Điểm khởi đầu cho nỗ lực bảo vệ thiên nhiên

Theo dõi VGT trên

Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học (COP15) kết thúc ngày 19/12 tại Montreal (Canada) đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm thúc đẩy bảo vệ hệ sinh thái vốn là nền tảng cho cuộc sống và sinh kế của con người.

Nếu được thực hiện đầy đủ, Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu mới được thông qua sẽ định hướng các nỗ lực bảo tồn cho đến cuối thập niên này, với mục đích chứng kiến các loài và hệ sinh thái phục hồi ở tất cả các khu vực vào năm 2050.

Điểm khởi đầu cho nỗ lực bảo vệ thiên nhiên - Hình 1
Cây thủy sinh tại công viên quốc gia Everglades ở Florida, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau khi Bộ trưởng Môi trường và Sinh thái Trung Quốc Hoàng Nhuận Thu tuyên bố thông qua thỏa thuận, cả hội nghị đã bùng nổ những tràng pháo tay không ngớt trong phiên họp toàn thể lúc 3h sáng (giờ địa phương). Hội nghị COP15 ở Montreal, khai mạc ngày 6/12, được coi là cơ hội “nghìn năm có một” để các bên ký Công ước LHQ về đa dạng sinh học đạt được đồng thuận về cách bảo vệ thế giới tự nhiên khỏi các mối đe dọa như phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Hội nghị ban đầu dự kiến diễn ra ở Côn Minh, Trung Quốc và đã bị trì hoãn 2 năm do đại dịch COVID-19. Địa điểm đã được đổi thành Montreal và Canada đóng vai trò là nước chủ nhà, Trung Quốc vẫn giữ chức chủ tịch hội nghị. Thỏa thuận mới được đặt tên là Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal theo tên hai thành phố chủ nhà. Văn bản này yêu cầu các quốc gia nỗ lực bảo tồn 30% hành tinh vào năm 2030. Mục tiêu “30 x 30″ là mục tiêu mà Canada, cùng với một số quốc gia khác, thúc đẩy. Các nhà khoa học đ.ánh giá mục tiêu này là mức tối thiểu cần thiết để duy trì phần lớn các loài trên Trái Đất. Toàn bộ khuôn khổ bao gồm 23 mục tiêu nhằm bảo tồn những gì còn lại của đa dạng sinh học thế giới, đảm bảo sử dụng bền vững và cung cấp các phương tiện một cách công bằng, trong đó có phương tiện tài chính, để thực hiện những mục tiêu đó.

Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal đã thông qua “Mục tiêu 30 x 30″, áp dụng cho “các khu vực trên cạn, vùng nội thủy, ven biển và biển”, đặc biệt là các khu vực có tầm quan trọng lớn đối với đa dạng sinh học toàn cầu. Khuôn khổ đề ra mục tiêu tăng nguồn tài chính của các nước giàu dành cho các nước đang phát triển để hỗ trợ những nỗ lực bảo tồn từ 10 tỷ USD lên ít nhất 20 tỷ USD/năm vào năm 2025 và ít nhất 30 tỷ USD vào năm 2030; công nhận quyền và vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ thiên nhiên trên toàn cầu; kêu gọi các biện pháp pháp lý và chính sách để đảm bảo chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gene. Các mục tiêu này rất quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế công cộng, dược phẩm, nhân giống cây trồng và vật nuôi…

Video đang HOT

Một số đại biểu đ.ánh giá Khuôn khổ Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal là điểm khởi đầu, nếu được thực hiện, sẽ tạo ra sự bảo vệ vững chắc hơn cho đa dạng sinh học toàn cầu so với bất kỳ văn bản nào trước đó, mặc dù chưa đạt đến mức để trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Ông Brian O’Donnell, Giám đốc tổ chức Campaign for Nature (có trụ sở tại Mỹ) nhận định: “Chưa bao giờ có một mục tiêu bảo tồn nào trên toàn cầu ở quy mô như vậy. Điều này đem đến cho chúng ta cơ hội bảo vệ đa dạng sinh học khỏi sự sụp đổ”. Trong khi đó, ông Eddy Perez, một quan chức thuộc Mạng lưới Hành động khí hậu Canada (Climate Action Network Canada), đ.ánh giá ở một mức độ nhất định, thỏa thuận này đã đạt được tham vọng tập thể ở mức tốt nhất có thể.

Ông Mark Opel, phụ trách mảng tài chính của Campaign for Nature – một liên minh môi trường toàn cầu – cho biết các mục tiêu trị giá 20 tỷ USD và 30 tỷ USD là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của thỏa thuận. Ông nhấn mạnh: “Bây giờ chúng ta đã có những con số thực tế”, đồng thời cho biết số t.iền hằng năm mà các chuyên gia cho rằng các nước đang phát triển cần là ít nhất 60 tỷ USD.

Tuy nhiên, một số quốc gia châu Phi cho rằng những vấn đề của châu lục này đã không được quan tâm đúng mức. Theo ông Pierre Du Plessis, đại diện Namibia, cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học ở “Lục địa Đen” là một phần di sản của hành vi lạm dụng lâu dài có thể bắt nguồn từ quá trình thuộc địa hóa, khai thác tài nguyên và hình thức nông nghiệp đồn điền.

Cũng có nhiều ý kiến đ.ánh giá thỏa thuận không đủ bao trùm và để lại quá nhiều khoảng trống để các quốc gia trì hoãn hành động mạnh mẽ trong công tác bảo tồn. Việc hủy hoại thiên nhiên gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự thịnh vượng của con người, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, từ không khí, nguồn nước đến an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế. Việc con người phá hủy và xâm lấn các hệ sinh thái hoang dã cũng làm tăng rủi ro sức khỏe do virus lây truyền từ động vật, một vấn đề đang được nhận thức ngày một sâu sắc hơn.

Thực tế cho thấy, đa dạng sinh học, sự đa dạng của mọi sự sống trên Trái Đất đang bị mất đi với tốc độ đáng báo động. Các hệ sinh thái, từ rừng và sa mạc đến nước ngọt và đại dương, đang suy giảm nghiêm trọng. Một triệu loài thực vật và động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sự đa dạng di truyền đang biến mất. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn tài nguyên thiết yếu và các chức năng của hệ sinh thái để duy trì sự sống của con người, bao gồm sản xuất lương thực, lọc không khí và nước, và ổn định khí hậu. Các hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái Đất đang bị đe dọa.

Khi nhìn lại, khuôn khổ đa dạng sinh học được thống nhất tại Nhật Bản hồi năm 2010 đã không đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra, chủ yếu là do thiếu tài chính và thiếu các mục tiêu có thể đo lường để theo dõi tiến độ. Phát biểu tại COP15, ông Csaba Krsi, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, nhấn mạnh: “Đây không phải là một cuộc tụ họp để cứu Trái Đất, chúng ta ở đây để cứu chính mình”.

Tại phiên họp cấp cao với chủ đề “Nền văn minh sinh thái – Xây dựng tương lai chung cho mọi sự sống trên Trái Đất” trong khuôn khổ COP15, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào những nỗ lực chung nhằm bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu. Việt Nam luôn sẵn sàng huy động mọi nguồn lực để triển khai hiệu quả Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Với tư cách là thành viên tích cực của Công ước LHQ về đa dạng sinh học, Việt Nam kiến nghị cần nhanh chóng thiết lập các cơ chế hỗ trợ thực hiện, bao gồm cơ chế tài chính mới, huy động nguồn lực, xây dựng và phát triển năng lực, kỹ thuật, hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ; tăng cường hợp tác giữa các bên để thực hiện thành công các mục tiêu tham vọng của Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu; tạo cơ hội để mỗi người dân, tổ chức, quốc gia phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình trong việc hiện thực hóa Tầm nhìn 2050 về “Sống hòa hợp với thiên nhiên”.

Trung Quốc công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học (COP15) đang diễn ra ở Montreal (Canada), Trung Quốc ngày 18/12 đã đề xuất một thỏa thuận toàn cầu mới, với cam kết bảo vệ ít nhất 30% diện tích đất, nước và biển vào năm 2030 và huy động hàng trăm tỷ USD để tài trợ cho thỏa thuận này.

Trung Quốc công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal - Hình 1
Các đoàn đại biểu tham dự Phiên họp cấp cao tại COP15. Ảnh: Nguyễn Viết Tuân/TTXVN

Bộ trưởng Môi trường và Sinh thái Trung Quốc Hoàng Nhuận Thu (Huang Runqiu) đã công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal ở thời điểm hội nghị COP15 chỉ còn một ngày nữa là kết thúc. Dự thảo đề xuất rằng 30% các khu vực trên cạn, vùng nước nội địa, ven biển và biển, đặc biệt là các khu vực có tầm quan trọng đối với đa dạng sinh học, các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái, cần được bảo tồn một cách hiệu quả vào năm 2030. Thỏa thuận được đề xuất bao gồm cam kết huy động ít nhất 200 tỷ USD mỗi năm từ nguồn công và tư để tài trợ cho thiên nhiên và giảm các khoản trợ cấp có hại cho thiên nhiên ít nhất 500 tỷ USD vào năm 2030.

Dự thảo trên được đưa ra sau gần hai tuần đàm phán giữa 196 quốc gia tham gia công ước đa dạng sinh học của LHQ. Các bên đang tìm kiếm một thỏa thuận mới để ngăn chặn sự tàn phá thiên nhiên của con người và bắt đầu khôi phục lại những gì đã mất.

LHQ cho biết 3/4 diện tích đất đai trên thế giới đã bị thay đổi bởi các hoạt động của con người và hậu quả là một triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ này. Bước vào những giờ đàm phán cuối cùng, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển vẫn chưa thống nhất được về cách tốt nhất để huy động nguồn tài chính mới cho các nỗ lực bảo tồn. Dự thảo đề xuất các nước phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển ít nhất 20 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025 và 30 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Các mục tiêu khác trong dự thảo bao gồm giảm tác động của ô nhiễm và các loài xâm lấn; đảm bảo các doanh nghiệp giám sát và thông báo về tác động của các hoạt động của họ đối với đa dạng sinh học.

Trung Quốc công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal - Hình 2
Quang cảnh chung của Phiên họp cấp cao tại COP15. Ảnh: Nguyễn Viết Tuân/TTXVN

Giám đốc tổ chức Campaign for Nature, Brian O'Donnell, cho biết văn bản này sẽ là "cam kết lớn nhất thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học" nếu được thông qua. Theo ông Brian O'Donnell, văn bản đã đề cập đến các quyền của người bản địa, điều có thể báo trước "sự khởi đầu của một kỷ nguyên bảo tồn mới, trong đó bao gồm các quyền và sự lãnh đạo của người bản địa".

Chuyên gia Eddy Perez thuộc tổ chức Climate Action Network Canada mô tả đây là thỏa thuận "đầy tham vọng" nhằm gây áp lực lên các quốc gia phát triển về mặt tài chính. Nhưng ông lưu ý rằng văn bản không bao gồm mục tiêu có thể đo lường được về việc giảm sự tuyệt chủng của các loài do con người gây ra vào năm 2030.

Trung Quốc là Chủ tịch của COP15, nhưng hội nghị lần này được chuyển đến tổ chức ở Canada do các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Thỏa thuận mới sẽ được đặt tên là Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal theo tên hai thành phố chủ nhà.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị cấm bay vì chiêu trò đóng gói hành lý xách tay không thể ngờ tới
18:39:14 19/06/2024
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi huy động mọi nỗ lực chống hạn hán và lũ lụt
15:11:18 19/06/2024
Con "chuột chũi" to đùng tại Mossad
09:32:53 19/06/2024
'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
FDA Mỹ phê duyệt vaccine của Merck phòng ngừa phế cầu khuẩn ở người trưởng thành
14:38:40 19/06/2024
Biến đổi khí hậu gây ra cuộc chiến biên giới mới giữa Mỹ và Mexico
05:35:37 19/06/2024
Trung Quốc nhắm vào thịt lợn từ EU để trả đũa việc Brussels tăng thuế ô tô điện
14:11:52 19/06/2024
Loài chim quý hiếm mở rộng vùng sinh sống ở Trung Quốc
19:01:22 19/06/2024

Tin đang nóng

Xác minh quán bún chả ở HN rửa thịt bằng nước than, chủ quán lên tiếng xin lỗi
17:30:57 20/06/2024
Chùa Ba Vàng nói gì clip cô gái bị "vong nhập" và phát ngôn nghiệp kiếp trước?
17:11:10 20/06/2024
Ca sĩ Quang Bình: Ly hôn Trang Thanh Lan, giờ bị liệt nửa người, sống nghèo khổ
16:40:00 20/06/2024
35 năm mẹ tôi không một lần đưa con trở về nhà nội vì phát hiện bộ mặt thật đáng sợ của gia đình chồng
18:13:20 20/06/2024
Không phải Trần Hiểu, Trần Nghiên Hy mới là người trắng tay sau khi ly hôn vì 3 lý do
20:40:58 20/06/2024
Nhìn nam diễn viên hạng A bạo lực lạnh với vợ, tôi nhớ lại cú trả thù anh rể 2 năm trước thật hả hê
20:49:01 20/06/2024
Hành tung bí ẩn của nàng hậu gen Z khi vướng tin "mất tích khỏi Vbiz" vì mang thai
16:30:42 20/06/2024
Hạt Tiêu Play: Tiktoker bị đồn "tiểu tam", phá vỡ hôn nhân của Youtuber Mr.Vịt
16:10:06 20/06/2024

Tin mới nhất

Dự báo, cảnh báo sớm các loại hình thiên tai

19:44:08 20/06/2024
Trong năm, Ban Chỉ huy thực hiện xây dựng 14 trạm đo mực nước, triều cường tự động; tiếp nhận khai thác 21 trạm đo mưa tự động từ Quỹ cộng đồng phòng, chống thiên tai.

12 người ở Ấn Độ t.ử v.ong do ngộ độc rượu

19:20:37 20/06/2024
Một cảnh sát địa phương của Ấn Độ cho biết đã có ít nhất 12 người t.ử v.ong và gần 60 người khác phải nhập viện ngày 19/6 do uống phải rượu giả ở bang Tamil Nadu, miền Nam nước này.

Hàn Quốc điều tra vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân của nhân viên công vụ

19:00:08 20/06/2024
Bộ trưởng Luque cho biết tình trạng mất điện hôm 19/6 có thể tránh được nếu Ecuador thực hiện kế hoạch đầu tư nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng cả về sản xuất và truyền tải điện sau khi vụ mất điện tương tự xảy ra vào năm 2004.

Thủ lĩnh Hezbollah cảnh báo tấn công CH Síp nếu hỗ trợ Israel

17:49:54 20/06/2024
Trong bối cảnh căng thẳng đó, đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đã kêu gọi khẩn cấp giảm leo thang trong các cuộc đối đầu ở khu vực biên giới Israel - Liban.

Mỹ: Phá hủy 2 cơ sở của lực lượng Houthi tại Yemen

17:47:40 20/06/2024
Trong một tuyên bố trên nền tảng X, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) nêu rõ các lực lượng CENTCOM đã phá hủy thành công một trạm kiểm soát mặt đất và một đầu mối chỉ huy tại một khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen.

Rào cản mới với quá trình gia nhập EU của Ukraine

17:37:54 20/06/2024
Khẩu hiệu chính thức trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu của Hungary sẽ là Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , một quan điểm tương tự như của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ecuador bất ngờ đình chỉ miễn thị thực cho công dân Trung Quốc

16:17:04 20/06/2024
Ecuador đang tạm thời đình chỉ thỏa thuận miễn thị thực với Trung Quốc, với lý do về dòng di cư bất thường của công dân Trung Quốc qua quốc gia Nam Mỹ nhỏ bé này.

Mỹ t.iêu d.iệt nhân vật cấp cao của IS tại Syria

16:15:38 20/06/2024
Trong một tuyên bố trên mạng xã hội X, CENTCOM nêu rõ cái c.hết của Usamah Jamal Muhammad Ibrahim al-Janabi sẽ làm gián đoạn khả năng của IS trong việc cung cấp nguồn lực và thực hiện các vụ tấn công k.hủng b.ố .

Biến đổi khí hậu: Ngành nuôi cá hồi Scotland thiệt hại nặng nề

15:40:30 20/06/2024
Đầu tháng này, chính quyền Scotland bắt đầu đ.ánh giá tiến độ giải quyết vấn đề sức khỏe cá và tỷ lệ cá c.hết gia tăng trong ngành nuôi cá hồi.

Tại sao giá nhà toàn cầu tăng mạnh trở lại?

15:35:32 20/06/2024
Theo tờ The Economist, dường như cơn sốt nhà đang quay trở lại khi chỉ số giá nhà thế giới trong tháng 4/2024 (không gồm Trung Quốc) tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước.

Gia đình các nạn nhân đề nghị nhà chức trách Mỹ phạt Boeing gần 25 tỷ USD

14:36:57 20/06/2024
Trong phiên điều trần tại Thượng viện ngày 18/6, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Boeing cần bị truy tố.

Người phát ngôn IDF nhận định không thể xóa sổ Hamas

14:35:18 20/06/2024
Đáp lại, văn phòng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết nội các an ninh đã xác định một trong những mục tiêu chiến tranh là t.iêu d.iệt năng lực điều hành và quân sự của Hamas.

Có thể bạn quan tâm

Lọ Lem - con gái MC Quyền Linh không sang Anh du học

Sao việt

21:58:43 20/06/2024
Theo một vài nguồn tin, sau khi tốt nghiệp trung học, Lọ Lem sẽ sang Anh du học tại Đại học Mỹ thuật London. Tuy nhiên cho đến mới đây, chính con gái MC Quyền Linh đính chính thông tin trên.

Giải cứu thành công người đàn ông bị thương dưới giếng sâu 30m

Pháp luật

21:56:12 20/06/2024
Nạn nhân là ông M.V.H (SN 1975, ngụ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng). Trong quá trình nạo vét giếng nước, ông H bị máy bơm rơi xuống trúng người khi đang ở độ sâu 30m.

Muốn con hủy hôn khi thông gia tương lai tiết lộ một chuyện lúc bàn hôn sự

Góc tâm tình

21:51:15 20/06/2024
Ngày hai bên gia đình bàn bạc về hôn nhân của hai con, cũng là ngày tôi thất vọng vì biết rõ tương lai nhà chồng con gái.Tôi nhớ người yêu cũ quay quắt kể cả khi

Con gái Quyền Linh đẹp phát sáng ở lễ tốt nghiệp, được bố khuyên can thi hoa hậu

Netizen

21:31:36 20/06/2024
Dù rằng sau khoảng thời gian từ 3 - 4 năm sau khi du học, cô vẫn có thể tiếp tục theo đuổi con đường nhan sắc. Tuy nhiên, rào cản của Lọ Lem trong việc thi hoa hậu được cho còn đến từ phía gia đình. Theo đó, Quyền Linh từng cho biết bản...

Hai năm nữa, người Trái Đất "chạm đến" hành tinh thứ 9?

Lạ vui

21:15:43 20/06/2024
Trong bài phỏng vấn mới đây với Live Science, một số nhà thiên văn học lập luận rằng chỉ vài năm nữa - có thể là chỉ 2 năm - người Trái Đất sẽ có thể tìm thấy hành tinh thứ 9 đang ẩn mình ở quỹ đạo bên ngoài hành tinh lùn Sao Diêm Vương...

Nam chính bị ghét nhất hiện tại: Đã gia trưởng còn coi vợ như "máy đẻ", netizen chỉ muốn "tống ra chuồng gà"

Phim châu á

21:14:05 20/06/2024
Những tập gần đây, nữ chính đối mặt nhiều đau khổ vì người chồng gia trưởng Phương Hiệp Văn do Lâm Canh Tân thủ vai. Nhiều người còn đặt biệt danh cho anh là vai nam chính đáng ghét nhất màn ảnh hiện tại.

Đây là tựa game Gacha sinh lời "khủng" nhất ở Nhật Bản, cao gấp đôi Genshin Impact và Honkai: Star Rail

Mọt game

21:02:30 20/06/2024
Tới nay, cộng đồng game thủ đã thấy sự thống trị tuyệt đối của Genshin Impact và Honkai: Star Rail - cặp đôi song sát nhà miHoYo trong phân khúc game Gacha trên toàn cầu.

Cặp sao Việt tái hợp sau 18 năm khiến netizen thích thú, visual hack t.uổi cả đôi mới tài tình

Hậu trường phim

20:47:08 20/06/2024
Sau bộ phim Người Một Nhà, sóng giờ vàng VTV tiếp tục chiêu đãi khán giả một tác phẩm lấy chủ đề tình cảm gia đình với nhân vật chính là những cặp đôi trẻ có tên Sao Kim B.ắn Tim Sao Hoả.

Bọ Cạp đón loạt cơ hội tốt trong công việc, Thiên Bình tình yêu nở hoa ngày 21/6

Trắc nghiệm

20:43:38 20/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/6 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên... giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Jennifer Lopez nghỉ dưỡng ở Ý mà không có Ben Affleck

Sao âu mỹ

20:34:09 20/06/2024
Jennifer Lopez được phát hiện đang nghỉ dưỡng trên một chiếc thuyền ở Ý giữa lúc hôn nhân căng thẳng với chồng - Ben Affleck.

Đức Phúc tiết lộ điều trăn trở trong 9 năm làm học trò Mỹ Tâm

Tv show

20:07:12 20/06/2024
Đức Phúc vừa có những chia sẻ về quyết định trở lại với show thực tế về âm nhạc, đồng thời tiết lộ những trăn trở khi làm học trò Mỹ Tâm.