Điểm sàn đại học: Bỏ thì thương, vương thì tội

Theo dõi VGT trên

Một trong những điểm mới của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay là xóa điểm sàn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, phương án ngưỡng tối thiểu vẫn chưa thống nhất, khiến dư luận lo ngại việc bỏ điểm sàn sẽ hạ thấp chất lượng nguồn tuyển cho ĐH, CĐ.

Lửng lơ con cá vàng

Thực tế cho thấy, việc đưa điểm sàn là tiêu chí duy nhất xác định ngưỡng chất lượng đầu vào để tuyển sinh còn có nhiều bất cập. Theo TS Lê Viết Khuyến (Hiệp hội Các trường H, C ngoài công lập) việc kiểm soát chất lượng đầu vào thông qua điểm sàn thì trường “tốp trên”, trường trọng điểm vẫn có quyền tuyển cả thí sinh chỉ đạt điểm sàn, điều đó dẫn đến các trường “yếu thế” hơn như trường “tốp dưới”, trường mới thành lập, trường ngoài công lập cạn kiệt nguồn tuyển. Mặt khác, theo một số chuyên gia giáo dục, mỗi ngành có một đặc thù và yêu cầu riêng đối với môn học. Việc “cào bằng” các môn thi theo khối thi của tiêu chí điểm sàn sẽ khiến thí sinh giỏi môn học mà ngành tuyển sinh yêu cầu lại không trúng tuyển.

Điểm sàn đại học: Bỏ thì thương, vương thì tội - Hình 1

Thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ

Phó thủ tướng Vũ ức am từng lấy thí dụ, có thí sinh dự thi vào ngành Vật lý được 15 điểm đạt điểm sàn thì đỗ, nhưng môn Vật lý chỉ được 4 điểm. Trong khi đó, có thí sinh được 14,5 điểm nhưng môn Vật lý được 7 điểm, vẫn trượt. Đại diện cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT) cho biết: “Cách áp dụng một giá trị điểm sàn cho bậc ĐH và một giá trị điểm sàn cho toàn bộ bậc CĐ ứng với mỗi khối thi có nhược điểm là không dựa trên sự đa dạng của các ngành đào tạo và đặc thù của từng trường, năng lực từng thí sinh. Vì thế, cần có quy định mới linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn để các trường tận dụng được nguồn tuyển, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào”.

Cuối tháng 3, Bộ GD&ĐT đã đưa ra 5 phương án thay thế điểm sàn để lấy ý kiến. Có 2 phương án đang được chú ý nhiều nhất là 1 và 5. Cụ thể, phương án 1 đề xuất phân tâng theo tông điêm 3 môn thi. Điêm san tinh theo tông điêm ba môn thi cua tưng khôi thi. Điêm san đươc tinh trên cơ sơ phô điêm va bao đam tông nguôn tuyên vươt tông chi tiêu tuyên sinh. Đôi vơi môi khôi thi, xac đinh 3 mưc điêm san (cao, trung binh, thâp) đê cac trương lưa chon. Sau khi Bô công bô cac mưc điêm san, căn cư vao đăc thu cua trương va tinh hinh tuyên sinh cac năm đê xac đinh mưc điêm san tương ưng (cac trương ĐH chi đươc chon mưc cao hoăc trung binh). Xet tuyên cac thi sinh co kêt qua thi tư điêm san (do trương chon) trơ lên; điêm xet tuyên la tông điêm 3 môn thi theo khôi thi co nhân hê sô đôi vơi môn ưu tiên cua nganh. Viêc xet tuyên thưc hiên theo nguyên tăc lây tư trên xuông cho đên khi đu chi tiêu.

Phương án 5 được xac đinh theo ngương chinh thưc va ngương dư bi. Theo đó sẽ chia phô điêm ba môn thi thanh các mưc 25%, 50%, 65% va 80%. Đơt xet tuyên thư nhât cac trương ĐH tuy theo kha năng tuyên sinh cua minh, ưu tiên goi thi sinh trong nhom 25% hay nhom 50%. Đơt hai, nhưng trương tuyên chưa đu chi tiêu co thê xet tuyên thi sinh đên nhom 65%. Nhưng thi sinh co mưc điêm ngương 50% va 65% trươc khi vao hoc chinh thưc phai hoc bô sung kiên thưc 6 thang. Nhom 80% dành cho cac trương CĐ tuyên sinh. Điêm môn ưu tiên tinh theo nganh đao tao, đươc nhân hê sô.

Tuy nhiên, đến nay Bộ GD&ĐT vẫn lúng túng trong việc xác định phương án thay thế cho điểm sàn. Xin nhắc lại, trong năm 2014, Bộ GD&ĐT đã cho phép hơn 60 trường tuyển sinh riêng. Nếu như những trường ĐH thi “3 chung” phải tuân thủ phương án đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ (1 trong 5 phương án trên) thì nhiều trường trong số 60 trường được tuyển sinh riêng lại chỉ lấy thí sinh dựa trên điểm tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập của năm lớp 12 với mức tối thiểu bình quân là 5 điểm.

Bà Lê Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương) cho biết, mặc dù đồng tình với quan điểm bỏ điểm sàn của Bộ nhưng bà cũng băn khoăn sẽ có những trường hợp thí sinh “trượt ngưỡng” của bộ trong kỳ thi 3 chung lại đủ điều kiện đỗ ĐH, nếu xét về kết quả học tập phổ thông. Như vậy, rất khó để giải thích với xã hội về chất lượng nguồn tuyển không đồng đều.

Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng cho rằng, một kỳ thi tốt nghiệp mà tỷ lệ đỗ lên tới 99%, trong đó có tới 90% thí sinh đạt điểm “chuẩn” đủ điều kiện vào ĐH là quá dễ dãi. Còn theo ông Vũ Văn Hóa (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ: “Hiện chúng ta chưa thể tin vào chất lượng đ.ánh giá ở bậc THPT. Bởi trước đây chúng ta đã từng xét vào ĐH bằng học bạ, chỉ có 40% thí sinh là thực sự đạt điểm trung bình, còn 60% có sức học yếu nhưng vẫn có học bạ đẹp”.

Video đang HOT

Ai cứu trường tư thục?

Không thể phủ nhận việc Bộ GD&ĐT áp dụng điểm sàn ĐH, CĐ trong 10 năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Tuy nhiên, việc “ốp cứng” điểm sàn cũng khiến Bộ phải chịu áp lực phải “cứu” các trường ĐH khó tuyển sinh, trong đó phần lớn là các trường ngoài công lập (NCL). Các trường này đổ lỗi cho Bộ vì áp dụng điểm sàn quá cao mà họ không đủ nguồn tuyển và nhiều trường đã bị đình chỉ tuyển sinh bởi không nhận đủ hồ sơ nhiều năm liền.

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, năm 2013, hơn 1/3 trong số 353 trường ĐH, CĐ tuyển sinh có tỷ lệ nhập học dưới 50% chỉ tiêu, trong đó ở bậc ĐH có 25 trường và tất cả đều là trường NCL. Tỷ lệ nhập học so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 của ĐH NCL cũng chỉ đạt 72,51%, trong khi con số này ở các trường công lập là 98,26%.

Tuy nhiên, theo ông Lê Trường Tùng, để đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, trừ số ngành học khó tuyển có thể thấy thí sinh tốt nghiệp THPT, với các ngành khác, cần nâng ngưỡng điểm phổ thông lên ít nhất là 7,0. Ngoài ra, cần có quy định “cứng” buộc các trường tuyển sinh riêng chỉ được phép tuyển tối đa 30% chỉ tiêu bằng việc xét kết quả học phổ thông, còn lại phải tuyển theo “3 chung” của Bộ.

Trong khi đó, PGS.TS Lê Trọng Thắng (Trường ĐH Mỏ – Địa chất) cho rằng: “Điểm sàn là mức điểm tối thiểu để yêu cầu người học cần đạt được nếu muốn vào học các bậc đào tạo này. Đối với các trường công lập tổ chức theo phương án “3 chung”, vẫn nên áp dụng điểm sàn và có biện pháp đảm bảo việc xét tuyển là khách quan”.

Theo các chuyên gia giáo dục, chủ trương xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào thay thế cho tiêu chí duy nhất là điểm sàn được Bộ GD&T triển khai và công bố từ lâu. Tuy nhiên, đến thời điểm học sinh đã hoàn tất việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, Bộ GD&T vẫn loay hoay với việc xác định điểm sàn và các tiêu chí bảo đảm chất lượng như thế nào, ảnh hưởng đến tâm lý, tác động đáng kể đến việc lựa chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh của thí sinh. Bởi vì khi xác định đăng ký tuyển sinh vào ngành nghề đào tạo của trường H, C nào đó, thí sinh phải dựa theo năng lực học tập, khả năng tài chính của bản thân, gia đình mình và điều kiện tuyển sinh của các trường. Các trường H, C gặp khó khăn khi phổ biến công tác tuyển sinh, xác định tiêu chí đầu vào.

Bộ GD&T đưa ra 5 phương án dự kiến như kể trên khá rắc rối và khó hiểu, càng gây nên những bất cập trong công tác tuyển sinh. iều quan trọng là phương án xác định tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào cần ngắn gọn, dễ hiểu, bảo đảm công bằng cũng như bảo đảm tốt nguồn tuyển của các trường. Bộ GD&T cần hoàn thiện và sớm công khai các tiêu chí xác định chất lượng nguồn tuyển đầu vào để công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt.

Theo VNE

Bỏ điểm sàn: Ngưỡng nào cho chất lượng đầu vào?

Kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ đang đến rất gần nhưng còn nhiều điều vẫn chưa rõ ràng. Bỏ điểm sàn (ĐS) tuyển sinh nhằm mở cửa tối đa cho các trường, ngành GD&ĐT lại rơi vào một thế "bí" khác: Ngưỡng nào để đảm bảo chất lượng trong 5 phương án hiện nay.

Bỏ điểm sàn: Ngưỡng nào cho chất lượng đầu vào? - Hình 1

Bỏ điểm sàn, chất lượng đầu vào sẽ được kiểm soát bằng các tiêu chí nào là điều dư luận đang hết sức quan tâm. Ảnh: Như Ý

Chuyện điểm sàn không chỉ nằm ở nội tại vấn đề mà còn liên quan đến câu chuyện thừa thầy, thiếu thợ, đến câu chuyện của 72.000 cử nhân thất nghiệp đang có nguy cơ nối dài hơn.

Phóng viên báo T.iền Phong có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Hóa, nguyên GĐ Học viện Tài chính hiện là Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN.

Lúc đầu Bộ đưa ra 4 phương án, sau lần thảo luận thứ nhất, phương án thứ 5 ra đời. Với kinh nghiệm của mình, ông nghĩ kỳ thi tuyển sinh năm nay nên đi theo phương án nào?

Trong 5 phương án, theo tôi, ngành GD&ĐT nên theo phương án số 1. Theo đó, căn cứ vào kết quả chấm thi tuyển sinh 2014, dựa trên phổ điểm, để quyết định lấy được bao nhiêu thí sinh, rồi quyết định 3 mức ĐS cao, trung bình và thấp; các trường ĐH chỉ được tuyển ở 2 mức đầu và căn cứ điểm sàn của từng trường, chọn ra một môn cơ bản cho từng ngành đào tạo, nhân hệ số. Môn nhân hệ số cộng với ĐS sẽ làm nên điểm chuẩn của trường ĐH.

Ông từng nói, các trường ngoài công lập (NCL) kêu nhiều nhất, vì sao lại như vậy? Theo ông phương án này có làm thỏa mãn các trường NCL không?

Ở nhóm trường NCL, nhiều trường thiếu chỉ tiêu trong khi, thí sinh, dù có trên ĐS cũng không đến học... Nguyên nhân không phải là nới lỏng hay thu hẹp ĐS mà chính là cơ sở vật chất, giáo viên, thương hiệu... không thu hút được người học. Điều đáng nói là họ kêu nhiều thì Bộ cũng... "chiều" và nới lỏng.

Bỏ điểm sàn: Ngưỡng nào cho chất lượng đầu vào? - Hình 2

Mùa tuyển sinh 2014 đang tới gần. Ảnh: Hồ Thu

Hệ quả của việc mở tối đa như thế này là gì, thưa ông?

Dần sẽ bão hòa giữa tổng số thí sinh dự thi và số được tuyển vào ĐH: Hai con số này sẽ tương đương nhau. Thử làm một con tính nhỏ: Tổng số học sinh thi tốt nghiệp năm nay là trên dưới 800.000; chỉ tiêu đào tạo Bộ GD&ĐT duyệt cho các trường là trên dưới 700.000; như vậy, chỉ còn hơn 100.000 thí sinh sẽ vào học CĐ nghề và các hệ đào tạo trung cấp khác.

Nếu chỉ còn 100.000 người đi học nghề thì sẽ làm trầm trọng thêm căn bệnh thừa thầy thiếu thợ?

Đúng vậy, căn bệnh này hiện hữu vài chục năm rồi không khỏi và còn có nguy cơ nặng hơn. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan là "bệnh" này liên quan đến chính sách cán bộ; đặc biệt, chính sách thu nhập đối với người lao động: cùng học ĐH, nhưng vào cơ khí, điện, điện tử rất ít vì lương thấp; vào học quản lý kinh tế là nhiều vì "ngồi" nơi mát mẻ, lương cao. Câu chuyện đãi ngộ là một trong những nguyên nhân làm mất thêm cân đối ngành nghề là thế. Phải thay đổi chính sách thì mới thay đổi được cơ cấu cán bộ, mới giảm bớt tình trạng thừa thầy thiếu thợ vốn tồn tại lâu nay, chứ không hoàn toàn tại GD&ĐT.

Với chính sách tuyển sinh như năm nay, nếu thí sinh thi ba chung trượt thì xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp và điểm học tập THPT. Về mặt nào đó, thí sinh chỉ tốt nghiệp THPT là có thể được học ĐH.

Dù vậy, vẫn có những trường không thêm được nhiều học sinh lắm vì có những thí sinh trên sàn cũng không vào học các trường này.

Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long.

Như vậy, việc tuyển sinh mở toang như hiện nay đã tách rời chính sách phát triển nguồn nhân lực?

Đó là... lỗi hệ thống: từ thượng tầng, là đào tạo, không quan sát hạ tầng, không biết doanh nghiệp cơ cấu như thế nào để mở các ngành đào tạo, cứ mở ào ạt một lúc! Ai đời từ 2004 đến 2007, hàng loạt ngân hàng thương mại thành lập (trên các phố lớn, cứ 150- 200 mét là thấy một trụ sở ngân hàng); rồi thị trường chứng khoán nở bung như nấm.

Từ lỗi hệ thống đó đẻ ra hệ thống khác: do cần cán bộ nên cứ mỗi tuần cho ra một trường ĐH; một đất nước không lớn như VN có 450 trường ĐH, CĐ, mỗi tỉnh 5-6 trường thì lấy đâu ra người học và học ra để làm gì. Đến khi kinh tế đi xuống, ngân hàng, chứng khoán..."chết"; người có việc làm còn trở nên thất nghiệp nữa là cử nhân vừa tốt nghiệp.

Có cách nào giải quyết được lỗi hệ thống này không?

Thực ra vấn đề đã được nhận biết, không chỉ ở Bộ GD&ĐT, nhưng đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà phải mất ba bốn thập kỷ và phải đặt vấn đề giải quyết ngay từ bây giờ. Phải làm lại quy trình, xem xét cơ sở hạ tầng, xem nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chiếm bao nhiêu phần trăm, dự kiến 20 năm tới phát triển thế nào... Từ đó mới hoạch định chính sách đào tạo cán bộ, phân bố cơ cấu cán bộ thế nào, cơ chế đãi ngộ ra sao...

Đặc biệt với GD&ĐT phải cải cách từ bây giờ để 20 năm sau số học sinh khoảng 1,5 triệu/ năm vào các trường học theo đúng ý đồ, đảm bảo cơ cấu như đã nói ở trên; chứ không phải mỗi người đi xem Anh làm gì, Mỹ làm gì rồi về nhà cop nhặt một ít - phải tự lực cánh sinh, xem hoàn cảnh nước ta thế nào để hoạch định chính sách đúng với thực tế. Người ta chỉ giả nghèo được, không thể giả giàu được!

Xin chân thành cám ơn ông.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Nam Thư từng bị chỉ trích vì hành động ôm ấp sát rạt một sao nam có vợ
23:52:11 05/07/2024
Baifern Pimchanok có chia sẻ đầu tiên sau khi Nine Naphat tuyên bố chia tay, trạng thái tinh thần ra sao?
23:53:48 05/07/2024
NS Thảo Nguyên vừa qua đời: Làm bảo vệ bán bánh mì, nằm liệt giường 10 mấy tháng
21:52:37 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi chưa bao giờ yêu trùng với ai"
22:51:44 05/07/2024
'Kiều nữ làng hài' Nam Thư: U40 vẫn lẻ bóng, từng lỡ dở với diễn viên 'L.ật m.ặt'
21:15:40 05/07/2024
6 dấu hiệu lạ của Baifern - Nine Naphat trước khi "toang": Đàng trai vương vấn, đàng gái lại dứt khoát bất ngờ
22:31:49 05/07/2024
Cây hài sân khấu: NSND Ngọc Giàu - sóng ngầm gây trận bão cười
23:30:26 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngàn đêm nặng nợ trên đường quê

Netizen

06:47:06 06/07/2024
Có một đội thiện nguyện sống cho mình vào ban ngày, cho mọi người vào ban đêm. Họ rong ruổi khắp nẻo đường từ phố thị đến làng quê biên giới, mang lại chút bình yên, sự giúp đỡ quý giá đối với người lỡ đường.

Uống nước mướp đắng khi nào thì tốt?

Làm đẹp

06:46:24 06/07/2024
Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất: charatin, polypeptide-p và vicine trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong m.áu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.

Quả m.áu có thật là 'thần dược' chốn phòng the?

Sức khỏe

06:46:06 06/07/2024
Quả m.áu được bán với giá khá cao từ vài trăm ngàn đến triệu đồng/kg nhưng vẫn hút khách thành thị. Bởi người mua truyền tai nhau, đây là loại quả có nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe, đặc biệt là thần dược của chốn phòng the.

Bom tấn Zenless Zone Zero gây thất vọng

Mọt game

06:45:48 06/07/2024
Zenless Zone Zero, bom tấn gacha năm 2024 từ nhà phát triển HoYoverse đã chính thức ra mắt vào ngày 04/07 vừa qua và nhận về rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng game thủ.

Indonesia: Phát hiện bức tranh hang động 51.200 năm t.uổi

Lạ vui

06:44:51 06/07/2024
Trên trần của một hang động đá vôi trên đảo Sulawesi của Indonesia, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật mô tả ba hình người đang tương tác với một con lợn rừng.

Tùng Dương: "Tôi đi hát event, hát cứ giật tưng tưng lên, khán giả không ai hiểu gì"

Nhạc việt

06:44:41 06/07/2024
Sau đó, tôi ra album đầu tiên Chạy trốn. Tôi cảm ơn những ngày tháng đó, cảm ơn các cuộc thi đã giúp tôi có danh tiếng nhanh hơn, không mất thời gian đi xin hát ở các tụ điểm nữa.

Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

Tin nổi bật

06:33:57 06/07/2024
Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.

Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza

Thế giới

06:33:13 06/07/2024
Trong khi đó, Ủy ban Kháng chiến nhân dân (PRC), một nhóm vũ trang liên minh với Hamas, cũng phản đối mọi nỗ lực nhằm triển khai các lực lượng quốc tế hoặc các lực lượng khác ở Gaza.

Hé lộ cuộc gặp gỡ định mệnh của Midu - Minh Đạt vào 3 năm trước, Lan Ngọc và dàn sao Vbiz chứng kiến

Sao việt

06:27:15 06/07/2024
Dù thoải mái chia sẻ về cuộc sống sau đám cưới, thế nhưng Midu và Minh Đạt vẫn giữ kín mọi thông tin trong thời gian tìm hiểu, hẹn hò.

Gợi ý các món ngon mát từ đậu hũ

Ẩm thực

06:14:55 06/07/2024
Đậu hũ không chỉ ngon miệng mà còn làm thanh mát cơ thể, rất phù hợp cho những ngày hè oi bức. Dưới đây là một số món ngon mát từ đậu hũ mà bạn có thể thử làm tại nhà.

Bộ phim hoạt hình 'Thanh gươm diệt quỷ' công chiếu toàn cầu

Hậu trường phim

06:13:59 06/07/2024
Crunchyroll - Chủ sở hữu series anime nổi tiếng Thanh gươm diệt quỷ công bố sở hữu bản quyền và sẽ ra mắt hệ thống chiếu rạp toàn cầu thời gian tới.