Đi chợ giữa biển Hoàng Sa (Kỳ 4): Mầm non của biển cả

Theo dõi VGT trên

Nhiều người vẫn mặc định, ngư dân đi biển là những người đàn ông trưởng thành, là trụ cột của gia đình. Nhưng đi trên những con tàu đán.h cá tung hoành trên vùng biển Hoàng Sa cũng có rất nhiều chàng trai chưa đến tuổ.i đôi mươi. Họ được ví là những “mầm non của biển cả” để nối tiếp thế hệ cha anh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Những chàng trai gánh sóng

Tàu hậu cần của chúng tôi cặp mạn với tàu Quảng Bình QB91784. Trên tàu lúc này có 23 ngư dân, trong đó một nhóm đang khẩn trương bán cá ngoài mũi tàu; phía sau, một nhóm khác vẫn miệt mài nấu nướng, chuẩn bị cho bữa ăn sáng của cả tàu. Tôi chạy về phía sau tàu với ý định xem xem công việc hậu cần của tàu cá như thế nào, khi đám thanh niên này ngẩng mặt lên, tôi khựng người lại vì các cháu đều trẻ quá, thấy tôi đưa máy ảnh lên chụp, cháu nào cũng chạy trốn và ngoảnh mặt đi để né ống kính vì… sợ được lên hình.

Đi chợ giữa biển Hoàng Sa (Kỳ 4): Mầm non của biển cả - Hình 1

Những ngư phủ nhí trên tàu QB91784. ảnh: Gia Tưởng

Phải khó khăn lắm, tôi mới hỏi được chuyện chàng trai Nguyễn Thành Lợi (17 tuổ.i). Lợi có thâm niên 2 năm bám biển ở Hoàng Sa. Hỏi về hoàn cảnh của mình, Lợi chỉ cười và nói: Cháu đi theo các anh, các chú cùng làng ra biển. Công việc của cháu là nấu cơm, làm các việc phụ như cọ rửa tàu, xếp lưới, nhưng cũng đã bắt đầu được ra đứng làm những việc ở mũi, như kéo lưới thu cá. “Tuy là người vùng biển, nhưng chuyến đi xa đầu tiên của cháu là khi 15 tuổ.i. Lúc tàu chạy, say sóng nằm bẹp mấy ngày, cũng chỉ ước có mẹ ở bên để được động viên. Nhưng giờ đi xa đã quen, dù biển có động, sóng có to cỡ nào cũng không sợ nữa. Cứ đêm làm, ngày nghỉ là vui rồi. Chỉ ngại nhất là buồn, vì tàu lênh đênh trên biển cả tháng trời mới về nhà. Nhớ mẹ và nhớ mấy đứa em lắm, nhiều đêm cứ ngủ mơ về bọn nhỏ” – Lợi kể.

Có ra tới biển mới cảm nhận được sự bao dung của mẹ biển. Tôi gặp cậu bé tên Đúc (17 tuổ.i). Đúc không biết mình họ gì, cũng không biết cha mẹ mình là ai. Em không biết chữ. Trong câu chuyện của các ngư dân trên tàu, tôi nghe được chuyện buồn của Đúc. Hơn 10 năm trước, Đúc lang thang ở các cảng cá ở xã Hải Linh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), khi thì mót cá, khi xin ăn. Người dân vùng biển tuy chưa giàu có, nhưng vốn thương người nên họ cũng bao bọc Đúc để em sống qua ngày đoạn tháng. Do không có cha mẹ, Đúc xin xuống tàu đi biển từ khi mới 13 tuổ.i. Lúc đó, em chỉ là thợ phụ, được chấm 5/20 điểm. Theo quy định của tàu, công việc của ngư dân được tính theo điểm. Cao nhất tàu là thuyền trưởng và những người làm lưới mũi được 20 điểm. Hiện tại Đúc đã đạt điểm số 17, bằng với số tuổ.i của em. Đúc được anh Nguyễn Thành Huy – chủ tàu đán.h giá là khá nhanh nhẹn và được việc; một trong những người trẻ làm việc tích cực và chịu sóng giỏi nhất tàu. Phải mất rất nhiều thời gian, kiên trì gợi chuyện, tôi mới được Đúc chia sẻ: “Cháu chẳng có nhà, không có người thân. Nếu không có biển để đi, chắc cháu chế.t đói rồi”. Bình thường Đúc đi khơi làm cá, còn khi tàu về bờ bán cá hay nghỉ ngơi tránh con trăng, Đúc xin ngủ luôn tại tàu, vì cũng không có nhà để về. Đúc đi làm cũng được vài năm và cũng để dành được một số tiề.n kha khá. Mong ước của Đúc là tìm được ai đó chịu bỏ qua hoàn cảnh mà chịu làm vợ mình để có một mái ấm nho nhỏ. Nhưng bây giờ, Đúc cứ coi tàu là nhà, biển là mẹ và sống với những người lưới bạn, với những chuyến theo tàu ra khơi năm này qua năm khác. Tương lai của Đúc cũng chỉ biết đến biển mà thôi.

Cha con cùng ra khơiTrong suốt chuyến theo tàu đi chợ ở Hoàng Sa, tôi gặp hàng chục thiếu niên mới mười sáu, mười bảy tuổ.i, họ đã có mặt ở ngư trường nắng lửa này nhiều năm và tôi ví họ là “mầm non của biển”.

Video đang HOT

Tuy là người vùng biển, nhưng chuyến đi xa đầu tiên của cháu là khi 15 tuổ.i. Lúc tàu chạy, say sóng nằm bẹp mấy ngày, cũng chỉ ước có mẹ ở bên để được động viên. Nhưng giờ đi xa đã quen, dù biển có động, sóng có to cỡ nào cũng không sợ nữa. Cứ đêm làm, ngày nghỉ là vui rồi”.

Nguyễn Thành Lợi, 17 tuổ.i

Trên những con tàu đang ngày đêm lênh đênh tìm cá tại ngư trường Hoàng Sa, phần lớn họ là anh em họ hàng hay bà con cùng làng, cùng xóm. Không ít trường hợp cả bố con cùng ra khơi.

Sau chuyến thu mua ở Hoàng Sa, trên đường quay lại cảng cá Thọ Quang của TP.Đà Nẵng, tàu hậu cần chúng tôi đón một vị khách đi nhờ vào bờ, đó là anh Phạm Văn Quy (47 tuổ.i), người huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Sở dĩ phải cắt ngang phiên đán.h cá về nhà bởi 3 ngày nữa là tới ngày giỗ của chú anh Quy. Anh Quy có 2 người con, một gái, một trai. Con trai duy nhất của anh là cháu Phạm Văn Cường (16 tuổ.i), mới đi tàu được nửa năm nay, vẫn đang bám biển cùng các anh, các chú. Cường được anh cho đi biển để theo nghề của cha, chú mình. Tuy học hành không sáng dạ, nhưng đi biển lại rất chăm chỉ. Ngay chuyến đi biển đầu tiên Cường đã không say sóng, giao việc gì cũng làm thoăn thoắt, lại được bố kèm cặp tới nơi tới chốn nên tiến bộ rất nhanh. Lúc mới đi chỉ được chấm 5 điểm, nhưng bây giờ đã được tính 8 điểm. Cứ mỗi phiên đi biển về, hai cha con được hơn 10 triệu đồng. Đối với vùng quê như thế là ổn, đủ tiề.n nuôi chị gái theo học đại học ở TP.HCM và tiết kiệm để sửa sang nhà cửa.

Một trường hợp đặc biệt nữa, cũng đưa con đi biển là ông Phạm Mai (43 tuổ.i, Quảng Bình). Nói về những đứa con của mình, ông Mai khoe: “Hiện tôi có 3 thằng con trai đi theo bố làm nghề biển, cũng may có biển tôi mới lo được công ăn việc làm cho chúng”.

Có đi ra biển mới thấy được sự bao dung, và chỉ có lòng biển mới chất chứa được những hoàn cảnh, những cuộc đời, số phận éo le, bất công, và từ lòng biển sẽ ươm mầm những ngư dân lão luyện của đất nước. /.

Theo Danviet

Đi chợ giữa biển Hoàng Sa (Kỳ 3): Chữ tín quan trọng hơn tiề.n

Nếu không đi biển, chắc không ai có thể hình dung được tại sao giữa biển khơi mênh mông, con người lại tìm được nhau mà mua bán. Nhưng với ngư dân, đây chỉ là một buổi chợ đặc biệt vì quãng đường dài cả trăm km và đôi khi mua bán không dùng đến tiề.n chi trả mà chỉ có niềm tin và chữ tín mà thôi.

Điểm hẹn giữa biển khơi

Tàu hậu cần của chúng tôi cứ mua hàng ở tọa độ này xong lại di chuyển tới tọa độ khác. Trên biển, tầm nhìn xa lúc nào cũng hơn 10km, tôi ngồi ngoài khoang tàu phóng hết tầm mắt mà chẳng thấy tàu đán.h bắt nào. Tờ mờ sáng, những chiếc tàu đán.h bắt như độn thổ từ dưới biển lên, xuất hiện ngay trước mũi tàu hậu cần, nhẹ nhàng cặp vào nhau để bán hàng. Mang điều khó hiểu này hỏi anh Lê Văn Tý - thuyền trưởng, anh Tý cười rồi giải thích: "Nhìn mênh mông thế nhưng trên biển cũng như trên bờ, đều có đường. Ở dưới nước không phải chỗ nào cũng có cá, mà con cá cũng cần phải sống gần nhau, vì đây là một chuỗi thức ăn cộng sinh, những con cá kiếm ăn vào ban ngày sẽ bắt con cá kiếm ăn vào ban đêm, và ngược lại, con kiếm ăn ban đêm sẽ biến con cá hoạt động ban ngày thành mồi. Dưới biển cũng có những gò, những đồi; cá thường quần tụ với nhau ở những gò này, vì áp suất nước nhỏ cá thở và bơi dễ dàng. Những điểm cá hay quần tụ đã được đán.h dấu trên tọa độ đán.h bắt của bà con ngư dân, vì hầu như những thuyền trưởng lâu năm đều có những cuốn nhật ký được coi là bảo bối về những luồng bãi cá".

Đi chợ giữa biển Hoàng Sa (Kỳ 3): Chữ tín quan trọng hơn tiề.n - Hình 1

Chuyển cá từ tàu đán.h bắt sang tàu hậu cần. Ảnh: G.T

Mấy chuyến ni, tàu bạn đán.h bắt được ít, mình trả tiề.n luôn cho bạn phấn khởi, chứ nếu mỗi mẻ hàng chục tấn, mình không mang đủ tiề.n mặt thì chỉ cần xin số tài khoản rồi vào bờ chuyển khoản là xong. Làm ăn với nhau lâu năm, chỉ cần chữ tín là được. Hơn nữa, người đi biển cần phải có cái tâm thanh thản mới tránh được những rủi ro khi gặp thiên tai bất chắc trên biển". Thuyền trưởng Lê Văn Tý

Anh Tý chia sẻ thêm: "Để tìm được nhau trên biển, thường tàu đán.h bắt sẽ lên sóng ngắn bằng máy bộ đàm, sóng này trong phạm vi khoảng 60 hải lý có thể bắt được nhau, nghe rõ. Tất nhiên, mỗi tàu có 1 kênh riêng để gọi, chỉ việc nói tọa độ của nhau ở kinh độ, vĩ độ nào là tìm được hết, kể cả trời tối, vì hiện nay ban đêm các tàu đều có hệ thống đèn led nhấp nháy phát sáng rồi nên tìm rất đơn giản".

Do đã hoạt động trên ngư trường Hoàng Sa hơn 30 năm, anh Tý đã thuộc từng tọa độ như lòng bàn tay của mình. Chỉ cần ở đâu nhận được tín hiệu từ bộ đàm là anh và những người trong đội tàu hậu cần có thể tìm đến thu mua cá cho bà con ngư dân. Tôi được biết, với tàu hậu cần có nhiều điều bất thành văn. Tàu bạn gọi là phải tới, là phải mua cá cho họ, không thể thoái thác. "Chính vì vậy, có những chuyến chở cá từ ngoài khơi về đến bờ, gặp sự cố dân không ăn nữa đành chịu lỗ, phải chấp nhận. Có những tàu cá mình làm ăn với họ đã hơn 20 năm, từ đời ông, đời bố còn đi biển, đến giờ truyền cho con làm chủ, vẫn trung thành với nhau, nên dù biển có gió bão, hay khu vực thu mua thường xuyên bị nước ngoài ngăn cản, nhưng cứ gọi nhau trên biển được là phải tìm cách gặp nhau mà chở hàng của họ về bờ"- anh Tý cho biết.

Tri ân trên biển

Do dư chấn của cơn say sóng dài bất tận, tôi nằm vật vã trong khoang tàu, chỉ nghe tiếng máy nổ lúc gằn lên lúc nhả ra. Với kinh nghiệm của những lần đi biển trước, tôi biết kiểu nhấn ga này là lúc tàu sắp cặp mạn với tàu khác, liền vùng dậy, vơ đồ nghề ngó ra cửa. Trên mũi tàu, anh Nguyễn Văn Khôi (47 tuổ.i) cầm sợi dây chuẩn bị ném sang tàu QT 96099. Đây là tàu cá của tỉnh Quảng Trị, nhìn sang bên sàn tàu của bạn là cả một sàn mực cơm. Bác Nguyễn Văn Lăng - phụ trách công tác bán hàng của tàu QT96099 nói: "Mẻ mực cơm này vừa mới đán.h xong lúc 4 giờ sáng". Nhìn những con mực ở bên trên còn giật giật, bác Lăng phát giá 140.000 đồng/két (bà con đi biển không ai dùng cân để tính, mà tính cá bằng két -là những khay nhựa - tính ra khoảng 15 - 20kg mỗi két, nhưng nếu đựng đầy có thể lên tới 25kg tùy từng loại).

Đi chợ giữa biển Hoàng Sa (Kỳ 3): Chữ tín quan trọng hơn tiề.n - Hình 2

Thư ký của tàu hậu cần và tàu đán.h bắt thanh toán tiề.n sau khi bán hàng. Ảnh: G.T

Ngồi trên cabin nhìn xuống, anh Tý trả giá 200.000 đồng/két nhưng đong đầy. Nhìn một sàn mực ngồn ngộn, bác Lăng nhất trí, thế là hai bên chuyển cá sang nhau. Nếu không đi biển, không có ai hình dung ra cảnh bán cá trên sóng này. Mỗi bên cử một người làm thư ký, ở dưới cứ việc xúc cá đầy két, còn thư ký thì ghi, chỉ 15 phút sau đống mực đã được đong thành 61 két, khoảng 1.500kg, quy ra tiề.n hơn 12 triệu đồng, cộng với hơn chục két cá nục, 3 két cá hố và nhiều loại cá nữa, tổng cộng một đêm đán.h bắt của tàu bác Lăng bán được 21,5 triệu đồng. Hai bên thanh toán với nhau xong, đợi tàu sang bơm nước ngọt, bác Lăng cho biết: "Mùa này chưa phải vào vụ cá nam nên đi biển đán.h bắt cũng có hôm được hôm thua. Một đêm mà đán.h được khoảng 20 triệu đồng thế này cũng gọi là tạm được, chứ không phải nhiều".

Cách đây 2 năm đã có mẻ lưới chỉ một đêm, tàu bác Lãng trúng mánh bán được 360 triệu đồng, đầy nguyên một chuyến tàu hậu cần 60 tấn.

Nhìn những người làm công việc chuyển cá trên biển chẳng khác gì những nghệ sĩ làm xiếc. Đứng trên chiếc tàu chòng chành theo mỗi con sóng, thỉnh thoảng 2 con tàu lại va vào nhau huỳnh huỵch, như đụng sừng trâu chiến mà họ cứ tung và bắt két cá khoảng 30kg nhẹ như không, gọn gàng, nhịp nhàng như tung gạch, rồi xếp gọn xuống hầm tàu, đâu vào đó. Đợi xong mẻ thu mua, tôi hỏi Nhật - người được phân công đón những két cá mà tàu bạn tung sang thì được biết: "Ngoài việc quen phải đứng vững, khi đón cá cũng phải có nghệ thuật. Lúc két cá ở trên cao không được túm, mà đợi nó rơi xuống mới mượn đà chụp lại rồi đặt nhẹ xuống tàu là xong. Mùa này còn phải chuyển hàng ít, chứ có những lần trong một buổi sáng chuyển tới 30 tấn hàng vẫn bình thường".

Đếm trả tiề.n cho tàu bạn xong, anh Tý nói thêm với tôi: "Mấy chuyến ni, tàu bạn đán.h bắt được ít, mình trả tiề.n luôn cho bạn phấn khởi, chứ nếu mỗi mẻ hàng chục tấn, mình không mang đủ tiề.n mặt thì chỉ cần xin số tài khoản rồi vào bờ chuyển khoản là xong. Làm ăn với nhau lâu năm, chỉ cần chữ tín là được. Biến rộng vậy thôi, nhưng đều biết mặt biết tên nhau hết, chẳng ai lừa hay xù nợ được ai bao giờ. Hơn nữa, người đi biển cần phải có cái tâm thanh thản mới tránh được những rủi ro khi gặp thiên tai bất chắc trên biển".

Khi tiề.n cá đã thanh toán xong, dù mua được nhiều hay ít, như một sự tri ân, bao giờ tàu hậu cần cũng tặng lại tàu bán cá một bọc rau tươi, 10kg thịt lợn và 1 thùng bia. Món quà đó ở trên biển có trị giá vài triệu đồng, nhưng đối với những người đi biển với nhau, đó chỉ là tình cảm để nhớ về nhau khi gặp và buôn bán với nhau trên biển, ngoài lợi nhuận họ còn giúp nhau một cách hết sức vô tư và nhiệt tình.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Nóng: Nữ diễn viên "The Glory" qua đời vì nhồi má.u não
09:33:40 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'
08:05:04 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024
Xoài Non tung ản.h nón.g hừng hực, thứ muốn khoe lại nằm ở cổ tay nhắm thẳng vào Gil Lê
11:11:29 30/09/2024
Hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên "The Glory" trước khi đột ngột qua đời vì nhồi má.u não
12:59:27 30/09/2024
Bùi Lan Hương tiết lộ phản ứng của Nguyễn Quang Dũng khi cô thi 'Chị đẹp'
09:44:43 30/09/2024

Tin mới nhất

Bắt quả tang 2 sà lan hút cát trái phép trên sông Cổ Chiên

14:08:28 30/09/2024
Lực lượng Công an H.Mang Thít vừa bắt quả tang 2 sà lan đang hút cát trái phép trên sông Cổ Chiên, đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long.

Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?

13:33:26 30/09/2024
Trong 24 giờ tới, bão Krathon khả năng sẽ lướt qua bắc Biển Đông với cấp gió 15, giật cấp 17 rồi di chuyển hướng tây tây bắc hướng về phía nam đảo Đài Loan.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Điều tra trách nhiệm vụ sập sân khấu thi Miss Cosmo 2024

06:50:47 30/09/2024
Ngày 29/9, Công an quận 11 phối hợp với Sở Xây dựng TPHCM điều tra trách nhiệm các đơn vị liên quan vụ sập sân khấu cuộc thi Miss Cosmo 2024.

Người thoát chế.t sạt lở Hà Giang: "Vừa nghe hô hoán, đất đã ào ào đổ xuống"

06:48:03 30/09/2024
Khi đất đá từ trên cao sập xuống sáng 29/9 ở Việt Vinh (Bắc Quang, Hà Giang), nhiều người dân và lái xe thoát chế.t trong tích tắc.

Có thể bạn quan tâm

Bom tấn 2024 gặp biến cố lớn, vẫn tự tin không làm gì cũng "tẩy trắng" thành công vì quá hay

Mọt game

14:11:39 30/09/2024
Không thể phủ nhận sức hút của Helldivers 2 kể từ khi ra mắt, thế nhưng thời gian gần đây, bom tấn nổi bật nhất năm 2024 này bất ngờ phải chứng kiến một làn sóng đầy tiêu cực.

Pakistan cắt giảm nhân sự và bộ máy hành chính để đáp ứng điều kiện của IMF

Thế giới

14:02:06 30/09/2024
Mặc dù Islamabad đã đàm phán nhiều khoản vay với IMF, nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng giải quyết triệt để các vấn đề kinh tế của quốc gia Nam Á.

Nữ đạo chích chuyên lừa đàn ông 'qua đêm' để trộm cắp

Pháp luật

13:35:57 30/09/2024
Giang gây ra liên tiếp 2 vụ lừa đàn ông qua đêm để trộm cắp tài sản, lợi dụng nuôi con nhỏ được hoãn đi tù để bỏ trốn, bị truy nã.

8 công thức nước ép và sinh tố làm đẹp da, tốt cho sức khỏe

Làm đẹp

13:27:39 30/09/2024
Chất chống oxy hóa trong cần tây giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước tác động tiêu cực của môi trường, nhờ đó làm chậm lão hóa.

Châu Bùi khoe eo thon, Baifern hở lưng trần gợi cảm tại Pháp

Phong cách sao

12:52:16 30/09/2024
Tham dự Tuần lễ thời trang Paris, dàn sao nổi tiếng xuất hiện trong những bộ đồ đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng.

Sao nam đóng Chúng ta của 8 năm sau lần đầu nói về tang sự, chỉ một câu mà gây nhói lòng

Sao việt

12:49:14 30/09/2024
B Trần thú nhận anh là mẫu người đàn ông của gia đình. Bản thân B Trần đã bỏ các cuộc vui từ lâu để dành thời gian cho gia đình.

Hôn nhân trái ngược của dàn diễn viên phim thần tượng Đài Loan (Trung Quốc)

Sao châu á

12:47:08 30/09/2024
Những cô nàng xinh đẹp, tài năng của làng giải trí xứ Đài đều đã yên bề gia thất. Nhưng không phải ai cũng tìm được bình yên.

Doãn Hải My vi vu Hàn Quốc cùng Đoàn Văn Hậu, nhan sắc thế nào mà dân tình cứ ngỡ "gái chưa chồng"

Netizen

12:43:55 30/09/2024
Vợ chồng cầu thủ Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My vừa khoe ảnh check in tại tháp Namsan (Hàn Quốc). Đáng chú ý nhan sắc của nàng WAG Hải My lập tức nhận mưa lời khen từ dân mạng.

Lisa lại b.ị t.ố hát nhép

Nhạc quốc tế

12:43:19 30/09/2024
Nhiều phân đoạn cũng được cho là cô hát nhép lộ liễu khi không kịp đưa mic lên miệng hoặc bỏ luôn câu hát mà chỉ tập trung vào vũ đạo, trình diễn trên sân khấu.

Khởi đầu tuần mới tinh khôi, ấn tượng chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

12:27:56 30/09/2024
Để khởi đầu tuần mới, tháng mới theo cách thật tinh khôi và ấn tượng, bạn chỉ cần sử dụng váy áo mang tông màu trắng đen theo những cách sáng tạo dưới đây.

Ăn cá thường xuyên có thể bảo vệ chống lại chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Sức khỏe

12:21:15 30/09/2024
Hơn nữa, việc ăn cá thường xuyên đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng não nói chung và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh.