Đà Nẵng: Quá tải khu neo đậu tàu thuyền trong mùa mưa bão
Có thể nói Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) có rất nhiều ưu điểm về vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động khai thác, đánh bắt, chế biến, dịch vụ thương mại nghề cá, thủy hải sản.
Là cảng lớn ở khu vực miền Trung, tàu thuyền của ngư dân các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định đều về đây bán cá, tiếp nhiên liệu và tránh trú khi gặp thời tiết xấu. Thế nhưng, cảng cá này hiện đang quá tải…
Theo ông Phạm Bá Hùng – Phó Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), đây là vùng nước neo đậu có độ sâu đảm bảo, khi ngư dân đánh bắt ngoài biển, cận kề bão gió có thể ra vào dễ dàng mà không sợ mắc cạn, ách tắc luồng lạch. Âu thuyền nằm trong vịch, có bán đảo Sơn Trà che chắn, không bị ảnh hưởng gió mạnh. Âu thuyền như một cái ao, không có dòng chảy, tàu thuyền không bị va đập khi neo đậu.
Mỗi lần có mưa bão, số lượng tàu thuyền về neo đậu gấp 3 lần, gây quá tải cho Âu thuyền Thọ Quang
Hệ thống cảng, chợ cá có dịch vụ hậu cần tốt, giải phóng nhanh hàng hóa (cá, hải sản) cho tàu thuyền. Ngư dân khi cho tàu thuyền vào neo đậu, có thể cho bạn tàu (người lao động) về nhà nghỉ ngơi, vì có sẵn các loại phương tiện giao thông đi các địa phương khác.
Video đang HOT
Còn ngay khi các cơn bão tan, tàu thuyền được cung cấp các nhu yếu phẩm như xăng dầu, lương thực, thực phẩm… kịp thời, thuận tiện để có thể kịp ra biển đánh bắt ngay. Chính các ưu điểm như vậy, tàu thuyền các địa phương cả nước khi đánh bắt gần vùng biển Đà Nẵng đều về neo đậu tại Âu thuyền, Cảng cá Thọ Quang khi có mưa bão lớn.
Tuy nhiên, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích 58 ha mặt nước, 4 ha trên bờ, 2,5 km đường bờ kè bao quanh, nằm giữa 2 phường Thọ Quang và Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà. Với diện tích như vậy, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang chỉ neo đậu được 493 tàu thuyền các loại. Vào những ngày mưa bão cao điểm, lượng tàu thuyền tập trung về neo đậu lên tới 1000 thậm chí 1.200 chiếc. Khi đó Âu thuyền trở nên quá tải nghiêm trọng.
Đà Nẵng đang nghiên cứu tạo thêm vị trí neo đậu mới cho tàu thuyền, có phương án cải tạo, nâng cấp trang thiết bị đảm bảo cho lượng tàu thuyền lớn hơn ở Âu thuyền Thọ Quang
Cũng theo ông Hùng, việc quá tải này thể hiện ở nguy cơ mất an toàn cho tàu thuyền khi neo đậu tránh bão gió. Quá tải về vấn đề vệ sinh môi trường, quá tải về công tác phục vụ hậu cần, dịch vụ thương mại nghề cá và quá tải về vấn đề đảm bảo ANTT tại khu vực. Theo quyết định của Tổng Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT tháng 8/2018 mới đây, Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang là một trong 58 điểm neo đậu tránh bão gió của tàu thuyền đánh bắt hải sản trên cả nước.
Một chủ tàu cá ở Đà Nẵng có số hiệu tàu là ĐNa 90985 ở quận Sơn Trà nói với chúng tôi, từ ngày thành phố cấm neo đậu dọc sông Hàn, tàu cá của ông chỉ biết vào Âu thuyền Thọ Quang neo đậu. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung cũng kéo vào âu thuyền này neo đậu, nhiều tàu của ngư dân Đà Nẵng vào sau không còn chỗ trú: “Nói chung bây giờ là đậu tự phát. Ai vô trước giành được chỗ đậu còn không giành được thì thôi. Khi gió vô nữa là cả một vấn đề. Vì họ vô đậu trước khi không kẹp bù được, chỉ có neo thôi. Mà gió tấp vô đẩy hết tàu vào bờ. Khi gặp gió không khí lạnh, áp thấp mà khi đoàn tàu vô hết thì quá tải”.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng, năm 2010, cảng cá Thọ Quang chỉ có gần 11.000 lượt tàu thuyền với hơn 63.000 tấn hải sản qua cảng, đến năm 2017 đã có 24.600 lượt tàu thuyền và hơn 100.000 tấn hải sản qua cảng này. Với tốc độ tăng trưởng khá nhanh, Cảng cá Thọ Quang ngày càng quá tải, tình trạng an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp. Cơ sở hạ tầng của Cảng cá, Âu thuyền Thọ Quang chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá của đại phương.
Ông Phạm Bá Hùng – Phó Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang nói thêm, dù biết quá tải nhưng Ban Quản lý Âu thuyền phải tiếp nhận khi có tàu cá chạy vào tránh trú bão: “Theo quy định cảng cá Thọ Quang chỉ bố trí, đảm bảo an toàn cho 493 chiếc tàu. Nhưng khi bão đến, tàu vào thì không thể không cho họ vào. Đây là nơi an toàn mà chúng ta không cho họ vào đậu để họ đậu ở khu vực khác thì mất an toàn. Chúng tôi không cho thì họ vẫn cứ vào. Đây là một vấn đề nan giải trong công tác bố trí, sắp xếp nơi neo đậu tàu, thuyền”.
Trước thực tế như trên, Ban Quản lý Âu thuyền Cảng cá đã đề xuất UBND TP. Đà Nẵng xem xét, nghiên cứu tạo thêm vị trí neo đậu mới cho tàu thuyền, có phương án cải tạo, nâng cấp trang thiết bị đảm bảo an toàn cho lượng tàu thuyền lớn hơn ở Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang.
Xuân Lam
Theo congan.com.vn
Kiểm tra công tác phòng, chống bão số 5 và siêu bão Mangkhut tại huyện Thái Thụy và Tiền Hải
Trước tình hình phức tạp của thời tiết, đặc biệt là cơn bão số 5 và siêu bão Mangkhut đang di chuyển nhanh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thái Bình, ngày 13-9, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình đi kiểm tra một số công trình phòng chống bão trên địa bàn ven biển và chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 5 và siêu bão Mangkhut tại huyện Thái Thụy và Tiền Hải.
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng chống bão tại Cảng cá Nam Thịnh, huyện Tiền Hải. Ảnh: Văn Cương
Tại huyện Thái Thụy và Tiền Hải đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương ven biển, đặc biệt là lực lượng BĐBP kiểm tra, rà soát nắm vững số tàu thuyền hoạt động trên biển, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, đường đi của bão, thường xuyên giữ liên lạc với đất liền để chủ động phòng tránh bão và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn; phân công ứng trực 24/24 và giữ liên lạc thường xuyên với Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, Văn phòng UBND tỉnh sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng và tài sản của Nhà nước và của người dân.
Cũng trong sáng 13-9, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 5 và siêu bão Mangkhut tại Đồn Biên phòng Cửa Lân.
Theo báo cáo của Đồn Biên phòng Cửa Lân, hiện nay trên địa bàn huyện Tiền Hải có tổng số 702 phương tiện với 1.713 lao động, trong đó có 523 phương tiện với 1.315 lao động đang neo đậu tại các bến trong tỉnh, 140 phương tiện với 292 lao động đang hoạt động ven biển tỉnh Thái Bình, một số phương tiện khác đang hoạt động ngoài tỉnh. Tất cả các phương tiện trên đều liên lạc được với gia đình, không có phương tiện hoạt động ở vùng nguy hiểm...
Qua kiểm tra thực tế và nghe cáo tình hình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Đồn Biên phòng Cửa Lân tiếp tục theo dõi tình hình của siêu bão Mangkhut và sử dụng hệ thống thông tin của đơn vị để thông báo tới các tàu đang hoạt động trên biển. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương tuyên truyền tới các chủ phương tiện, chủ đầm, người trông coi ngao trên biển biết để chủ động phòng, tránh siêu bão, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra.
Bên cạnh đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Đồn Biên phòng Cửa Lân tiếp tục tuyên truyền, vận động để các hộ vi phạm xây dựng trái phép tại khu du lịch sinh thái Cồn Vành chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. Phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục duy trì, bảo vệ sự ổn định của khu vực đã giải tỏa.
Văn Cương
Theo bienphong
Phát hiện 5 tàu thủy sản khai thác hủy diệt trên vịnh Hạ Long Nguồn tin từ UBND TP. Hạ Long ngày 10.9 cho biết, lực lượng chức năng của Đội tuần tra kiểm soát của Ban quản lý vịnh Hạ Long và Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai đã tiến hành bắt giữ 5 tàu vỏ gỗ đang có hành vi sử dụng, tàng trữ kích điện (phương tiện đánh bắt thủy sản hủy...