Dạy tích hợp trong chương trình mới: “Kiến thức tập huấn không đủ để dạy lớp giỏi”

Theo dõi VGT trên

Phần lớn giáo viên tại các trường hiện nay chỉ được đào tạo đơn môn, nhưng khi áp dụng chương trình GDPT mới từ bậc THCS, nhiều môn học lại được tích hợp theo nhóm, yêu cầu giáo viên phải có kiến thức nhiều môn khác nhau.

Trong chương trình GDPT mới từ lớp 6, các môn Địa lý- Lịch sử sẽ được tích hợp thành một môn, tương tự các môn như Vật lý, Sinh học, Hóa học sẽ được tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên.

Từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ học theo chương trình GDPT mới.

Giáo viên lo lắng

Cô Hoàng Thị Mai Tuyết, giáo viên dạy Hóa, Sinh tại Hà Nội cho biết, điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ phải dạy tích hợp cả 3 môn Lý, Hóa, Sinh.

Dạy tích hợp trong chương trình mới: Kiến thức tập huấn không đủ để dạy lớp giỏi - Hình 1

Từ năm học 2021-2022, chương trình GDPT mới sẽ áp dụng với lớp đầu tiên của bậc THCS. (Ảnh minh họa)

Tới thời điểm này, cô Tuyết cũng như nhiều đồng nghiệp khác đều hoang mang, lo lắng về việc trang bị kiến thức để dạy tích hợp.

“Mỗi tiết học chỉ có 45 phút, hầu hết các bài đều có kiến thức của cả 3 môn, nếu giải thích nhanh, thì sẽ sơ sài, không đảm bảo, nhưng nếu đi sâu thì rất khó đảm bảo về thời gian. Hơn nữa, giáo viên dạy Hóa, sẽ giảng sâu kiến thức Lý, Sinh thế nào và ngược lại. Không phải thầy cô nào cũng chuyên được cả 3 môn. Thời gian tập huấn, đào tạo giáo viên còn quá ngắn, không thể so sánh với thời gian 4 năm học chuyên sâu bậc đại học, hay kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy ở những môn chính. Nhưng sau ngần ấy thời gian cũng phải thẳng thắn nói rằng không phải kiến thức nào thầy cô cũng có thể nói sâu, chưa nói đến việc nay chỉ tập huấn vài tháng rồi dạy luôn”, cô Tuyết lo lắng chia sẻ.

Giáo viên này cũng thẳng thắn cho rằng, với việc tập huấn như hiện nay, giáo viên không thể tự tin đảm bảo kiến thức. “Bản thân chúng tôi cũng phải tự học ngày học đêm, nhưng vẫn rất áp lực, nếu không chắc về kiến thức, đứng trên bục giảng cũng thấy xấu hổ với học sinh, chưa kể khi dạy những lớp chuyên, lớp chọn, kiến thức từ tập huấn không đủ cho thầy cô dạy học sinh giỏi”, cô Tuyết nói.

Cô Nguyễn Thị Diệp, Hiệu trưởng trường THCS Đức Phượng (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, hầu hết các giáo viên của trường trước đây được đào tạo để dạy đơn môn, nên trước khi áp dụng chương trình mới, nhiều giáo viên không khỏi lo lắng.

Video đang HOT

“Mỗi giáo viên có một chuyên môn và thế mạnh. Ví dụ giáo viên Hóa học có thể biết về Vật lý, Sinh học, nhưng không thể chuyên sâu, tương tự giáo viên dạy Sinh học thì khó có thể dạy cả Vật lý, Hóa học. Trừ một số trường hợp được đào tạo song bằng. Những giáo viên ở thế hệ trước phần lớn chỉ được đào tạo 1 chuyên ngành cụ thể, nên khi áp dụng vào chương trình mới chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định”, cô Diệp lo ngại.

Dạy tích hợp, công việc của giáo viên không thay đổi?

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018 cho biết, yêu cầu bắt buộc trong chương trình mới ở bậc THCS trở lên là dạy học tích hợp, trong khi đó, đa số giáo viên lâu nay đã quen với việc dạy đơn môn. Đây là thách thức lớn với đội ngũ giáo viên.

Dạy tích hợp trong chương trình mới: Kiến thức tập huấn không đủ để dạy lớp giỏi - Hình 2

“Khi xây dựng chương trình, chúng tôi đã bàn luận để chọn cách tích hợp nào. Trên thế giới có nhiều cách tích hợp khác nhau, còn tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải để phù hợp với giáo viên phổ thông. Chúng tôi khẳng định dù dạy tích hợp, nhưng công việc của thầy cô không thay đổi. Tức tổng số giờ dạy Sinh học, Hóa học, Vật lý hiện nay là bao nhiêu tiết, thì khi dạy tích hợp số giờ vẫn tương đương.

Nội dung cũng được bố trí theo mạch. Ví dụ, khi học về chất và sự biến đổi của chất, nội dung này không thuần túy là Hóa học…”, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn cho biết.

Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018 cũng cho biết, trước khi áp dụng chương trình mới, giáo viên sẽ được tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo. Tuy nhiên, với những thay đổi này cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu nhất định với các thầy cô trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh việc giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế, mang thực tiễn vào bài học…

Còn theo TS Nguyễn Văn Ninh, đồng Chủ biên môn Lịch sử- Địa lý bộ sách Cánh Diều, để thực hiện được mục tiêu dạy tích hợp, việc đào tạo giáo viên đóng vai trò quan trọng, hiện nhiệm vụ này đang được các trường sư phạm triển khai. Tại các trường ĐH sư phạm trên cả nước, từ năm 2018 đã mở các ngành mới đào tạo giáo viên liên môn như Khoa học Tự nhiên, Lịch sử – Địa lý…

TS Ninh cho rằng, đó là chiến lược về lâu dài, tuy nhiên, thực tế không ít giáo viên đang lo ngại về việc dạy tích hợp sẽ áp dụng từ năm học tới. Theo đồng Chủ biên sách Lịch sử – Địa lý bộ Cánh Diều, hiện nay các giáo viên đang được tập huấn theo 9 module, bàn về nội dung và phương pháp giảng dạy của các môn học. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng có những chương trình bồi dưỡng giáo viên hiện hành để thực hiện môn học, nhiều Sở GD-ĐT đã triển khai bồi dưỡng đại trà cho giáo viên phổ thông theo nguyên tắc bồi dưỡng chéo. Ví dụ, giáo viên Địa lý sẽ được bồi dưỡng 20 tín chỉ môn Lịch sử và ngược lại.

“Sau khi thực hiện bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm 1 giáo viên có thể dạy được các môn tích hợp”, TS Nguyễn Văn Ninh cho biết.

Không chỉ các môn Lịch sử, Địa lý hay Khoa học Tự nhiên được tích hợp, với môn Ngữ văn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ văn cũng cho biết, theo chương trình mới, môn học này cũng cần tích hợp nhiều kiến thức khác nhau.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng, thực tế việc dạy học tích hợp đã có ngay trong chương trình hiện hành, tại chương trình GDPT 2018 sẽ kế thừa và phát triển thêm. Thầy Thống đơn cử như để đọc hiểu văn bản, học sinh cần huy động nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau từ đọc hiểu tiếng Việt, hiểu ngữ nghĩa câu từ, vận dụng kiến thức về lý luận văn học, hiểu về lịch sử văn học, bối cảnh xã hội ra đời của tác phẩm, ngoài ra còn cần vận dụng những kinh nghiệm, trải nghiệm sống thực tế của chính bản thân… Những yêu cầu này về bản chất chính là dạy học tích hợp.

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, khi áp dụng chương trình mới, giáo viên sẽ phải thay đổi lối giảng văn thông thường, từ thói quen giảng những gì thầy cô biết, sang việc tổ chức các hoạt động, dẫn dắt để học sinh tìm ra cái hay, ý nghĩa của mỗi tác phẩm./.

Triển khai các môn học tích hợp: Không để bị động!

Từ năm học 2021 - 2022, môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý lần đầu tiên được giảng dạy ở lớp 6.

Triển khai các môn học tích hợp: Không để bị động! - Hình 1


Dạy học tích hợp đã được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng vào các môn học. Ảnh minh họa

Việc bố trí đội ngũ để dạy học các môn này được nhà trường, địa phương lưu ý đặc biệt, bởi triển khai việc chưa có t.iền lệ luôn đi kèm theo khó khăn, thách thức.

Xác định lộ trình riêng chuẩn bị đội ngũ

Từ học kỳ I năm học 2020 - 2021, Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình đã lên kế hoạch dự kiến phân công giáo viên (GV) có trình độ, năng lực để dạy Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý lớp 6 năm học 2021 - 2022. Cán bộ, GV nhà trường tham gia đầy đủ hoạt động tập huấn trực tiếp, trực tuyến về Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 do Bộ/sở/phòng GD&ĐT tổ chức.

Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Dũng, dù trường chủ động từ sớm, nhưng sẽ có khó khăn không tránh khỏi, bởi đội ngũ quen với cách dạy riêng rẽ từng môn học. Hình thức quản lí nhà trường, hoạt động chuyên môn của GV cũng quen với cách tách biệt các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý...

"Nhà trường xác định lộ trình riêng về bồi dưỡng và phân công người dạy, bổ sung phòng học và thiết bị dạy học, liên kết với các cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, cơ sở sản xuất... để tổ chức cho HS trải nghiệm và tìm tòi, khám phá. Đồng thời, tiến hành các biện pháp hỗ trợ như bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV để có vốn tri thức rộng và khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức liên quan. Trong hoạt động chuyên môn, nhà trường bố trí lại theo hướng: GV trong tổ bộ môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội hỗ trợ lẫn nhau những nội dung, chủ đề tích hợp" - thầy Nguyễn Tiến Dũng nêu giải pháp.

Chia sẻ khó khăn tương tự, từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Thủy, Phú Thọ, cho biết: Một số cơ sở giáo dục còn thiếu GV các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Ví dụ, có trường chỉ có 1 GV môn Hóa học. Việc giảng dạy theo chương trình hiện hành (môn Hóa chỉ có ở lớp 8, lớp 9) đã khó khăn; nay thêm môn Khoa học tự nhiên ở khối lớp 6 sẽ là thách thức với các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của mỗi GV giảng dạy từng phân môn trong trường không đồng đều. Cần có một bộ phận GV còn có tư tưởng ỷ lại, không có ý thức phấn đấu...

"Xác định được khó khăn trên, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường THCS trong huyện ưu tiên sắp xếp đội ngũ GV tốt nhất giảng dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022, trong đó đặc biệt chú trọng tới 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Đồng thời, tham mưu UBND huyện bố trí, điều động, luân chuyển GV hợp lý. Bảo đảm các trường có đủ GV giảng dạy môn học trên. Ngoài ra, có kế hoạch bồi dưỡng GV, tiến dần tới 1 GV có thể đảm nhiệm ít nhất 2 đến 3 phân môn trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý" - ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

Triển khai các môn học tích hợp: Không để bị động! - Hình 2


Trong giờ học tích hợp theo phương pháp mới tại Trường THCS Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ, TPHCM).

Lưu ý phân công GV, tổ chức giảng dạy

Năm học 2021 - 2022, tỉnh Vĩnh Long có 97 cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy lớp 6 theo Chương trình GDPT năm 2018. Dự kiến có khoảng 2.207 GV tham gia giảng dạy khối 6 năm học 2021 - 2022, trong đó có 326 GV dạy môn Khoa học tự nhiên, 230 GV dạy môn Lịch sử và Địa lý.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long Trịnh Văn Ngoãn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý là 2 môn học tích hợp nên phân công GV và tổ chức giảng dạy có những nét khác biệt so với chương trình hiện hành. Cụ thể, ở chương trình hiện hành, Lịch sử, Địa lý là 2 môn độc lập, mỗi môn được bố trí 1 tiết/lớp/tuần ở khối 6. Nhưng theo Chương trình GDPT 2018, 2 môn này được tích hợp với nhau thành môn học Lịch sử và Địa lý, bố trí 105 tiết/lớp/năm học ở khối 6 (bình quân 3 tiết/lớp/tuần).

Tương tự, HS lớp 6 theo chương trình hiện hành chỉ được học môn Vật lý 1 tiết/lớp/tuần, môn Sinh học 2 tiết/lớp/tuần và chưa được học môn Hóa học. Tuy nhiên, theo chương trình mới, HS lớp 6 được học môn Khoa học tự nhiên với thời lượng 140 tiết/lớp/năm học (bình quân 4 tiết/lớp/tuần). Đây là môn tích hợp của các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học theo chương trình hiện hành.

Triển khai các môn học tích hợp: Không để bị động! - Hình 3


Các địa phương đang chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng việc triển khai các môn học tích hợp.

Từ năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT Vĩnh Long chủ động yêu cầu các cơ sở giáo dục đ.ánh giá năng lực đội ngũ, lựa chọn GV năng lực tốt, có trách nhiệm cao để phân công giảng dạy khối 6 nói chung, các môn học tích hợp nói riêng. Tính đến nay, tất cả GV được phân công giảng dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022 (2.207 GV) được tập huấn giới thiệu SGK lớp 6, nghiên cứu sách và có các bước chuẩn bị về chuyên môn để khi triển khai không bị bỡ ngỡ" - ông Trịnh Văn Ngoãn thông tin.

Tuy địa phương, cơ sở giáo dục, GV đã chủ động chuẩn bị cả về chuyên môn lẫn tinh thần, nhưng quá trình triển khai cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Một trong số đó, theo ông Trịnh Văn Ngoãn là số giờ dạy/năm học của từng phần (Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học...) tăng lên so với chương trình hiện hành, dẫn đến khó khăn về nhân sự (thiếu, thừa cục bộ giữa các môn), nhất là nhân sự môn Hóa học. Khó khăn này, địa phương có thể chủ động điều tiết; nhưng về lâu dài, khi triển khai thực hiện ở các lớp 7, lớp 10 và những năm tiếp theo sẽ rất khó khăn nếu không có sự chuẩn bị sớm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn lại xác định khó khăn trong sắp xếp thời khóa biểu, bố trí GV đứng lớp. Ví dụ: Môn Khoa học tự nhiên được bố trí theo chủ đề, trong đó có chủ đề đầu liên quan nhiều đến phân môn Hóa học, nhưng chủ đề sau lại liên quan nhiều đến Sinh học, Vật lý. Vì vậy, nếu không bố trí hợp lý, giai đoạn đầu GV phân môn Hóa học sẽ rất vất vả, trong khi GV các phân môn Vật lý, Sinh học lại không có nội dung để lên lớp.

Phòng GD&ĐT Thanh Thủy chỉ đạo cơ sở giáo dục chủ động sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý, tránh không để quá tải cục bộ cho từng GV. Các tổ, nhóm chuyên môn phải xây dựng kế hoạch bài dạy chung với những chủ đề tích hợp, liên môn, sau đó bố trí GV tốt nhất giảng dạy chủ đề đó. Tăng cường trao đổi GV các trường khác nhau trong huyện nhằm trau dồi, nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ. - Ông Nguyễn Anh Tuấn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024
Baifern chỉ công khai đúng 2 mối tình trong suốt 2 thập kỷ: 1 là Nine Naphat, người còn lại gây xôn xao hơn cả
14:17:41 06/07/2024
Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
Midu- Minh Đạt lộ khoảnh khắc gặp mặt lần đầu, khiến netizen đứng ngồi không yên
14:54:32 06/07/2024
Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham
16:20:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?

Sức khỏe

19:28:17 06/07/2024
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.

Bắt nguyên cán bộ ngân hàng sau 7 năm trốn truy nã

Pháp luật

19:20:39 06/07/2024
Lực lượng chức năng đã bắt giữ Lê Thị Hợi. Hợi là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định truy nã đặc biệt về 3 tội danh.

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại FlyQuest, G2 Esports vào bán kết gặp Top Esports

Mọt game

19:17:13 06/07/2024
Ở trận đấu cuối cùng của vòng tứ kết Esports World Cup 2024, G2 Esports đã ngược dòng đ.ánh bại FlyQuest 2-1. Theo đó, nhà vô địch LEC tiến vào bán kết đối đầu Top Esports, trong khi FlyQuest chính thức rời giải.

Nhan sắc không t.uổi của Jang Na Ra khi hóa thân thành nữ luật sư lạnh lùng

Phim châu á

18:56:01 06/07/2024
Tháng 7 này trên Truyền hình K+, Jang Na Ra và Nam Ji Hyun sẽ góp mặt trong Cộng sự hoàn hảo - Good Partner, drama Hàn lấy đề tài về các luật sư chuyên tư vấn ly hôn cho khách hàng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh cảnh báo Lan đừng chơi với lửa

Phim việt

18:53:33 06/07/2024
Với linh cảm của mình, Đức Anh hiểu rằng mối quan hệ giữa thằng bạn thân của mình với Lan đang không ổn. Đức Anh khuyên chị gái mình nên rõ ràng.

Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ luôn che kín mặt khi cho con bú, hỏi ra lý do tôi c.hết điếng

Góc tâm tình

18:33:51 06/07/2024
Tôi vừa đau lòng vừa phẫn nộ. Thằng bé là con của cô ấy, vậy mà cô ấy còn chán ghét được? Tôi chỉ muốn đ.ánh đuổi vợ đi nhưng không thể.

Bí ẩn nơi ở nhà tiên tri Vanga: Ai bước vào cũng bật khóc, lý do tại sao?

Netizen

18:18:48 06/07/2024
Baba Vanga (1911-1996) là nhà tiên tri lừng danh người Bulgaria, cũng là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Khi tham quan nơi bà từng sinh sống, du khách ai cũng khóc!

Kinh ngạc với năng lực trí tuệ của 11 loài động vật thông minh nhất

Lạ vui

18:09:59 06/07/2024
Trong khi con người tin rằng mình là đỉnh cao của trí thông minh thì nhiều loài động vật cũng thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề, trí tuệ cảm xúc, thậm chí khả năng nhận thức bản thân gây kinh ngạc.

"Nữ hoàng nước mắt" Choi Ji Woo U50 mà ăn diện trẻ như gái teen, chỉ nhờ vài món đồ cơ bản

Phong cách sao

18:00:51 06/07/2024
Mới đây, Choi Ji Woo đã chia sẻ một loạt ảnh chụp trên đường phố Nhật Bản, trang phục đời thường của cô ngay lập tức gây sốt với hơn 40 nghìn lượt tương tác.

6 thói quen chi tiêu nhỏ mà người thành công thường xuyên áp dụng

Sáng tạo

17:48:00 06/07/2024
Hiện nay, nhiều bạn trẻ mù quáng chạy theo những gì mình thấy người khác đang theo đuổi, bất kể họ có thực sự cần nó hay không. Khi cảm thấy thích một món đồ nào đó, chúng ta vội vàng mua một món đồ thời trang nào đó mà không do dự

De Bruyne quyết định g.ây s.ốc chia tay Man City

Sao thể thao

17:46:32 06/07/2024
Theo nguồn đáng tin cậy, Kevin de Bruyne đã đồng ý các điều khoản sơ bộ về vụ chuyển nhượng sang CLB Al-Ittihad của Saudi Arabia hè này.