‘Đừng ngụy biện khi du học sinh không trở về’

Theo dõi VGT trên

Theo PGS Văn Như Cương, một số bạn du học tự túc lấy lý do môi trường làm việc, đãi ngộ để không trở về là chưa chính đáng. Nếu giỏi, du học sinh hãy về để thay đổi bất cập.

Câu chuyện du học sinh về hay ở một lần nữa lại “ nóng” cộng đồng mạng tuần qua với những tranh luận nhiều chiều.

Không ít ý kiến cho rằng, việc các quán quân Olympia nói riêng và du học sinh nói chung, không về nước làm việc liên quan chế độ đãi ngộ nhân tài. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện quan điểm “đi đi, đừng về”.

Đừng ngụy biện khi du học sinh không trở về - Hình 1

Du học sinh Việt Nam ở Mỹ. Ảnh: Thanh Vũ.

Hãy về để thay đổi, đừng đứng ngoài so sánh

Trao đổi với Zing.vn, PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho rằng, với những người du học theo diện Nhà nước cấp kinh phí, nhiệm vụ của họ phải trở về. Còn du học sinh tự túc, về hay ở là quyền của cá nhân.

“Một số bạn bảo về nước không phát huy được khả năng, điều kiện học tập, làm việc khó khăn, cơ chế cứng nhắc, lương bổng ít… cũng có phần đúng. Nhưng các bạn cũng nói, nếu ở nước nhà điều kiện tốt hơn thì sẽ về. Vậy, không ai về thì làm sao đất nước tốt hơn? Khó khăn và bất cập trong cơ chế, tại sao các bạn không về để đấu tranh, thay đổi?”, PGS Văn Như Cương đặt câu hỏi.

Cũng theo vị PGS này, những lý do mà một số du học sinh nêu để từ chối trở về chỉ là ngụy biện, che đậy cho lợi ích cá nhân. Đó là chưa kể, không phải bạn trẻ nào “Tây học” cũng đều giỏi và có thể cống hiến thực sự cho đất nước.

Chia sẻ quan điểm này, tài khoản Facebook Namster Do – người nhận học bổng du học Australia từ năm 18 tuổ.i – cho rằng, “các bạn hay nghĩ ở Việt Nam không trọng dụng được mình, trở về không được thể hiện kiến thức, không được là chính mình…

Video đang HOT

Từng làm việc ở Việt Nam, Australia, châu Âu và Mỹ, tôi thấy nếu các bạn có thực tài, ở Việt Nam có đủ projects cho các bạn làm hay chả kém ở Tây nhé! Tôi chỉ e các bạn chưa đủ trình để được tuyển thôi”.

Thừa nhận làm việc trong nước còn những bất cập, nhưng TS Toán học Lê Bá Khánh Trình trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ rằng, du học sinh hãy về sống, hiểu đất nước để biết mình phải làm gì, đừng đứng ngoài cuộc để so sánh. Và nếu muốn cơ chế thay đổi thì chính các em hãy về thay đổi.

Là huyền thoại thi Toán của Việt Nam khi giành giải nhất với số điểm 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này, ông Lê Bá Khánh Trình nói, mình đã lựa chọn đúng khi về nước làm việc, sau khi học tập tại Nga.

Vì thế, “tôi vẫn mong các em về. Ít ra về góc độ con người, các em là những hạt giống, dù được Nhà nước cử đi hay tự tìm học bổng. Nếu thực sự tài thì về mà thay đổi. Một người về, hai người về, góp tài năng công sức để thay đổi từ từ. Chứ cứ chờ thay đổi để về thì chắc chắn không ai về đâu”, TS đang giảng dạy tại khoa Toán, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP HCM, nói.

“Chúng tôi chọn trở về”

Không phải đến bây giờ chuyện du học sinh về hay ở mới thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tuy nhiên, vấn đề được hâm nóng với tranh luận trái chiều khi Á quân Đường lê.n đỉn.h Olympia Nguyễn Thành Vinh cho rằng, về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người tài phát triển.

“Nếu tôi ở lại Mỹ, tương lai trước mắt là công việc ổn định, thu nhập cao (lương khởi điểm trung bình cho người tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế của Harvard là 170.000 – 200.000 USD/năm), môi trường nghiên cứu tốt. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ chọn con đường trở về, dù biết còn nhiều khác biệt trong cách làm việc của Việt Nam và nước ngoài”, Châu Thanh Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành kinh tế, Đại học Harvard, Mỹ chia sẻ với Zing.vn.

Theo chàng trai quê Ninh Thuận, trở về đơn giản là được làm việc cho quê hương. Một người có năng lực, nếu đã quyết tâm trở về vì mục tiêu nào đó, sẽ có nhiều con đường thực hiện”.

“Tôi tin chỉ cần biết cẩn trọng, giữ quan hệ, khéo léo, biết cách cải thiện môi trường làm việc của mình, mọi chuyện sẽ ổn”, Thanh Vũ nêu quan điểm.

Đồng tình với suy nghĩ này, Nguyễn Minh Ngọc, cựu sinh viên ngành Nha khoa, Đại học tổng hợp Hamburg, Đức, cho biết, sẽ về Việt Nam làm việc, sau khi học xong và ở Đức một thời gian lấy kinh nghiệm.

“Mỗi nơi đều có môi trường làm việc khác nhau, văn hoá phương Tây cũng khác, cách giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp cũng khác, không thể áp dụng máy móc toàn bộ vào Việt Nam được. Dù có nhiều khác biệt nhưng mục đích cuối cùng vẫn là đem đến cho bệnh nhân kết quả điều trị tốt nhất, đặc biệt đó là đồng bào mình”, Nguyễn Minh Ngọc chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ này, du học sinh xác định về nước, đặt mong muốn làm việc cho ngành mình yêu thích trên mọi thứ, sẽ vượt qua được tất cả những khó khăn khác. Thêm vào đó, ở đâu cũng có người giỏi hơn mình, có việc mình chưa biết, nên phải khiêm tốn, học hỏi, suy nghĩ tích cực.

Còn với Đinh Lương Minh Anh, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Luật, Đại học Pierre Mendes, Pháp, câu chuyện hai lần trở về là quyết định mà cậu cho rằng đúng đắn.

“Tôi từng về nước làm việc sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Pháp, sau đó lại du học lần hai để lấy bằng tiến sĩ ngành luật. Chuyến đi lần thứ hai chỉ vì bản thân chưa hài lòng với những gì mình thu thập được từ chuyên môn đến trải nghiệm. Sau cùng, tôi vẫn quyết định trở về đóng góp cho quê hương, dẫu biết đây là một khái niệm trừu tượng”, Minh Anh chia sẻ.

Những ý kiến… chưa về

GS.TS Hồ Nhật Nam, giảng viên ĐH Brown và ĐH Nam California, Mỹ: Tôi cũng muốn trở về đóng góp, dù ở đây được nhiều đãi ngộ, nhưng về lại gặp nhiều trở ngại.

Chuyện về nước giúp quê hương là xuất phát từ tâm. Nhưng phát triển theo hướng đó đều phải tự tìm mối quan hệ để thực hiện vì liên lạc với người có thẩm quyền rất khó khăn.

Mọi liên lạc thường kéo dài vì họ hoạt động theo tính chất nội bộ nhiều. Nếu anh không quen biết, không được giới thiệu thì khó có cơ hội nói chuyện chứ chưa nói đến mời.

Facebook Nguyễn Bá Ngọc: Ý kiến ngắn gọn của mình về chuyện các bạn du học xong về hay không là tuỳ các bạn đó thôi. Về hay ở đều có cái tốt. Lẽ ra, mình không có ý kiến vào các vấn đề ầm ĩ theo trào lưu, song mình thấy không vui khi có một số bạn lớn tiếng miệ.t th.ị các bạn du học sinh, như thế là không hay và không nên.

Nguyễn Đỗ Hà Giang: Tôi đã có thời gian làm việc ở Việt Nam trước khi quyết định khởi nghiệp tại Mỹ. Điều tôi không hài lòng nhất là cách làm việc chậm chạp và không thưởng cho những ai nhiều sáng kiến. Dường như, họ không thích bứt phá và thích nhịp độ đều đều hơn. Cuối cùng tôi đã chọn nước Mỹ – nơi có nhiều cơ hội hơn để khởi nghiệp.

Phan Đức Huy: Tôi sẽ ở nước ngoài gây dựng sự nghiệp rồi từ đó tạo sự thay đổi tích cực cho đất nước. Còn hơn về nước nhưng làm việc thiếu hiệu quả, rồi bị nó cuốn đi. Hơn nữa, theo ý của tôi, làm khoa học là cống hiến cho nhân loại nên về hay ở không quan trọng.

Theo Zing

Trí thức Việt trăn trở khi về nước làm việc

Dù mong mỏi sớm được về nước làm việc, nhưng đối diện với thực tế, nhiều người trí thức Việt lại có không ít trăn trở.

Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh về cấu trúc phân tử của thực vật tại Đại học Konkuc, Hàn Quốc.

Tuy nhiên, để nghiên cứu cho "đến đầu, đến đũa", thời gian nghiên cứu 3 năm như trường đại học ở Việt Nam cử đi học quá ít. Nhưng nếu không về đúng thời hạn thì không giữ đúng cam kết với trường.

Trí thức Việt trăn trở khi về nước làm việc - Hình 1

Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh tại Đại học Konkuc. Ảnh: Trang Hiền Hòa.

Anh Phạm Tấn Việt nói: "Hết 3 năm không về thì trường kỷ luật. Trong khi đó, giáo sư ở Hàn bảo khóa học phải mất 5 năm mới công nhận và cấp bằng tiến sĩ. Những cơ chế quản lý không mềm dẻo như vậy làm mình ức chế nhiều lắm".

Giáo sư Bùi Hồng Thủy tại Đại học Konkuc cũng khẳng định, nghiên cứu tiến sĩ chỉ là bước đầu tiên trong con đường nghiên cứu khoa học.

"Ai cũng nghĩ tiến sĩ là đủ, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trong quá trình học, anh phải phụ thuộc vào thầy rất nhiều. Nếu may mắn gặp được thầy giỏi, nghiên cứu sinh sẽ làm được rất nhiều việc. Vì thế, tốt nhất học sau tiến sĩ phải có vài năm nghiên cứu sâu. Nếu tốt nghiệp xong đã về Việt Nam thì các em cũng chưa làm được việc gì hết", giáo sư Thủy nói.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyển khoản nhầm 180 triệu, tôi lo lắng mất ngủ cả đêm, bất ngờ hôm sau được chuyển trả lại: Yêu cầu của đối phương gây choáng
05:36:13 05/10/2024
Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Nhìn chiếc Maybach của anh rể đỗ trước cửa nhà mà tôi lo lắng cho chị gái mình
05:31:32 05/10/2024
Yêu đương 7 năm không chịu cưới nhưng khi chị tôi chuẩn bị lấy chồng anh rể hụt lại đến phá đám
05:15:28 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Sao Việt 5/10: Lệ Quyên an ủi tình trẻ, Trấn Thành diện đồng phục học sinh
08:19:57 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

Tin nổi bật

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Sao nam lên Người ấy là ai công khai song tính nói gì về chuyện hẹn hò với mỹ nữ phim VTV?

Sao việt

11:15:26 05/10/2024
Mới đây, nam diễn viên Đỗ Nhật Hoàng - người từng lên chương trình Người ấy là ai công khai song tính đã lên tiếng về chuyện hẹn hò với Yên Đan

4 con giáp bùng nổ tài lộc trong 3 tháng cuối năm, rẽ trái gặp Thần tài, quẹo phải gặp quý nhân

Trắc nghiệm

11:15:02 05/10/2024
Trong khoảng thời gian 3 tháng tới, vũ trụ sẽ ban tặng nguồn năng lượng may mắn, tài lộc dồi dào cho 4 con giáp.Từ mùa thu đến mùa đông, vận thế của họ sẽ tiếp tục tăng vọt,

Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người

Thế giới

11:10:53 05/10/2024
Theo cảnh sát tỉnh Pathum Thani, người điều hành đồng thời là chủ sở hữu chiếc xe buýt, Panissara, bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người. Các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy rò rỉ khí gas có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy.

Ronaldo gây tranh cãi: B.ị t.ố mượn tên Messi để câu tương tác, cố tính "dìm" các huyền thoại bóng đá

Sao thể thao

11:04:42 05/10/2024
Tối 3/10, siêu sao Cristiano Ronaldo chia sẻ trên trang Youtube cá nhân một đoạn video vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Clip này được chia sẻ nhằm mục đích vinh danh Ronaldo khi trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử cán mốc 900 bàn ...

Loài chim có biệt tài hút đối phương bằng kỹ năng xây tổ độc đáo

Sáng tạo

10:57:32 05/10/2024
Đẹp không chỉ về hình dáng, sức hấp dẫn của chim Bowerbird còn đến từ tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế và sự tỉ mỉ chu đáo.

Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng

Sao âu mỹ

10:55:40 05/10/2024
Sean Diddy Combs, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong giới giải trí Mỹ, đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về ồn ào buổi tiệc nhạy cảm, buôn bán hành động về thể xác.

Miss Cosmo 2024: Thí sinh vứt bỏ tóc giả, nhiều đại diện "vồ ếch" trên sân khấu

Sao châu á

10:49:15 05/10/2024
Sự kiện Jury Session (Vòng thẩm định/Vòng đán.h giá của ban giám khảo) của cuộc thi Miss Cosmo 2024 đã diễn ra tại TPHCM vào tối 3/10. Đây là sự kiện được tổ chức thay thế cho đêm bán kết dự kiến ra ngày 2/10.

CEO Phạm Duy Khánh: Người có màn trao vương miện đẹp nhất lịch sử, gây chấn động

Netizen

10:43:02 05/10/2024
Đạo diễn Phạm Duy Khánh bất ngờ nổi tiếng với khoảnh khắc trao vương miện nhanh gọn lẹ và đẹp cho tân hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên tại đêm chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024.

Team Quang Linh: người 'gán tội' cho Quang Dũng xin lỗi, bị 'chủ tịch' 'xử' đẹp

Trẻ

10:36:24 05/10/2024
Anh Đồng cho biết, kênh Quang Dũng Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi yếu hơn các kênh khác trong team do kinh tế hạn hẹp, là một phần nguyên nhân của những lùm xùm nấu xói trong nội bộ team Quang Linh vừa qua.

ĐTCL mùa 12: "Nắm trùm" meta cùng đội hình Gwen - Bảo Hộ siêu "lì lợm"

Mọt game

10:20:09 05/10/2024
Phiên bản 14.19 của ĐTCL mùa 12 đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của meta Fast 8 hay chính xác hơn là sự thống trị của các chủ lực 4 tiề.n.