Đề xuất đưa giáo dục gia đình vào dự thảo Luật Giáo dục

Theo dõi VGT trên

Theo một số chuyên gia, trên thế giới, phương pháp tự học tại nhà (home schooling) có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có quy chế này. Việc dạy học tại nhà phải được đưa ra tại Luật Giáo dục và được công nhận.

Người mẹ tốt, hơn cô giáo tát

Ngày 11/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại hội thảo, ngoài việc đề xuất chỉnh sửa một số chi tiết trong Dự thảo Luật Giáo dục, nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục cũng được đặt ra.

TS Lê Thị Lan Anh – Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam chia sẻ, Dự thảo Luật Giáo dục có điều 41 về nội dung giáo dục thường xuyên được thực hiện trong các chương trình, gồm vừa học vừa làm, học từ xa, tự học, tự học có hướng dẫn…

Đề xuất đưa giáo dục gia đình vào dự thảo Luật Giáo dục - Hình 1

Nhiều vấn đề nóng của giáo dục được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo. (Ảnh: Đ.T).

Tuy nhiên, phần cấp phép và hoạt động chưa thấy rõ hình thức giáo dục được thế giới, đặc biệt là châu Âu, Mỹ, công nhận, đó là giáo dục tại nhà (home schooling). Với hình thức này, bố mẹ có thể dạy con dựa vào chương trình chung trên Internet do Bộ GD&ĐT hoặc tỉnh quy định.

“Một người mẹ tốt hơn cô giáo tát. Nếu có kỹ năng và nghiệp vụ, mẹ có thể dạy và hiểu con hơn người thầy tát con 231 cái. Việc dạy học tại nhà phải được đưa ra tại Luật Giáo dục và được công nhận”, TS Lan Anh nêu quan điểm.

Trước đó, một số chuyên gia dẫn điều 18 của Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học và quy định tại khoản 3, điều 11, Luật Giáo dục, cho rằng việc phụ huynh không cho con đến trường là không phù hợp luật.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, trên thế giới, phương pháp tự học mà không đến trường có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy định về việc này.

Video đang HOT

Đề xuất đưa giáo dục gia đình vào dự thảo Luật Giáo dục - Hình 2

TS Lê Thị Lan Anh – Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam. (Ảnh: Đ.T).

GS.TS Nguyễn Đình Hương, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, hiện giáo dục đang chệch theo hướng hàn lâm, phục vụ thi cử, ít các trường “đa cấp” từ mầm non đếp cấp THPT. Nếu có các hệ thống trường này, sẽ không có tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên bởi cấp THPT của trường đó có thể xuống cấp dưới để dạy.

Cũng theo chuyên gia này, cần quan tâm hơn đến giáo dục mầm non. Giáo viên dạy mầm non phải có trình độ, kể cả ngoại ngữ. Nhiều nước khác, giáo dục mầm non có trình độ thạc sỹ và phải có chế độ lương bổng thỏa đáng cho giáo viên. Việc tăng tiề.n lương sẽ tạo động lực cho giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề, từng bước khắc phục tình trạng tuyển sinh ngành sư phạm có điểm thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng vẫn không thu hút được người học.

Đề xuất đưa giáo dục gia đình vào dự thảo Luật Giáo dục - Hình 3

PGS.TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông.

“Tôi sợ hãi với vụ việc 231 cái tát”

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông cho hay: “Chúng ta tổ chức hội thảo trong bối cảnh vừa qua, trong giáo dục xảy ra nhiều vụ bạo lực. Sự việc khiến cho tôi và cả xã hội bàng hoàng, đa.u xó.t”.

Ông dẫn sự việc cô giáo cho học sinh tát 231 cái ở Quảng Bình, cô giáo cho học sinh tá.t nha.u để phạt ở Trường tiểu học Quang Trung- Hà Nội, cô giáo đán.h học sinh bầm tím mông ở Long An…

“Tôi nghĩ, đấy không còn là bệnh thành tích mà là bệnh dối trá trong giáo dục. Đặc biệt vụ 231 cái tát khiến tôi sợ hãi. Chúng ta đang tạo ra một lớp học sinh hoàn toàn “người máy hóa”, hoàn toàn chấp hành một cách thụ động, chỉ nghe lời cho dù biết là sai trái.

Giá như có một em không tát, giá như chỉ một vài bạn nỡ xuống tay tát thôi. Ở đây chúng ta không bàn xem mấy tát là đủ mà hành động tát đó đã hoàn toàn sai. Giá như có một cá nhân nào đó biết phản kháng, có lẽ xã hội đã tốt đẹp hơn”, PGS Dụ nói.

Đề xuất đưa giáo dục gia đình vào dự thảo Luật Giáo dục - Hình 4

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: Đ.T)

Nên tách bạch thi cử

Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam – quan tâm điều 28, mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vòa cuộc sống lao động”.

Theo GS Phú, điều này cần ghi rõ các trường THCS phải định hướng nghề nghiệp tốt cho học sinh vào những năm cuối cấp. Ví dụ ở Pháp, học kỳ 2 của năm lớp 9, giáo viên phải đán.h giá và cho học sinh phương án nên đi theo hướng nào, sau đó thảo luận với phụ huynh để chốt. Học sinh có thể học nghề hay vào đại học, hoặc theo hướng nghiên cứu, kỹ thuật?

GS Phú cho rằng, ngành giáo dục Việt Nam phải làm tốt điều này để học sinh phân tán nhiều hướng khác nhau chứ không nên “túm tụm” chen chân trên một chiếc cầu cùng vào đại học.

Về vấn đề này, PGS Bùi Thiện Dụ cũng đưa quan điểm, nên chấm dứt việc thi một trong hai hay trong một, nên tách riêng ra chỉ có một kỳ thi phổ thông. Sau đó, việc thi đại học nên để các trường tự chủ.

Mỹ Hà (ghi)

Theo Dân trí

Đại biểu đề xuất: Xong lớp 9 có thể liên thông vào đại học?

Thảo luận dự án Luật Giáo dục, ĐB Lê Quân (Hà Nội) cho rằng nếu học hết lớp 9 vào học nghề, 18-19 tuổ.i có thể gia nhập thị trường lao động. Sau đó, có thể học liên thông lên cao hơn.

Theo ĐB Lê Quân, theo chỉ thị của Bộ Chính trị năm 2011 cũng như quyết định năm 2018 của Chính phủ thì mục tiêu đến năm 2020 phải có 30% học sinh trung học cơ sở học nghề và 2025 đạt 40%.

Tuy nhiên, đến nay thực tế mới đạt rất ít, khoảng 8%.

Đại biểu đề xuất: Xong lớp 9 có thể liên thông vào đại học? - Hình 1

Ông Lê Quân góp ý cho dự án luật.

Ông cho rằng có việc phân luồng chưa tốt, chưa thực sự gắn với đào tạo, công tác phân luồng đa số phụ thuộc vào nỗ lực của các trường nghề, phải đến tận thôn xóm để tư vấn tuyển sinh.

Theo vị ĐB, con em học giỏi đỗ cấp 3, các địa phương ưu tiên trường chuyên lớp chọn nhưng chưa quan tâm đến đối tượng học sinh không đỗ cấp 3 làm lãng phí nguồn lực xã hội.

ĐB khẳng định xu hướng thế giới là gia nhập thị trường lao động sớm. Nếu học hết lớp 9 vào học nghề, 18-19 tuổ.i có thể gia nhập thị trường lao động với mức lương 8-9 triệu đồng/tháng, sau đó, có thể học liên thông vào đại học. Mô hình này đã thành công ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các quốc gia phát triển như Pháp, Anh.

"Nếu phân luồng tốt cũng như đang giải quyết vấn đề kéo dài tuổ.i nghỉ hưu, chúng ta có nguồn lao động chất lượng, tăng cường tuổ.i lao động sớm đặc biệt là con em nhà nghèo, người dân tộc thiểu số" - ông Quân nói.

Trách nhiệm của các bậc học, theo ĐB phải đào tạo đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để theo bậc trên. Đề nghị quy định là người học xong trình độ bậc dưới đủ điều kiện để học liên thông lên bậc trên, tránh tình trạng như hiện nay, học hết văn bằng, muốn liên thông lên đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh quốc gia.

Ông đề nghị nên đưa vào dự luật là "học sinh THCS không chỉ học lên trung cấp mà có thể học lên cao đẳng..." - ông Quân nói.

Theo Pháp luật TPHCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ 3 sao Vbiz bị gọi tên vào phốt căng: Minh Dự và 1 nhân vật lên tiếng, chồng Phương Lan có động thái lạ
10:18:38 03/10/2024
Choáng váng trước bảng liệt kê chi phí học hành cho con của bà mẹ ở Nghệ An: Bảo sao 42 tuổ.i, thu nhập 35 triệu vẫn "tay trắng"
13:12:53 03/10/2024
Bỏ phố về trồng cây "mới lạ", anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 40 tỷ đồng/năm
10:22:37 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
Anh Tú Atus được săn đón tại Paris Fashion Week
13:23:13 03/10/2024
Vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phả.n cả.m với na.m sin.h: Tường trình của 2 học sinh liên quan
10:18:38 03/10/2024
Dẫn con gái riêng của chồng đi chơi, tôi chế.t lặng nghe được chuyện chồng lén lút làm sau lưng mình
11:43:20 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hades II bùng nổ trên Steam với điểm tuyệt đối

Mọt game

16:05:06 03/10/2024
Ngay sau khi ra mắt, Hades II lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng game thủ. Kế thừa những tinh hoa từ phiên bản đầu tiên, Hades II đã cho thấy sức hút của 1 tựa game hay không chỉ đến từ đồ họa đẹp

Biểu tình lớn ở Argentina yêu cầu đảm bảo ngân sách cho giáo dục công lập

Thế giới

16:03:01 03/10/2024
Hệ thống đại học công lập của Argentina hiện có hơn 2 triệu sinh viên, hơn 155.000 giáo sư và 60.000 giảng viên. Trên cả nước có hơn 100 trường đại học, trong đó 50 trường tư thục.

Đi giữa trời rực rỡ' tập 47: Chải ngã quỵ khi cầm sổ khám thai mang tên Pu

Phim việt

15:38:56 03/10/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 47, Chải sốc nặng khi thấy tên Pu ở cuốn sổ khám thai, nghi ngờ vợ tương lai có bầu với Thái.

HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?

Sao việt

15:32:14 03/10/2024
Cư dân mạng soi ra chi tiết nghi mối quan hệ giữa HIEUTHUHAI và Negav đã bị ảnh hưởng sau liên hoàn thị phi suốt mấy ngày qua.

Chị đẹp Mỹ Linh khuấy động đêm nhạc đông nhất của Trẻ Concert

Nhạc việt

15:21:11 03/10/2024
Ca sĩ Mỹ Linh cùng dàn ca sĩ trẻ và các sinh viên đã có một đêm nhạc ấn tượng trong dịp năm học mới. Những tiết mục của chị không chỉ đứng hát đơn thuần mà kết hợp vũ đạo cùng với vũ đoàn rất sôi động.

Loạt bằng chứng t.ố cá.o sự kìm hãm của YG đối với BLACKPINK

Nhạc quốc tế

15:02:19 03/10/2024
Để đến khi kết thúc hợp đồng độc quyền, fan mới có thể thấy sự bùng nổ của 4 cô gái. Hiện tại ngoài Jisoo đang tập trung đóng phim, thì 3 mẩu BLACKPINK đang bung hết sức mình.

Rap Việt mùa 4 b.ị ch.ê nhàm chán, thiếu sức hút: Vì đâu nên nỗi?

Tv show

14:55:25 03/10/2024
Dàn thí sinh mới chưa đem đến sự bùng nổ, ban giám khảo, huấn luyện viên không tạo nên sự tươi mới dù luật chơi đã được bổ sung thêm khá nhiều,

Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

Du lịch

14:45:47 03/10/2024
Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên đảo không có nhà dân, chỉ có một vài hàng quán nhỏ phục vụ du khách ra đảo.