Cựu học sinh trường chuyên không muốn con mình “học giỏi bằng mọi giá”

Theo dõi VGT trên

Là những ông bố, bà mẹ từng theo học trường chuyên lớp chọn nhưng nhiều bậc phụ huynh khẳng định, từ những trải nghiệm của bản thân, họ không muốn con mình phải học giỏi bằng mọi giá.

Thấu hiểu sự áp lực về điểm số trong những năm còn học phổ thông, anh Nguyễn Anh K. (cựu học sinh khoá đầu tiên của trường Hà Nội – Amsterdam) cho rằng, nếu cái giá phải trả cho thành tích học tập là sự nhồi nhét kiến thức không có giá trị thực tiễn cao; là những áp lực và sự mất đi khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của trẻ, thì anh không muốn con mình học giỏi bằng mọi giá.

Những chia sẻ của ông bố này ngay lập tức nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh. VietNamNet xin đăng tải bài viết của phụ huynh này.

Cựu học sinh trường chuyên không muốn con mình học giỏi bằng mọi giá - Hình 1

Những lo lắng của bố mẹ đôi khi trở thành áp lực cho con cái (Ảnh minh họa)

Khi tôi nói: “Tôi không muốn con mình học giỏi”, chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên và phản đối. Cha mẹ ai chẳng muốn con mình thông minh, học giỏi? Mà học giỏi thì thật tốt quá, sau này sẽ có điều kiện để vào trường danh tiếng, xin được học bổng và đi học nước ngoài, …

Đầu tiên tôi xin công nhận là điều mọi người nói hoàn toàn đúng và xin đính chính: “Tôi không muốn con tôi phải học giỏi bằng mọi giá”.

Vậy tại sao không? Tôi xin nêu ra một số mặt chưa được của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thừa. Ví dụ, thừa ở kiến thức môn Toán cấp III. Trừ những em xác định sẽ đi chuyên sâu những môn tự nhiên theo nghề nghiệp, còn đối với các em đi theo khối xã hội thì chắc lên đại học sẽ hoàn toàn không cần đến kiến thức toán.

Ngoài ra, có những ngành yêu cầu học toán trong chương trình (ví dụ như kinh tế), nhưng sau này khi đi làm chắc chắn các em sẽ không cần đến kiến thức cao hơn là đạo hàm bậc 2, trừ khi các em đó muốn nghiên cứu chuyên sâu kinh tế về mặt lý thuyết.

Nhưng hiện nay khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thiếu. Đó là thiếu kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học. Giáo trình Lịch sử không đầy đủ và có một số vấn đề đang bị các nhà sử học tranh luận. Môn Văn thiếu những tác phẩm văn học đương đại là những sản phẩm đề cập tới cấc vấn đề gần gũi với các em trong cuộc sống hiện tại, với ngôn ngữ hiện tại.

Hiển nhiên, nếu các em phải học về những vấn đề mà các em không hiểu, thấy xa lạ thì thật khó mà đòi hỏi các em say mê và thích thú. Kết quả là phần lớn các em sẽ học có tính chất đối phó.

Chắc nhiều người sẽ công nhận, phần lớn các em tốt nghiệp đại học xong muốn làm việc được sẽ phải học lại một số kỹ năng cơ bản, ví dụ như soạn thảo văn bản. Ở đây tôi không muốn nói tới việc xây dựng văn bản theo đúng quy định hành chính nhà nước. Tôi chỉ muốn nói tới việc xây dựng một văn bản một cách mạch lạc, đúng chủ đề.

Video đang HOT

Nếu các em đi học ở trường công lập, hoặc thậm chí ngay tại các trường tư hoặc dân lập nhưng do các giáo viên tư duy theo phong cách của trường công lập giảng dạy, có nhiều khả năng là các em sẽ trở thành… “đàn cừu”.

Các em được giới thiệu một s.ố đ.ề mẫu có sẵn, được cung cấp và phải học thuộc một số phương án giải quyết có sẵn, không khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo.

Hiện nay, một số nơi bắt đầu áp dụng phương thức ra đề mở để khuyến khích tư duy sáng tạo. Nhưng theo tôi, vấn đề hiện nay là đội ngũ giáo viên nói chung liệu đã đủ khả năng để chấm những bài tư duy ấy, có đủ khả năng chấp nhận lối tư duy khác chuẩn mực của các em hay không?

Nếu các em đi học ở trường công lập, nhiều khả năng là các em sẽ phải mất nhiều thời gian để học thêm. Con cái một số người quen của tôi phải học đến hơn 10 giờ tối hàng ngày, mặc dù cháu mới học lớp 1.

Như vậy khó mà đòi hỏi các em còn niềm say mê học tập, khi mà nhu cầu tự nhiên ở lứa t.uổi này của các em là chơi và phát triển về thể chất. Theo tôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý học đường như tật về mắt hay cột sống phổ biến hiện nay.

Cũng có thể vì các em phải dồn hết thời gian vào việc học nên không còn thời gian để chơi, tiếp xúc với các bạn khác cùng trang lứa; qua đó, manh nha hình thành các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Thực tế ở nơi tôi làm việc, khi tiếp xúc với các em sinh viên tới thực tập, có những em thành tích học tập cao nhất trong nhóm chưa chắc đã là những người làm việc hiệu quả.

Vì vậy, tôi không muốn con tôi học giỏi nếu cái giá phải trả cho thành tích học tập là sự nhồi nhét kiến thức với một phần không nhỏ các kiến thức có được không có giá trị thực tiễn cao; nếu cái giá phải trả là việc cháu phải hy sinh thời gian để vui chơi với các bạn cùng trang lứa; nếu cái giá phải trả là áp lực thành tích học tập và áp lực ngay từ trong gia đình; nếu cái giá phải trả là sự mất đi khả năng tư duy độc lập và sáng tạo; nếu cái giá phải trả là thiếu những kỹ năng giao tiếp xã hội, …

Cái tôi mong muốn là con tôi có được niềm đam mê khám phá cái mới, phát triển được khả năng tư duy độc lập, logic và nếu có thể thì sáng tạo, phát triển những kỹ năng xã hội.

Tôi mong mỗi ngày cháu đến trường là một ngày vui, để cháu coi việc đến trường là cơ hội chơi với các bạn, được thực sự học cái mới mà bản thân cháu thấy thú vị. Và hơn hết, cháu sẽ không thấy bị áp lực hay tự ti khi các bạn có thành tích học tập cao hơn mình.

Vậy nên thành tích học giỏi không phải là ưu tiên số một mà tôi trông đợi ở con tôi. Tôi chỉ muốn con tôi lớn lên thành người bình thường.

Những chia sẻ của anh K. đã nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh khác.

Chị Phạm Mai, một phụ huynh tại Hà Nội, chia sẻ: “Từng là một học sinh chuyên nhiều năm liền đi thi học sinh giỏi các cấp, tôi không muốn con mình bị cuốn vào vòng xoáy của học hành, thi cử. Tôi mong con “né” việc thi cử càng nhiều càng tốt.

Cách học và thi hiện nay không giúp được gì nhiều cho các con trong công việc và cuộc sống tương lai. Việc thi cử đang có xu hướng bị coi trọng quá mức, thậm chí đó còn được coi là cách duy nhất để buộc trẻ phải học.

Vì vậy, tôi không chấp nhận con mình phải học giỏi bằng mọi giá. Tôi chấp nhận việc con không đạt điểm cao trong các kỳ thi ở trường, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc để mặc con dốt nát, kém cỏi.

Tôi luôn để con có thời gian tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Tôi hướng con tới việc học thực chất, giúp con hình thành năng lực tự học, một năng lực mà con sẽ cần đến trong suốt cuộc đời để có thể thích ứng với mọi thay đổi bất ngờ trong cuộc sống”.

Cũng từng là người phải chịu áp lực thi cử, học hành trong suốt thời gian phổ thông khi học trường chuyên, chị Mai Thị Hồng cho biết: “Tôi muốn con được học tập trong môi trường an toàn nhất. Do vậy, thay vì ép con học liên tục, tôi rèn cho con khả năng tự học, coi học hành là động lực, niềm vui chứ không phải áp lực.

Con chưa từng lot vào “top” những học sinh dẫn đầu lớp, cũng hiếm khi được cô giáo tuyên dương về thành tích học tập, nhưng con luôn tự tin, vui vẻ, sẵn sàng hát hay “làm trò” trước đám đông. Tôi chấp nhận việc con không giành điểm cao trong các kỳ thi. Tôi chỉ mong con có tư duy độc lập và luôn cảm thấy vui vẻ”.

Thúy Nga

Theo vietnamnet

Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Quá tải thi trường chuyên vì mục tiêu xét thẳng đại học

Tại Hà Nội, liên tiếp 1 tuần nay, các trường THPT chuyên thuộc khối đại học đồng loạt tổ chức thi tuyển sinh đầu vào lớp 10. Nhiều học sinh đăng ký tới 3 trường chuyên dẫn tới tình trạng quá tải, mệt mỏi vì căng thẳng trước khi chính thức bước vào kỳ thi lớp 10 chung toàn thành phố.

Kỳ tuyển sinh đại học 2018, nhiều trường đại học tuyên bố tuyển thẳng học sinh khối chuyên của chính trường mình cũng như một số trường chuyên có tiếng khác như Hà Nội - Amsterdam, Chu Văn An, chuyên ĐH Ngoại ngữ, chuyên ĐH Sư phạm...

Đây là lý do vì sao các trường chuyên lại càng ngày càng "đắt giá", tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong mùa tuyển sinh năm nay tại Hà Nội.

Diễn ra trong vòng 1 tuần ngay sát thời điểm diễn ra kỳ thi lớp 10 của Hà Nội, nhiều học sinh lớp 9 "chạy đua" hết cuộc thi này đến cuộc thi khác vào trường chuyên, so với thi đại học còn vất vả hơn nhiều lần.

Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Quá tải thi trường chuyên vì mục tiêu xét thẳng đại học - Hình 1

Nhiều học sinh lớp 9 mệt mỏi vì thi chuyên trước khi chính thức bước vào kỳ thi chung toàn thành phố

Áp lực với thí sinh khá cao bởi những trường THPT chuyên thuộc các trường Đại học luôn có tỉ lệ chọi cao do ngoài thí sinh ở Hà Nội đăng ký dự thi còn có các thí sinh ở địa phương khác cũng thi vào các trường này.

Một trong những trường thu hút lượng thí sinh lớn dự thi từ các vòng thi thử đến thi thật là trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ) với hơn 7.000 thí sinh dự thi vào ngày 26/5. Cùng thời điểm này, trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Khoa học tự nhiên, cùng Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng tổ chức thi tuyển đầu vào.

Nguyễn Anh Huy, học sinh lớp 9 trường THCS Giảng Võ, đăng ký dự thi chuyên Tin các trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội và Chuyên Hà Nội-Amsterdam.

Với lịch đăng ký này, Huy phải thi liên tục 6 bài thi từ ngày 26 đến 29/5. Sau 2 ngày, Huy sẽ tiếp tục dự kỳ thi chung của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với 4 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử và thi chuyên Hà Nội-Amsterdam.

"Lịch thi các trường chuyên năm nay bố trí quá sát nhau. Năm ngoái kỳ thi lớp 10 diễn ra vào gần cuối tháng 6 nên tách biệt khỏi kỳ thi chuyên. Học sinh có thể bình tĩnh xem xét để rút kinh nghiệm cách làm bài thi của mình. Tuy nhiên, năm nay, việc bố trí các kỳ thi gần nhau khiến những học sinh đăng ký thi chuyên như em đều chịu áp lực rất lớn" - Huy cho biết.

Để tham gia kỳ thi chuyên này, các bạn như Huy phải luyện thi ít nhất từ lớp 8 tại các lớp chuyên luyện thi trường chuyên bên cạnh các lớp ôn thi của trường THCS nơi mình học lớp 9.

Như vậy, ngoài học ở trường, Huy phải học thêm 1-2 ca mỗi ngày ở nhà thầy rồi lại về tự học. Vào thời điểm này, việc tự ôn lại càng cần đầu tư hơn nên việc thức khuya đến 2-3 giờ sáng là chuyện thường xuyên xảy ra với Huy và các bạn khác.

Nhiều bạn chia sẻ, học sinh không thi chuyên đã thấy quá vất vả với 4 môn thi, nên những bạn thi khối chuyên còn vất vả hơn rất nhiều nhất là môn Toán lại có khối lượng kiến thức lớn, nằm ngoài bài tập sách giáo khoa phổ thông.

Sáng 29/5, trường chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, buổi sáng thi môn Ngữ Văn và chiều thi môn chuyên.

Tổng thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 vào trường là hơn 5.045 thí sinh, trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ chuyên của trường là 350, hệ cận chuyên là 180. Tỉ lệ chọi vào trường gần 9,6. Nếu tính riêng hệ chuyên, tỷ lệ này lên tới 1/14,5.

Chia sẻ trong lúc chờ con dự thi, chị Phạm Lan Anh, phụ huynh trường THCS Nguyễn Tất Thành cho biết, không phụ huynh nào không xót con khi chứng kiến các con quá vất vả trong cuộc chạy đua lớp 10.

Thi vào lớp 10 công lập của Hà Nội đã khó, thi chuyên tuyển sinh cả nước còn khó hơn. Nhưng nếu đã đỗ chuyên thì coi như cầm chắc một suất đại học. Chưa kể là với mục tiêu du học thì việc đỗ vào các trường như chuyên ngoại ngữ hay các trường chuyên Hà Nội Amsterdam... đã coi như học sinh nắm chắc 70-80% cơ hội học bổng du học.

Có thể thấy, cuộc chạy đua vào các trường chuyên thời điểm này chiếm rất nhiều công sức của phụ huynh, học sinh. Thậm chí có những học sinh chỉ biết đi học như một phản xạ, không còn suy nghĩ gì ngoài việc học. Nhiều thầy cô chia sẻ, trong lớp tình trạng ngủ gục, thậm chí bật khóc vì áp lực, mệt mỏi của học sinh lớp 9 khiến các thầy cô rất lo lắng.

Mặc dù đây là định hướng tốt cho tương lai các em nhưng với lứa t.uổi 15, vừa học xong THCS, việc thích nghi với áp lực các kỳ thi lớn cần có sự chuẩn bị tốt cả về tâm lý, sức khỏe thể chất và quan trọng là vừa năng lực, phù hợp với nhu cầu các em thay vì chỉ biết chạy đua vào khối chuyên bằng mọi giá.

Theo anninhthudo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chu Thanh Huyền nhắc quá khứ nghèo khó, không đồ ăn, hết bị so sánh Doãn Hải My
10:43:03 29/06/2024
Độc quyền bên trong đám cưới Midu: Thiếu gia Minh Đạt sẽ làm 1 điều độc đáo, không gian xa hoa được hé lộ
12:54:57 29/06/2024
Trần Hiểu lần đầu lộ diện sau drama ly hôn Trần Nghiên Hy, đụng độ "bồ nhí" Lâm Duẫn ở sự kiện
12:00:13 29/06/2024
Hôn lễ hào môn của Midu trước giờ G: Cô dâu tung bộ ảnh cưới cuối cùng, Lan Khuê - Puka và dàn khách mời nôn nao!
12:50:08 29/06/2024
Kardashian -West kẻ phất lên thành tỷ phú, người cạn kiệt tài sản hậu ly hôn
10:52:40 29/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Son Ye Jin - Hyun Bin hẹn hò sang chảnh tựa cảnh phim ở quán cafe, khiến khách du lịch thốt lên 1 câu
12:37:08 29/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên lạ lẫm sau "chia tay", nghi lạm dụng thẩm mỹ, fan tiếc nuối
14:02:26 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đồi Cư H'lăm Thắng cảnh đẹp ở Đắk Lắk

Du lịch

16:52:27 29/06/2024
Cách TP.Buôn Ma Thuột hơn 10 km có một khu rừng thiêng nằm trên ngọn đồi thoai thoải, bao đời nay tỏa bóng xuống các buôn làng xung quanh.

Rộ nghi vấn Bảo Ngọc bắt chước Thơ Nguyễn phẫu thuật thẩm mỹ, liền lên tiếng

Sao việt

16:50:11 29/06/2024
Được mệnh danh là hoa hậu tương lai bởi thần thái và nhan sắc thuộc hàng top, hoa khôi nhí Lê Huỳnh Bảo Ngọc luôn là cái tên thu hút sự quan tâm của nhiều người hâm mộ sắc đẹp.

Yêu thầm nữ đồng nghiệp n.óng b.ỏng, hôm đó thấy cô ấy đi thẳng vào nhà vệ sinh nam, tôi choáng váng đi theo để rồi c.hết lặng với cảnh tượng trước mắt

Góc tâm tình

16:48:56 29/06/2024
2 năm trôi qua, tôi vẫn sống độc thân và không mở lòng với ai khác. Tôi sợ rồi sẽ lại bị phản bội, hoặc ít nhất thì mối quan hệ ấy cũng sẽ mỏng manh dễ vỡ.

Vùng Đất Câm Lặng thể loại kinh dị đặc sắc, được fan mong đợi vì 1 lý do

Phim âu mỹ

16:36:08 29/06/2024
Vùng Đất Câm Lặng được nhiều cây bút phê bình có cùng nhận định là nét chấm phá đặc sắc của thể loại kinh dị lôi cuốn. Sức hút tác phẩm không chỉ đến từ nội dung, mà nó còn nằm ở dàn diễn viên chất lượng dù đó là vai phụ

Hùng Didu tuyên chiến "Chưa biết", lập chiến dịch vì Phanh Nè, kêu gọi chung tay

Netizen

16:25:18 29/06/2024
Tiktoker Hùng Didu vừa có bài đăng khẳng định sẽ tuyên chiến với kênh phốt Phanh nè, khiến cô rơi vào tình cảnh lao đao. Anh cho biết sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ bạn mình, lập chiến dịch và kêu gọi cộng đồng mạng cùng nhau chung tay...

Euro 2024: Người mẫu gợi cảm Slovakia cảnh báo tuyển Anh trước vòng 1/8

Sao thể thao

16:22:20 29/06/2024
Cổ động viên xinh đẹp Veronika Rajek cảnh báo tuyển Anh hãy cẩn thận với Slovakia cũng như với người bạn học của cô, t.iền vệ Ondrej Duda.

Ảnh vui 29-6: 'Thí sinh tự do' bất chấp lệnh cấm lao vào điểm thi

Lạ vui

16:09:29 29/06/2024
Dự là lại được gác bếp thôi chứ thí sinh tự do này học hành thi thố gì nữa?! , một người hài hước trêu.Những bứcảnh sau giúp mọi người giảm stress,giảm căng thẳng mệt mỏi.

"Vợ chồng" Triệu Lộ Tư đẹp gây bão: Nhà trai chuẩn tổng tài, nhà gái hệt búp bê

Sao châu á

16:08:38 29/06/2024
Để Tôi Tỏa Sáng là bộ phim đang gây sốt thời điểm hiện tại dù chỉ đang trong giai đoạn quay phim. Không chỉ hút fan bởi cặp đôi visual Trần Vỹ Đình - Triệu Lộ Tư mà thời trang bắt mắt, thời thượng của dàn cast khiến ai nấy đều mê mẩn.

Độ Hoa Niên tập 9-10: Trương Lăng Hách và Triệu Kim Mạch trở thành bạn thân cùng giường

Phim châu á

15:59:48 29/06/2024
Dựa trên nguyên tác Trưởng Công Chúa với cốt truyện được đ.ánh giá cao, kịch bản của Độ Hoa Niênlại có phần đuối sức , không đủ đáp ứng sự mong chờ của khán giả.

4 mẫu quần ống rộng nhất định nên có trong tủ đồ của phụ nữ trên 40 t.uổi

Thời trang

15:36:11 29/06/2024
Khi diện quần màu pastel, một chiếc thắt lưng da và đôi giày nịnh dáng như sandal quai ngang, giày búp bê tối giản, giày slingback sẽ giúp nâng tầm vẻ sang trọng của cả tổng thể trang phục.

Katy Perry diện váy gần 200m như thảm lau sàn, kéo lê hệt đoàn tàu gây choáng

Sao âu mỹ

15:32:35 29/06/2024
Nữ ca sĩ nổi tiếng toàn cầu Katy Perry khiến dân tình choáng váng khi bất ngờ diện mẫu váy dài 200m, kéo lê mãi không hết, hệt như đoàn tàu khiến dân tình choáng váng. Được biết đây là cách, cô PR cho sản phẩm âm nhạc mới.