Đại hội 19: ông Tập Cận Bình đang mạnh hơn sau kỳ lưỡng hội

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp, bãi bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ của chức danh Chủ tịch nước, mở đường cho ông Bình tiếp tục nắm quyền sau Đại hội 20.

The Straits Times ngày 25/3 có bài nhận định, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở nên mạnh mẽ hơn sau kỳ họp lưỡng hội (Chính hiệp trung ương và Quốc hội) vừa kết thúc vào trung tuần tháng Ba này.

So với lưỡng hội năm ngoái, những nỗ lực củng cố vị thế vai trò “ lãnh đạo cốt lõi” của ông Tập Cận Bình đã có hiệu quả rõ rệt. Bất kỳ nghi ngờ nào về việc ông Bình củng cố quyền lực trước Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm nay đều được xua tan.

Trong Báo cáo Công tác chính phủ năm 2016 được Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày trước Quốc hội hôm 5/3, không ít hơn 5 lần ông đã nói về “sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương mà đồng chí Tập Cận Bình là cốt lõi”.

Tương tự như vậy, trong báo cáo hoạt động của Quốc hội Trung Quốc năm 2016 được ông Trương Đức Giang trình bày hôm 8/3 cũng nói: “phải tập hợp quanh sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương mà “đồng chí Tập Cận Bình là cốt lõi”.

Đại hội 19: ông Tập Cận Bình đang mạnh hơn sau kỳ lưỡng hội - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: SCMP.

Kỳ họp Quốc hội năm ngoái, báo cáo của cả ông Lý Khắc Cường lẫn ông Trương Đức Giang đều không nhắc đến từ “cốt lõi”, mà chỉ có mệnh đề “hoàn toàn dựa vào các nguyên tắc định hướng từ các chủ trương lớn của Tổng bí thư Tập Cận Bình”.

Trong khi ngay từ tháng Giêng năm ngoái, trước thềm lưỡng hội đã có nhiều nỗ lực từ một số Bí thư tỉnh thành kêu gọi danh hiệu “lãnh đạo cốt lõi” cho ông Tập Cận Bình.

Tệ hơn nữa, vào khoảng thời gian đó đã có một bức thư ngỏ được cho là của một nhóm đảng viên lão thành kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức.

Bức thư này cho rằng, sự tích lũy quyền lực và quyết định của ông đã dẫn đến “vấn đề chưa từng có và khủng hoảng trong tất cả các lĩnh vực”.

Từ khi lên nắm quyền ở Đại hội 18 năm 2012, ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng thâu tóm quyền lực thông qua các “tiểu tổ lãnh đạo” do ông thành lập và làm tổ trưởng, quyết định mọi chính sách quan trọng, bao gồm cả kinh tế – thương mại vốn thuộc vai trò điều hành của Thủ tướng.

Ngoài chức Chủ tịch Quân ủy trung ương từ Đại hội 12, ông Tập Cận Bình có thêm một chức danh mới: Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang sau chiến dịch cải cách quân đội.

Ông cũng thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ chống tham nhũng và kết quả có ảnh hưởng lớn trong dân chúng Trung Quốc.

Chiến dịch đưa ông trở thành hạt nhân lãnh đạo tạm lắng xuống cho đến trước tháng 10 năm ngoái, khi Hội nghị Trung ương 6 diễn ra.

Hội nghị này đã chính thức xác lập vị trí “lãnh đạo cốt lõi” cho ông Tập Cận Bình với kêu gọi: “toàn đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết chặt chẽ xung quanh Ban chấp hành Trung ương mà đồng chí Tập Cận Bình là cốt lõi”.

Giáo sư Huang Jing từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhận định, quy định ông Tập Cận Bình là “lãnh đạo cốt lõi” có nghĩa là ông giữ vai trò chủ đạo trong 2 vấn đề quan trọng: sắp xếp nhân sự và thiết lập chương trình nghị sự cho Đại hội 19. [1]

Trước đó ngày 22/3, tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông cho biết, đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị dự thảo văn kiện Đại hội 19, trong đó “tư tưởng Tập Cận Bình” sẽ được đưa vào Điều lệ đảng sửa đổi.

Đặc biệt hơn, tờ báo này cho rằng sau Đại hội 19, (trong kỳ họp lưỡng hội đầu năm 2018) Trung Quốc có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp, bãi bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ của chức danh Chủ tịch nước, mở đường cho ông Bình tiếp tục nắm quyền sau Đại hội 20 năm 2023. [2], [3]

Trong một động thái khác có liên quan, ngày 14/3 bộ sách “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được công bố tại Câu lạc bộ Tự do (National Liberal Club) ở London do cựu Thủ tướng Anh William Ewart Gladstone thành lập.

Sách viết bởi các học giả Trung Quốc, trong đó có Đại tá, Giáo sư Lưu Minh Phúc từ Học viện Quốc phòng. “Tư tưởng Tập Cận Bình” được viết bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, trong đó ông Tập Cận Bình được gọi là “anh hùng chiến lược”. [4]

Người viết cho rằng theo dõi và nghiên cứu nền chính trị, chính trường Trung Quốc cùng những biến động của nó là công việc rất quan trọng cần phải làm thường xuyên của các quốc gia láng giềng với họ, trong đó có Việt Nam.

Bởi lẽ mọi sự thay đổi về chính sách hay nhân sự qua mỗi kỳ đại hội, cá tính, xu hướng chính trị của những nhà lãnh đạo hàng đầu tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc tạo ra những tranh chấp phức tạp trên Biển Đông, và đóng vai trò không nhỏ trên các điểm nóng khác.

Những thông tin về việc đưa “tư tưởng Tập Cận Bình” vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc hay khả năng sửa đổi Hiến pháp, bố trí nhân sự cấp cao Đại hội 19 có giá trị tham khảo. Tuy nhiên mọi diễn biến cần được tiếp tục quan sát, tổng kết và đ.ánh giá thêm.

Video đang HOT

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.straitstimes.com/opinion/xi-stronger-after-march-meetings

[2]http://www.appledaily.com.tw/realtimenews/article/new/20170322/1081994/

[3]http://www.mingpaocanada.com/tor/htm/News/20170322/tcaa3_r.htm

[4]http://mini.eastday.com/a/170317070932912.html

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Australia đối mặt với áp lực lựa chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ

Đặt cán cân lợi ích với chi phí, rủi ro trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington vào hệ quy chiếu pháp lý hiện đại để tránh những sai lầm chiến lược.

Hãng thông tấn ABC News ngày 22/3 cho biết, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Australia năm ngày từ tối nay, và Canberra đang phải cân nhắc sự lựa chọn khó khăn giữa một bên là đồng minh cũ, một bên là đối tác mới.

Trung Quốc hay Hoa Kỳ?

Ông Cường sẽ dẫn theo một đoàn lãnh đạo doanh nghiệp hùng hậu nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với Australia và mở rộng thỏa thuận tự do thương mại song phương.

Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chủ nghĩa biệt lập, Bắc Kinh muốn sử dụng chuyến đi này để gửi thông điệp đến Canberra: Trung Quốc mới là "nhà vô địch của thương mại tự do".

Trong mấy chục năm qua, Australia đã phải cân bằng mục tiêu chiến lược với lợi ích kinh tế trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhiều quan điểm cho rằng, đã đến lúc Canberra phải lựa chọn, và kêu gọi một cách tiếp cận mới.

Người Trung Quốc hoan nghênh cựu Thủ tướng John Howard vì ông tập trung vào thương mại và tăng trưởng kinh tế, nhưng họ không ưa cựu Thủ tướng Kenvin Rudd vì ông hay nhắc đến nhân quyền.

Vì vậy Bắc Kinh cũng có chút bối rối khi nghe thấy Ngoại trưởng Julie Bishop nói tuần trước tại Singapore rằng, Trung Quốc không thể dẫn dắt khu vực vì nước này "phi dân chủ".

Australia đối mặt với áp lực lựa chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ - Hình 1

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đón Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull thăm nước này, ảnh: Jason Lee / Reuters.

Cựu Đại sứ Australia tại Trung Quốc Geoff Raby nói rằng, đây không phải những thứ Trung Nam Hải muốn nghe và nó cản trở quan hệ song phương.

Geoff Raby hiện đang điều hành một doanh nghiệp tại Bắc Kinh. Ông nói với báo giới, Australia có thể được Trung Quốc xem là đối tác đáng tin cậy, và thậm chí cũng có thể là một đối thủ tiềm năng.

Raby tin rằng, đã đến lúc Canberra phải quyết định xem có nên hợp tác toàn diện với Trung Quốc hay tiếp tục đứng ngoài.

Trong một cuộc họp báo trước chuyến thăm, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang dành phần lớn thời gian của mình để nói về "cơ hội tuyệt vời" cho Australia trên mặt trận kinh tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc "nhẹ nhàng nhắc nhở" các nhà báo rằng, tốt nhất Australia không đề cập tới vấn đề Biển Đông hay nhân quyền, dân chủ tại Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Cường. [1]

Hoài nghi từ hai phía

Cùng đưa tin và bình luận về sự kiện này, Financial Review ngày 19/3 dẫn lời Đại sứ đầu tiên của Australia tại Trung Quốc, Stephen FitzGerald phát hiểu hôm 16/3 tại Đại học Sydney:

"Không ai có thể ngụy tạo rằng chúng ta đã từng chia sẻ giá trị với Trung Quốc.

Chắc chắn không phải là giá trị của hệ thống chính trị cầm quyền hay nhà nước đảng phái. Đó là một khuynh hướng trong mối quan hệ của chúng ta.

Nhưng một hệ quả tất yếu của sự xuất hiện Donald Trump là, một quan hệ có ảnh hưởng với Trung Quốc là điều cần thiết hơn, cấp bách hơn bao giờ hết".

Tờ báo cũng tiết lộ, đầu tháng này một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc đã gặp gỡ một doanh nhân Australia.

Nhà ngoại giao này cho hay, điều Bắc Kinh thực sự đang lo ngại và sẽ không được thảo luận chính thức trong các cuộc họp, đó là "tuổi thọ chính trị" của Thủ tướng Malcolm Turnbull.

(Thời điểm nhà ngoại giao này nói chuyện) Trung Quốc không chắc liệu ông Malcolm Turnbull có còn là Thủ tướng cho đến khi ông Lý Khắc Cường sang thăm Australia hay không.

Năm 2010, ông Tập Cận Bình khi đó còn là Phó Chủ tịch nước đã có chuyến thăm Australia một tuần. Lúc ông sắp trở về Trung Quốc thì tin tức Thủ tướng Kevin Rudd mất chức được loan báo.

Người Trung Quốc đã quá sốc.

Chỉ vài ngày trước, ông Tập Cận Bình còn ăn tối với ông Kevin Rudd ở Lodge.

Đứng chờ máy bay tại sân bay Darwin, ông Tập Cận Bình được cho là đã nói với thuộc cấp: "Các anh sẽ phải trở lại đây lần nữa".

Và tất nhiên theo quan điểm của Bắc Kinh, chuyến đi Australia 7 ngày của ông Tập Cận Bình như vậy là "dã tràng xe cát".

Ông Tập Cận Bình đã quay trở lại Australia tháng 11/2014 trên cương vị Chủ tịch nước, ký kết Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - Australia.

Từ đó đến nay mới lại có chuyến thăm của một quan chức cấp cao khác của Trung Quốc - Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Nhưng lần này trong khi Bắc Kinh lo lắng về tương lai chính trị của ông Malcolm Turnbull, thì Canberra cũng có lý do để e dè về vai trò của ông Lý Khắc Cường.

Cựu Đại sứ Geoff Raby bình luận: ông Cường là Thủ tướng có ảnh hưởng ít nhất trong các đời Thủ tướng Trung Quốc suốt mấy chục năm qua.

Australia đối mặt với áp lực lựa chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ - Hình 2

Ông Lý Khắc Cường nói lời chào báo chí sau khi kết thúc buổi họp báo do ông chủ trì thứ Tư tuần trước làm dấy lên những đồn đoán. Ảnh: NDTV.

Về mặt chính thức, Thủ tướng Lý Khắc Cường là nhà lãnh đạo số 2 ở Trung Quốc và chịu trách nhiệm điều hành nền kinh tế 14 ngàn tỉ USD. Nhưng quyền lực của ông đã bị thu hẹp bởi Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Bình không chỉ nắm quyền kiểm soát cải cách kinh tế thông qua các "tiểu tổ lãnh đạo", mà còn đang làm mờ vai trò tập thể lãnh đạo của Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc.

Việc tập trung quyền lực vào Chủ tịch Tập Cận Bình làm giảm tầm quan trọng chuyến thăm Australia của Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong khi ngày càng có nhiều suy đoán khác nhau tại Bắc Kinh về tương lai của ông Cường sau Đại hội 19.

"Hẹn gặp lại nếu chúng ta có cơ hội", lời cuối của ông Cường khi kết thúc buổi họp báo do ông chủ trì sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc hôm thứ Tư tuần trước tại Bắc Kinh càng làm gia tăng nhiều đồn đoán.

Ngay sau khi làm Thủ tướng sau Đại hội 18, đã có tin đồn ông sẽ không tiếp tục giữ cương vị này kể từ tháng 3/2018. Nếu điều này xảy ra, có thể ông vẫn còn trong Thường vụ Bộ Chính trị, nhưng có khả năng sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

Một nguồn tin ngoại giao từ Bắc Kinh nhận định, Thủ tướng Lý Khắc Cường là một người thực tế, thú vị và hấp dẫn. Chỉ tiếc rằng ông không có nhiều quyền lực.

Không chỉ là một Thủ tướng Trung Quốc nói tiếng Anh lưu loát, ông Lý Khắc Cường còn là người gần gũi, cởi mở và có một vẻ tương phản sắc nét so với nhiều đồng nghiệp của mình luôn giữ vẻ mặt lạnh lùng. [2]

Không phải cứ nhiều t.iền, có ưu thế thị trường lớn là lãnh đạo được khu vực, thế giới

Người viết cho rằng, việc Australia hay các đồng minh khác của Hoa Kỳ cần phải xem lại chính sách đối ngoại của mình để có những hiệu chỉnh cần thiết trước chủ nghĩa biệt lập mà Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi, là một xu thế tất yếu.

Dù là quan hệ đồng minh hay đối tác, thì nó chỉ bền vững khi được xây dựng trên nền tảng bình đẳng - cùng có lợi.

Bất cứ một sự lệch pha nào cũng có thể là nguyên nhân của r.ạn n.ứt, đổ vỡ một khi đối phương thay đổi chính sách, nhân sự, cách chơi...

Không chỉ Australia, ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang đứng trước không ít băn khoăn trước xu thế cạnh tranh khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như chính sách, chiến lược của Donald Trump.

Áp lực phải chọn bên đối với Australia và Hàn Quốc rõ rệt hơn cả, bởi sức mạnh áp đảo về quy mô thị trường và nguồn vốn đầu tư từ Trung Hoa đại lục.

Chỉ có điều, những hành xử của Trung Quốc với doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản, Philippines hay Hàn Quốc gần đây là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy:

Không phải cứ chiếm ưu thế áp đảo về thị trường, kích thước nền kinh tế hay nguồn vốn đầu tư là có thể đóng vai trò lãnh đạo, dẫn dắt khu vực và quốc tế.

Càng không phải cứ có nhiều t.iền là đáng tin cậy và có thể hợp tác lâu dài.

Do đó, cá nhân người viết thiết nghĩ, phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương không nên đặt vấn đề chọn Hoa Kỳ hay Trung Quốc.

Điều mà các nước này nên cân nhắc, tính toán là làm sao hài hòa, cân đối được quan hệ giữa lợi ích trước mắt với lâu dài, giữa triển vọng thành quả với chi phí và rủi ro khi hợp tác với các siêu cường.

Hãy đặt cán cân lợi ích với chi phí, rủi ro trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington vào hệ quy chiếu pháp lý hiện đại để tránh những sai lầm chiến lược.

Nếu vì sự hấp dẫn nhất thời nào đó từ một thị trường lớn hay các cam kết thương mại, đầu tư từ Trung Quốc mà chấp nhận nhắm mắt làm ngơ để luật pháp quốc tế bị đối phương chà đạp, thì sớm muộn cũng sẽ có một ngày mình trở thành nạn nhân.

Hiện nay, câu chuyện Trung Quốc quân sự hóa bất hợp pháp Biển Đông không phải chuyện riêng của 4 nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.

Đó là vấn đề thời sự n.óng b.ỏng của khu vực và thế giới, cần tiếng nói chung và sự đồng thuận trên cơ sở luật pháp quốc tế, để tìm ra những giải pháp hòa bình.

Trong quan hệ với Hoa Kỳ, khẩu hiệu "nước Mỹ là trên hết" của Donald Trump có lẽ không phải một câu nói xuông, mà nó là một xu thế của nền chính trị xứ cờ hoa cũng như nền chính trị thế giới.

Có lẽ đó không phải là lựa chọn của cá nhân ông Trump, mà là lựa chọn của nước Mỹ.

Đã đến lúc mỗi quốc gia, dân tộc quay trở lại với lợi ích cốt lõi của mình. Mọi quan hệ hợp tác khu vực hay toàn cầu, song phương hay đa phương đều nhằm bảo vệ lợi ích cốt lõi ấy, và đều nên xây dựng trên nền tảng luật pháp quốc tế đương đại.

Trong đó việc tự đảm bảo an ninh cho mình trong khuôn khổ giữ gìn an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế nên là một ưu tiên, thay vì phải dựa hoàn toàn hay phần lớn vào một đồng minh.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.abc.net.au/news/2017-03-22/chinese-premier-visit-presents-tough-choice-for-australia/8374798

[2]http://www.afr.com/news/policy/foreign-affairs/chinas-li-keqiang-in-town-to-talk-trade-but-leadership-uncertainty-hovers-20170319-gv1chz

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?
11:05:53 30/06/2024
Cảnh sát Đức đụng độ với người biểu tình trước đại hội của đảng cực hữu AfD
20:10:42 29/06/2024
Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một
20:11:28 30/06/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Midu xảy ra "hỗn chiến", 2 khách mời nữ tranh nhau "giật nát" thứ này
13:31:28 01/07/2024
Top 1 mê vợ gọi tên thiếu gia Minh Đạt: Say xỉn vẫn không quên gục đầu lên vai Midu!
14:19:43 01/07/2024
Midu và chồng Minh Đạt bị chụp lén trong thang máy sau đám cưới, kè kè gây bão
14:30:57 01/07/2024
Midu và thiếu gia Minh Đạt lộ diện hậu siêu đám cưới, đang du lịch hưởng tuần trăng mật?
17:36:50 01/07/2024
Quỳnh Lương xuất hiện xuề xòa sau nghi vấn chia tay thiếu gia, xin lỗi công khai vì có thái độ kém duyên
14:16:11 01/07/2024
Cuộc sống kín tiếng của NSND Ngọc Huyền ở t.uổi 62 sau khi chia tay Chí Trung
13:53:44 01/07/2024
Mai Phương Thúy lên tiếng khi bị chê về ăn mặc ở đám cưới Midu
15:57:14 01/07/2024
Quỳnh Trần JP nối gót bà Nhân Vlog, làm IVF kiếm thêm con cho chồng Nhật
14:59:42 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang vệ tinh quan sát mặt đất

18:35:32 01/07/2024
Ngày 1/7, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang theo Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 nhằm thúc đẩy những tham vọng về vũ trụ của nước này sau vụ phóng thất bại vào năm ngoái.

Thương vong trong vụ nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh

18:33:51 01/07/2024
Tỉnh trưởng tỉnh Izmir, ông Suleyman Elban đã đến bệnh viên thăm những người bị thương. Ông cho biết 40 người trong số họ đã ổn định sức khỏe và xuất viện.

Khoảng 200.000 người phải sơ tán vì mưa lớn ở Trung Quốc

18:32:13 01/07/2024
Trong 24 giờ qua tính đến 17h ngày 30/6, mưa lớn đã trút xuống một khu vực rộng lớn của tỉnh An Huy với 258 trạm khí tượng thủy văn ghi nhận lượng mưa trên 100 mm, trong đó lớn nhất là 255 mm.

Các nhà khoa học phát hiện rêu sa mạc có thể sống sót trên sao Hỏa

17:52:23 01/07/2024
Trong tương lai, chúng tôi hy vọng rằng loại rêu đầy hứa hẹn này có thể được đưa lên sao Hỏa hoặc Mặt Trăng để kiểm tra thêm khả năng sinh sống và phát triển trong không gian , các nhà nghiên cứu viết.

Palestine phản đối bàn giao Gaza cho các lực lượng nước ngoài

17:21:45 01/07/2024
Cùng ngày, theo kênh truyền hình Al-Qahera News TV, Ai Cập vừa bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã chấp thuận di dời cửa khẩu Rafah giáp với Dải Gaza hoặc xây dựng một lối đi mới gần cửa khẩu Kerem Shalom của Israel.

Nhóm ngư dân Sri Lanka t.ử v.ong sau khi thử chất lỏng trong chai trôi nổi trên biển

17:11:31 01/07/2024
Truyền thông Sri Lanka dẫn lời quan chức địa phương cho biết tàu cá mang tên Devon 5 với 6 thủy thủ rời cảng vào ngày 4/6. Hai ngư dân trong tình trạng nguy kịch đã được đưa lên một tàu thương mại Singapore và được cấp cứu.

Belarus cáo buộc NATO triển khai hàng nghìn quân ở biên giới

16:55:56 01/07/2024
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố sở hữu thông tin chứng minh Ukraine đã chuyển dịch binh sĩ, vũ khí và thiết bị quân sự đến khu vực Zhytomyr giáp với Belarus.

Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine

16:50:55 01/07/2024
Lực lượng Liên bang Nga đã tấn công hai thành phố lớn nhất của Ukraine. Các mảnh tên lửa rơi xuống một tòa nhà ở ngoại ô thủ đô Kiev và một quả bom dẫn đường g.iết c.hết một người ở Kharkov.

Ấn Độ ưu tiên cao cho chủ đề tăng cường kết nối của ASEAN

16:48:22 01/07/2024
Theo Đại sứ Agarwal, trong khuôn khổ song phương cũng như trong ASEAN, Lào coi Ấn Độ là nước góp phần vào sự ổn định và an ninh khu vực. Về vấn đề này, sự tương tác của Ấn Độ được các quốc gia ASEAN, trong đó có Lào, hoan nghênh rộng rã...

Quân đội Nga tiết lộ cách giành quyền kiểm soát thành trì của Ukraine ở Donbass

16:38:49 01/07/2024
Bộ nhấn mạnh yếu tố bất ngờ đã góp phần mang lại lợi thế cho quân đội Nga. Một số binh sĩ Ukraine đầu hàng, trong khi những người khác bỏ đồn và rút lui.

Lý do căn cứ Mỹ ở châu Âu nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất trong hơn thập kỷ

16:29:21 01/07/2024
Dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên, đài Sputnik ngày 30/6 đưa tin các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng cường nỗ lực an ninh để bảo vệ nhân viên do một số yếu tố có thể đe dọa đến sự an toàn của họ.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1

15:04:17 01/07/2024
Cũng theo thống kê sơ bộ, đã có 67,5% cử tri đăng ký đã bỏ phiếu để bầu cho các ứng cử viên tại vòng 1, nhiều hơn 20 điểm phần trăm so với năm 2022 và là con số kỷ lục tại các cuộc bầu cử lập pháp ở Pháp trong ít nhất 20 năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Ngày cưới 3 cô người yêu cũ của chồng đến tặng quà, đến tối vừa mở ra xem mà tôi đỏ hết mặt

Góc tâm tình

18:36:14 01/07/2024
Vì cả ba người đó dù sao cũng là khách mời, họ còn nhiệt tình chúc mừng chúng tôi trăm năm hạnh phúc. Lúc mở quà ra xem, tôi và chồng trố mắt nhìn nhau.

Snow White's Revenge bị chê là rác phẩm, nữ chính diễn xuất đơ như tượng

Phim châu á

18:31:13 01/07/2024
Bộ phim Snow White s Revenge (tên cũ Scandal) đã lên sóng được hai tuần và đang nhận về rất nhiều phản ứng gay gắt từ người xem. Trái ngược với kỳ vọng là phim sẽ vực dậy nhà đài, nó kéo rating khung phim hàng ngày của KBS xuống chạm đá...

XMEN lên ngôi vô địch FVPL Summer 2024

Mọt game

18:01:33 01/07/2024
Đ.ánh bại đối thủ SOLO với tỷ số 3-1, XMEN chính thức trở thành nhà đương kim vô địch Việt Nam bộ môn EA Sports FC Online.

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Dũng dùng 'mỹ nam kế' để ký hợp đồng?

Phim việt

18:00:02 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 26: Yên phản đối việc sếp Vinh muốn Dũng dùng mỹ nam kế ; Bảo muốn tất tay để làm giàu; Diễm đưa Dũng đi cấp cứu.

Hoa khôi Tăng Huệ Văn đình đám một thời ra sao khi rời showbiz?

Sao việt

17:56:06 01/07/2024
Nhiều năm vắng bóng, Tăng Huệ Văn vẫn giữ được vẻ ngoài rạng rỡ. Cô hiện tập trung chăm lo tổ ấm, đồng thời phát triển công việc kinh doanh.

Vụ quảng cáo cơm tấm: Anh Tây dùng sai công thức, CĐM tranh cãi

Trẻ

17:54:53 01/07/2024
Vừa mới đây, các cư dân mạng không ngừng xôn xao khi xuất hiện đoạn quảng cáo tương ớt của một thương hiệu lớn, mà nội dung chính là một vị thực khách Tây ăn cơm tấm với tương ớt

Lý Hùng khóc cùng em gái Lý Hương trên sóng truyền hình

Tv show

17:53:52 01/07/2024
Tài tử điện ảnh Lý Hùng cùng với em gái Lý Hương xuất hiện trong chương trình Khách sạn 5 sao vừa phát sóng. Họ chia sẻ về nghề và cùng khóc khi nhắc đến cố NSND Lý Huỳnh.

Choi Ji Woo bật khóc hối hận chuyện con cái, phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Kim Tae Hee vì điều này

Sao châu á

17:47:55 01/07/2024
Mới đây, khi xuất hiện trên một chương trình thực tế với tư cách MC cùng nhiều người nổi tiếng khác, Choi Ji Woo đã bất ngờ bật khóc tiếc nuối vì có con quá muộn.

Lật tẩy chiêu trò 'đổi trắng thay xanh' biển số xe qua trạm thu phí

Pháp luật

17:41:56 01/07/2024
Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2, Cục Cảnh sát giao thông (Đội 2) vừa lật tẩy chiêu trò của chủ xe biển tư nhân hóa trang đội lốt xe của cơ quan Trung ương.

Phim siêu anh hùng nhận điểm tuyệt đối từ giới phê bình, kịch bản hack não cực độ khiến người xem không kịp trở tay

Phim âu mỹ

17:41:43 01/07/2024
Mới đây, Supacell - một series truyền hình siêu anh hùng của Netflix - lên sóng từ ngày 27/6 đã bất ngờ gây sốt, nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình quốc tế.

Taylor Swift bị "vượt mặt", một cái tên không ngờ "đá đổ", người ấy là ai?

Sao âu mỹ

17:03:58 01/07/2024
Các fan USUK đang vô cùng sốc khi Taylor Swift tưởng chừng là không có đối thủ trong việc thu doanh số khủng ở mỗi chuyến lưu diễn, tuy nhiên mới đây cô đã bị một nhân vật cộm cán khác vượt mặt, ai cũng ngỡ ngàng ngơ ngác bởi cái tên nà...