị “phủ bóng” bởi một niềm tự hào đến mức lu mờ tư duy phản biện. Các em không cho phép sự “mặc định” trong cách tiếp nhận kiến thức.

“SGK Lịch sử còn thiếu nợ các em những kiến thức về giai đoạn lịch sử hiện đại. Với tất cả sự biến động, đổi thay của cuộc sống hôm nay mà chương viết về lịch sử hiện đại chỉ mỏng dính, với cách viết liệt kê sơ sài, ngắn gọn không thể đủ để các em hiểu về thực tại”. Ngoài ra, lịch sử nghiêng về chiến tranh quá nhiều nhưng kinh tế, văn hóa thì quá sơ sài, chỉ coi như phần phụ. Làm sao các em có được những bài học cho thời bình nếu lịch sử không có kinh tế, văn hóa mà chỉ thấy chiến tranh?”- cô Trần Thị Thanh Hương

Vì sao trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta thắng trong tất cả các trận đ.ánh? Thế chúng ta không thua bao giờ hả cô?” hay “ Chỉ thấy địch thiệt hại nặng nề mà chẳng thấy tổn thất của chúng ta đâu cả?“- là những câu hỏi mà học sinh đưa ra trong giờ học của cô Trần Thị Thanh Hương, giáo viên Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Trãi.

Video đang HOT

Trên báo đưa tin nguyên thủ quốc gia đến thăm nước bạn Thái Lan và giới thiệu về Việt Nam là một dân tộc anh hùng, trải qua nhiều cuộc chiến tranh và đã đ.ánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ; Nhà vua Thái nhẹ nhàng đáp lời: “Vâng, chúng tôi cũng rất tự hào vì Thái Lan là một đất nước thanh bình.”

Ngay sau đó, cô Thanh Hương nhận được câu hỏi: “Cô ơi, tại sao họ cũng là một nước có vị trí quan trọng, mà họ không phải có chiến tranh, còn ta thì trải qua hai cuộc chiến khốc liệt và kéo dài như vậy?”. Đấy cũng là một cách các em học sinh 9X học lịch sử.

Cô Thanh Hương giải thích: “Vì sao học sinh hay hỏi lật lại những vấn đề? Bởi sách giáo khoa chỉ có một kênh thông tin, không có đa chiều để các em có thể đối chiếu và rút ra kết luận. Nếu thông tin phong phú và dễ dàng tiếp cận, các em nhìn nhận vấn đề tốt hơn và cũng hỏi nhiều hơn”.

Đi tìm cầu nối tâm hồn giữa các thế hệ

Sự khác biệt trong nhận thức của học sinh cũng thể hiện rõ từ việc các em có thái độ đối xử khác hẳn với hai mảng văn học trong nhà trường: mảng tác phẩm văn học và văn nghị luận.

Giờ học Văn nghị luận lúc nào cũng sôi nổi hơn rất nhiều so với giờ giảng tác phẩm văn học. Vì rằng, được thể hiện suy nghĩ, ý kiến của mình trước vấn đề gì đều kích thích tư duy và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.

Cô Nguyễn Bích Thảo- Trường THPT Chuyên ĐHSP I cho biết: “Nếu như chương trình ít hơn, cùng với thời lượng như vậy, giáo viên có thể cùng học sinh khám phá tác phẩm bằng chính sự trải nghiệm của cả cô và trò, tạo nên sự giao cảm của cô và trò, tìm thấy những điều hữu ích từ tác phẩm đối với cuộc sống hôm nay của các em. Nếu từ những tác phẩm đó để học sinh được thắc mắc, không bỏ qua những băn khoăn trong lòng thì chính từ các em, sẽ còn có nhiều điều sâu sắc, thú vị hơn cả những gì thầy cô có thể mang đến”.

“Ngay cả trong nhà trường, các em cũng không được học văn hóa thực sự. Giờ giảng truyện Kiều không có ngâm Kiều, lẩy Kiều. Giờ học ca dao không có hát ru… Mỗi chuyến đi thực tế chỉ như một thoáng qua nhanh trong cuộc sống của các em, lại thêm chứng kiến sự mất trật tự và nhàm chán của lễ hội, làm sao văn hóa có thể đi vào các em một cách sâu sắc, bền vững?” – cô Ninh- Trường THPT Hà Nội- Amsterdam.

Tuy nhiên, ngay cả ở những lớp chuyên Văn của những trường THPT nổi tiếng…giờ giảng tác phẩm văn học các em vẫn hầu hết chăm chú lắng nghe, rất ít khi nêu ý kiến. “Thánh chỉ” để “thi đâu cũng đỗ” là bài giảng của cô, là những kiến thức “cao cấp” trong sách tham khảo sẽ được vận dụng nhuần nhuyễn trong bài thi.

“Em xác định ngay từ đầu là học để vượt qua các bài kiểm tra, các bài thi trong nước. Mà không còn cách nào an toàn hơn đối với những môn học bây giờ là ghi nhớ tất cả những gì thầy cô đã dạy, và đưa chúng vào bài thi”- Minh Phương, học sinh chuyên Pháp, Trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam, thành thật chia sẻ.

Cuộc sống trong những tác phẩm văn học phải chăng đã quá cách biệt với xã hội sôi động của các em bây giờ? Hay những người dạy chưa thể bắc được nhịp cầu để quá khứ trong văn học bước vào cuộc sống của các em hôm nay, để rồi nhịp cầu đó, cả cô và trò đều chủ yếu bắc vào tờ giấy thi?

“Chính vì thế, những bài văn các em viết bằng trái tim rất ít mà hầu hết, các em vẫn đang “làm văn”, “vẽ văn” để đạt chuẩn kiến thức, chuẩn đáp án!”- Cô Doãn Thị Đông, giáo viên Văn trường THPT Nguyễn Huệ nhận xét.

Đâu là “chất liệu” của lòng yêu nước?

Thảo Minh – học sinh Trường THPT liên cấp Olympia – nhận thấy rằng: Khi hòa nhập với các bạn quốc tế, bỗng nhiên lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, một tình cảm trước đây chưa bao giờ em nghĩ đến bỗng trào dâng mạnh mẽ trong lòng em: “Em đã khoác chiếc áo có hình quốc kỳ để lên thuyết trình. Em muốn cho các bạn quốc tế biết rằng, người Việt Nam đang nói.”

Và Thảo Minh dù luôn nghĩ đến những chân trời học vấn của Mỹ vẫn khẳng định: “Chưa bao giờ em có ý nghĩ rằng sẽ không quay về Việt Nam, vì em là người Việt Nam, chẳng có nơi nào trên thế giới cho em cảm giác thân thuộc như ở chính Việt Nam.”

Trong số các bạn trẻ hôm nay, có nhiều người sẽ đi tìm tương lai ở chân trời khác. Nhưng không phải vì các em muốn dứt bỏ gốc gác Việt Nam. Như bạn nữ vừa đạt giải cao trong kỳ thi quốc tế mới đây khẳng định: “Là người Việt Nam, mãi mãi là người Việt Nam và thuộc về Việt Nam”. Nhưng, “chất liệu” cho lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc của các em là gì? Đó có còn là một lý tưởng sống thật hào hùng, hay tinh thần xả thân nơi chiến trận?

Qua các bài văn nghị luận, cô Nguyễn Bích Thảo đọc được suy nghĩ của học sinh.
Cô cho rằng: “các em hiểu về lòng yêu nước rất đúng, nói rất thực, nghĩ rất thực rằng lòng yêu nước không phải là một cái gì đó xa xôi, mà rất gần gũi. Các em học tập tốt, sau này thành đạt, cho chính bản thân em và một phần nào đó cho đất nước. Xả thân hay hy sinh tuyệt đối và mang tính lý tưởng không còn phù hợp với các em bây giờ nữa.Các em mong muốn được rèn luyện bản thân trong môi trường tốt và đầy tinh thần cầu tiến.”

Những câu hỏi trong những giờ học Lịch sử, sự phản biện phải chăng chính là sự thể hiện tình yêu nước mới: Yêu nước từ chính những dấu hỏi, sự hoài nghi mong có câu trả lời trung thực nhất:

“Điều em mong muốn là các thầy cô nói cho chúng em biết đất nước mình có những gì, yếu những gì, cần những gì, hơn kém nước bạn những gì để chúng em tự hào và cũng phần nào thấu hiểu những gì đang diễn ra”, chia sẻ của Phương Thảo, học sinh lớp 11 Trường THPT Chu Văn An có lẽ không phải là cá biệt.

“Quan điểm quần chúng làm nên lịch sử chúng ta đã làm quá tốt. Nhưn g làm sao trách phần lớn các em không biết rõ Quang Trung mà lại biết Quan Vũ (Trung Quốc), vì sách giáo khoa đâu có dành một trang nào nói về những người anh hùng Trần Hưng Đạo, Quang Trung hay Võ Nguyên Giáp…

Đừng sợ sách giáo khoa quá dày quá nặng mà những kiến thức cần thiết như thế lại không đưa vào như những bài đọc thêm, những câu chuyện lịch sử. Điều đó luôn hấp dẫn các em nhiều hơn tất cả những con số hay diễn biến một trận đ.ánh. Đó là chất liệu để các Aem tự hào về dân tộc.

Cô Trần Thị Thanh Hương, trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội

Theo VietNamNet

Dirt 3 sẽ được phát hành trong năm 2011

- Đội ngũ phát triển đã đầu tư rất nhiều thời gian nghiên cứu những trải nghiệm thật trên đường đua để đưa vào phiên bản này.

Mới đây, đội ngũ phát triển của Dirt 3 đã công bố đoạn phim nhật ký về quá trình phát triển đầu tiên của trò chơi này. Trong đó, người xem đã được chứng kiến những cảm nhận thực tế trên đường đua ở nhiều địa hình khác nhau mà họ đã trực tiếp trải nghiệm trước khi đem chúng vào trong game. Bên cạnh đó, đội ngũ phát triển cũng đã trả lời một số câu hỏi về các chi tiết trong game.

Dirt 3 sẽ được phát hành trong năm 2011 - Hình 1


Dirt 3 có 32 đường đua. Trong phiên bản này sẽ còn có những đường đua mới ở Michigan, Phần Lan, Kenya, Na Uy... Những đường đua trên băng tuyết cũng sẽ lần đầu xuất hiện trong Dirt 3. Ngoài ra, ở các phiên bản trước, đội ngũ phát triển đã giới thiệu tới người chơi những địa hình như đất, sỏi, đá và cỏ.

60% những trải nghiệm trong game sẽ tập trung vào các màn đua tính giờ. Theo lời của nhà sản xuất, Dirt 3 là tựa game có sự cân bằng tốt nhất giữa tính thực tế và tính thân thiện đối với người chơi.

Dirt 3 sẽ được phát hành trong năm 2011 - Hình 2


Trò chơi này sẽ được phát hành trong năm 2011.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
    17:36:50 01/07/2024
    Midu có 1 hành động khiến mẹ Minh Đạt hài lòng và loạt chi tiết phơi bày quan hệ con dâu - nhà chồng tại lễ cưới hào môn
    17:39:51 01/07/2024
    Choi Ji Woo bật khóc hối hận chuyện con cái, phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Kim Tae Hee vì điều này
    17:47:55 01/07/2024
    Chồng đòi lấy 5 tỷ mua nhà cho nhân tình, tôi vẫn vui vẻ đồng ý nhưng kèm theo điều kiện khiến anh 'khóc thét'
    18:28:25 01/07/2024
    Lưu Sở Điềm: Tiểu mỹ nhân Cbiz bị cấm "dao kéo", khiến Triệu Lộ Tư "nhục mặt"
    19:40:04 01/07/2024
    Hé lộ "thế lực" kì bí giúp nhà tiên tri mù Vanga "nhìn thấu" tương lai thế giới
    18:42:02 01/07/2024
    Thừa Lãng Nê "ngự tỷ" gây sốt với câu chúc sĩ tử, bị chê Tiếng Anh quá tệ
    17:08:29 01/07/2024
    Thiếu gia Tiến Phát có động thái gây hoang mang giữa tin chia tay Quỳnh Lương
    17:50:54 01/07/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Không làm khán giả thất vọng, Trẻ Concert của Dược sĩ Tiến tạo hiệu ứng bùng nổ

    Nhạc việt

    23:12:21 01/07/2024
    Trạm Cứu Hộ Trái Tim sẽ kết thúc ở tập 51. Chia sẻ về tập cuối của phim, dàn diễn viên khẳng định phim sẽ dần tươi sáng hơn, thực sự chữa lành.

    Điểm tên những địa điểm đẹp nhất khi du lịch Cửa Lò, Nghệ An

    Du lịch

    23:00:21 01/07/2024
    Nếu không muốn nuối tiếc sau chuyến đi du lịch Cửa Lò, Nghệ An, bạn đừng bỏ qua những địa điểm đẹp nhất, hấp dẫn và thú vị nhất dưới đây.

    "Tóm gọn" 2 nam ca sĩ hạng A hẹn hò đôi, tình tứ đút thức ăn cho bạn gái giữa quán ăn

    Sao châu á

    22:52:01 01/07/2024
    Mặc dù chất lượng của video khá thấp, cư dân mạng cho rằng 2 người đàn ông trong video này là Mino (WINNER) và PO (Block B) - đôi bạn thân đình đám Kpop.

    Công thức pha chế trà sữa ô long chuẩn vị ngon như ngoài hàng

    Ẩm thực

    22:41:10 01/07/2024
    Bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp làm ngay 1 ly trà sữa ô long để giải toả cơn thèm! Hương trà ô long thơm ngào ngạt, hoà quyện với vị sữa béo ngậy tạo nên một thức uống ngon khó cưỡng.

    Nhiều động vật quý hiếm, nguy cấp lộ diện nhờ bẫy ảnh

    Lạ vui

    22:26:14 01/07/2024
    Bẫy ảnh tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (Quảng Bình) đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm, nguy cấp cần bảo tồn như: Chà vá chân nâu, Gấu ngựa, Voọc Hà Tĩnh, Thỏ vằn,...

    Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

    Thế giới

    22:02:09 01/07/2024
    Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

    Tom Cruise yêu con trai nuôi hơn con gái ruột?

    Sao âu mỹ

    21:54:46 01/07/2024
    Siêu sao Tom Cruise được nhìn thấy bước xuống trực thăng cùng con trai nuôi Connor Cruise ở trung tâm London vào cuối tuần qua.

    Phim đầu tiên trong năm 2024 cán mốc 1 tỉ USD phòng vé toàn cầu

    Hậu trường phim

    21:51:25 01/07/2024
    Bộ phim Inside Out 2 của Pixar đã vượt 1 tỉ USD tại phòng vé toàn cầu trong vòng chưa đầy 3 tuần ra mắt. Phim đạt mốc này trong thời gian nhanh nhất so với bất kỳ bộ phim hoạt hình nào trong lịch sử.

    Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

    Tin nổi bật

    21:49:03 01/07/2024
    Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

    Ca sĩ Tăng Phúc nhập viện, vắng mặt tại họp báo công bố dự án mới

    Sao việt

    21:47:58 01/07/2024
    Tăng Phúc khiến khán giả lo lắng khi vắng mặt trong sự kiện công bố dự án âm nhạc mới vì sức khỏe không tốt, phải nhập viện.

    Bà "trùm" đường dây mua bán hóa đơn khống giá trị lớn sắp hầu tòa

    Pháp luật

    21:30:11 01/07/2024
    Hoạt động mua bán hóa đơn khống của Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang và đồng phạm khó bị phát hiện vì đường dây này hoạt động tinh vi, chủ động "cắt đuôi" các sai phạm.