Đông Á với cuộc chiến sinh con

Theo dõi VGT trên

Tỷ suất sinh thấp và suy giảm dân số đang gia tăng đến mức báo động với các quốc gia ở khu vực Đông Á, đến mức những biện pháp khẩn cấp đã được tính tới.

Tỷ suất sinh thấp kỷ lục

Ngày 28/2/2024, Văn phòng thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố dữ liệu dân số với những con số giật mình. Theo đó, trong năm 2023, số ca sinh của đất nước này giảm 7,7% so với năm trước đó, xuống còn 287.848. Dựa trên dân số hiện tại của Hàn Quốc là hơn 51 triệu người thì tỷ lệ trẻ sinh ra trong năm 2023 của đất nước nằm ở khu vực Đông Á này là chỉ đạt khoảng 5,5 ca sinh/ 1.000 người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đây là tỷ lệ sinh thấp nhất trong lịch sử thế giới từng được ghi nhận ở một quốc gia.

Những chỉ số khác được đem ra để so sánh là tỷ lệ sinh trên một cặp vợ chồng cũng ở mức thấp kỷ lục, chỉ 0,81 (thấp hơn so với chính kỷ lục cũ của Hàn Quốc vào năm 2022 là 0,84). Đáng lo là tỷ lệ này được dự đoán sẽ còn giảm sâu hơn nữa trong năm 2024, xuống còn 0,68 trẻ, mức thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khuyến nghị 2,1 trẻ để đảm bảo thay thế dân số. Tương ứng với mức sinh thấp này là sự suy giảm dân số. Trong năm 2023, dân số tự nhiên của Hàn Quốc đã giảm 67.072 người. Sự suy giảm dân số có chậm lại đôi chút do Hàn Quốc đã nhập cư thêm 35.321 công dân mới trong năm qua. Tuy nhiên, đây đã là năm thứ 3 liên tiếp dân số của Hàn Quốc tăng trưởng âm.

Đông Á với cuộc chiến sinh con - Hình 1
Dân số già là gánh nặng với an sinh xã hội.

Như Hàn Quốc, Nhật Bản, đất nước có 122 triệu dân, cũng vừa phải chứng kiến năm thứ 8 liên tiếp suy giảm dân số. Theo số liệu được Chính phủ Nhật Bản công bố hôm 27/2 vừa qua, số ca sinh tại Nhật Bản năm 2023 đã giảm 5,1% so với năm 2022, xuống còn 758.631 trẻ. Trong khi đó, số cặp đôi kết hôn năm 2023 lần đầu tiên giảm xuống dưới 500.000 cặp sau 90 năm, dấu hiệu cho thấy đà giảm sinh sẽ không dừng lại.

Bất chấp dân số thế giới vẫn đang tăng lên thì xu thế giảm sinh đang diễn ra trên toàn thế giới. Thống kê của WHO cho thấy trong 70 năm qua, tỷ lệ sinh toàn cầu đã giảm 50%. Một ghi nhận vào năm 1950 cho thấy, trung bình mỗi gia đình sẽ có 5 đ.ứa t.rẻ nhưng vào năm 2022, tỷ lệ này chỉ còn là 2,4. Ở một số nước tiên tiến, tỷ lệ này hiện chỉ khoảng 1,6. Trong đó, tỷ lệ của những nước nằm ở khu vực Đông Á lại đặc biệt thấp, chỉ vào khoảng trên dưới 1 bao gồm cả Trung Quốc.

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp số trẻ sinh ra dưới 10 triệu và lần đầu tiên mức giảm dân số lên tới hơn 2 triệu người trong một năm (một kỷ lục mà ngay cả trong những giai đoạn xảy ra chiến tranh cũng khó bằng), và đây đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với các quốc gia này.

Nguy cơ lớn

Tháng 1/2023, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thừa nhận đất nước “đang trên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội” do tỷ lệ sinh giảm. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, với tỷ lệ sinh giảm xuống dưới 1,5 và độ t.uổi trung bình của người dân tăng nhanh khiến đà tăng dân số chững lại đã ghi nhận nền kinh tế Nhật Bản bắt đ.ầu r.ơi vào đình trệ. Gánh nặng an sinh xã hội ngày càng lớn khiến cho thu nhập thực tế của người dân bị giảm đáng kể trong khi dân số già không kích thích được tiêu dùng làm lực đẩy nền kinh tế giảm. Thậm chí, thiếu lao động đang trở thành một “vấn nạn” đối với nền kinh tế từng được kỳ vọng sẽ vươn lên đứng đầu thế giới này.

Video đang HOT

Mới đây nhất, trong năm 2023, nền kinh tế Nhật đã đ.ánh mất vị trí thứ 3 thế giới vào tay người Đức, và xu hướng suy giảm còn tiếp tục khi động lực tăng trưởng không có nhiều. Từ năm 2015 tới nay, khoản chi lớn nhất của Nhật Bản luôn là dành cho phúc lợi xã hội, làm giảm khả năng đầu tư cho những lĩnh vực khác. Đây chính là điều mà các quốc gia đi sau như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan đều đang muốn tránh.

Một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ suất sinh của khu vực Đông Á giảm nhanh chính là sự giàu lên của các quốc gia này. Vào những năm 1970, tỷ suất sinh của Nhật là khoảng 2, do đó có đủ số trẻ sơ sinh giữ cho tổng dân số phát triển. Con số này bắt đầu giảm rõ rệt khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 10.000 USD/người vào giữa những năm 1980. Một thập kỷ sau tỷ suất sinh chỉ còn 1,5 và tiếp tục giảm đến ngày nay. GDP Hàn Quốc và Đài Loan đã vượt qua 10.000 USD vào những năm 1990, một thập kỷ sau đó tỷ suất sinh cũng chỉ còn 1,5. GDP Trung Quốc năm 2019 qua 10.000 USD và tỷ suất sinh cũng bắt đầu giảm từ đó.

Các nhà phân tích tại Trung tâm Đông-Tây từng làm một nghiên cứu và kết luận: “Khi mức sống được cải thiện làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các cặp vợ chồng có thể hy vọng rằng con cái của họ sẽ sống đến t.uổi trưởng thành”. Điều đó khiến họ sinh ít con hơn. Tăng trưởng kinh tế cũng mở rộng các cơ hội giáo dục. Điều đó có nghĩa là phụ nữ thấy mình có thể đóng góp nhiều hơn vai trò truyền thống của người nội trợ và người mẹ. Họ có thể chọn tránh kết hôn và sinh con.

Nhưng thêm vào đó, khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, chi phí nuôi dạy con cái cũng tăng lên. Ông Michael Herrmann, cố vấn cấp cao về kinh tế và nhân khẩu học của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), nói rằng phụ nữ thường tìm cách cân bằng ba khía cạnh khi có con: cuộc sống gia đình và công việc; thu nhập và chi phí nuôi con; bình đẳng giới để nhận được sự chia sẻ gánh nặng chăm sóc. Ông nói: “Nếu hệ thống hoặc nền kinh tế không mang lại cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, họ có thể phải suy nghĩ kỹ về việc sinh con”.

Điều đó đúng với các nước Đông Á, nơi phụ nữ thường cảm thấy bị buộc phải lựa chọn giữa sự nghiệp hoặc gia đình do những yếu tố văn hóa truyền thống. Kết quả là ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn không kết hôn. Khi xu hướng kết hôn và sinh con đã giảm quá sâu thì khả năng phục hồi dân số lại càng thấp do dân số đã “quá già”. Hậu quả là khủng hoảng nhân khẩu học do tỷ lệ người cao t.uổi lớn, đặt gánh nặng lên ngân sách về chi phí y tế và phúc lợi xã hội.

Đông Á với cuộc chiến sinh con - Hình 2
Tỷ suất sinh thấp tại các quốc gia Đông Á gây nhiều lo lắng.

Đau đầu khắc phục

Theo một nghiên cứu vào năm 2022 của Nikkei Asian thì dân số Đông Á đang giảm nhanh hơn mức dự đoán tới 10 năm. Ông Yoshimasa Hayashi, chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản mới đây đã thừa nhận: “Thời gian 6 năm tới là cơ hội cuối cùng để đảo ngược xu hướng này”. Điều đó đã bắt buộc Chính phủ Nhật phải hành động mạnh hơn. Chính phủ đang muốn tăng gấp đôi chi tiêu cho các chương trình liên quan đến t.rẻ e.m và lập hẳn một cơ quan mới để tập trung vào vấn đề này. Thủ tướng Kishida mới đây đã phát biểu trước Quốc hội: “Khi nghĩ đến sự bền vững và toàn diện của nền kinh tế và xã hội của quốc gia chúng ta, chúng tôi đặt hỗ trợ nuôi dạy t.rẻ e.m là chính sách quan trọng nhất của mình”.

Năm 2016, Trung Quốc đã đảo ngược chính sách 1 con của mình nhưng dường như đã muộn khi dân số nước này đạt đỉnh vào năm 2021. Thanh niên Trung Quốc hiện cũng sợ sinh con bất chấp những khuyến khích từ nhà nước. Một số chuyên gia mới đây còn đề xuất phạt những người không sinh con và khen thưởng những người có con như một phần của chính sách dân số mới tại nước này.

Tại Hàn Quốc, các chương trình khuyến khích sinh sản đang được mở rộng. Năm 2021, cựu Tổng thống Moon Jae-in đã đưa ra một số chính sách nhằm khuyến khích phụ n.ữ s.inh thêm con, bao gồm cả ưu đãi t.iền mặt cho các gia đình. Theo chương trình này, mỗi đ.ứa t.rẻ sinh từ năm 2022 trở đi sẽ nhận được khoản t.iền trị giá 2 triệu won để giúp trang trải chi phí trước khi sinh, khoản thanh toán sẽ tăng lên hàng tháng cho đến khi em bé tròn 1 t.uổi.

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang tích cực hỗ trợ cho nhân viên nữ của mình quay lại với thiên chức làm mẹ. Hãng sản xuất đồ lót Ssangbangwool thông báo hỗ trợ đến 40 triệu won cho nhân viên mang thai. Công ty xây dựng Booyoung Group đã quyết định thưởng cho nhân viên 100 triệu won một lần sinh con, đây là mức khuyến khích cao kỷ lục trong cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc. Để thúc đẩy những chương trình như trên, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 27/2 đã ra chỉ thị cung cấp ưu đãi thuế và nhiều biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp. Dẫu vậy, để nhìn thấy kết quả của những chương trình này còn cần thêm nhiều thời gian nữa

'Đại bàng' sản xuất vũ khí dời tổ về Nhật Bản

Các nhà sản xuất vũ khí lớn của thế giới đang dời trụ sở hoạt động ở châu Á của họ về Nhật Bản trong lúc nước này tăng mạnh ngân sách quốc phòng.

Đối diện tình hình an ninh ngày càng xấu đi tại khu vực Đông Á, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện kế hoạch củng cố quân sự. Ngân sách quốc phòng của nước này cho tài khóa 2023-2027 là 43.000 tỉ yên (293 tỉ USD), cao hơn 1,5 lần so với 5 năm trước. Số t.iền này gồm 5.000 tỉ yên dành để mua tên lửa tầm xa và 9.000 tỉ yên để thay thế các hệ thống cũ, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản trong năm 2022 lớn thứ 10 trên thế giới, chiếm 2% tổng ngân sách quân sự toàn cầu, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển).

Đại bàng sản xuất vũ khí dời tổ về Nhật Bản - Hình 1

Chiến đấu cơ F-35A được trình làng sau khi lắp ráp tại nhà máy của Mitsubishi Heavy Industries tại Nhật. Ảnh AFP

Đại bàng xây tổ tại Nhật

Để đón đầu kế hoạch này, các hãng quốc phòng lớn đang dành sự chú ý cho Nhật Bản, theo tờ Nikkei Asia ngày 28.8. BAE Systems, công ty hàng không và vũ khí hàng đầu của Anh, sẽ chuyển bộ phận giám sát hoạt động tại châu Á từ Malaysia sang Nhật Bản vào cuối năm nay, đồng thời bổ nhiệm một tổng giám đốc điều hành toàn bộ chiến lược kinh doanh của khu vực châu Á làm việc tại Nhật Bản. Hồi tháng 1.2022, BAE Systems thành lập một công ty con tại Nhật Bản. Công ty Anh đang đóng vai trò cốt lõi trong Chương trình tác chiến trên không toàn cầu (GCAP), dự án phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới giữa Nhật Bản, Anh và Ý.

Lockheed Martin, nhà thầu quốc phòng lớn từ Mỹ, cũng đã hoàn tất việc chuyển giao tương tự từ Singapore sang Nhật gần đây. Bước đi của Lockheed Martin diễn ra cùng lúc với việc gia tăng căng thẳng tại Đông Bắc Á với các vụ phóng tên lửa liên tục của CHDCND Triều Tiên và nguy cơ xung đột vì Đài Loan gia tăng. Công ty Mỹ có quan hệ gần gũi với Nhật Bản qua các hợp đồng như hệ thống phòng thủ tên lửa Năng lực tiên tiến Patriot 3 (PAC 3) hay chiến đấu cơ tàng hình F-35. Lockheed Martin Nhật Bản sẽ quản lý luôn hoạt động của công ty tại Hàn Quốc, Đài Loan và các thị trường khác.

L3Harris Technologies, công ty công nghệ - quốc phòng của Mỹ, cũng đã thành lập công ty con tại Nhật vào tháng 6.2022. Ông Daniel Zoot, Phó chủ tịch đơn vị này, nói rằng L3Harris sẽ đáp ứng những nhu cầu mới tại Nhật như máy bay không người lái (UAV) và thiết bị chiến tranh điện tử. Công ty đã đối thoại với Bộ Quốc phòng Nhật về nhiều lĩnh vực.

Đại bàng sản xuất vũ khí dời tổ về Nhật Bản - Hình 2

Các quan chức quân sự Ý tại triển lãm quốc phòng DSEI Japan tại Nhật hồi tháng 3. Ảnh REUTERS

Hãng sản xuất vũ khí Thales của Pháp cũng dự tính tăng cường số nhân viên tại Nhật Bản và thắt chặt mối quan hệ với các đối tác. Tập đoàn này có mối liên hệ với hãng Mitsubishi của Nhật trong việc phát triển và sản xuất các thiết bị như máy rà mìn.

Trong khi đó, nhà thầu quốc phòng STM của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cân nhắc tham dự một triển lãm quân sự mà Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự tính tổ chức trong mùa thu này. Hồi tháng 3, STM đã trưng bày các UAV t.ự s.át và nhiều vũ khí khác tại triển lãm thiết bị quốc phòng quốc tế DSEI Japan tại thành phố Chiba.

Công ty nội địa gặp khó

Sự hiện diện của các công ty nước ngoài dự kiến gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nội địa Nhật Bản. Hiện nay, việc sản xuất thiết bị quốc phòng của các công ty Nhật gần như chỉ ở điểm hòa vốn và các công ty hoạt động đa ngành không thể gánh nổi chi phí để duy trì mức lợi nhuận thấp trong mảng quốc phòng của họ, theo Nikkei Asia. "Sẽ rất khó cho chúng tôi để tiếp tục việc kinh doanh trừ khi đảm bảo khả năng lợi nhuận tăng lên, bên cạnh việc tăng ngân sách", một vị điều hành của một nhà thầu lớn của Nhật nói.

Hồi tháng 3, Reuters dẫn lời các quan chức chính phủ và quản lý tư nhân cho biết một số tập đoàn lớn trong nước không mặn mà với việc đầu tư vào mảng quân sự bởi các vấn đề như biên độ lợi nhuận thấp, nguy cơ tài chính khi xây nhà máy sản xuất và bị bỏ không sau khi chương trình tăng cường quân sự của chính phủ hoàn tất, ảnh hưởng hình ảnh của công ty. Tại một đất nước mà thái độ phản đối của công chúng đối với chủ nghĩa quân sự đã ăn sâu, thì việc đầu tư vào mảng quân sự được coi là khó khăn cho một số nhà cung cấp. Tại Mitsubishi Heavy Industries, công ty quốc phòng lớn nhất của Nhật tham gia dự án GCAP và tên lửa tầm xa mới, các hợp đồng quân sự chỉ chiếm 1/10 tổng doanh thu 29 tỉ USD trong năm ngoái.

Đại bàng sản xuất vũ khí dời tổ về Nhật Bản - Hình 3

Mô hình chiến đấu cơ GCAP mà Nhật, Anh và Ý đồng phát triển và sản xuất. Ảnh REUTERS

Chính phủ Nhật được cho là đã chuẩn bị quy định giúp tăng biên độ lợi nhuận của thiết bị quân sự lên đến 15% và cho các công ty sử dụng nhà máy của nhà nước để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, những kế hoạch này được cho là không đủ.

Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài khiến khả năng sinh lời của các công ty Nhật có thể giảm thêm vì giá cả cạnh tranh. Trong khi đó, các nhà cung cấp linh kiện tầm trung cho các hãng sản xuất vũ khí lớn lại đang kỳ vọng số lượng đơn hàng tăng lên nếu các công ty nước ngoài kéo đến.

Ngành công nghiệp vũ khí của Nhật có nền tảng kinh doanh rộng với khoảng 1.100 công ty tham gia sản xuất máy bay chiến đấu, 1.300 công ty liên quan việc sản xuất xe tăng và 8.300 công ty liên quan đóng tàu chiến.

Để bắt kịp các ông lớn về sản xuất vũ khí nước ngoài, Nhật Bản đang tập trung vào các công ty nội địa quy mô nhỏ hoặc tầm trung và các công ty khởi nghiệp tham gia sản xuất phụ tùng, linh kiện. Tuy nhiên, nhiều công ty rút lui khỏi việc sản xuất vì lợi nhuận thấp nên Nhật Bản sẽ gặp thử thách trong việc liệu có thể tăng cường nền tảng cho ngành này thông qua việc hợp tác công và tư.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Israel đối mặt với các cuộc tấn công dồn dập ở cả phía Nam và phía Bắc
21:49:19 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước
21:53:42 01/07/2024

Tin đang nóng

Vũ Luân tuyên bố quỳ xuống tạ lỗi nếu có bằng chứng, khi Hồng Loan tố quay lưng
17:21:45 03/07/2024
NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay
17:26:26 03/07/2024
Midu để lộ thái độ với chị em dâu trong đám cưới, hot hơn cả mẹ chồng - nàng dâu
16:33:09 03/07/2024
Khối tài sản chung hàng trăm tỷ của Midu và thiếu gia Minh Đạt
17:58:12 03/07/2024
Hoa hậu Hong Kong 2024: người thì tâm hồn ngoại cỡ, kẻ bị cười vì quê mùa
16:14:05 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Lingling Kwong: Bản sao HHHV đầu tiên của Thái, "phất" lên nhờ phim bách hợp
16:39:59 03/07/2024
Midu vừa lấy chồng đã nhận tin vui: Kênh Tiktok "Chưa biết" từng đăng bài bội nhọ cô và nhiều người nổi tiếng bị "sập"
20:17:32 03/07/2024

Tin mới nhất

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

Pháp hối thúc Israel ngăn ngừa cuộc xung đột lớn với Hezbollah

17:10:54 03/07/2024
Trong cuộc điện đàm ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc nhà lãnh đạo Israel Benjamin Netanyahu ngăn ngừa nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban.

Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?

16:44:26 03/07/2024
Đồng thời, ông kể lại rằng vào ngày 21/6, một cuộc thảo luận đã diễn ra tại quốc hội về việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Armenia liên quan đến vấn đề hội nhập châu Âu.

SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới

16:41:44 03/07/2024
Belarus dự kiến sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là thành viên chính thức thứ 10 tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, từ ngày 3 - 4/7.

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Con trai 16 t.uổi của tài tử hàng đầu Thái Lan sở hữu "visual" nổi bật: Thành thạo nhiều môn thể thao, quyết từ chối showbiz vì điều này

Sao châu á

21:39:17 03/07/2024
Ai cũng ngỡ, Kun Theeradeth sẽ nối nghiệp bố bước chân vào ngành giải trí nhờ sở hữu ngoại hình nổi bật, nhưng cậu cả nhà Ken Theeradeth lại quyết từ chối vì có đám mê khác lớn hơn.

Nguyệt Ánh rao bán nhà cửa, đất đai chục tỷ đồng, tài sản phủ phê, fan ngơ ngác

Sao việt

21:33:27 03/07/2024
Diễn viên Nguyệt Ánh thời gian gần đây đang khiến netizen xôn xao khi liên tục rao tin bán loạt tài sản t.iền tỷ. Nhà cửa, đất đai được cô đăng tải để ra đi sạch. Ai cũng ngơ ngác, sốc nặng trước khối tài sản khủng của nữ diễn viên.

Dương Tử diễn xuất phong thần ở "Trường tương tư 2" nhưng ai cũng nói về nữ phụ

Phim châu á

21:23:54 03/07/2024
Xem xong đoạn video, điều đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của khán giả bất ngờ lại là việc nhân vật Tang Điềm Nhi lúc về già được hóa trang một cách giả trân.

Cặp đôi Hoa ngữ ngọt "xỉu" như từ ngôn tình bước ra đời thật: Nhà trai được khen nhìn cột điện cũng có "chemistry"

Hậu trường phim

21:06:06 03/07/2024
Không chỉ có nhan sắc đỉnh, cả hai còn tạo ra chemistry tràn màn hình. Trương Lăng Hách thậm chí được khen sở hữu ánh mắt hút hồn đến mức nhìn cột điện cũng thấy tình.

Phạm lỗi với James Rodriguez, Vinicius bị treo giò ở tứ kết Copa America 2024

Sao thể thao

20:59:41 03/07/2024
Vinicius bị treo giò ở vòng tứ kết Copa America 2024 vì pha phạm lỗi với James Rodriguez ở trận hòa 1-1 giữa Brazil và Colombia.

Hàng loạt sinh vật lạ lùng ra đời từ "Trái Đất trắng"

Lạ vui

20:51:07 03/07/2024
Trái Đất từng có giai đoạn biến thành một quả cầu tuyết trắng xóa, tưởng chừng như c.hết chóc. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, có thể nền văn minh ngày nay của chúng ta, thậm chí loài chúng ta, chưa hoặc không thể xuất hiện.

Người yêu mâu thuẫn trên mạng xã hội, mang s.úng b.ắn đối thủ trọng thương

Pháp luật

20:33:00 03/07/2024
Chỉ vì xuất phát từ chuyện mâu thuẫn trên mạng xã hội, Lê Tuấn Kiệt đã mang s.úng ra b.ắn nhiều phát vào đối thủ khiến nạn nhân bị thương tích 24%.

Một "anh trai" bị tấn công sau phản ứng khó chịu của HIEUTHUHAI

Tv show

20:12:15 03/07/2024
Vũ Thịnh vướng làn sóng bức xúc vì ghi nguyện vọng về đội của HIEUTHUHAI nhưng khen Isaac là đội trưởng mẫu mực.

'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 88: Hân đồng ý không ly hôn?

Phim việt

19:57:13 03/07/2024
Mình yêu nhau, bình yên thôi tập 87 có những diễn biến cho thấy cuối cùng kế hoạch cua lại vợ của Đức Anh cũng thành công.

Tôi 68 t.uổi, sau khi trải qua 2 hình thức là thuê giúp việc chăm sóc và vào viện dưỡng lão, tôi mới hiểu ra nơi nào là tốt nhất trong những năm cuối đời

Góc tâm tình

19:42:17 03/07/2024
Cuối cùng tôi cũng hiểu, nơi tốt nhất để thuộc về những năm cuối đời thực sự là ở cạnh các con.Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ,

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Sức khỏe

19:31:10 03/07/2024
Đồng thời, người dân cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần.