ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa: Cần ‘cởi trói’ và trao thực quyền cho giáo viên

Theo dõi VGT trên

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, muốn có nguồn nhân lực vàng cho tương lai, cần quan tâm tới việc đầu tư cho giáo dục một cách đúng mức; có chính sách thiết thực để người thầy được tôn vinh, sống đủ bằng đồng lương.

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa: Cần cởi trói và trao thực quyền cho giáo viên - Hình 1

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa nêu quan điểm, cần quan tâm nhiều hơn tới đời sống của nhà giáo. (Nguồn: Thanh niên)

Thưa bà, trong bối cảnh dịch Covid-19, nhà giáo đang gặp những thách thức gì?

Năm học 2021-2022 đầy thách thức đối với ngành giáo dục và các thầy cô. Đó cũng là tình trạng chung của toàn xã hội, nhưng với nhà giáo thì đặc thù hơn.

Dạy học trực tuyến là phương thức chủ đạo trong giãn cách, nhưng các điều kiện bảo đảm cho phương thức này nhìn chung chưa đáp ứng.

Từ cán bộ quản lý, giáo viên đến học sinh, sinh viên chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, kỹ năng dạy và học học trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; phương tiện học còn thiếu.

Dồn tâm sức để điều chỉnh giáo án, soạn bài, tổ chức tiết dạy và quản lý học sinh, có quá nhiều áp lực đối với nhà giáo, về cả thời gian vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, một bộ phận nhà giáo ngoài công lập có nguy cơ mất việc do một số cơ sở giáo dục tư thục phải đóng cửa, thậm chí giải thể, nhất là bậc mầm non.

Hiện tại, dịch Covid-19 dần được kiểm soát, nhưng việc đón học sinh quay lại trường vẫn còn gian nan khi tỷ lệ t.rẻ e.m được tiêm vaccine còn thấp; chất lượng dạy học thời gian qua khó đảm bảo, đồng nghĩa với trách nhiệm của các thầy cô khi phải song song cùng lúc, vừa bù đắp kiến thức hổng để bảo đảm chất lượng, vừa chạy nhanh chương trình để kịp tiến độ năm học.

Và hơn cả, nếu mở cửa trường học, vấn đề bảo đảm an toàn cho học sinh cũng lại là nhiệm vụ đặt lên vai thầy cô. Đúng là có quá nhiều thách thức, khó khăn đối với thầy cô giáo.

Có phải người thầy đang phải “gồng gánh” quá nhiều áp lực từ các phía, về tinh thần lẫn vật chất? Đời sống của giáo viên cần quan tâm thế nào, thưa bà?

Câu chuyện “gồng gánh” quá nhiều áp lực đúng là tâm tư nhà giáo hiện nay. Từng là nhà giáo, tôi rất thấm thía và chia sẻ với các thầy cô.

Áp lực từ yêu cầu của đổi mới giáo dục và nhiều loại “chuẩn” đang đặt ra cho nhà giáo; áp lực từ kỳ vọng và sự can thiệp của cha mẹ học sinh cùng những điều chỉnh mối quan hệ thầy trò theo hướng dân chủ ít nhiều làm hạn chế tính kỷ cương.

Tất nhiên, nghề nào cũng có những khó khăn riêng, không nên so sánh nghề này nghề kia, vì mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng không ai phủ nhận vị thế của nghề giáo là “nghề cao quý”, nhà giáo được xã hội tôn vinh và truyền thống của dân tộc Việt Nam bao đời nay là “tôn sư trọng đạo”.

Do vậy, cần quan tâm nhiều hơn tới câu chuyện chăm lo đời sống cho giáo viên. Nên ứng xử với nghề giáo, với nhà giáo bằng những chính sách đặc thù về cả vật chất lẫn tinh thần, để các thầy cô yên tâm cống hiến, chăm lo cho thế hệ trẻ trưởng thành.

Hơn hết, cần trao thêm thực quyền cho nhà giáo, nhất là quyền tự chủ, để thầy cô giáo được thỏa sức sáng tạo trong từng giờ dạy, được yêu nghề một cách đúng nghĩa.

Thêm nữa, xin đừng làm nhà giáo tổn thương vì những ứng xử đi ngược truyền thống “tôn sư trọng đạo”, hay những quy định hành chính máy móc như câu chuyện chấm thi đua “không giống ai” mà báo chí phản ánh thời gian qua.

Video đang HOT

Thế nhưng, bản thân nhà giáo cũng phải thay đổi, chuyển mình ra sao để thích ứng với những đổi mới cũng như vượt qua mọi thách thức hiện nay?

Tất nhiên, muốn nhận được sự yêu quý của học trò, sự tôn vinh của xã hội, xứng đáng với “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, người thầy luôn phải cố gắng. Cố gắng rèn đức sáng, tâm trong để làm tấm gương cho trò. Không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng dạy học.

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay, mỗi thầy cô giáo đều phải dồn tâm sức nhiều hơn mới có thể thích ứng, vượt qua thách thức, làm tròn sứ mệnh.

Đó là nhiệm vụ, cũng là danh dự của mỗi người thầy khi đứng trên bục giảng.

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa: Cần cởi trói và trao thực quyền cho giáo viên - Hình 2

Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên. (Ảnh: Minh Hiền)

Phải chăng đã đến lúc giáo viên cần được “cởi trói”, được giảm bớt áp lực, được sẻ chia, được làm một người thầy đúng nghĩa?

Tôi nghĩ, có lẽ đây là tâm nguyện của nhiều nhà giáo. Không thể yêu cầu giáo viên toàn tâm toàn ý cống hiến cho nghề nếu không tạo cho các thầy cô một môi trường làm việc tích cực, điều quan trọng là được làm người thầy đúng nghĩa.

Áp lực bởi yêu cầu đổi mới giáo dục là cần thiết, tôi tin mỗi thầy cô giáo đều sẵn sàng chấp nhận áp lực này. Nhưng áp lực bởi sự chi phối của căn bệnh thành tích, bởi mệnh lệnh hành chính, bởi các yêu cầu có tính hình thức, chắc chắn sẽ làm giảm động lực, tình yêu nghề của người thầy.

Trước mắt, cần “cởi trói” ngay và luôn những yêu cầu về các loại bằng cấp, chứng chỉ; các cuộc thi; các loại sổ sách không cần thiết để thầy cô dành thời gian tập trung cho hoạt động dạy học.

Cũng rất vui là vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên, giúp các thầy cô tháo gỡ những “trói buộc” hình thức bấy lâu nay. Đó là sự lắng nghe, chia sẻ một cách thiết thực.

Hy vọng thời gian tới, sẽ có thêm nhiều tin vui về cơ chế, chính sách đến với nhà giáo, để các nhà giáo được yên tâm cống hiến và tận tâm với nghề.

Trong một phát biểu thảo luận trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, bà đề nghị là phải có sự nghiên cứu để đầu tư thêm cho giáo dục. Bà có thể nêu cụ thể hơn về nội dung này?

Ưu tiên đầu tư cho giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong Báo cáo của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ chi ngân sách cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước; thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định trong Luật Giáo dục là 20%.

Và theo dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua, trong phương án phân bổ, tổng số vốn ngân sách Trung ương dự kiến bố trí cho 13 ngành, lĩnh vực; trong đó, vốn tập trung cao nhất cho các hoạt động kinh tế với 74,1% tổng số vốn kế hoạch; tiếp đến là lĩnh vực quốc phòng chiếm 7,7%; giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp chiếm 3,8%… Như vậy là chưa đúng tinh thần coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Thiết nghĩ, đầu tư cho kinh tế, ta sẽ có phép cộng trong tăng trưởng; nhưng đầu tư thỏa đáng cho giáo dục, sự tăng trưởng kinh tế sẽ là phép nhân; bởi thế hệ học sinh hôm nay sẽ chính là nguồn nhân lực chủ đạo để thực hiện khát vọng Việt Nam năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Muốn có nguồn nhân lực vàng cho tương lai, cần quan tâm tới việc đầu tư cho giáo dục một cách đúng mức; cần có những chính sách thiết thực để người thầy được tôn vinh, được sống đủ bằng đồng lương và có môi trường dạy học phù hợp để sáng tạo, để cống hiến.

Đây là lời tri ân của tôi dành cho các thế hệ thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Xin cảm ơn ĐBQH!

Lấy lại sự tôn kính cho nghề giáo

Số ít thầy cô làm sai, nhưng do ấm ức làm giọt nước tràn ly, sự việc bị đẩy đi xa, càng bùng nổ trên mạng xã hội, có lúc tưởng như quật nhào biểu tượng cao quý của người thầy.

Trong bức thư gửi các thầy cô giáo khi vừa đảm nhận vị trí "ghế nóng" của ngành giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã tha thiết đề nghị: "Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn. Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta".

Nhưng GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặt câu hỏi "Liệu có đúng là những phiền lòng và lo âu về giáo dục, về sự tôn nghiêm của nghề giáo, về vị thế cao cả của nhà giáo trong thời đại ngày nay phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào chính các nhà giáo?".

Theo thầy Viên, khó khăn lớn nhất trong việc được sống xứng đáng như một người thầy của các nhà giáo hiện nay là chế độ lương.

"Điều này khiến nhiều người trong số họ ban đầu buộc phải nhắm mắt đưa chân vào việc dạy thêm như như một sinh kế, rồi có người không giữ được phẩm hạnh. Thu nhập không đủ sống là kẽ hở cho những toan tính ít lương thiện len vào.

Tất nhiên không phải ông giáo nào cũng bị cám dỗ vật chất làm cho tha hóa, hầu như không người thầy nào muốn lo "nồi cơm" gia đình mình bằng t.iền dạy thêm, bằng quà biếu... Nhưng rồi số người "đầu hàng hoàn cảnh" cũng đủ lớn, đủ làm cho xã hội thấy mối quan hệ giữa người học và người thầy là mối quan hệ sòng phẳng, không ơn huệ, chẳng nợ nần gì nhau".

Lấy lại sự tôn kính cho nghề giáo - Hình 1

Giáo viên ngày càng phải chịu nhiều áp lực (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Cũng như nhà giáo Trần Đức Viên, NGƯT Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam nhìn nhận trong điều kiện đời sống xã hội hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường làm phẩm hạnh không ít người theo nghề giáo sa sút.

Cô Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội) cũng khẳng định vị thế của người thầy chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường, phụ huynh cũng không coi trọng người thầy như ngày xưa.

Đặc biệt, cô Liên chỉ ra rằng áp lực cạnh tranh của các trường tư, tuyển sinh cũng khiến vị thế người thầy giảm sút.

"Ở một số trường ngoài công lập, khi phụ huynh không vừa lòng với giáo viên là có thể yêu cầu hiệu trưởng nhà trường thay giáo viên. Có thể vì giữ uy tín, giữ học sinh, các trường sẵn sàng sa thải giáo viên để đưa người khác vào. Rõ ràng đó là sự cạnh tranh, lỗi vẫn do các giáo viên, song việc này cũng góp phần làm giảm đi vị thế của người thầy".

Chỉ lơ là nhỏ, "ngôi cao" cũng xói mòn

Dĩ nhiên, không chỉ những yếu tố khách quan mà còn có cả những yếu tố chủ quan khiến trong mắt học sinh và phụ huynh, ít nhiều người thầy đã không còn ở vị thế "như xưa".

Nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng) là người có hơn 30 năm trong ngành giáo dục, kể lại câu chuyện nhỏ, nhưng theo ông cũng khiến học sinh có cái nhìn khác về thầy cô.

"Hôm vừa rồi, tôi nghe nhóm học sinh cấp 2 nói với nhau thầy cô trường mình đứng dưới pa nô nhắc mọi người thực hiện 5K mà không đeo khẩu trang. Học sinh ái ngại trông thấy, có cô giáo nói "Thầy cô tiêm hai mũi rồi"!".

Còn chuyện thứ hai, liên quan đến... t.iền nong. Tôi dạy thêm từ năm 1983, hồi đó đóng học phí, các em đều cho vào bì thư tử tế. Nay cũng còn nhưng ít rồi, có em xin số tài khoản để phụ huynh chuyển khoản học phí. Trò đóng t.iền, nếu dư, thầy thối lại, coi như chuyện bình thường".

Hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam. "Một nhà giáo người Đan Mạch, đã nghỉ hưu, có lần nói với tôi, giáo viên ở đó trước những năm 90 của thế kỷ 20, họ chỉn chu, đạo mạo nhưng gần đây phong cách thoáng hơn" - thầy Chương kể.

Với những quan sát và trải nghiệm của bản thân, nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương còn chỉ ra thêm nguyên nhân khiến cho vị thế của các thầy cô rơi vào thế xói mòn.

"Đó là tình trạng tuyển sinh vào các trường sư phạm lấy điểm thấp, có trường rất thấp trong vài năm trước đây. Công tác đào tạo chểnh mảng, sinh viên yếu kiến thức nền tảng. Lúc ra trường, cán bộ quản lý thường mệnh lệnh, áp đặt, "kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" chỉ có nhiều trên báo cáo. Người thầy chao đảo cả về lương tâm, trách nhiệm".

Với câu chuyện dạy thêm và học thêm tràn lan, theo thầy Chương, số ít thầy cô làm sai, nhưng do ấm ức làm giọt nước tràn ly, sự việc bị đẩy đi xa, càng bùng nổ trên mạng xã hội, có lúc tưởng như "quật nhào" biểu tượng cao quý của người thầy.

Để củng cố vị thế người thầy và giữ gìn sự tôn nghiêm của nghề giáo

Theo UNESCO, vị thế nhà giáo được hiểu "một mặt là sự trọng thị, thể hiện ở mức độ đ.ánh giá cao tầm quan trọng của chức năng giáo dục và năng lực cần có để thực hiện chức năng của nhà giáo; mặt khác là các điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và những lợi ích vật chất khác được quy định cho họ trong tương quan với những nhóm nghề nghiệp khác".

Lấy lại sự tôn kính cho nghề giáo - Hình 2

Trên thế giới, đã từng có nghiên cứu về vị thế nhà giáo. Trung Quốc là nước có nhận thức về vị thế nhà giáo cao nhất trong 35 quốc gia được khảo sát.

Xã hội Việt Nam cũng có những đặc điểm tương đồng với Trung Quốc, đó là truyền thống "tôn sư trọng đạo", đề cao vai trò của người thầy: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"...

Chúng ta có không ít những tấm gương thầy cô giáo hết lòng vì học trò, và cũng còn không ít những yêu thương, trân trọng của phụ huynh, học sinh dành cho người thầy.

Dù vậy, thời gian qua, nhiều vấn đề giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông đã làm ảnh hưởng đến cách đ.ánh giá, nhìn nhận của xã hội về nhà giáo.

Bên cạnh đó, có một thực tế mà nhiều nhà giáo dục đã từng chỉ ra đối với văn hóa dạy học của nước ta, đó là quá coi trọng dạy kiến thức mà lơ là việc trau dồi kỹ năng cho học sinh, nói rộng hơn là dạy người.

Cả một thời gian rất dài trước đây chúng ta đề cao dạy kiến thức và vai trò của người thầy trong truyền thụ kiến thức hơn là kỹ năng tự học, tự sáng tạo của người học. Vì chạy theo thành tích và theo số lượng mà chúng ta chưa quan tâm đến phương thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ; dạy thêm học thêm tràn lan...

Hiện nay, những thay đổi của giáo dục và nhà trường trong bối cảnh mới đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người thầy, đòi hỏi người thầy phải có những vai trò mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Làm thế nào để tiếp tục giữ gìn được sự tôn nghiêm và củng cố vị thế của nhà giáo?

VietNamNet mong nhận được những ý kiến trao đổi, bàn luận của các thầy cô, của độc giả về chủ đề này qua email: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những ý kiến, bài viết phù hợp sẽ được chọn lọc để đăng tải. Xin chân thành cảm ơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Danh sách nhân vật trong Zenless Zone Zero

Mọt game

12:16:10 04/07/2024
TrongZenless Zone Zero, nhân vật sẽ thuộc các thế lực khác nhau, với 5 hệ, 3 phong cách chiến đấu chủ đạo, 5 chuyên môn và 2 cấp bậc. Cấp A tương ứng với nhân vật 4 sao, cấp S tương ứng với nhân vật 5 sao.

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Du lịch

12:05:02 04/07/2024
Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ.

5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài

Phim châu á

11:57:56 04/07/2024
Ban đầu bộ phim Người Thừa Kế Bất Khả Thi thu hút sự chú ý của người xem nhờ sự góp mặt của 2 nam diễn viên trẻ Lee Jae Wook, Lee Jun Young cùng nội dung lôi cuốn về hành trình vượt lên của các thanh niên tham vọng.

Cách làm bao tử heo khìa nước dừa miền Tây giòn giòn thơm phức, ăn với cơm hay nhậu đều thích hợp

Ẩm thực

11:57:41 04/07/2024
Bao tử khìa nước dừa mang lại một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị, với sự kết hợp hài hòa giữa độ giòn dai của bao tử và vị béo ngậy, đậm đà của nước dừa cùng các gia vị khác.

"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng

Sao thể thao

11:56:40 04/07/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, nàng WAG Doãn Hải My đã đăng tải hình ảnh khi cô cùng ông xã là Đoàn Văn Hậu đưa con trai đầu lòng đi tiêm phòng và đi chơi.

5 bước chăm sóc để có vùng nách xinh trắng sáng như sao Hàn, riêng bước số 4 chắc ít người để ý

Làm đẹp

11:50:39 04/07/2024
Nhiều fan còn đùa rằng nách của thần tượng còn... sáng hơn cả tương lai của họ nữa. Vậy các idol thường làm gì để chăm sóc vùng da đặc biệt này?

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

Tin nổi bật

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Ăn diện luôn dẫn đầu xu hướng, công nương Diana từng có lúc mặc kiểu áo "xấu xí" này vì lý do đặc biệt

Thời trang

11:33:16 04/07/2024
Thường xuyên tạo nên cơn sốt thời trang với váy áo thanh lịch, duyên dáng hoặc lộng lẫy, Công nương Diana cũng có lúc giản dị bất ngờ với chiếc áo nỉ.

Phong thủy nhà ở: Tránh những màu sắc đại kỵ

Trắc nghiệm

11:10:30 04/07/2024
Thông thường, chúng ta thường chọn màu sắc trang trí cho không gian sống của mình theo cá tính, sở thích của mình.Tuy nhiên, nếu mình chọn màu sắc trùng với màu đạ

Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt

Góc tâm tình

10:59:06 04/07/2024
Tôi thấy vợ ôm đầu khóc rất thảm thương. Tôi hỏi vợ có chuyện gì thì cô ấy nói rất có lỗi với tôi. Tôi và vợ lấy nhau gần hai năm. Tôi làm xây dựng, vợ tôi là kế toán.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 51: Ngân Hà hạnh phúc viên mãn, An Nhiên bị tâm thần

Phim việt

10:43:59 04/07/2024
Kết phim Trạm cứu hộ trái tim làm hài lòng người xem khi người đã làm những việc sai trái thì đã phải trả giá, người xứng đáng được hạnh phúc thì đã có cái kết viên mãn.