Cựu Ngoại trưởng Philippines đề xuất tịch thu tài sản Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Cựu ngoại trưởng Rosario nói Manila có quyền tịch thu tài sản của Trung Quốc tại Philippines để bồi thường cho thiệt hại môi trường ở Biển Đông.

“Khi xác định thiệt hại tài chính từ Trung Quốc, chính quyền có quyền tịch thu tài sản thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Philippines để trả món nợ của Trung Quốc với dân Philippines”, cựu ngoại trưởng Albert del Rosario nói trong buổi hội thảo trực tuyến ngày 8/6.

“Những tài sản này có thể bao gồm cổ phần của chính phủ Trung Quốc trong Tổng công ty Lưới điện Quốc gia Philippines (NGCP) và China Telecom, hãng viễn thông tự nhận là lớn thứ ba tại Philippines”, Rosario nói.

Cựu Ngoại trưởng Philippines đề xuất tịch thu tài sản Trung Quốc - Hình 1

Cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong chương trình của CNN, tháng 6/2019. Ảnh: CNN.

Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Hàng hải thuộc Đại học Philippines (UP MSI), Trung Quốc nợ Philippines hơn 230 tỷ peso (khoảng 4,6 tỷ USD) vì phá hủy các rạn san hô và gây tổn hại đến sinh vật biển khác do các hoạt động phi pháp gây ra.

Tập đoàn Lưới điện Trung Quốc (SGCC) nắm 40% cổ phần của NGCP từ năm 2008, dưới thời cựu tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo. NGCP cho biết SGCC là “đối tác kỹ thuật” của công ty này.

Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros và cựu phó chánh án Tòa án tối cao Antonio Carpio cảnh báo nguy cơ chính phủ Trung Quốc kiểm soát lưới điện quốc gia Philippines thông qua tập đoàn nhà nước. CNN đưa tin Trung Quốc có thể vô hiệu hóa toàn bộ lưới điện ở Philippines nhờ kiểm soát NGCP thông qua SGCC.

China Telecom là tập đoàn nhà nước khác của Trung Quốc. Tập đoàn này đang sở hữu 40% Dito Telecommunity, doanh nghiệp sẽ trở thành nhà cung cấp mạng viễn thông lớn thứ ba Philippines vào tháng 3/2021.

China Telecom sẽ xây dựng hạ tầng và cung cấp công nghệ cho Dito Telecommunity. Tập đoàn viễn thông Trung Quốc có thỏa thuận cho phép lắp thiết bị trên các tháp truyền tín hiệu của quân đội Philippines, tương tự hai hãng khác là Globe và Smart.

Giới chức và chuyên gia Philippines cảnh báo rủi ro bảo mật thông tin khi cho phép China Telecom vào thị trường nước này. Một nghiên cứu của lục quân Philippines thừa nhận nguy cơ khi cho Dito Telecommunity xây dựng trạm truyền phát tín hiệu trên các tài sản của lực lượng.

Video đang HOT

Cựu Ngoại trưởng Philippines đề xuất tịch thu tài sản Trung Quốc - Hình 2

Tàu hải cảnh của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

“Dù Trung Quốc không tôn trọng các quyền quốc tế được công nhận với lãnh thổ, ngư dân và người Philippines, chính phủ chúng ta vẫn hoan nghênh Trung Quốc trong khi các quốc gia như Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) gần đây đưa ra các biện pháp ngăn nước này tiếp quản các ngành công nghiệp quan trọng như năng lượng và viễn thông”, Rosario nói.

“Đã tới lúc dân Philippines đoàn kết và đòi hỏi những thứ được hưởng. Đây cũng là lúc chúng ta bảo vệ bản thân khỏi những hành vi lạm dụng liên tục của Trung Quốc”, cựu ngoại trưởng Philippines cho biết.

Trung Quốc trong những năm gần đây tăng cường hoạt động ở khu vực Biển Đông thông qua đội tàu hải quân, hải cảnh và dân binh, hoạt động trên vùng biển giàu tài nguyên. Chuyên gia địa chính trị Mỹ Gregory Poling nói hoạt động bồi đắp trái phép, đ.ánh bắt quá mức hoặc đ.ánh bắt trộm của Trung Quốc đang biến Biển Đông thành “một vùng đất hoang, một nghĩa địa”.

Thượng nghị sĩ Hontiveros hồi tháng 4 đệ trình kiến nghị lên thượng viện nhằm yêu cầu Trung Quốc bồi thường. Theo nghiên cứu của UP MSI, Trung Quốc phá hủy đến mức không thể khôi phục được 1.850 hecta khu vực bờ biển phía tây Philippines, tương đương diện tích 1.850 sân bóng đá.

ASEAN thúc đẩy phán quyết Biển Đông

Các nước ASEAN đang công khai đề cao phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài Thường trực, cho thấy lập trường ngày càng thống nhất về Biển Đông.

"Các thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang từng bước hướng tới một lập trường chung và nhất quán hơn để phản đối Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng, trong đó đáng chú ý là cùng là tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực", giáo sư Jay Batongbacal, Đại học Philippines, nói trong hội thảo trực tuyến về các thách thức trên biển của Đông Nam Á do đại sứ quán Mỹ tại Philippines tổ chức ngày 15/5.

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra nhằm tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ Biển Đông.

Theo Batongbacal, xu hướng trên cho thấy sự cần thiết phải thống nhất lập trường chung giữa các thành viên ASEAN để tạo thành một nền tảng trong xử lý vấn đề Biển Đông với Trung Quốc trong tương lai.

Đồng tình với nhận định trên, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết các nước ASEAN đang thể hiện xu hướng đề cao vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là phán quyết Biển Đông, trong hành xử của quốc gia.

Tiến sĩ Sơn cho hay sau hơn ba năm im lặng sau phán quyết của PCA, Philippines năm 2020 đã đưa phán quyết này vào các tài liệu chính thức của mình. Trong Công hàm ngày 6/3 gửi Liên Hợp Quốc nhằm phản đối Trung Quốc, Philippines đã lấy phán quyết Biển Đông làm căn cứ để củng cố lập trường của mình.

"Đây là một sự kiện đáng chú ý. Philippines đã không từ bỏ phán quyết như nhiều bên vẫn tưởng", ông Sơn nói.

Malaysia và Việt Nam, trong các công hàm gửi lên LHQ cuối 2019 và đầu năm 2020, tuy không trực tiếp đề cập đến phán quyết, đều thể hiện sự nhất trí với văn bản này, ông Sơn cho biết.

Chuyên gia Việt Nam lưu ý các thành viên ASEAN khác cũng công khai công nhận phán quyết 2016 của PCA. Hồi đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Indonesia trong tuyên bố phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển phía bắc Natuna đã dẫn lại phán quyết của tòa.

Ngay cả Singapore, quốc gia thường tránh đề cập trực tiếp phán quyết, cũng đã "phá lệ" khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen đề cập phán quyết của PCA tại Đối thoại An ninh Munich, Đức, hồi tháng 2.

"Điều rất quan trọng là 5 thành viên ASEAN ven Biển Đông giờ đây đã thảo luận hoặc công nhận phán quyết của tòa, và ASEAN cần khuyến khích, thúc đẩy xu hướng căn cứ nhiều hơn vào UNCLOS để thiết lập và duy trì trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông", ông nói.

Tiến sĩ Sơn đề xuất ASEAN nên khuyến khích Brunei đề cập đến UNCLOS và phán quyết của PCA trong các phát ngôn và văn bản chính thức của mình để duy trì xu hướng trên.

"ASEAN cần thúc đẩy hơn nữa việc thảo luận về vấn đề Biển Đông tại các hội nghị, không tạo ra ấn tượng rằng vấn đề của được đề cập bằng một vài lời lẽ trong tuyên bố chủ tịch hay tuyên bố chung ASEAN", ông Sơn nói.

Đ.ánh giá tầm quan trọng của phán quyết do PCA đưa ra, Batongbacal cho rằng phán quyết có thể trở thành nền tảng tạo nên thống nhất của Hiệp hội trong thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông.

Ông lưu ý Trung Quốc chỉ có thể phản đối phán quyết của PCA nếu chứng kiến các nước ASEAN chia rẽ quan điểm về văn bản này. Nếu Hiệp hội duy trì xu hướng thống nhất hiện nay, Batongbacal trông đợi ASEAN sẽ có giải pháp bền vững hơn để xử lý tranh chấp.

ASEAN thúc đẩy phán quyết Biển Đông - Hình 1

Tàu cảnh sát biển Philippines (trước) và tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông hồi tháng 5/2019. Ảnh: AFP.

Đề cập đến việc Covid-19 bùng phát khiến các nước ASEAN không thể gặp trực tiếp để thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC),Batongbacal cho rằng đây có thể là cơ hội để các thành viên ASEAN nhìn lại chiến lược quốc gia.

"Các nước ASEAN không nhất thiết phải gặp trực tiếp để bàn về COC, mà có thể thúc đẩy các thảo luận song phương, trước khi nêu lên lập trường chung với Bắc Kinh", Batongbacal nói.

Tiến sĩ Sơn cho rằng Covid-19 đã khiến các cuộc thảo luận về COC bị trì hoãn trong nửa năm qua, nhưng ASEAN vẫn nên tái kết nối với Trung Quốc về vấn đề này, ít nhất là để thể hiện sự ủng hộ với chủ nghĩa đa phương. "Đây cũng là một cơ hội để các lãnh đạo Trung Quốc, khi tính toán chính sách của mình với Biển Đông, nhận ra rằng vẫn tồn tại ngoại giao đa phương trong khu vực", ông nói.

Trong khi duy trì thảo luận COC với ASEAN trên bàn đàm phán, Trung Quốc từ đầu năm 2020 thực hiện một loạt hành vi như đ.âm chìm tàu cá Việt Nam, điều tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia, tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính trái phép ở Trường Sa, điều máy bay và tàu đến Biển Đông.

"Trung Quốc cần xem lại cách hành xử của mình và thể hiện thiện chí, quyết tâm chính trị, để cho thấy Bắc Kinh muốn thúc đẩy COC", ông Sơn nói.

Dự đoán hành động sắp tới của Trung Quốc trên Biển Đông, Sumathy Permal, nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hàng hải Malaysia (MIMA), cho rằng Bắc Kinh sẽ gia tăng quyết tâm kiểm soát vùng biển này. Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc không chỉ thực hiện các biện pháp cũ mà còn gia tăng yêu sách của mình trong khu vực. Một ví dụ là Trung Quốc áp lệnh cấm đ.ánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông, hành động mà Việt Nam luôn phản đối.

Theo Tiến sĩ Sơn, nếu các nước để Trung Quốc "tự tung tự tác" ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ áp dụng cách hành xử như vậy với tất cả các nước khác trên thế giới. Bởi vậy, các nước cần đề cao trật tự dựa trên luật lệ, điều mang lại lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế.

Batongbacal cảnh báo nếu một vài nước ven Biển Đông điều chỉnh cách hành xử của mình theo yêu cầu của Bắc Kinh do bị gây sức ép hoặc muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, ASEAN sẽ bị chia rẽ, đ.ánh mất vai trò trong vấn đề Biển Đông và rất khó nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

"Ngược lại, nếu ASEAN thống nhất được quan điểm về lợi ích chung và phối hợp hành động, chúng ta vẫn có hy vọng rằng chính Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh hành vi của mình theo luật quốc tế và thừa nhận vai trò quan trọng của ASEAN", Batongbacal nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ
05:50:08 05/07/2024
Italy nâng cảnh báo do hai núi lửa cùng lúc phun trào
22:22:48 05/07/2024
Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO
06:12:45 05/07/2024

Tin đang nóng

Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Baifern chỉ công khai đúng 2 mối tình trong suốt 2 thập kỷ: 1 là Nine Naphat, người còn lại gây xôn xao hơn cả
14:17:41 06/07/2024
Midu - Minh Đạt đi tuần trăng mật ở resort đắt nhất Việt Nam, giá 240 triệu/đêm
13:45:08 06/07/2024
Midu- Minh Đạt lộ khoảnh khắc gặp mặt lần đầu, khiến netizen đứng ngồi không yên
14:54:32 06/07/2024
Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham
16:20:08 06/07/2024

Tin mới nhất

Dịch sốt Tây sông Nile bùng phát tại Israel khiến 12 người t.ử v.ong

17:14:43 06/07/2024
Bộ Y tế Israel báo cáo 61 trường hợp nhiễm virus mới, nâng tổng số trường hợp được phát hiện ở nước này kể từ đầu tháng 5 vừa qua lên 236 người.

Hành trình màu xanh

16:36:38 06/07/2024
Là khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, song rừng nhiệt đới Congo tại châu Phi có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong 80 năm, do gia tăng trồng trọt, các hoạt động đốn gỗ và khai thác mỏ trái phép.

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden đưa ra tuyên bố rõ ràng về việc tranh cử

16:32:23 06/07/2024
Trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đang chịu áp lực từ một số thành viên đảng Dân chủ yêu cầu ông từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng, ông cho biết đã nói chuyện với ít nhất 20 nghị sĩ và họ đều mong muốn ông tiếp tục tranh cử.

Xung đột Hamas - Israel: Hai bên chuẩn bị nối lại đàm phán giải phóng con tin

16:29:41 06/07/2024
Nguồn tin xác nhận đề xuất này đảm bảo rằng các bên trung gian sẽ bảo đảm lệnh ngừng b.ắn tạm thời, cung cấp viện trợ và rút quân Israel miễn là những cuộc đàm phán gián tiếp tiếp diễn để thực hiện giai đoạn hai của thỏa thuận.

Thủ tướng Slovakia xuất hiện trước công chúng sau vụ á.m s.át bất thành

16:25:44 06/07/2024
Theo Bộ Nội vụ Slovakia, kẻ tấn công có động cơ chính trị và không đồng tình với các quyết định của chính phủ, trong đó bao gồm cả vấn đề liên quan Ukraine.

Ứng cử viên theo đường lối cải cách Masoud Pezeshkian giành chiến thắng

15:51:59 06/07/2024
Ông Pezeshkian là ứng cử viên duy nhất theo đường lối cải cách tham gia tranh cử tổng thống tại Iran, trong khi 3 ứng cử viên còn lại đều theo đường lối cứng rắn.

Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban

15:49:57 06/07/2024
Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Nga chỉ vài ngày sau khi tới thăm Ukraine theo cách tương tự. Chuyến thăm mang sứ mạng hòa bình của ông đã xác nhận rõ hơn về viễn cảnh của cuộc xung đột tại Ukraine.

Lốc xoáy tại Sơn Đông (Trung Quốc) khiến 5 người t.hiệt m.ạng

15:45:56 06/07/2024
Các cơn lốc xoáy không phải là hiện tượng hiếm gặp tại Trung Quốc. Hồi tháng 9 năm ngoái, 10 người đã t.hiệt m.ạng sau khi một cơn lốc xoáy hoành hành tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.

Tổng thống Ukraine mời Nga dự hội nghị thượng đỉnh hoà bình tiếp theo

15:33:31 06/07/2024
Nhiều nhà phân tích đ.ánh giá hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên do Ukraine tổ chức là một nỗ lực của phương Tây nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine thay vì thực sự tìm ra dấu chấm hết cho chiến tranh.

Nga đạt lợi ích gì sau 3 tháng ròng rã quyết chiếm Chasiv Yar

14:02:32 06/07/2024
Một khi kiểm soát được toàn bộ thị trấn, quân Nga sẽ uy h.iếp được nhiều thành phố cận kề, đe dọa những tuyến hậu cần quan trọng của đối phương và giúp Nga xích lại gần hơn mục tiêu chiếm toàn bộ tỉnh Donetsk thuộc vùng Donbas.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú

14:01:57 06/07/2024
Sự cố xảy ra khi bài giảng đạo kết thúc và đám đông tín đồ theo đạo Hindu tìm cách tiếp cận sân khấu để có thể chạm tay vào nhà truyền giáo Bhole Baba khi ông bước xuống từ sân khấu.

Tổng thống Nga Putin bình luận về màn tranh luận đầu tiên giữa ông Biden-Trump

14:00:44 06/07/2024
Tôi có đủ việc phải làm nên không thực sự theo dõi những gì đang diễn ra ở đó, đặc biệt là qua những bình luận trên các phương tiện truyền thông. Họ luôn có những ưu tiên nhất định: có người ủng hộ, có người phản đối , Tổng thống Putin ...

Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Lưu Diệc Phi gặp gỡ cha nuôi tỷ phú, thái độ bất ngờ giữa nghi vấn cắt đứt quan hệ vì tình mới

Sao châu á

19:45:37 06/07/2024
Hình ảnh Lưu Diệc Phi và cha nuôi tỷ phú xuất hiện bên nhau sau nhiều năm nhận được sự chú ý đặc biệt của công chúng.

Cần làm gì khi phát hiện rối loạn mỡ m.áu?

Sức khỏe

19:43:48 06/07/2024
Nếu một trong những yếu tố này dư thừa hoặc thiếu thì có hại cho cơ thể, gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn mỡ m.áu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới.

Bắt nguyên cán bộ ngân hàng sau 7 năm trốn truy nã

Pháp luật

19:20:39 06/07/2024
Lực lượng chức năng đã bắt giữ Lê Thị Hợi. Hợi là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định truy nã đặc biệt về 3 tội danh.

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại FlyQuest, G2 Esports vào bán kết gặp Top Esports

Mọt game

19:17:13 06/07/2024
Ở trận đấu cuối cùng của vòng tứ kết Esports World Cup 2024, G2 Esports đã ngược dòng đ.ánh bại FlyQuest 2-1. Theo đó, nhà vô địch LEC tiến vào bán kết đối đầu Top Esports, trong khi FlyQuest chính thức rời giải.

Nhan sắc không t.uổi của Jang Na Ra khi hóa thân thành nữ luật sư lạnh lùng

Phim châu á

18:56:01 06/07/2024
Tháng 7 này trên Truyền hình K+, Jang Na Ra và Nam Ji Hyun sẽ góp mặt trong Cộng sự hoàn hảo - Good Partner, drama Hàn lấy đề tài về các luật sư chuyên tư vấn ly hôn cho khách hàng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh cảnh báo Lan đừng chơi với lửa

Phim việt

18:53:33 06/07/2024
Với linh cảm của mình, Đức Anh hiểu rằng mối quan hệ giữa thằng bạn thân của mình với Lan đang không ổn. Đức Anh khuyên chị gái mình nên rõ ràng.

Tôi ngạc nhiên khi thấy vợ luôn che kín mặt khi cho con bú, hỏi ra lý do tôi c.hết điếng

Góc tâm tình

18:33:51 06/07/2024
Tôi vừa đau lòng vừa phẫn nộ. Thằng bé là con của cô ấy, vậy mà cô ấy còn chán ghét được? Tôi chỉ muốn đ.ánh đuổi vợ đi nhưng không thể.

Bí ẩn nơi ở nhà tiên tri Vanga: Ai bước vào cũng bật khóc, lý do tại sao?

Netizen

18:18:48 06/07/2024
Baba Vanga (1911-1996) là nhà tiên tri lừng danh người Bulgaria, cũng là một trong những nhà tiên tri nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Khi tham quan nơi bà từng sinh sống, du khách ai cũng khóc!

Kinh ngạc với năng lực trí tuệ của 11 loài động vật thông minh nhất

Lạ vui

18:09:59 06/07/2024
Trong khi con người tin rằng mình là đỉnh cao của trí thông minh thì nhiều loài động vật cũng thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề, trí tuệ cảm xúc, thậm chí khả năng nhận thức bản thân gây kinh ngạc.

"Nữ hoàng nước mắt" Choi Ji Woo U50 mà ăn diện trẻ như gái teen, chỉ nhờ vài món đồ cơ bản

Phong cách sao

18:00:51 06/07/2024
Mới đây, Choi Ji Woo đã chia sẻ một loạt ảnh chụp trên đường phố Nhật Bản, trang phục đời thường của cô ngay lập tức gây sốt với hơn 40 nghìn lượt tương tác.

6 thói quen chi tiêu nhỏ mà người thành công thường xuyên áp dụng

Sáng tạo

17:48:00 06/07/2024
Hiện nay, nhiều bạn trẻ mù quáng chạy theo những gì mình thấy người khác đang theo đuổi, bất kể họ có thực sự cần nó hay không. Khi cảm thấy thích một món đồ nào đó, chúng ta vội vàng mua một món đồ thời trang nào đó mà không do dự