Doanh nghiệp trong trường đại học: ‘Sân chơi’ cho các nhà khoa học

Theo dõi VGT trên

Việc hình thành doanh nghiệp trong các trường đại học sẽ rút ngắn khoảng cách nghiên cứu của các nhà khoa học với các sản phẩm khoa học công nghệ. Chính những doanh nghiệp này sẽ thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cần có cơ chế, chính sách cụ thể.

Doanh nghiệp trong trường đại học: &'Sân chơi' cho các nhà khoa học - Hình 1

Để thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ cần phải có doanh nghiệp. Ảnh: ST.

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học

Năm 2008 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã công bố thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings). Đây là mô hình doanh nghiệp lần đầu tiên được phép thành lập tại một trường đại học ở Việt Nam. Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức huy động và quản lý vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; cung cấp các dịch vụ đào tạo thích nghi kỹ năng nghề và cập nhật kiến thức theo yêu cầu xã hội

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc BK-Holdings, doanh nghiệp đã tạo ra “sân chơi” cho các giảng viên trong trường khi đưa những nghiên cứu khoa học trở thành sản phẩm khoa học công nghệ, từ đó, gián tiếp tạo ra việc làm cho sinh viên. “Các trường đại học có hệ thống doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học thành các sản phẩm khoa học. Bởi những nhà nghiên cứu khoa học sẽ không thể thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ mà phải có một doanh nghiệp trung gian thực hiện việc này”, ông Dũng cho biết.

Theo ông Dũng, hiện Nhà nước đang “bơm” nguồn lực ở giai đoạn nghiên cứu của các nhà khoa học, còn giai đoạn hoàn thiện sản phẩm khoa học để thương mại hóa thì chưa có nguồn lực. “Việc hình thành doanh nghiệp trong trường học để kéo những nghiên cứu của nhà khoa học gần với sản phẩm khoa học công nghệ nhưng hiện doanh nghiệp lại đang thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế hoạt động để thực hiện việc này. Khi thành lập doanh nghiệp, lãnh đạo trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã nhận ra những khó khăn, nhưng lại không có cơ chế “rót” vốn để doanh nghiệp phát triển. Do đó, doanh nghiệp trong các trường đại học cần có luật để cho phép huy động nguồn lực từ trường, nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Dũng nhấn mạnh.

Nhiều năm nay, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã hình thành một cơ sở sản xuất gần 600 lao động. Với xưởng sản xuất như vậy, nhà trường có đủ điều kiện để hình thành doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp được hình thành trong trường này. Ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho biết: “Do trong Luật Giáo đại học chưa quy định các trường đại học được phép thành lập doanh nghiệp nên nhà trường muốn lập doanh nghiệp phải xin cơ chế hoạt động đặc thù của Thủ tướng Chính phủ và số vốn không được quá 500 triệu đồng. Trong khi đó, nhà máy của trường phải có số vốn 30 tỷ đồng mới có thể hoạt động được”.

Theo ông Hiệp, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học cho phép các trường thành lập doanh nghiệp là phương án mở cho các trường. Khi quy định này đi vào thực tiễn, nhà trường sẽ thành lập doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp trong nhà trường có thể xuất nhập khẩu hàng hóa, các sản phẩm khoa học có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp bên ngoài thông qua doanh nghiệp của trường.

“Không nên biến thành trào lưu”

Nét mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học là trong trường có thể thành lập doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, việc thể chế hoá tư tưởng trong Nghị quyết 19 nhằm có cơ chế chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học, hướng tới thực hiện hoạt động ứng dụng triển khai thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Video đang HOT

“Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp đều giới hạn trong thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học là chính chứ không phải kinh doanh. Điều này thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đào tạo nghiên cứu trong trường gắn với nhu cầu thị trường. Nếu để các nhà khoa học tự thương mại hoá kết quả của mình thì hiệu quả sẽ không cao, bởi nhà khoa học không có kiến thức về kinh doanh và khó khăn trong thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Vì vậy, doanh nghiệp trong các trường đại học cần có cơ chế hoạt động để giúp đỡ các nhà khoa học”, bà Phụng cho hay.

Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp trong trường học phải được cụ thể hóa bằng những văn bản dưới luật. Trong quá trình hoạt động Công ty BK-Holdings đã gặp nhiều vướng mắc ở Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục đại học… “Thực tế là luật đã đi sau thực tiễn của cuộc sống và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thấy được những vướng mắc của các trường nên đã tiến tới sửa, bổ sung một số điều trong Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên, các nghị định, thông tư hướng dẫn dưới luật cũng cần phải làm rõ ràng, để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trong trường đại học. Nếu Luật Giáo dục đại học sửa đổi không được đưa vào thực tiễn thì các trường đại học sẽ không mặn mà việc hình thành doanh nghiệp”, ông Dũng khẳng định.

Từ những kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp trong trường đại học, ông Dũng cũng đưa ra cảnh báo, không nên biến việc mở doanh nghiệp trong trường đại học thành trào lưu mà nên dành cho những trường đại học tốp đầu có đủ nguồn lực để phát triển. “Theo tôi đ.ánh giá, hiện chỉ có vài trường đại học ở Việt Nam có khả năng hình thành doanh nghiệp. Chỉ có những trường đại học có điều kiện nhất định, hội tụ được các yếu tố như nguồn lực, vốn, con người mới có thể hình thành doanh nghiệp”, ông Dũng nói.

Theo Baohaiquan.vn

Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục

Để lắng nghe ý kiến trực tiếp góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà giáo, sáng 14/12, tại TP Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục - Hình 1

Quang cảnh hội thảo

Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục - Hình 2
Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục - Hình 3 Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục - Hình 4 Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục - Hình 5

Quang cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ GD&ĐT; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT khu vực Tây Nam bộ.

Giúp cơ quan hoạch định chính sách hiểu sát thực tế

Đây là hội thảo cuối cùng trong số 5 hội thảo được Bộ GD&ĐT tổ chức tại 5 địa điểm trong cả nước tháng 11 và tháng 12 để lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các chuyên gia và đội ngũ nhà giáo...

Hội thảo được tổ chức để lắng nghe ý kiến trực tiếp góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, gồm các Sở GD&ĐT, nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên...

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng đề nghị các đại biểu tích cực, thẳng thắng góp ý cho Dự thảo Luật; trao đổi cởi mở về các vấn đề dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

Theo Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng: Thông qua hội thảo giúp những người hoạch định chính sách hiểu sát thực tiễn để có được những quy định phù hợp với cuộc sống. Đồng thời, việc lấy ý kiến còn nhằm cung cấp thêm cho Bộ, Ban soạn thảo những thông tin, cách nhìn từ thực tế để từ đó xem xét, cân nhắc và có những điều chỉnh cần thiết đảm bảo cho Dự thảo Luật mang tính cụ thể, sát thực tế và dễ đi vào cuộc sống hơn.

Ý kiến của các nhà chuyên môn, các thầy cô giáo trong ngành rất quan trọng, giúp ích cho Bộ, cho Ban soạn thảo để có cơ sở khoa học và có cách tiếp cận, đ.ánh giá về chuyên môn đối với Dự thảo Luật.

Những kiến nghị tâm huyết

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục như: Mục tiêu giáo dục và cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; nội dung, phương pháp giáo dục và chương trình giáo dục; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; giáo dục mầm non; về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; giáo dục thường xuyên; trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học; t.iền lương của nhà giáo...

Ông Võ Minh Lợi - Phó GĐ Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, đề xuất, Dự thảo Luật cần chú ý về độ t.uổi của trẻ ở lứa t.uổi nhà trẻ. Theo đó, cần phải quy định độ t.uổi của trẻ nhà trẻ phải đủ 6 tháng t.uổi vì thực hiện giữ trẻ đúng độ t.uổi này nhằm đảm bảo cho việc nuôi con bằng sữa mẹ - đó là quyền t.rẻ e.m. Từ đó sẽ đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong hiện tại và tương lai. Thực tế nếu gửi trẻ ở nhà trẻ từ 6 tháng t.uổi trẻ cứng cáp hơn, được bú sữa mẹ đầy đủ hơn...

Theo ông Lợi, đội ngũ nhà giáo rất vui mừng khi Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, Luật cần phải quy định cụ thể, rõ ràng các đơn vị tham gia biên soạn sách giáo khoa phải đảm bảo đủ các điều kiện nhất định mới được biên soạn sách... Về vấn đề t.iền lương của nhà giáo, dự thảo Luật cũng cần bổ sung thêm lương nhà giáo phải phù hợp với vị trí việc làm của nhà giáo ở từng cấp học.

Trao đổi về Dự thảo Luật, ông Ninh Thành Viên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang, cho biết: Vấn đề miễn học phí của HS THCS và nâng chuẩn trình độ đào tạo GV rất được dư luận xã hội quan tâm và đồng tình ủng hộ. Theo ông Viên, Dự thảo Luật cần phải có quy định cụ thể và xem xét về quy trình thành lập, hoạt động của Trung tâm GDTX. Bên cạnh đó còn có các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp cũng phải quy định cụ thể...

Tại hội thảo, các đại biểu cũng kiến nghị Ban soạn thảo Luật cần xem xét vai trò của các Trung tâm GDTX và duy trì các trung tâm này ở cấp huyện để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc học tập cho các em bỏ học ở trường phổ thông.

Theo ông Nguyễn Minh Chí - Phó Trưởng Phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Bến Tre: Không nên bỏ các Trung tâm GDTX cấp huyện vì nhu cầu học tập suốt đời của người dân rất lớn. Nếu chỉ còn duy trì TT GDTX ở cấp tỉnh thì người dân ở các huyện sẽ gặp khó trong việc học tập vì đường xa; không khéo người học GDTX sẽ bỏ học.

Bên cạnh đó, các đại biểu kiến nghị sáp nhập các Trung tâm học tập cộng đồng vào các trung tâm văn hóa cấp xã. Việc sáp nhập này vừa đảm bảo các thiết chế văn hóa trong vệc xây dựng nông thôn mới và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân...

Cần chính sách t.iền lương phù hợp

Vấn đề lương của nhà giáo được nhiều đại biểu quan tâm tại hội thảo, theo ông Nguyễn Bá Long - đại diện Sở GD&ĐT Bạc Liêu: Khái niệm "nhà giáo" hiện nay nghĩa là những người trực tiếp tham gia giảng dạy; còn những người công tác ở Phòng GD, Sở GD không phải nhà giáo. Vậy theo Dự thảo Luật, vấn đề lương nhà giáo được xếp cao nhất khung bậc lương, vậy lương của những cán bộ công tác ở phòng GD, sở GD có được xếp vào luật hay không?

"Thực tế có nhiều giáo viên giỏi, có uy tín nhưng khi rút về phòng, sở họ không chịu về. Vì khi về họ bị mất phụ cấp thâm niên, mất phụ cấp đứng lớp và cả việc xét danh hiệu nhà giáo ưu tú cũng bị vướng! Do đó, Ban soạn thảo Luật cần xem xét lại định nghĩa nhà giáo, nếu không những nhà giáo công tác ở phòng, sở bị thiệt thòi rất nhiều", ông Long kiến nghị.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Minh Chí - Phó Trưởng Phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Bến Tre, cho biết: Ban soạn thảo Luật cần phải xem xét lại định nghĩa "nhà giáo". Nếu tăng lương cho nhà giáo - những người trực tiếp đứng lớp thì những người làm ở phòng GD, sở GD sẽ bị thiệt thòi. Ông Chí dẫn chứng: Lương GV được cho là thấp, còn những người làm ở phòng GD, sở GD còn thấp hơn. Bản thân tôi có gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục, nếu hiện nay tôi công tác ở trường chuyên lương khoảng 10 triệu đồng, nếu ở trường phổ thông lương khoảng 8 triệu, nhưng tôi về Sở công tác thì lương hiện chỉ còn 5,8 triệu đồng...

Cùng trao đổi về vấn đề khái niệm nhà giáo, ông Bùi Quang Viễn - đại diện Sở GD Cà Mau, kiến nghị: Khái niệm "nhà giáo" nên được thay bằng cụm từ "những người đang công tác trong ngành giáo dục". Như vậy, khái niệm này sẽ bao gồm những nhà giáo đang đứng lớp và cả những người làm ở phòng, sở. Theo đó, lương của "những người đang công tác trong ngành giáo dục" được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương... như thế sẽ rõ ràng và cụ thể hơn.

Đ.ánh giá lại các ý kiến góp ý, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ghi nhận và đ.ánh giá cao tâm huyết, những ý kiến , góp ý của các đại biểu cho Ban soạn thảo.

Thứ trưởng đề nghị thường trực Ban soạn thảo lắng nghe, ghi chép và tiếp thu tất cả các ý kiến góp ý của các đại biểu phát biểu tại hội thảo để nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Luật. Sao cho Dự thảo Luật khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ, Quốc hội có tính khả thi cao, đảm bảo phản ánh đầy đủ nguyện vọng và ý chí của đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Luật.

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Nữ diễn viên xuất thân trâm anh bí mật kết hôn với nam tài xế, sinh con từ 3 năm trước mà không ai biết
20:34:50 08/07/2024
Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn
23:11:55 08/07/2024
Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"
23:04:35 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nữ chính 'Về nhà đi con' t.uổi 34 vẫn có làn da căng mọng nhờ 2 điều cực dễ làm

Phong cách sao

05:29:00 09/07/2024
Bảo Thanh ở t.uổi 34 nhưng cô vẫn chưa có dấu hiệu bị lão hóa. Làn da của nữ diễn viên vẫn cực kỳ mịn màng, căng bóng.

Nga chặn âm mưu đ.ánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine

Thế giới

00:20:57 09/07/2024
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) của Nga thông báo ngăn chặn nỗ lực của đặc nhiệm Ukraine nhằm tuyển mộ phi công Nga để đ.ánh cắp một máy bay n.ém b.om chiến lược Tu-22M3.

Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ

Sao thể thao

00:13:24 09/07/2024
Kyle Walker đưa ra lời khuyên cho thủ môn đội tuyển Anh Jordan Pickford, Declan Rice giúp những người thực hiện quả phạt đền bình tĩnh.

Vợ Ưng Hoàng Phúc vào nhân vật bí ẩn trong MV "Đi sai nước cờ" của chồng

Nhạc việt

23:55:04 08/07/2024
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chính thức giới thiệu tới người yêu nhạc một sản phẩm mới nhất được anh đầu tư công phu, đó là MV Đi sai nước cờ .

Kỳ lạ ngỗng 'bướu cổ' giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm

Lạ vui

23:49:17 08/07/2024
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.

Món ăn chỉ "lên ngôi" vào mùa nóng ở Hà Nội: Mách bạn 4 địa chỉ cực chất lượng rất ít người biết

Ẩm thực

23:38:05 08/07/2024
Bánh đúc nộm thường được bán trên những gánh hàng rong, nhưng nếu ghé Hà Nội vào mùa nắng nóng, muốn tìm đến món ăn mát lịm này thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau.

T1 kiếm được bao nhiêu t.iền từ chức vô địch EWC 2024?

Mọt game

23:37:45 08/07/2024
Ngày 07/07 vừa qua, T1 đã đ.ánh bại đối thủ Trung Quốc TOP Esports để giành lấy ngôi vương tại giải đấu LOL Esports World Cup 2024.

Xét xử vụ "ma men" gây tai nạn c.hết người rồi bỏ trốn ở Bình Phước: Bản án thiếu nghiêm minh

Pháp luật

23:26:22 08/07/2024
Ngày 8/7/, Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xét xử vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do bị cáo Lưu Duy Trọng gây ra.

Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm về phòng cháy tại Hà Nội

Tin nổi bật

23:24:06 08/07/2024
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 3.134 trường hợp vi phạm những quy định về PCCC.

Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa

Sức khỏe

23:11:32 08/07/2024
Nữ bệnh nhân 46 t.uổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ t.ử v.ong do truyền trắng da.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.