Điều chưa biết về quần áo của phi công tiêm kích Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Bộ quần áo bay của phi công Không quân Việt Nam được thiết kế “tinh vi” như máy bay chiến đấu.

Quân trang nghiệp vụ bay là quân trang đặc thù được bảo đảm cho phi công và các thành viên tổ bay trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện, chiến đấu và được trang bị từ đầu xuống chân bao gồm mũ, quần áo, găng tay, giầy.

Ấn tượng và dễ nhận ra nhất có lẽ là bộ quần áo bay. Thay vì màu cát cháy, vài năm gần đây, quần áo phi công đã được chuyển sang màu ghi sáng, đậm chất “lính canh trời”. Thượng tá Trần Trung – Phó trưởng Phòng Quân nhu (Cục Hậu cần) cho biết, dựa trên những nghiên cứu về mẫu vải của Nhật, Đức và khối Nato, vải dệt dobby hiện đang được sử dụng để may quần áo bay cho phi công quân sự. Vải được cài sợi các bon, có khả năng chống tĩnh điện, xử lí chống cháy, chống tia UV, thấm mồ hôi, chống nhàu và siêu bền. Thêm vào đó, một đặc tính vượt trội của loại vải này là rất nhẹ. Có thời kỳ quần áo phi công nặng tới 3 kg/bộ, nếu mặc đi trực chiến dài ngày, phi công thường rất khó chịu. Thứ nữa, khi nhảy dù, nếu tiếp đất ở vị trí các ao, hồ, do quần áo giữ nước, trọng lượng trên người lúc đó tăng thêm đến hàng chục ki lô gam.

Điều chưa biết về quần áo của phi công tiêm kích Việt Nam - Hình 1

Phi công Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372) trong trang phục bay

khi làm nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu.

Về kiểu dáng, để tiện lợi, trang phục bay mùa hè được thiết kế áo rời quần; để tăng độ ấm, trang phục bay Đông được thiết kế áo liền quần, bằng chất vải dày hơn; cả hai đều có các lỗ thoáng. Trang phục bay của phi công, học viên bay và lực lượng dù có nhiều điểm được thiết kế khác biệt với trang phục của các lực lượng khác. Quần áo bay có tới 7 loại túi chuyên dụng cả ở áo và quần: túi đựng bản đồ, sổ tay phi công, túi để sún.g ngắn, túi để băng tiếp đạn, túi đựng dao cắt dù. Hệ thống khuy trên quần áo đã được hạn chế tối đa, thay vào đó là các khóa nhựa cao cấp, dễ sử dụng.

Trung tá Đinh Văn Yên – Trợ lí Quân trang, Phòng Quân nhu cho biết, để có được trang phục bay khá phù hợp như hiện tại, Phòng Quân nhu đã phối hợp với Viện nghiên cứu ứng dụng, Cục Quân nhu đến các đơn vị bay lấy ý kiến phi công và đề nghị trên phê duyệt. Còn đồng chí Đào Xuân Thu – Quyền phụ trách Phân xưởng May đặc chủng, Trung tâm Đo lường miền Bắc, để có được những bộ quần áo phi công, cán bộ, nhân viên Phân xưởng phải cơ động đến các đơn vị trực tiếp đo số đo của từng phi công; kế đó, phải chọn những thợ may có kỹ thuật, tay nghề cao thực hiện việc may đo. Sản phẩm hoàn thiện trước hết phải đáp ứng được tính năng trong huấn luyện, SSCĐ; đảm bảo tiện ích khi phi công ngồi trong buồng lái hoặc khi nhảy dù và phải đảm bảo tính thẩm mĩ, nghĩa là quần áo phải vừa với “phom” người, không quá chật hoặc quá rộng.

Trao đổi với Trung tá Nguyễn Trường Nam – Chính trị viên Phi đội 1, Trung đoàn 927 (Sư đoàn 371), được biết trong trang phục bay của phi công còn có cả quần áo kháng áp và quần áo cao không. Quần áo kháng áp tạo ra áp suất lên cơ thể phi công tùy theo cường độ, hướng tác động của gia tốc nhằm hạn chế tác động của quá tải. Còn quần áo cao không làm tăng hiệu quả của việc thở ô xy dưới áp lực cao, do đó nâng được trần bay của phi công. Khi hoạt động ở độ cao từ 10km, phi công bắt buộc phải sử dụng quần áo cao không và đội mũ kín. Cả mũ và quần áo cao không đều được bơm ôxy, làm ấm cơ thể và giúp lưu thông má.u. Các loại quân trang này đều được nhập khẩu.

Bên cạnh quần áo, trong trang phục nghiệp vụ bay còn có mũ lót, găng tay và giày. Mũ lót bay được may bằng vải cotton, thấm mồ hôi, thoáng. Mũ lót có tác dụng cố định, giữ ổn định mũ bay; đồng thời tạo cảm giác êm và thấm mồ hôi. Găng tay với chất vải sợi, không chỉ giúp thấm mồ hôi mà còn phòng điện giật khi phi công sử dụng các nút ấn, công tắc trong buồng lái. Giày của phi công cũng có những đặc thù riêng. Phi công phản lực khi bay sử dụng giày da bay cao cổ; phi công trực thăng, vận tải sử dụng dày da thấp cổ. Ngoài ra còn có giầy da nhảy dù cao cổ cho lực lượng dù. Giày bay thường rất êm, ôm chân song cũng rất dễ cởi (giúp phi công dễ dàng giải phóng đôi chân khỏi giày khi gặp sự cố). Đế giày có lớp cao su non, mềm, xốp, dẻo, có độ ma sát nhưng không dính cát để đảm bảo không có vật ngoại lai theo đế dày lên buồng lái.

Phi công, xưa nay thường được biết đến là những người có “phom” chuẩn, dáng đẹp. Vẻ đẹp hình thể ấy một phần được tôn lên bởi những trang phục bay. Đó là nhận xét và đán.h giá từ những người ngoài cuộc. Còn với phi công, bên cạnh yêu cầu thẩm mĩ thì sự tiện ích là yếu tố phải bảo đảm trước tiên khi sử dụng quân trang nghiệp vụ bay.

(Theo Kiến Thức)

Phi công chiến đấu "nghề bảo vệ Tổ quốc" (Kỳ 1)

Từ trước đến nay, khi nói đến những phi công lái máy bay tiêm kích thường được gắn với rất nhiều huyền thoại về trí thông minh, lòng dũng cảm và vô vàn những câu chuyện kỳ lạ xảy ra trên bầu trời. Nhưng đằng sau những cánh bay ngang dọc trên trời, lại là cuộc sống rất đặc biệt và đó là một nghề cực kỳ nghiệt ngã.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát, phi công lái máy bay tiêm kích MiG-21, Anh hùng Lực lượng Vũ trang đã có những phút trải lòng với phóng viên về nghề và những năm tháng oanh liệt của ông.

Nhảy dù là... nhảy thế nào?

Tôi biết anh Soát từ rất lâu, bởi là đồng hương cùng tỉnh nhưng khác huyện. Anh quê ở Phú Xuyên, còn tôi ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ). Ngày anh đi bộ đội, tôi mới chỉ là chú bé học lớp 5. Sau này, cũng chỉ được biết tên tuổ.i anh qua sách báo. Và rồi được gặp anh trong những kỳ họp mặt đồng hương, hay những lần đi đám hiếu, đám hỷ.

Video đang HOT

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đoàn Không quân Sao Đỏ, tết năm 1967 (Ảnh tư liệu)

Anh cao lừng lững. Nhìn vóc dáng anh, tôi không thể hiểu nổi khi ngồi vào buồng lái MiG-21 thì tay chân anh sẽ để đi đâu. Nguyễn Đức Soát có nụ cười rất hiền và giọng nói rất dịu dàng. Nhưng khi nói chuyện tiếu lâm, thì anh cũng không phải là "người thường".

Duy có một lần tôi được đi cùng anh trong một chuyến bay, ấy là vào năm 2000. Khi đó, anh là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Một cơn bão lớn đổ bộ vào vùng biển phía Nam. Anh bay trên chiếc trực thăng Mi-8 ra biển, để kiểm tra xem bà con ngư dân đã về bờ chưa. Chuyến đi ấy để lại trong tôi hình ảnh một phi công anh hùng, một vị tướng quân đội nhưng rất đỗi giản dị và giàu tình cảm.

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 2

Lớp phi công đầu tiên học lái máy bay Su-27 năm 1995. Phó Tư lệnh Quân chủng PK - KQ Nguyễn Đức Soát (thứ 3 từ trái sang), Trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 937 Võ Văn Tuấn (ngoài cùng bên phải) nay là Thượng tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Đã rất nhiều lần tôi nằn nì xin anh cho viết về cuộc đời phi công tiêm kích của anh, nhưng anh đều từ chối khéo.

Đến lần này, trước sự hy sinh của người phi công Su-30 Trần Quang Khải và toàn bộ phi hành đoàn trên chiếc CASA-212, tôi lại đến gặp anh... và tôi đã thắng. Anh kể cho tôi nghe một chút về quãng đời phi công tiêm kích của mình và những "bí mật" của nghề...

Chuyện anh là phi công, bắ.n rơi tới 6 máy bay Mỹ, chưa phải một lần nhảy dù, chưa một lần bị thương; là người được phi công Mỹ cực kỳ kính nể, đó là điều không phải phi công nào cũng có. Nhưng điều làm tôi kinh ngạc hơn tất cả là anh viết chữ rất đẹp - mềm mại nhưng ngay ngắn; bay bướm mà vẫn sang trọng - và văn phạm thì không sai một dấu chấm, dấu phẩy.

Sở dĩ tôi dám nói điều này là vì tôi được đọc cuốn nhật ký của anh từ năm 1968 đến cuối năm 1972. Trong hoàn cảnh chiến tranh như thế, đán.h giặc căng thẳng như thế, anh phải viết nhật ký dưới ánh đèn pin, đèn dầu và có lúc lấy cánh liệng máy bay, hay lấy thùng gỗ... làm bàn, nhưng chữ đều tăm tắp và quả thật đọc cuốn nhật ký của anh tôi không tìm thấy một lỗi chính tả.

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 3

Trung tướng Nguyễn Đức Soát

Đọc cuốn nhật ký đó, mới thấy ngày xưa học sinh được rèn kỹ đến thế nào.

Tôi khẳng định cuốn nhật ký của anh là một trong những cuốn nhật ký rất có giá trị về nhiều mặt của người lính.

Ở trong đó, hàng trăm trang nhật ký chỉ chứa đựng một tình yêu Tổ quốc, lòng trung thành với Đảng, với Quân đội nhân dân, khát khao được chiến đấu để chiến thắng kẻ thù; và có cả những trang đẫm nước mắt khi đồng đội hy sinh; những trang lãng mạn của một anh lính trẻ đang khao khát được yêu.

Tôi hy vọng, có dịp cuốn nhật ký đấy sẽ đến tay bạn đọc cả nước.

Thuở còn đi học, Nguyễn Đức Soát học giỏi toàn diện và anh đã thi đỗ Đại học Bách khoa, được đi học ở Cộng hòa dân chủ Đức.

Nhưng cuộc đời anh lại rẽ sang ngả khác.

Anh Soát đi học lái máy bay tiêm kích khi mới 19 tuổ.i. Chuyện anh đi bộ đội và vào không quân cũng đáng được đưa vào huyền thoại.

Anh trai Nguyễn Đức Soát là Nguyễn Quang Kiểm, sĩ quan pháo cao xạ và hy sinh ở chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng bên Lào năm 1964, khi đó Soát mới 18 tuổ.i. Nhận tin anh trai hy sinh, Soát càng nung nấu lòng quyết tâm đi bộ đội để trả thù cho anh. Anh làm hết lá đơn này đến lá đơn khác để xung phong đi bộ đội, nhưng lần nào khám, sức khỏe cũng chỉ là loại B2 - nghĩa là rất yếu, không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.

Lúc đấy anh bực lắm, bởi là học sinh lớp 10, anh cao lớn và rất khỏe mà khám lại cứ bị B2, trong khi rất nhiều bạn bè cùng lứa thấp bé nhẹ cân mà vẫn trúng tuyển. Thậm chí có anh, để được đi bộ đội, đã uống nước kễnh bụng, rồi tìm cách nhét gạch vào túi áo, túi quần để tăng cân.

Khám trượt bộ đội, Nguyễn Đức Soát buồn lắm, đành phải "khăn gói quả mướp" chuẩn bị đi học ở Cộng hòa dân chủ Đức. Nhưng đúng lúc ấy thì bộ đội không quân về tuyển người đi học lái máy bay. Anh Soát đi khám và bác sĩ hết sức ngạc nhiên khi thấy sức khỏe của anh thuộc loại hoàn hảo không chê trách được điều gì. Anh thắc mắc với cán bộ huyện đội là tại sao khi khám sức khỏe đi bộ binh thì sức khỏe B2 mà khám sức khỏe đi học lái máy bay thì sức khỏe loại A. Lúc đó họ mới giải thích rằng, vì anh trai mới hy sinh, nên trên huyện đội đã không cho anh nhập ngũ. Nhưng để "hợp lý hóa" họ nại ra lý do là sức khỏe yếu.

Thế là, ngày 5 tháng 7 năm 1965, Nguyễn Đức Soát nhập ngũ vào Binh chủng Không quân và được đưa sang Liên Xô học lái máy bay tiêm kích. Anh nhập ngũ khi chỉ còn 1 ngày nữa là đi sang Đức.

Đoàn của anh đi lần ấy có 120 người học lái máy bay và 300 người học kỹ thuật. Chặng đường đi bằng tàu hỏa băng qua Trung Quốc, qua khu Nội Mông, rồi xuyên qua các nước Trung Á của Liên Xô cũ, đằng đẵng nửa tháng trời mới tới Mátxcơva.

Các học viên được đưa về Trường Không quân Krasnodar.

Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nên Đảng, Chính phủ Việt Nam yêu cầu đào tạo lớp phi công này rất gấp, các anh chỉ có ba tháng học tiếng Nga, trong khi sinh viên các trường đại học khác được một năm. Vì thế, các anh phải học ngày học đêm, mỗi lớp chỉ có 10 người. Những người có trình độ văn hóa cao hồi ấy là tốt nghiệp lớp 10, hoặc một số sinh viên đại học năm thứ hai, thứ ba thì học tiếng Nga còn đỡ vất vả, nhưng có học viên mới học đến lớp 7 thì quả thật họ phải đán.h vật khi học.

Sau ba tháng học tiếng Nga, các học viên bắt đầu được học lý thuyết về máy bay. Nào là từ cấu tạo máy bay, rồi tính năng khí động học, đến hệ thống vũ khí, rồi học về thời tiết, khí hậu, nói nôm na là học lý thuyết bay.

Mất bốn tháng học lý thuyết thì các học viên bắt đầu được tập bay trên máy bay huấn luyện L-29. Đây là loại máy bay đào tạo phi công do Tiệp Khắc ngày đó chế tạo. Máy bay có hai chỗ ngồi: giáo viên ngồi phía sau, học viên ngồi phía trước.

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 4

Trung tướng phi công Nguyễn Đức Soát và phi công Nguyễn Văn Bảy, hai huyền thoại của không quân Việt Nam

Anh Soát kể rằng, lần đầu tiên trong đời anh được ngồi vào máy bay cất cánh lên trời là ngày 1 tháng 4 năm 1966. Lúc đấy một cảm giác vừa tự hào, xen lẫn hồi hộp và cả chút sợ hãi.

Bay lên được độ cao 200m, phi công giáo viên cho nghiêng máy bay và hỏi anh "sân bay ở hướng nào". Lúc máy bay nghiêng, anh sợ vô cùng và cứ tưởng sẽ lao xuống đất. Thế là mặt thì ngoảnh lên trời, nhưng lại chỉ hướng sân bay dưới đất... Người phi công giáo viên nhìn qua gương và phát hiện thấy Soát nói sai liền bật cười. Nhưng cảm giác sợ hãi ban đầu đấy chỉ tồn tại trong anh vài ba chuyến bay. Còn sau đó, mỗi khi lên máy bay là anh đã cảm thấy chiếc máy bay và anh như gắn làm một. Sau khi bay được 30 chuyến, Soát được bay đơn một mình, nghĩa là bay không có giáo viên kèm, mà họ chỉ theo dõi từ dưới mặt đất.

Học bay hết năm thứ nhất trên L-29, có 40 người bị loại vì yếu sức khỏe hoặc không có khả năng bay; 36 học viên bay vững hơn được chuyển sang học lái MiG-21; và 44 học viên chuyển học lái MiG-17.

Sau khi bay thêm khoảng 40 giờ trên máy bay L-29, anh bắt đầu học lái máy bay MiG-21. Đầu tiên cũng là máy bay huấn luyện U-MiG, loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Sau khi học bay được chừng 45 giờ, các anh đã hoàn thành khóa đào tạo phi công trên MiG-21.

Thời điểm này Không quân Việt Nam, chủ yếu chỉ có MiG-17 và hầu hết do Trung Quốc sản xuất theo mẫu của Liên Xô và một số lượng nhỏ MiG-21. Máy bay MiG-17 nhỏ như một con én, hỏa lực yếu; tốc độ thấp nhưng ở độ cao thấp, MiG-17 lại có một ưu thế đặc biệt, đó là tính cơ động cao mà các loại máy bay tốc độ lớn không có được. Chính vì vậy, các phi công MiG-17 đã lập được các chiến công xuất sắc, bắ.n rơi máy bay Mỹ ở vùng trời Thanh Hóa. Còn MiG-21 là máy bay hiện đại bậc nhất bấy giờ của Không quân Việt Nam, có tốc độ hơn 2 lần tốc độ âm thanh; có thể bay cao tới 18km, mang theo 2 tên lửa không đối không, một loại có điều khiển và một loại có đầu tự dẫn hồng ngoại. Huấn luyện trên MiG-21 từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 10 năm ấy thì thi tốt nghiệp. Đợt thi tốt nghiệp được tiến hành đúng dịp kỷ niệm 50 Cách mạng Tháng Mười (tháng 11 năm 1967).

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 5

Các phi công MiG-17, Trung đoàn 923

Ban đầu các anh phải thi lý thuyết. Sau đó là thực hành bay. Cuối cùng là thi bắ.n tên lửa vào các loại mục tiêu... Chuyến đầu thi phóng tên lửa có điều khiển tiê.u diệ.t máy bay không người lái. Tiếp theo là dùng tên lửa tầm nhiệt tiê.u diệ.t mục tiêu trên không. Để thực hiện bài tập này, người ta dùng một chiếc máy bay né.m bo.m tầm trung IL-28 bay lên độ cao 10km, thả xuống một quả cầu và đó là quả cầu lửa. Người phi công lái MiG-21 phải từ xa lao đến và phóng tên lửa vào quả cầu đó. Nguyễn Đức Soát đã hoàn thành bài thi của mình một cách xuất sắc. Tháng 4 năm 1968 anh chia tay những người thầy giáo Liên Xô trở về Tổ quốc.

Lần trở về ấy, từ Liên Xô, có 33 phi công MiG-21; 41 phi công MiG-17. Số phi công này cộng với 40 phi công MiG-19 từ Trung Quốc và thêm 25 phi công MiG-17 đào tạo trong nước đã bổ sung một lực lượng phi công hùng hậu cho Không quân Việt Nam.

Vào thời điểm này, cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ đang cực kỳ khốc liệt. Lực lượng máy bay tiêm kích của ta cũng bị giảm sút nhanh. Có đại đội chỉ còn 4-5 phi công và vài chiếc máy bay.

Nhưng từ giữa năm 1968, cuộc Hội đàm Paris bắt đầu. Quân Mỹ ngừng né.m bo.m miền Bắc, chỉ tập trung đán.h phá tuyến vận chuyển trên đường Hồ Chí Minh và từ Nghệ An trở vào. Vì vậy, suốt hơn ba năm, anh Soát cùng đồng đội chủ yếu bay huấn luyện, bay phục kích đán.h trinh sát không người lái và bay xua đuổi B52 ở chiến trường nam Khu 4 (cũ).

Đầu năm 1966, máy bay MiG-21 đán.h chưa thực sự hiệu quả bởi do ta vẫn áp dụng cách đán.h theo bài bản của Liên Xô, hoặc cách đán.h của MiG-17 không chiến với Mỹ.

Sự giúp đỡ của Không quân Liên Xô đối với Không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh trên không ở Việt Nam

Theo thỏa thuận giữa hai nhà nước, trong thời gian từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô đã nhận đào tạo giúp cho Việt Nam một số lượng lớn các phi công, thợ kỹ thuật và giai đoạn sau là các kỹ sư, cán bộ chỉ huy - tham mưu cho Không quân nhân dân Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, cho đến thời điểm năm 1970, đã có gần 30 đoàn học viên bay, thợ kỹ thuật và cán bộ tham mưu, chỉ huy, với số lượng hàng ngàn học viên không quân đã theo học tại các trường đào tạo nổi tiếng của Liên Xô (theo số liệu của tác giả N.Koleshnhil có hơn 10.000 học viên quân sự Việt Nam học tập tại Liên Xô). Trong số các cơ sở đào tạo đó, trường đào tạo phi công tại thành phố (tỉnh) Krasnodar là cơ sở đào tạo với số lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất. Giai đoạn cao điểm, tại trường này có hơn 300 học viên kỹ thuật và hơn 200 học viên phi công học tập.

Các cán bộ, phi công, thợ kỹ thuật tốt nghiệp từ các trường đào tạo ở Liên Xô về nước đã nhanh chóng làm chủ khoa học kỹ thuật, tổ chức chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Hàng trăm phi công MiG-17 và MiG-21 đã xuất kích chiến đấu và bắ.n rơi máy bay Mỹ, hàng chục phi công ưu tú, bắ.n rơi nhiều máy bay Mỹ đã được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều người trưởng thành, trở thành các cán bộ chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch, các chính khách và tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo cuốn "Chiến tranh Việt Nam đã xảy ra như thế", Thượng tướng Anatoli Ivanovitch Khiupenen đã đưa ra con số có 6.500 sĩ quan tướng lĩnh và 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan Liên Xô đã sang Việt Nam từ năm 1965-1975. Riêng trong lĩnh vực không quân, ngoài công tác đào tạo và viện trợ giúp máy bay, khí tài, suốt trong quá trình chiến đấu, các cán bộ và phi công Liên Xô liên tục sang Việt Nam để nắm bắt tình hình, cải tiến vũ khí, đồng thời trực tiếp giúp đỡ trong công tác huấn luyện, bay thử, lắp ráp máy bay mới, nhiều chuyên gia Liên Xô tuy không trực tiếp tham chiến nhưng đã sẵn sàng cất cánh ngay trong thời chiến, giúp công tác bay hồi phục và huấn luyện. Một số phi công Liên Xô đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ huấn luyện tại Việt Nam.

Về vũ khí, trang thiết bị quân sự, trong những năm chiến tranh, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam rất nhiều chủng loại cho cả lục quân, hải quân và không quân. Riêng đối với Quân chủng Phòng không - Không quân, ngay từ năm 1965, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam các tên lửa phòng không SAM-2, sau đó là tên lửa vác vai Strela-2. Đến cuối năm 1972 là các tên lửa SAM-3 "Neva" (NATO gọi là SA-3 GOA). Về máy bay, Liên Xô đã kịp thời viện trợ cho Không quân Việt Nam các máy bay MiG-17 từ khi Trung đoàn 921 được thành lập, sau đó trong suốt những năm chiến tranh đã nhiều lần bổ sung về số lượng và các phiên bản mới của MiG-17 và MiG-21 cũng như các loại máy bay vận tải, trực thăng khác. Các máy bay MiG và vũ khí, khí tài tốt là một trong những nhân tố rất quan trọng, đặc biệt là khi được bộ đội Không quân Việt Nam sử dụng rất thành thục và sáng tạo, làm nên những chiến công to lớn. Trong quá trình giúp đỡ các phi công Việt Nam, các cán bộ nghiên cứu và phi công đã viết nhiều sách và các bài nghiên cứu về không chiến tại Việt Nam, một số tài liệu đã được đưa vào giảng dạy tại các học viện không quân.

Theo Petrotimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử
07:19:05 04/10/2024
Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?
17:40:26 03/10/2024
Căng thẳng Trung Đông đ.e dọ.a kinh tế toàn cầu
07:13:52 04/10/2024
Chính trị gia dòng dõi Kennedy b.ị t.ố ngoại tình với 3 phụ nữ
09:24:15 04/10/2024
Phong tỏa một nhà ga ở Hamburg do lo ngại hành khách mang virus lạ
13:47:47 03/10/2024
Em gái ông Kim Jong-un phản ứng về cuộc duyệt binh quy mô lớn của Hàn Quốc
10:03:43 04/10/2024
43.000 lính Mỹ có mặt tại Trung Đông, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp
18:41:03 04/10/2024

Tin đang nóng

Phan Đạt bị đồn ăn bám Phương Lan, chia tay um sùm sau 1 năm kết hôn
07:07:34 05/10/2024
Trấn Thành lao đao vì Negav, Trường Giang gây tranh cãi liên quan HIEUTHUHAI?
09:12:57 05/10/2024
Lisa nói lý do yêu bạn trai tỷ phú, không phải vì tiề.n mà là kỹ năng, fan đỏ mặt
08:03:04 05/10/2024
Ông Thích Chân Quang khiếu nại quyết định cưỡng chế công trình trái phép ở chùa
07:31:02 05/10/2024
Thầy Hiệu trưởng từ chối nhận 13 triệu đồng của anh Hoàng Văn Thới và câu chuyện xúc động phía sau
07:27:00 05/10/2024
Negav hại HURRYKNG lộ quá khứ đen tối, Quang Hùng MasterD "bận rộn", fan phẫn nộ
10:04:14 05/10/2024
Hoà Minzy lên tiếng về thông tin Văn Toàn cầu hôn
07:09:54 05/10/2024
Ronaldo gây tranh cãi: B.ị t.ố mượn tên Messi để câu tương tác, cố tính "dìm" các huyền thoại bóng đá
11:04:42 05/10/2024

Tin mới nhất

Israel tiến hành không kích vào boongke của Hezbollah bằng 73 tấn bom

11:13:47 05/10/2024
Quân đội Israel đang tiến hành chiến dịch mang tên Northern Arrows ở Liban. Theo đó, không quân nước này đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội vào các mục tiêu của Hezbollah trên khắp các khu vực của nước láng giềng phía bắc.

Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người

11:10:53 05/10/2024
Theo cảnh sát tỉnh Pathum Thani, người điều hành đồng thời là chủ sở hữu chiếc xe buýt, Panissara, bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người. Các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy rò rỉ khí gas có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga Ukraine

11:07:17 05/10/2024
Về phần mình, Nga có vẻ sẵn sàng xem xét sáng kiến này. Theo các tuyên bố gần đây của đại diện Nga, Moskva có thể sẽ tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến hòa bình nếu các điều khoản của hội nghị được làm rõ.

Hướng tới 'Sáng tạo, đổi mới và thực hiện bằng tiếng Pháp'

11:00:52 05/10/2024
Theo ước tính của OIF, đến năm 2050 con số này có thể lên tới hơn 715 triệu người, tương đương 8% dân số thế giới. Và vào năm 2060, thế giới dự kiến có 760 triệu người nói tiếng Pháp.

Liên hợp quốc lo ngại không còn nơi cho người dân miền Nam Liban sơ tán

06:23:10 05/10/2024
Ông Mathieu Luciano - người đứng đầu văn phòng Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ở Liban cũng xác nhận tình trạng thiếu nơi trú ẩn tạm thời, buộc nhiều người phải ngủ qua đêm ở công viên, trên đường phố hoặc trên...

Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?

06:21:11 05/10/2024
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.

Nơi giữ gìn cội nguồn và bản sắc dân tộc

06:18:21 05/10/2024
Không chỉ là ngôi trường dạy tiếng Việt, những người thành lập trường Việt ngữ Cây Tre còn hướng đến mục tiêu đưa nơi này trở thành một địa điểm văn hóa của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Nhân viên bảo trì đường sắt ở Italy bị tàu đâ.m t.ử von.g

06:15:36 05/10/2024
Công ty đường sắt Rete Ferroviaria Italiana (RFI) cho biết kết nối đường sắt giữa các thành phố Bologna và Venice ở phía Bắc Italy bị dừng vào lúc 4h30 (giờ địa phương) sau khi một nhân viên đường sắt bị tàu đâ.m ngay ở phía Bắc Bologna.

Đội tàu chở dầu của Nga giương cao những lá cờ 'lạ', vượt qua lệnh trừng phạt

06:10:39 05/10/2024
Theo luật quốc tế, tất cả các tàu phải đăng ký với một cơ quan quốc gia. Các quốc gia có sổ đăng ký hàng hải đã cạnh tranh để cung cấp mức thuế thấp hơn, các quy định ít nghiêm ngặt hơn và chứng nhận nhanh chóng.

Tân Thủ tướng Nhật Bản có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước Quốc hội

05:58:08 05/10/2024
Về phòng chống thảm họa thiên tai, Thủ tướng Ishiba tiếp tục nhấn mạnh cam kết thành lập Cục Phòng chống Thiên tai, một trong những chính sách chủ chốt của ông nhằm đối phó kịp thời với các thiên tai như lũ lụt và bảo vệ tính mạng người...

Căng thẳng tại Trung Đông: Cắt đứt tuyến đường cho người sơ tán từ Liban vào Syria

05:54:56 05/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban.

Phát hiện các mỏ khí đốt lớn tại Colombia

05:52:17 05/10/2024
Petrobras hiện nắm giữ 44,4% cổ phần trong một tập đoàn thăm dò khí đốt ở vùng Caribe của Colombia, trong khi công ty nhà nước Ecopetrol (Colombia) nắm giữ 55,6% còn lại.

Có thể bạn quan tâm

Gaming Vtuber - Làn sóng "thần tượng ảo" thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng game thủ

Mọt game

12:25:57 05/10/2024
Dù vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ, nhưng sự ra đời của thế hệ Gaming Vtuber chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam vẫn thu hút được sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng game thủ trẻ.

Lisa không còn tha thiết với BLACKPINK, rút khỏi nhóm, lộ poster 3 thành viên?

Sao châu á

12:13:53 05/10/2024
Trên nền tảng TikTok, mới đây một topic đang nhận được sự quan tâm, bàn tán sôi nổi từ cộng đồng mạng liên quan đến hoạt động solo của các thành viên BLACKPINK trong năm nay.

Con cái của các tỷ phú trên thế giới: Người giản dị bất ngờ, người được tặng viên kim cương hơn 9 triệu USD vào ngày sinh nhật đầu đời

Netizen

12:08:20 05/10/2024
Những cậu ấm, cô chiêu này không chỉ được thừa hưởng sự sung túc mà còn học được những tư duy làm giàu đỉnh cao từ cha mẹ.

Lên mạng nhận đặt cọc vé xe khách giường nằm, chiếm đoạt tiề.n của hàng trăm người

Pháp luật

11:51:24 05/10/2024
Sau khi lừa được tiề.n đặt cọc vé xe của các bị hại, đối tượng Nguyễn Đức Triệu tiếp tục dùng các thủ đoạn dụ dỗ bị hại như chuyển thêm tiề.n để lấy lại tiề.n, sai cú pháp nội dung chuyển tiề.n... để lừa chuyển thêm tiề.n.

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

Tin nổi bật

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

Tử vi tuần mới (7/10 - 13/10): 3 con giáp được Thần tài che chở ban phúc, công việc lẫn tình yêu đều viên mãn

Trắc nghiệm

11:19:30 05/10/2024
Tử vi tuần mới dự báo con giáp nào sẽ được trao vận may? Tháng 10 này có 3 con giáp thu nhập tốt, được sếp cân nhắc tăng lương, tạo cơ hội thăng chức trong công việc 15 ngày tới

Sao nam lên Người ấy là ai công khai song tính nói gì về chuyện hẹn hò với mỹ nữ phim VTV?

Sao việt

11:15:26 05/10/2024
Mới đây, nam diễn viên Đỗ Nhật Hoàng - người từng lên chương trình Người ấy là ai công khai song tính đã lên tiếng về chuyện hẹn hò với Yên Đan

Bạn trai cầu thủ "chìm trong thất vọng", Taylor Swift phải bay gấp đến an ủi

Sao thể thao

11:03:53 05/10/2024
Trong trận đấu bóng bầu dục với CLB Atalanta hôm 22/9, camera đã ghi lại được hình ảnh Travis Kelce (CLB Kansas City) đang ngồi buồn bã trên băng ghế dự bị.

Loài chim có biệt tài hút đối phương bằng kỹ năng xây tổ độc đáo

Sáng tạo

10:57:32 05/10/2024
Đẹp không chỉ về hình dáng, sức hấp dẫn của chim Bowerbird còn đến từ tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế và sự tỉ mỉ chu đáo.

Diddy bị người tham gia 20 lần kể rõ nội dung buổi tiệc, bí mật sau 1 giờ sáng

Sao âu mỹ

10:55:40 05/10/2024
Sean Diddy Combs, một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong giới giải trí Mỹ, đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về ồn ào buổi tiệc nhạy cảm, buôn bán hành động về thể xác.

Team Quang Linh: người 'gán tội' cho Quang Dũng xin lỗi, bị 'chủ tịch' 'xử' đẹp

Trẻ

10:36:24 05/10/2024
Anh Đồng cho biết, kênh Quang Dũng Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi yếu hơn các kênh khác trong team do kinh tế hạn hẹp, là một phần nguyên nhân của những lùm xùm nấu xói trong nội bộ team Quang Linh vừa qua.