Đổi mới giáo dục: Bắt đầu từ đâu?

Theo dõi VGT trên

Vấn đề được quan tâm nhất là số năm học 10, 11 hay 12 năm, tuy nhiên, nên đa dạng hóa mô hình trường học, nếu không học bao nhiêu năm cũng chẳng có gì thay đổi.

Đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện” do Bộ GD&ĐT và Ban Tuyên giáo T.Ư xây dựng để trình hội nghị BCH T.Ư 6 khóa XI.

Tờ trình đã đưa ra hình hài 5 phần đề xuất: thực trạng GD&ĐT, phương hướng chủ yếu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, những điểm mới của đề án, tổ chức thực hiện và những vấn đề xin ý kiến T.Ư.

Một trong những vấn đề dư luận quan tâm nhất hiện nay là số năm học phổ thông là 10, 11 hay 12 năm.

Đổi mới giáo dục: Bắt đầu từ đâu? - Hình 1

Chương trình căn bản 10, 11 hay 12 năm?

Theo TS Trần Kiều, Viện Khoa học GD thì vấn đề 10 năm, 11 hay 12 năm được tranh cãi nhiều và ý kiến nào cũng có phản biện hợp lý cho lý lẽ của mình.

Video đang HOT

Những ý kiến đề nghị số năm học của phổ thông là 11 năm cho rằng: hiện nay học sinh phổ thông trưởng thành sớm hơn nên hoàn toàn có thể rút bớt đi 1 năm học, để tiết kiệm được kinh phí đào tạo của Nhà nước và của gia đình và để người học cũng có thể bước vào cuộc sống lao động sớm hơn một năm.

Một số lý lẽ khi xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông 11 năm là: nước ta nghèo, không nên học lâu quá trước đây học phổ thông chỉ có 9 năm, 10 năm nhưng những người được đào tạo theo chương trình này vẫn thích hợp với mọi hoàn cảnh. Cũng có ý kiến cho rằng nên giảm bớt 20% chương trình hiện hành vốn đang nặng nề và quá tải…

Đổi mới giáo dục: Bắt đầu từ đâu? - Hình 2

Nhiều người cho rằng học 12 năm là quá dài.

Ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên 12 năm với các lý do sau: hiện nay trên thế giới, những nước phát triển và những nước đang phát triển đều học 12 năm trở lên.Về mặt khoa học, đến lứa t.uổi 18, nhân cách con người mới thực sự trưởng thành mặc dù có thể trong xã hội hiện đại, con người trưởng thành sớm về mặt tâm lý và sinh lý.

Một câu hỏi khá quan trọng được nhiều người đặt ra là: ở t.uổi 16 hay 17, tốt nghiệp THPT ra các em sẽ làm gì trong khi chưa thể tham gia quân ngũ hay các cơ quan xí nghiệp chưa nhận lao động ở t.uổi này? Có ý kiến còn lo ngại: nếu tốt nghiệp sớm, không có công ăn việc làm, không đi học tiếp, rất có thể thêm nhiều tiêu cực khi nhân cách con người chưa hoàn thiện.

Ông Trần Kiều nhận xét: hệ thống giáo dục các nước đang áp dụng mô hình 6-4-2 (6 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở và 2 năm phổ thông trung học).

Theo đó, sau 10 năm, học vấn phổ thông cơ bản được giải quyết và 2 năm sau đó là phân luồng với nhiều loại hình trường đặc biệt hướng tới giáo dục nghề nghiệp. Những học sinh có khả năng đi học đại học thực sự sẽ học 2 năm để chuẩn bị.

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện mô hình 5-4-3 và có ý kiến đề nghị giáo dụcphổ thông của ta nên tách hẳn 2 giai đoạn: cơ bản (bắt buộc) và sau đó là giáo dụckhông bắt buộc. Phần giáo dục bắt buộc thì nhà nước phải bao cấp trong khi ta, vì khó khăn nên giáo dục bắt buôc cũng còn đóng góp nhiều.

Về mặt lý thuyết, sau 10 năm, nếu phân luồng tốt, học sinh sẽ đi các trường nghề khác nhau: trường nghề hoặc THPT có nghề. Hiện nay, chúng ta vẫn không giải quyết được bài toán phân luồng nên tất cả đều kéo ào ào vào trường THPT. Phân luồng chính là giải pháp hữu hiệu nhất nhưng mấy chục năm rồi ta đã không giải quyết nổi, ông Trần Kiều khẳng định.

Một vấn đề nữa, nên đa dạng hóa mô hình trường học chứ không chỉ trường THPT như bây giờ – phải có trường THPT học nghề, trường dạy nghề đàng hoàng và thực sự.

Việt Nam không thành công trong phân luồng là do tâm lý khát bằng cấp – học càng cao khả năng tìm việc được càng nhiều vì vậy người ta coi nhẹ chuyện học nghề. Nếu cứ để gần 80% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở đổ vào học trường THPT thì còn chưa giải quyết được vẫn đề.

Đây là bài toán lớn của cả môt nền kinh tế của cả xã hội, thuộc chính sách giải pháp của nhà nước, văn hóa, tâm lý xã hội, riêng ngành giáo dục không giải quyết được. Và nếu như vậy 11 hay 12 năm cũng không thực sự giải quyết được vấn đề.

Theo T.iền Phong

Đã đến lúc phải cương quyết chọn đường cho giáo dục Việt Nam

Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm) mà là lạc đường - GS Chu Hảo phát biểu tại hội nghị về đổi mới giáo dục diễn ra hôm 29/9.

Sáng ngày 29/9, những nhà giáo nhân dân, giáo sư đầu ngành như nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, GS Hoàng Tụy, GS Hoàng Xuân Sính, GS Chu Hảo, GS Nguyễn Lân Dũng, GS Phạm Minh Hạc, GS Nguyễn Xuân Hãn... đã hội tụ để có ý kiến phản biện và kiến nghị về nhiều vấn đề của giáo dục trong bối cảnh Bộ Giáo dục Đào tạo và Ban Tuyên giáo Trung ương đang xây dựng đề án "Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện".

Tuy nhiên, đáng tiếc là, dù đã có lời mời nhưng không có một đại diện nào của Bộ GD-ĐT tham gia cuộc hội thảo này.

Bức tranh tối màu

Nhận định thẳng thắn về tình hình giáo dục hiện tại, GS Chu Hảo cho rằng: Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm) mà là lạc đường. Những yếu kém, bất cập và lạc hậu đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng trong nền giáo dục quốc dân của chúng ta đã tồn tại từ nhiều năm nay ngày càng trầm trọng. Hậu quả của nó không chỉ là không đáp ứng được nguồn nhân lực cho công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, mà quan trọng hơn là góp phần làm suy yếu thêm nền tảng văn hóa - đạo đức xã hội.

GS Hoàng Xuân Sính "vẽ" cụ thể một bức tranh trải ra trước mắt: Hệ phổ thông với thầy và trò suốt ngày dạy thêm học thêm; hệ ĐH với những sinh viên chỉ muốn xả hơi sau 12 năm gò lưng trên bàn học, đến mùa thi thì đi thầy để có bảng điểm tốt; và một danh sách dài những gia đình chán ngán giáo dục nước nhà, tìm cách cho con ra nước ngoài học... Có thể nói trong 12 năm từ tiểu học đến hết THPT - giáo dục của Việt Nam chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì.

GS Hoàng Tụy khẩn thiết: Sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc phải có lựa chọn: Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới; hoặc là cương quyết thay đổi tư duy - thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Đã đến lúc phải cương quyết chọn đường cho giáo dục Việt Nam - Hình 1

Mệt mỏi, căng thẳng với thi cử và những chương trình học vô bổ, mất thời gian. (Ảnh: Giang Huy)


Mối lo về nhân lực

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình bày tỏ sự lo ngại về vấn đề chất lượng giáo viên đang đi xuống. Theo kết quả điều tra mới nhất, một tỉ lệ khá lớn giáo viên phổ thông đang không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình hiện hành. Tới đây, chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp hơn nữa vì phần lớn sinh viên đang học các trường sư phạm vốn chỉ là học sinh trung bình, phương pháp đào tạo lại quá lạc hậu.

Theo bà Nguyễn Thị Bình, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông chính là họ không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu mình, nhiều giáo viên phải dạy thêm dẫn đến dạy thêm tràn lan, sự xuống cấp về đạo đức cũng khiến giáo viên bị lây nhiễm và vì thế, vị thế của nghề giáo, người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội...

Bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh yêu cầu "cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên". Bà cũng cho rằng phải có chính sách thu hút người giỏi vào sư phạm.

GS Nguyễn Xuân Hãn nhận định: "Lương giáo viên hiện nay quá thấp là một nguyên do khiến giáo viên không yên tâm với nghề và người giỏi không chọn ngành sư phạm". Nhìn ở khía cạnh khác hơn, PGS Khổng Doãn Điền lại cho rằng: "Giáo viên không gắn bó với nghề không hẳn do đãi ngộ mà là "đãi ngộ như thế đã công bằng chưa?".

GS Vũ Hoan - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội, kiến nghị cần tách lương giáo viên ra khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp trong việc cải cách lương sắp tới. Trước mắt, phải cho giáo viên nghỉ hưu trước ngày 1.1.1994 đến 1.5.2011 được hưởng phụ cấp thâm niên để công bằng.

Viết SGK mới: Nên để các nhóm tác giả cạnh tranh

Dù đề xuất cần sớm tiến hành viết lại sách giáo khoa nhưng các trí thức thủ đô cho rằng, hãy để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh nhau qua chất lượng các bộ sách. Là một trong những người đầu tiên tham gia Ban Tu thư của Bộ Giáo dục, Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu cho rằng, ngành giáo dục đã đến lúc phải làm lại chương trình các môn học, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, xa rời thực tiễn, không phục vụ cuộc sống, thiếu hệ thống trong từng cấp và giữa các cấp, giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Để viết sách giáo khoa mới, theo GS Nguyễn Lân Dũng (Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam), nên dựa vào các hội khoa học chuyên ngành để lựa chọn những chuyên gia giỏi, kết hợp với thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm biên soạn ngay một chương trình mới. Việc in SGK nên để cho từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản làm.

Còn việc lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy, để học là tùy thầy cô và học sinh. Chỉ có cạnh tranh khoa học lành mạnh như vậy mới mong sớm có được những bộ sách giáo khoa tốt.

Theo Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ốc Thanh Vân đưa 3 con về Việt Nam sau 3 tháng sang Úc
15:29:52 26/06/2024
Nine Naphat làm rõ tin đồn tan vỡ với Baifern Pimchanok, khẳng định 1 điều
16:37:46 26/06/2024
Sự thật chuyện "rò rỉ đề thi THPT 2024", Bộ Công An vào cuộc xác minh
15:45:51 26/06/2024
Vợ cũ ca sĩ Đình Văn: Ly hôn chồng, mang hai con sang Mỹ, phải đi làm nail vì cuộc sống khó khăn
17:45:41 26/06/2024
Thảm đỏ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: BB Trần được bạn trai hộ tống, Tiến Đạt đọ visual căng với SOOBIN
17:59:40 26/06/2024
Chồng Hằng Du Mục lại quậy, đăng đàn ẩn ý bị vợ cắm sừng, nhắc đến số t.iền 20 tỷ
16:57:10 26/06/2024
Nanon Korapat: Mỹ nam Thái gốc Việt tại "Anh trai say hi", đình đám xứ chùa Vàng
17:07:22 26/06/2024
Danh ca Hương Lan bức xúc trước cuốn sách viết sai về cha mình: "Họ còn tặng tôi, đọc xong giật mình"
17:42:56 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Những nẻo đường gần xa' tập 23: Dũng và sếp Vinh thành tình địch?

Phim việt

21:15:38 26/06/2024
Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên sốc khi biết Vinh đưa Đông về; Dũng bắt đầu thấy sếp Vinh ngứa mắt ; Bảo lại bị gái đẹp lừa.

Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm động lực tăng trưởng

Thế giới

21:13:28 26/06/2024
Các dịch vụ mới đang được phát triển hoặc đã triển khai sẽ được chuyển đến trung tâm mới. Trung tâm sẽ chủ trì việc xây dựng chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh mới và đưa vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Song Hye Kyo - Suzy "hẹn hò" tăng 2 sau sự kiện khủng, khung hình nhan sắc ngoài đời gây sốt

Sao châu á

21:09:33 26/06/2024
Netizen vô cùng bất ngờ trước tình bạn của Song Hye Kyo và Suzy bởi từ trước đến nay, họ chưa hề tương tác công khai.

Lộ diện "8 thế giới bị vùi lấp" của vũ trụ

Lạ vui

21:09:05 26/06/2024
Hai đài quan sát mạnh mẽ đã hợp sức tìm ra 8 vật thể vũ trụ bị bạn đồng hành sáng hơn che giấu trước mắt người Trái Đất.

Minh Dự lần đầu đóng vai con nhà giàu, tiết lộ thời sinh viên khó khăn

Hậu trường phim

21:06:04 26/06/2024
Sau 2 năm, Minh Dự gây bất ngờ bởi hình tượng hoàn toàn khác biệt tại Mùa hè đẹp nhất - bộ phim điện ảnh mang đậm màu hoài niệm, thanh xuân.

5 bộ phim hay nhất của Lâm Nhất - chàng "phi công trẻ" của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

21:03:09 26/06/2024
Nam diễn viên Lâm Nhất, gương mặt quen thuộc của dòng phim ngôn tình. T.uổi đời và t.uổi nghề còn trẻ nhưng ngôi sao Hoa ngữ từng được nhận giải cao quý.

Những quy định đặc biệt trong đám cưới sao Việt

Sao việt

20:54:53 26/06/2024
Không dắt theo t.rẻ e.m, không quay phim, chụp ảnh, mặc đúng trang phục theo dresscode hay xác nhận tham dự trước ngày diễn ra lễ cưới là những quy định đặc biệt trong đám cưới của một số sao Việt.

Lịch âm 27/6 - Ngày 27 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:25:31 26/06/2024
Xem lịch âm ngày 27/6/2024 (Thứ 5), lịch vạn niên ngày 27/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Sự sang trọng tinh tế hàng ngày trong Hermès Xuân Hè 2025

Thời trang

18:49:06 26/06/2024
Hermès là một công ty thời trang xa xỉ có trụ sở ở Paris, Pháp. Công ty được sáng lập bởi Thierry Hermès vào năm 1837, ngày nay chuyên sản xuất hàng da, phụ kiện thời trang, nước hoa, hàng xa xỉ, và quần áo may sẵn.

UEFA ra tối hậu thư xử những fan vượt rào vào selfie với Ronaldo

Sao thể thao

18:42:36 26/06/2024
UEFA ra tối hậu thư trước trận Gruzia - Bồ Đào Nha sau khi mất mặt trong trận Thổ Nhĩ Kỳ - Bồ Đào Nha có đến 6 fan vượt rào an ninh chạy vào selfie với Ronaldo.

Nayeon (TWICE), BabyMonster nhận tin cực vui

Nhạc quốc tế

18:34:11 26/06/2024
BabyMonster đang bận rộn với lịch trình fan meeting đầu tiên của nhóm với người hâm mộ trên thế giới. Ngày 1-7 sắp tới, các cô nàng sẽ cho ra mắt single Forever.