Điều chỉnh mùa vụ để mở rộng vụ thu đông

Theo dõi VGT trên

Đó là quan điểm của ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt về vấn đề có nên mở rộng vụ thu đông trong bối cảnh lũ thấp ở ĐBSCL.

Điều chỉnh mùa vụ để mở rộng vụ thu đông - Hình 1

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Ảnh: Thanh Sơn.

Thưa ông, do biến đổi khí hậu và các nguyên nhân khác, lũ thấp, hạn mặn đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng đó ảnh hưởng như thế nào tới việc bố trí thời vụ sản xuất lúa của khu vực này?

Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải thích ứng với biến đổi khí hậu chung trong toàn vùng, bao gồm lũ cao hay lũ thấp, đi kèm với đó mặn nhiều hay mặn ít, rồi mưa nắng bất thường, nhiệt độ tăng cao…

Song song đó, sản xuất lúa gạo cũng phải thích ứng với tình hình thương mại lúa gạo trong nước và thế giới, chuyển đổi cơ cấu giống lúa trong những năm gần đây… Tất cả những vấn đề trên đều cần được tính tới để bố trí sản xuất lúa một cách hợp lý nhất.

Thực tế ở ĐBSCL cho thấy sự bất thường của thời tiết, khí hậu diễn ra ở một mùa vụ sẽ tác động tới sản xuất lúa của các vụ tiếp theo. Do đó, để thích ứng với biến đổi khí hậu, kế hoạch sản xuất lúa ở ĐBSCL tuy vẫn mang tính chiến lược trong cả một năm, nhưng cần phải linh hoạt theo từng vụ.

Đây là một bài toán khó, bởi Bộ NN-PTNT vẫn đang phải chịu áp lực về tổng sản lượng lúa gạo cả năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu. Các tỉnh cũng muốn duy trì sản lượng lúa gạo để tính vào tăng trưởng GDP.

Lâu nay, để tính giá trị sản xuất lúa, chúng ta vẫn quy đổi từ sản lượng sang chất lượng, nhưng chỉ chia thành 2 loại lúa là lúa chất lượng cao và lúa thường.

Trong khi đó, sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện có 5 nhóm: lúa đặc sản; lúa thơm nhẹ; lúa chất lượng cao; lúa chất lượng trung bình; lúa nếp và lúa hạt tròn. Nếu công tác thống kê để tính GDP cũng chia ra 5 nhóm lúa như trên thì vừa phù hợp với thực tế sản xuất, mà giá trị sản xuất lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL sẽ tăng lên nhiều vì lúa đặc sản, lúa thơm, lúa nếp và lúa hạt tròn thường có giá cao. Qua đó, giảm bớt được áp lực về sản lượng.

Về sản xuất, chúng ta đang dựa trên quan điểm bảo vệ thực vật để bố trí lịch thời vụ nhằm giảm thiểu nguy cơ bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đó là căn cứ vào tình hình rầy nâu để bố trí lịch gieo sạ đồng loạt né rầy, giữa vụ này với vụ kia phải có thời gian trống ít nhất là 3 tuần nhằm cắt đứt vòng đời sâu bệnh, không để cho các đối tượng dịch hại có cơ hội luân chuyển từ vụ này sang vụ khác. Đây là quan điểm đúng và đã chứng tỏ được hiệu quả lớn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL những năm trước đây.

Điều chỉnh mùa vụ để mở rộng vụ thu đông - Hình 2

Bố trí thời vụ ở ĐBSCL đã phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước sông Mekong và mùa mưa đến sớm hay trễ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất lúa những năm gần đây cho thấy, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc bố trí thời vụ ở ĐBSCL đã phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước sông Mekong và mùa mưa đến sớm hay trễ.

Do đó, bây giờ cần phải lấy tổng diện tích, sản lượng lúa cả năm làm mục tiêu, rồi dựa vào nguồn nước kết hợp với yêu cầu BVTV để bố trí thời vụ. Cụ thể là bố trí thời vụ theo nguồn nước, nhưng trên mỗi cánh đồng vẫn phải thực hiện cùng một thời điểm xuống giống căn cứ vào tình hình rầy nâu di trú và rầy nâu tại chỗ. Việc bố trí thời vụ như vậy sẽ hài hòa hơn.

Trong bối cảnh lũ thấp ở ĐBSCL, nếu bố trí thời vụ theo nguồn nước, sẽ tiết kiệm được nước do nước vào cùng một lúc, ra cùng một lúc, đồng thời thực hiện được việc chia sẻ nguồn nước của thượng nguồn cho hạ du.

Với xu thế lũ thấp sẽ ngày càng trở nên thường xuyên hơn, sản xuất lúa thu đông ở ĐBSCL đang ngày càng trở nên an toàn, chắc ăn hơn nếu so với vụ hè thu. Vậy có thể mở rộng vụ thu đông lên nữa hay không để vụ lúa này có vai trò lớn hơn trong cơ cấu 3 vụ lúa ở ĐBSCL?

Trước năm 2011, lúa thu đông ở ĐBSCL đã nằm trong kế hoạch sản xuất của các địa phương nhưng được thống kê là thu đông – mùa. Hồi đó, Bộ NN-PTNT cũng đã thống kê diện tích, sản lượng vụ lúa này nhưng chưa xem là vụ chính.

Năm 2011, Bộ NN-PTNT có văn bản chính thức coi vụ thu đông là vụ lúa chính ở ĐBSCL. Sau đó, Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam đã thực hiện một quy hoạch về vụ thu đông cho ĐBSCL theo 3 phương án. Phương án 1 là sản xuất 750 ngàn ha, phương án 2 là sản xuất 850 ngàn ha và phương án 3 là sản xuất 950 ngàn ha.

Video đang HOT

Từ đó đến nay, không phải do tình hình lũ mà chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ lúa gạo trong nước và xuất khẩu, các tỉnh ĐBSCL vẫn chỉ sản xuất lúa thu đông xung quanh 750 ngàn ha/vụ.

Năm cao nhất đạt 826 ngàn ha. Mặc dù với hệ thống đê bao hiện tại, có thể làm được 950 ngàn ha lúa thu đông ở ĐBSCL, nhưng khá nhiều diện tích trong đó đã chuyển đổi sang các cây trồng khác.

Diện tích vụ thu đông ở từng năm còn bị ảnh hưởng khi một số địa phương ở thượng nguồn sông Cửu Long hiện không còn sản xuất “2 năm 6 vụ” nữa mà chuyển thành “2 năm 5 vụ” hoặc “3 năm 7 vụ”, tức là 2 năm hay 3 năm sẽ nghỉ sản xuất một vụ thu đông để xả lũ, đưa phù sa vào đồng ruộng. Đây là phương án sản xuất bền vững, cần được duy trì.

Điều chỉnh mùa vụ để mở rộng vụ thu đông - Hình 3

Dư địa để mở rộng vụ thu đông ở ĐBSCL hiện rất hạn chế, chủ yếu liên quan đến đê bao. Tỉnh Kiên Giang có 300 ngàn ha canh tác lúa, nhưng hiện chỉ sản xuất được tối đa 80 ngàn ha thu đông, diện tích còn lại khó phát triển vụ lúa này vì không có hệ thống đê bao. Đồng Tháp và An Giang là 2 tỉnh có diện tích lúa thu đông lớn nhất, nhưng An Giang chỉ có thể sản xuất tối đa 170 ngàn ha lúa thu đông, Đồng Tháp tối đa 160 ngàn ha.

Vùng thượng của tỉnh Long An, tuy có diện tích canh tác lúa tới 180 ngàn ha, nhưng chỉ có thể làm 30 ngàn ha lúa vụ thu đông vì không có hệ thống đê bao như ở An Giang, Đồng Tháp. Nếu muốn mở rộng diện tích lúa thu đông ở vùng thượng Long An thì phải làm hệ thống đê bao rất tốn kém, nhất là khi biên giới giữa Long An và Campuchia quá dài.

Tuy nhiên chúng ta có thể điều chỉnh giữa 2 vụ hè thu và thu đông để giảm quy mô vụ hè thu, tăng quy mô thu đông. Lâu nay, về diện tích sản xuất từng vụ ở ĐBSCL, vụ đông xuân khoảng 1,6 triệu ha, hè thu khoảng 1,6 triệu ha và thu đông khoảng 800 ngàn ha. Tổng cộng là khoảng 4 triệu ha gieo trồng.

Nếu điều chỉnh mùa vụ thì đông xuân vẫn giữ 1,6 triệu ha, hè thu giảm xuống còn 1 triệu ha và thu đông tăng lên thành 1,4 triệu ha. Tổng cộng vẫn là 4 triệu ha gieo trồng mỗi năm.

Ông vừa nêu ý kiến về việc điều chỉnh mùa vụ để mở rộng vụ thu đông. Cụ thể là như thế nào?

Thực tế sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay, có những điểm nghịch lý. Chẳng hạn, trong khi vụ hè thu ở Bạc Liêu chưa xuống giống thì lúa vụ thu đông ở Đồng Tháp đã sắp thu hoạch. Nguyên nhân là do nguồn nước, nên mùa vụ ở Đồng Tháp đi trước Bạc Liêu tới gần 1 vụ. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc chỉ đạo của ngành nông nghiệp, vì có những thời điểm, ở tỉnh này là lúa hè thu, thì tỉnh khác lại là lúa thu đông, dù thời gian xuống giống tương đồng với nhau.

Các doanh nghiệp nhiều khi cũng lúng túng trong việc thu mua do không biết được trà lúa đang thu hoạch ở địa bàn nào đó là thuộc vụ hè thu hay thu đông. Trong khi đó, trên thực tế trà lúa hè thu ở tỉnh này không có gì khác so với trà lúa thu đông ở tỉnh kia khi cùng thời điểm xuống giống, thời gian sinh trưởng, chất lượng gạo sau khi thu hoạch…

Điều chỉnh mùa vụ để mở rộng vụ thu đông - Hình 4

Cần có sự thống nhất lại về mùa vụ trên toàn vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chính vì vậy, tôi cho rằng cần có sự thống nhất lại về mùa vụ trên toàn vùng ĐBSCL trong bối cảnh cần phải bố trí thời vụ xuống giống căn cứ theo nguồn nước.

Chẳng hạn, tất cả các trà lúa xuống giống trong khoảng thời gian từ tháng a đến tháng b trên toàn ĐBSCL đều thuộc vụ đông xuân, từ tháng c đến tháng d là vụ hè thu… Thống nhất lại như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và các địa phương sẽ không bị chồng chéo vụ này vụ kia.

Khi đã thống nhất lại về mùa vụ, rất nhiều diện tích lúa hiện đang được xếp vào vụ hè thu ở nhiều địa phương, sẽ thuộc về lúa vụ thu đông. Như vậy, quy mô vụ hè thu sẽ giảm mạnh, đồng thời quy mô vụ thu đông tăng lên rất nhiều.

Xin cảm ơn ông!

Tiếp tục xây dựng các phương án mềm cho sản xuất vụ hè thu

Cục Trồng trọt lưu ý các địa phương tiếp tục cập nhật tình hình nguồn nước và có phương án mềm bố trí sản xuất lúa hè thu.

Tiếp tục xây dựng các phương án mềm cho sản xuất vụ hè thu - Hình 1

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Ảnh: Kim Sơ.

Trong 3 ngày (9 - 11/6), Đoàn công tác Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, đã đi kiểm tra, đ.ánh giá tình hình sản xuất cây trồng vụ hè thu, vụ mùa 2020 tại các tỉnh Nam Trung bộ; đồng thời đưa ra giải pháp chủ động ứng phó khô hạn trong mùa khô, nhằm đảm bảo ổn định năng suất, sản lượng cây trồng.

PV Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Sau khi trực tiếp kiểm tra tình hình thực tế tại các tỉnh Nam Trung bộ, ông đ.ánh giá tình hình sản xuất vụ hè thu, vụ mùa ra sao?

Hiện nay tình hình nguồn nước thiếu hụt cho sản xuất ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, từng tỉnh có diễn biến và tính chất khác nhau. Có những tỉnh khô hạn trong một khoảng thời gian ngắn cục bộ và chúng ta có thể tiếp tục bố trí mùa vụ sản xuất được.

Ngược lại có tỉnh không thể bố trí được vì tình hình khô hạn quá gay gắt và còn tùy thuộc vào nguồn nước cung cấp cho sản xuất từ hồ chứa, từ sông hay từ nguồn nước mưa hoặc từ các hồ thượng nguồn lân cận.

Ví dụ như tỉnh Bình Thuận mùa vụ sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước của sông và hồ chứa. Tỉnh này có cơ cấu 3 vụ lúa nên thời gian vụ hè thu sẽ bị lùi lại. Bình Thuận mới bắt đầu vào vụ sản xuất và tình trạng thiếu nước chỉ diễn ra ở đầu vụ, gây khó khăn cho việc xuống giống ban đầu, chứ không có nghĩa là khô hạn trong toàn vụ.

Do đó, khi tỉnh này xuống giống xong và có nguồn nước về sẽ điều tiết nước để chăm sóc cho lúa hè thu và vẫn có thể tiếp tục làm được thêm vụ lúa mùa. Như vậy việc khô hạn ở Bình Thuận sẽ bị ảnh hưởng ở vụ ĐX 2020 - 2021, chứ không ảnh hưởng trực tiếp vào trong vụ hè thu, vụ mùa này.

Còn đối với các tỉnh cơ cấu 2 vụ, cũng có thể lùi thời vụ hè thu lại chờ khi có mưa, có nguồn nước mới bố trí sản xuất. Tuy nhiên việc lùi thời vụ, các địa phương cũng cần tính toán thu hoạch cuối vụ để tránh lũ.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy như tỉnh Bình Thuận trước đây với phương án nếu không có nước thì có thể cắt giảm 20.000 ha lúa, nhưng nay hoàn toàn có thể bố trí 20.000 ha này để tiếp tục sản xuất.

Đối với tỉnh Khánh Hòa chúng tôi nhận thấy có những diễn biến tích cực khả thi. Tuy nhiên tỉnh này cần có một đề xuất mềm hơn, để quản lý tốt hơn việc xuống giống của bà con nông dân cũng như chăm sóc cây lúa được thuận lợi.

Tiếp tục xây dựng các phương án mềm cho sản xuất vụ hè thu - Hình 2

Đoàn Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình khô hạn tại Ninh Thuận. Ảnh: MH.

Riêng tỉnh Ninh Thuận với đặc thù khí tượng rất ít mưa nên không thể lùi vụ bởi vì không có nước. Thành ra chỉ khi nào tỉnh có mưa mới bố trí sản xuất 1 vụ/năm, còn lại bỏ đất trống hoặc chuyển sang cây trồng cần cực kỳ ít nước.

Còn các tỉnh còn lại chúng ta vẫn tiếp tục cập nhật tình hình nguồn nước và xây dựng các phương án mềm cho sản xuất lúa hè thu. Bởi theo dự báo hạn cho vụ hè thu là dự báo hạn thời điểm xuống giống, hoàn toàn khác với dự báo hạn cho vụ ĐX là dự báo hạn suốt vụ.

Do đó, nếu chúng ta điều tiết nguồn nước và bố trí thời vụ hợp lý, sử dụng nước tưới hợp lý thì hoàn toàn có thể khai thác được diện tích sản xuất ở khu vực này.

Theo dự báo, tình hình khô hạn, thiếu nước trong vụ hè thu ở Nam Trung bộ vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy ông có giải pháp chỉ đạo ứng phó như thế nào để đảm bảo diện tích gieo trồng?

Về giải pháp phi công trình, Cục Trồng trọt đã có đề xuất mới đây tại hội nghị ở Bình Định, Quảng Ngãi cũng như đợt công tác này và được các địa phương ủng hộ.

Tiếp tục xây dựng các phương án mềm cho sản xuất vụ hè thu - Hình 3

Các địa phương cần tiếp tục cập nhập tình hình và có phương án mềm cho vụ sản xuất hè thu. Ảnh: Kim Sơ.

Thứ nhất, các địa phương cần có phương án bố trí thời vụ tập trung cho những vùng mà chúng ta điều tiết nước bởi hệ thống công trình thủy lợi. Tuy nhiên việc bố trí thời vụ tập trung này chỉ với diện tích nhất định, để cung cấp nguồn nước chủ yếu với diện tích này thôi.

Ví dụ như một vùng có diện tích 1.000 ha. Trước đây, địa phương bố trí thời vụ kéo dài trong vòng 15 ngày và việc điều tiết nước cũng trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên chỉ những nơi nào mà xuống giống thì người dân mới lấy nước vào, còn ở những nơi chưa xuống giống thì nước chảy ra ngoài, lãng phí nguồn nước.

Bây giờ chúng ta bố trí lại, một lần xuống giống tập trung chia ra nhiều lần và mỗi lần chỉ 300 ha và xuống giống trong vòng 3 ngày sau đó ngưng.

Như vậy, với diện tích 1.000 ha, chúng ta điều tiết nước xuống giống chỉ còn trong vòng 10 ngày. Tương tự, việc điều tiết nước cho các đợt bón phân tiếp theo cũng sẽ như vậy. Khi đó, việc khai thác nguồn nước được chủ động và sử dụng một cách hợp lý nhất.

Thứ 2, phải sử dụng giống ngắn ngày. Thay vì sử dụng giống 110 ngày chúng ta sử dụng giống 90 ngày sẽ tiết kiệm được 1 lần tưới nước. Mà tiết kiệm được 1 lần tưới nước ở những vùng mà tình hình khô hạn là cực kỳ quan trọng đối với sản xuất.

Thứ 3, tăng cường việc bón phân hữu cơ với tỷ lệ 10-12%. Phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa mà còn có tác dụng giữ nước, giữ ẩm cho đất để giúp cho cây lúa vượt qua các thời kỳ.

Thứ 4, yếu tố kỹ thuật rất quan trọng, chúng ta cần thực hiện tưới ngập khô xen kẽ nhằm giúp cho rễ lúa ăn sâu xuống dưới đất. Nếu tình hình khô hạn diễn ra ở 5-10% hay 20% nước mặt thì rễ lúa vẫn nằm dưới tầng còn có nước.

Tuy nhiên 4 yếu tố phi công trình này phải kết hợp một cách hài hòa với việc điều tiết nước thì chúng ta sẽ vượt qua tình hình khô hạn. Việc thiệt hại về năng suất, sản lượng khi tình hình hạn quá gay gắt, còn bình thường chúng ta vẫn chủ động tưới nước một cách đầy đủ cho cây lúa.

Hiện 4 giải pháp này chúng tôi khuyến cáo cho các địa phương.

Ngoài giải pháp trên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong điều kiện hiện nay cũng cần được các địa phương đẩy mạnh?

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng Duyên hải Nam Trung bộ là một điều bắt buộc vì điều kiện khí tượng thủy văn. Một số cây trồng cạn thích hợp cho vùng này là nhóm đậu đỗ bao gồm đậu tương, đậu xanh, đậu phộng sử dụng rất ít nước.

Ngoài ra một số vùng bà con nông dân có kỹ thuật canh tác cao chúng ta có thể làm bắp giống, bắp thương phẩm. Những cây trồng này góp phần trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong giai đoạn ngắn hạn.

Tiếp tục xây dựng các phương án mềm cho sản xuất vụ hè thu - Hình 4

Một mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở vùng Duyên hải Nam Trung. Ảnh: MH.

Hiện nay vướng ở chỗ là chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp và có đầu ra thị trường tiêu thụ. Vì thế việc mở rộng diện tích chuyển đổi rất khó khăn vì thiếu đầu ra.

Tuy nhiên các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nếu như nhìn thấy được vùng nguyên liệu ổn định ở khu vực này, liên kết sản xuất với nông dân và với sự ủng hộ của địa phương thì việc chuyển đổi cây trồng sẽ mang tới hiệu quả tích cực lâu dài.

Ví dụ như Khánh Hòa là vùng xoài đã có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nên phát triển rất tốt. Một số tỉnh khác chúng tôi thấy chuyển sang các loại cây dược liệu và có những vùng nguyên liệu tốt đều có thể phát huy.

Với các loại cây thị trường đang gặp khó khăn thì nên cân nhắc chuyển đổi ví dụ như mía, điều...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một mã đề thi toán THPT tại Đắk Lắk bị lỗi nghiêm trọng?
17:15:46 28/06/2024
Nữ tài xế điều khiển ô tô tông loạt xe máy ở Vũng Tàu, 2 mẹ con không qua khỏi
09:38:15 28/06/2024
Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong
19:53:41 27/06/2024
Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu
09:20:16 28/06/2024
Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'
22:38:00 27/06/2024
Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy
17:23:03 28/06/2024
2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp
18:12:10 28/06/2024
Phú Thọ: B.é t.rai 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành giữa đêm
16:12:28 27/06/2024

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Midu tổ chức lễ cưới rộng như SVĐ, thi công 15.000 bông tuyết trong 200 giờ
09:56:21 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Kardashian -West kẻ phất lên thành tỷ phú, người cạn kiệt tài sản hậu ly hôn
10:52:40 29/06/2024
Hùng Didu bị kênh TikTok tố "kiếm like" vụ Phanh nè mất tích, tiết lộ chiêu trò
09:40:01 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024

Tin mới nhất

Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế

15:12:14 29/06/2024
Liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn khiến hai mẹ con không qua khỏi ở Vũng Tàu, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu khởi tố, bắt giam nữ tài xế điều khiển ô tô điên về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa

15:01:03 29/06/2024
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tổ chức làm các thủ tục theo quy định và bàn giao t.hi t.hể nạn nhân cho gia đình. Chính quyền địa phương đã động viên, thăm hỏi, chia buồn kịp thời cùng gia đình nạn nhân.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong

11:20:55 29/06/2024
Ngày 27-6, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Công an huyện Đất Đỏ điều tra nguyên nhân vụ 2 vợ chồng được phát hiện t.ử v.ong trong căn nhà cháy.

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

10:04:57 29/06/2024
Rạng sáng 29/6, người dân khu HH2B Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, hốt hoảng phát hiện một nam giới nằm bất động dưới sân tòa nhà.

112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện

07:16:23 29/06/2024
Vụ việc đã khiến 127 công nhân phải đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hải Phòng để điều trị. Ngoài ra còn có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ hơn được theo dõi tại Công ty đóng tàu Sông Cấm.

Một người bị mất tích nghi do lũ cuốn tại thị xã Sa Pa

07:09:28 29/06/2024
Trước đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, từ đêm 27/6 đến rạng sáng 28/6/2024 trên địa bàn thị xã Sa Pa có các đợt mưa vừa, mưa lớn gây lũ cục bộ trên các sông, suối.

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

14:10:40 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Có thể bạn quan tâm

Phủ Đột - Điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình

Du lịch

15:31:04 29/06/2024
Đột là điểm di tích nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An. Đây là nơi thờ hai vị tướng của Triều đình là Nhị vị Thánh T.iền gồm Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù

Lydie Vũ đọ dáng lấn át đối thủ, phô đường cong gợi cảm, bí kíp từ 1 thiết kế lạ

Sao việt

15:24:09 29/06/2024
Lydie Vũ được xem là gà chiến mạnh nhất của tượng đài nhan sắc Việt tham dự cuộc thi Miss Supranational 2024, tại Ba Lan. Cô luôn khiến fan sắc đẹp Việt tự hào vì phong cách ngày càng lột xác thăng hạn, lấn át 70 thí sinh khác

Ẩn ý đằng sau câu rap gây tranh cãi "bạn có thể dạy tôi tiếng Nhật không?" của Lisa

Nhạc quốc tế

15:23:47 29/06/2024
Đây là lần đầu tiên Lisa phát hành dự án âm nhạc sau khi rời khỏi YG Entertainment, đồng thời cũng là sản phẩm đầu tiên mà cô tham gia vào khâu sản xuất âm nhạc với vai trò là người viết lời và soạn nhạc.

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

Thế giới

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Mark Lee nhân tố đáng gờm của giải trí Hàn Quốc, SM khen ngợi hết lời

Sao châu á

14:55:56 29/06/2024
Trước khi chính thức ra mắt, Mark Lee đã được SM Entertainment ưu ái cho tham gia vào nhiều dự án như SM Rookies hay đóng MV cùng đàn anh EXO để tăng độ nhận diện, điều này đã trờ thành bàn đạp để anh thành công

Thế nào là ngôi nhà chuẩn phong thủy? Chuyên gia chỉ ra những quan niệm sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Trắc nghiệm

14:52:20 29/06/2024
Một ngôi nhà chuẩn phong thủy cần đảm bảo những yếu tố nào? Hãy cùng chuyên gia phong thủy giải đáp những thắc mắc trên.

"Trạm cứu hộ trái tim": Không thể ngờ cuối phim lại có nhân vật "hèn hạ" hơn cả An Nhiên, kết buồn là xứng đáng!

Hậu trường phim

14:41:48 29/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim đang đi tới những tập cuối với nhiều tình tiết kịch tính, những mâu thuẫn được đẩy lên cao trào, những nút thắt dần được gỡ.

Isaac thể hiện ra sao tại 'Anh trai say hi'?

Tv show

14:32:57 29/06/2024
Sau 2 tập Anh trai say hi lên sóng, Isaac đang nhận được chú ý bởi hình ảnh một người trưởng nhóm lĩnh hội đủ yếu tố.

Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"

Netizen

14:31:32 29/06/2024
Theo dõi Hằng Du Mục, có thể thấy cô không chỉ chăm chút hai con trai riêng của chồng mà tình cảm chị dâu - em chồng cũng rất thân thiết. Giữa lúc gia đình nữ tiktoker lục đục, em chồng cô có thái độ lạ.

Thanh Hương nhan sắc ngọt ngào không tì vết dù U40, thở thôi cũng thấy đẹp

Đẹp

14:16:28 29/06/2024
Kể từ sau đổ vỡ hôn nhân, Thanh Hương đã có màn thay đổi ngoạn mục từ công việc cho đến nhan sắc. Trên trang cá nhân, bà mẹ hai con chăm chỉ cập nhật những khoảnh khắc khoe nhan sắc n.óng b.ỏng và nhận về rất nhiều lượt thả tim