Dở khóc dở cười với bài văn trẻ tiểu học

Theo dõi VGT trên

Một học sinh tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Thế nhưng, em học sinh đó chỉ nhận được 5 điểm với lời phê “lạnh lùng” của cô rằng “tả về ông ngây ngô quá”.

“Bà ngoại em vẫn chưa già/Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường/Mắt bà vẫn rất tinh tường/Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày…”. Đó là những câu thơ đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày gần đây khi thực tế, học sinh ngay từ bậc tiểu học đã được mặc định theo văn mẫu: đã là ông bà thì tóc phải trắng như cước, da đồi mồi, bước đi chậm chạp, tả dòng sông thì phải trong lành, cánh đồng phải thẳng cánh cò bay…

Rập khuôn hay… giả dối?

Không ít phụ huynh tiểu học chia sẻ, sau một thời gian để con tự “đ.ánh vật” với những bài văn ngô nghê đã bị cô giáo nhắc nhở rất thật rằng: “Các con ở lứa t.uổi này chưa thể tự làm được một bài văn ngắn, mà phụ huynh phải hướng dẫn chi tiết cho các con theo đúng… chương trình, gợi ý trong sách giáo khoa”. Và đương nhiên như vậy thì không thể tránh… văn mẫu.

Một phụ huynh buồn rầu, cô giáo ra đề văn tả về dòng sông quê hương. Con trai anh đã tả con sông Kim Ngưu ngay gần nhà với những câu như: “Dòng sông trong xanh, nước chảy lững lờ, rồi vắt ngang như một dải lụa” trong khi đó, con sông này luôn “đứng đầu” trong những dòng sông bị ô nhiễm của Hà Nội, nước đen ngòm, luôn bốc mùi khó chịu. Anh có góp ý thì cậu con trai hồn nhiên: “Cô nói tả dòng sông thì phải như vậy mới hay!”.

Một phụ huynh có con học lớp 2 thì bức xúc kể rằng, đề bài cô đưa ra là tả ông hoặc bà em. Con trai chị đã tả bà ngoại với những câu từ: “tóc bà bạc phơ, dáng đi chậm chạp, ánh mắt hiền từ”. Trong khi bà ngoại mới ngoài 50 t.uổi, tóc còn đen, và bà vẫn chưa có dấu hiệu của t.uổi già như lời cô nói; thậm chí bà tự lái xe “Mẹc” đi làm, đi chơi, mua sắm, du lịch, khiêu vũ…, vị phụ huynh này cho biết.

Một học sinh khác tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Thế nhưng chỉ nhận được 5 điểm với lời phê lạnh lùng của cô rằng “tả về ông ngây ngô quá”.

Dở khóc dở cười với bài văn trẻ tiểu học - Hình 1

Một bà mẹ có con học lớp 5 cũng giật mình khi đọc bài văn con tả bố hoàn toàn xa lạ với “bố thật”. Khi yêu cầu cháu viết lại một bài văn khác chân thật hơn thì cháu nói rằng: “Cô giáo bảo tả như thế mới hay và cả lớp con tả bố như thế, tả thật cô không cho điểm cao”. Chị cho rằng với cách dạy như vậy, chính ngành giáo dụcđang dạy các cháu cách nói dối.

Video đang HOT

Nhiều phụ huynh đã rất bức xúc trước thực tế học sinh bây giờ tả văn rập theo khuôn mẫu, như kiểu tả dòng sông thì phải trong mát, cánh đồng thì bát ngát, lúa trổ đòng đòng, ông bà thì tóc phải bạc phơ, dáng đi chậm chạp. Còn khuôn mẫu để tả con vật là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi giống cái gì, to bằng gì. Chính vì thế nên có chuyện một học sinh lớp 3 khi tả con lợn đã dũng cảm ví von: “Đầu con lợn to bằng đầu bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, tai con lợn to bằng tai bố em… Và đuôi con lợn giống em vì bố nói em là cái đuôi của bố”.

Ngay trong chương trình làm văn lớp ba học về viết thư cho bạn để làm quen, bao giờ cũng là kết thúc bằng câu: “Thôi thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút ở đây” mặc dù cả thư được vài dòng ngắn ngủn, sáo rỗng. Chưa kể, bài văn đúng chuẩn mẫu đến cuối mỗi bài phải nói lên cảm nghĩ của mình: “xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để vui lòng…”. Thế nên mới có chuyện bi hài: sau khi tả xong con bò, một học sinh lớp 4 đã “hào hứng” kết luận: “Em xin hứa sẽ học tập theo… con bò để ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn”.

Hàng loạt người giỏi mà không… giỏi

Trước mỗi kỳ kiểm tra, học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài thi là tình trạng phổ biến ở các trường từ tiểu học đến THPT hiện nay. Mọi thứ đều có “khuôn” nên học sinh cứ thế áp vào và sẽ đạt thành tích như mong muốn của giáo viên, nhà trường. Thế nên mới có chuyện lớp nào cũng đa số là học sinh giỏi. Thế nhưng, cảm xúc thật của các em, tất cả những gì ngây ngô, trong trẻo nhất đã bị thui chột ngay từ những năm tháng đầu đời.

Nhóm nghiên cứu báo cáo tại hội thảo văn học quốc gia mới đây đã tìm ra câu trả lời sau khi khảo sát 3.085 bài văn của học sinh 15 trường (THCS, THPT của trường chuyên, dân lập, trên địa bàn nông thôn và thành phố) có đến 75% số bài văn ở bậc THPT, 58,1% số bài ở bậc THCS đạt điểm khá, giỏi. Như vậy, dù chối bỏ môn văn nhưng điểm thi của các em lại không bi quan chút nào chính bởi cách chấm điểm theo ý và… văn mẫu.

Nhà giáo Dương Phương Hồng (trường THPT Lê Trực – Kiên Giang) đã chỉ ra: Trên thị trường sách có quá nhiều sách học tốt môn ngữ văn, trả lời sẵn các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK. Khi được hỏi, các em trả lời đúng y xì trong sách hướng dẫn. Lớp có 40 em thì có 40 câu trả lời giống nhau.

Không chỉ ở bậc tiểu học mà tới thi đại học (ĐH) cũng thuộc lòng văn mẫu. Năm 2006 dư luận đã bất ngờ về bài văn dự thi vào ĐH Đà Nẵng được điểm 10. Khi bài văn được đưa lên phương tiện truyền thông thì “bí quyết” học giỏi môn văn của thí sinh này đã bị phát hiện giống hệt bài văn mẫu in trong cuốn “Kiến thức cơ bản văn học 12″. Hội đồng tuyển sinh đã bị đặt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, nhận định thí sinh này không có lỗi, không vi phạm quy chế tuyển sinh nên vẫn phải công nhận điểm cho thí sinh.

Ông Trần Phò – giáo viên văn (TP.HCM) nói rằng: “Tôi không trách học sinh làm bài giống y trong sách. Điều tôi bức xúc là cách ra đề thi và chấm thi bao năm nay vẫn như cũ. Đó là cách đ.ánh giá đầy mâu thuẫn và nguy hiểm. Nó đẻ ra hàng loạt người “giỏi mà không giỏi” và ngược lại”.

Nhà giáo Nguyễn Hà (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) thì chỉ ra một bất cập: Với đáp án chi ly, chính xác từ 15-20 cột điểm, người thầy thành những “thợ chấm”, “máy chấm” vô hồn. Thầy không chỉ ngán ngẩm vì đọc quá nhiều bài na ná nhau rút ra từ bộ đề, sách văn mẫu, mà còn vật vã với những phép cộng, phép chia tới hai số lẻ, thì còn đâu hứng thú hay chấm với “con mắt xanh”…

Theo Pháp Luật Việt Nam

Cười, khóc với những bài văn tiểu học

"Ông nội em rất phúc hậu. Vầng trán ông cao và nhiều nếp nhăn. Buổi tối, ông thường dạy em học bài. Em thích ông nội vì ông không quát mỗi khi em làm bài sai".

Bài văn được cô giáo gạch chân ở câu kết với lời phê: "Chưa thể hiện được tình yêu thương với ông nội".

Nhiều ý kiến cho rằng, cách dạy văn cho học sinh - nhất là học sinh tiểu học, THCS - mang tính rập khuôn, máy móc và mang tính áp đặt. Giáo viên không dạy theo hướng mở, để trẻ tự tìm hiểu, sáng tạo mà đang đưa trẻ vào kiểu học bài mẫu, học thuộc. Chính những khuôn mẫu này là một trong những nguyên nhân đẩy trẻ vào sự "què cụt" trong câu chữ.

Cười, khóc với những bài văn tiểu học - Hình 1

Ảnh minh hoạ

Đúng "phom" điểm cao

Anh Tuấn Phong (đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội) phàn nàn: Thấy con trai học lớp 2 viết câu văn tả con vật yêu thích hay mà phấn khởi. Nào ngờ, hoá ra là con đã được cô giáo "mớm" lời để viết bài. Bài viết tả con vật yêu thích của con anh Tuấn Phong như sau: "Con lợn nhà em kêu ụt ịt. Khi được ăn no, nó lim dim và thở phì phò".

Theo anh Tuấn Phong, câu văn thế này mà trẻ lớp 2 viết được thì phải mừng vì hiện trẻ ở thành phố không được tiếp xúc với con trâu, bò, lợn, gà... như trẻ nông thôn. Ngày đưa con về quê, anh Tuấn Phong "ngã ngửa người" khi thấy con chỉ vào con bò reo lên thích thú: "Ôi mẹ ơi, con lợn màu vàng kìa". Khi anh hỏi con, hôm trước tả con lợn hay thế, sao giờ lại bảo đây là con lợn màu vàng, cháu thật thà: "Thì cô con dạy, con lợn có bốn chân, khi tả con lợn là phải kêu ụt ịt chứ con đâu biết nó như thế nào nữa ạ".

Cháu Việt Anh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) mang vở chạy qua nhà tôi, mếu máo: "Cháu làm bài văn tả ông nội nhưng chỉ được có điểm 6. Bài văn viết: "Ông nội em rất phúc hậu. Vầng trán ông cao vào nhiều nếp nhăn. Buổi tối, ông thường dạy em học bài. Em thích ông nội vì ông không quát mỗi khi em làm bài sai". Bài văn được cô giáo gạch chân ở câu kết với lời phê: "Chưa thể hiện được tình yêu thương với ông nội".

Việt Anh cho biết, ở lớp cô giáo dạy: Tả ông nội tóc bạc phơ, da nhăn nheo; Còn tả cô giáo thì dáng người phải thon thả, tóc dài, nói năng nhỏ nhẹ. "Nhưng ông cháu tóc cắt ngắn và không bạc. Còn cô giáo thì hay quát các bạn nên cháu không dám tả". Việt Anh phụng phịu kể. Hoá ra, những học sinh nào làm bài đúng theo "phom" mà cô giáo đưa ra sẽ được điểm cao. Còn tả đúng thực tế như Việt Anh thì điểm sẽ thấp.

Dạy học sinh nói dối?

Cô giáo Hải Yến (Trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, cách học môn tiếng Việt và Tập làm văn của học sinh tiểu học hiện nay yêu cầu vận động nhiều hơn, ngôn ngữ phong phú hơn.

Nhưng đáng buồn là nhiều trẻ không có khái niệm ngôn ngữ do đọc truyện tranh nên tư duy cằn cỗi.

Cũng theo cô Hải Yến, có những đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh phải quan sát để đặt câu nhưng có học sinh đặt những câu cụt lủn, diễn đạt lòng vòng rất buồn cười. Chẳng hạn, đề bài "tả mùa hè", các học sinh chỉ dừng lại cách tả như: "Mùa hè có nắng, có gió", ngoài ra không mô tả được gì phong phú hơn.

Việc giảm tải chương trình có cái hay nhưng theo cô Yến, giảm tải vừa thừa, vừa thiếu khiến việc dạy Tập làm văn cho học sinh tiểu học có cái khó. Chẳng hạn, trước đây có 3 tiết tập đọc/ tuần, hiện nay chỉ còn 2 tiết/ tuần, cùng một tiết tập đọc kể chuyện, hoặc có những bài cung cấp vốn từ cho học sinh lại bị bỏ đi. Đặc biệt, việc thiếu vốn từ một phần do trẻ hiện nay quá mê đắm vào truỵện tranh nên ngôn ngữ nhiều từ hi hi, ha ha... rất hời hợt.

Cô giáo Nguyệt Thị Kỳ, người có hơn 30 năm dạy lớp chuyên văn ở trường THPT Hậu Lộc 1 (TP Thanh Hoá) nhận xét, điểm yếu của việc dạy Văn ngày xưa là thiếu tài liệu, đặc biệt văn học nước ngoài.

Hiện nay, tài liệu nhiều hơn lại dẫn đến tình trạng học sinh và giáo viên quá phụ thuộc vào văn mẫu. Các bài văn đọc lên đều na ná giống nhau, không có tính phát hiện. Đặc biệt, ở tiểu học, kiến thức bậc học này tuy dễ mà khó. Dễ vì học sinh còn học đơn giản, nhưng khó là vì nếu dạy sai, sẽ ảnh hưởng đến tư duy của trẻ về sau.

Theo chị Thu Vân (Bắc Linh Đàm, Hà Nội), nếu sự vật không đúng như vậy nhưng giáo viên cứ vạch sẵn "phom" để học sinh viết theo, nghĩa là đang dạy cho trẻ nói dối. Dạy chữ nhưng phải dạy trẻ nhân cách làm người. Vì vậy, hãy dạy sao để tôn trọng suy nghĩ thật của trẻ.

Theo Gia Đình & Xã Hội

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra
12:13:25 03/07/2024
Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"
12:45:27 03/07/2024
Bảo Anh vỡ oà khi con gái biết nói từ đầu tiên
11:20:02 03/07/2024
Vô tình mở điện thoại của vợ ra xem, tôi 'đứng hình' khi phát hiện chuyện động trời giữa anh trai và vợ, hóa ra bấy lâu nay tôi đã bị lừa...
12:04:16 03/07/2024
Nam Em bất ngờ khoe ảnh cưới nhưng phản ứng từ cư dân mạng mới gây chú ý
16:26:01 03/07/2024
Bồ nhí của chồng hí hửng báo tin có thai, buông giọng đòi danh phận, tôi hẹn gặp rồi đưa một bức ảnh khiến cô ta tức nghẹn
11:49:28 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

NSX Anh Trai Say Hi im lặng trước việc sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường Sa, khán giả kịch liệt tẩy chay

Tv show

17:26:26 03/07/2024
Sau khi thông tin và hình ảnh Anh Trai Say Hi sử dụng bản đồ Việt Nam không có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa được chia sẻ, đông đảo khán giả không khỏi bức xúc.

Về nhà ăn trưa với mẹ chồng, tôi tức giận bỏ đi giữa chừng sau khi nghe bà tiết lộ thân phận vị khách lạ

Góc tâm tình

17:25:14 03/07/2024
Tôi nén cơn tức giận, vội vã bỏ về giữa chừng trong bữa cơm với mẹ chồng. Tôi kết hôn cách đây 7 năm, bây giờ hai vợ chồng tôi đầy đủ mọi thứ, nhà cửa có cả.

Nhóm bị cáo mua đi bán lại cô gái 18 t.uổi lĩnh án

Pháp luật

17:24:55 03/07/2024
N. bị các đối tượng bán đi bán lại nhiều lần và lần cuối cùng N. bị những đối tượng này đem bán sang Campuchia với giá 1.300 USD.

Giải mã sức hút The Secret Of Us (Bí Mật Của Chúng Ta)

Phim châu á

17:23:40 03/07/2024
Nếu nói về series bách hợp trong tháng 6-7/2024, thì bộ phim được xem nhiều nhất, cặp đôi hot nhất hiện nay có lẽ là hai cô nàng xinh đẹp Lingling Kwong và Orm Kornnaphat từ tác phẩm The Secret Of Us (tựa Việt: Bí Mật Của Chúng Ta) của ...

Hãng hàng không lớn nhất của Nga thiếu tiếp viên trầm trọng

Thế giới

17:15:48 03/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Aeroflot - hãng hàng không lớn nhất của Nga, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu tiếp viên hàng không dẫn đến tình trạng trễ và hủy chuyến trên diện rộng.

'Hoàng tử V-pop' ở ẩn 10 năm: Tôi mua vài căn hộ khách sạn và đầu tư thuận lợi

Nhạc việt

17:11:09 03/07/2024
Trong 10 năm ở ẩn , Hoàng Hải thừa nhận anh được trải nghiệm cuộc sống thú vị, khác biệt đến mức anh từng nghĩ sẽ không quay lại sân khấu nữa.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

Tin nổi bật

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: "Chị Lan cực phẩm" né mặt Quân

Phim việt

16:33:51 03/07/2024
Không biết vì lý do gì, Lan không muốn gặp Quân. Cô cũng không nghe điện thoại khi Quân gọi điện hỏi về công việc.

Giới thiệu hệ thống thuộc tính của Zenless Zone Zero

Mọt game

16:21:08 03/07/2024
Zenless Zone Zero là bom tấn game gacha mới tới từ nhà phát triển HoYoverse, cha đẻ của Genshin Impact, Honkai Impact và Honkai Star Rail, ra mắt chính thức trên toàn cầu vào ngày 04/07/2024.

Tháng 7 may mắn, tháng 8 tài lộc, tháng 9 phú quý, 3 cung hoàng đạo này "vét" hết phước lành của thiên hạ

Trắc nghiệm

15:28:26 03/07/2024
Trong 3 tháng tới, 3 cung hoàng đạo này sẽ có cuộc sống sung túc và dư dả.May mắn lấp đầy nửa bầu trời tháng 7, 5 cung hoàng đạo này cùng nhau đón nhận

Huyền bí động Nàng Tiên - Na Rỳ (Bắc Kạn)

Du lịch

15:20:14 03/07/2024
Từ Thủ đô Hà Nội ngược Quốc lộ 3 tới địa phận Thác Giềng (thị xã Bắc Kạn) rồi rẽ phải, băng qua dải đèo Áng Toòng quanh co uốn lượn, du khách sẽ đến với huyện vùng cao Na Rỳ của tỉnh Bắc Kạn.