Cuộc đấu tranh nội tâm của cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị cho lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1/2017, ông Ted Osius cũng chuẩn bị từ bỏ công việc mơ ước của mình, đó là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Cuộc đấu tranh nội tâm của cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Hình 1

Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (Ảnh: New York Times)

“Tôi từng nghĩ rằng tôi sẽ bị sa thải vào ngày 21/1″, ông Osius, 57 t.uổi, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng công tác trong ngành ngoại giao gần 30 năm, nói với New York Times.

Rốt cuộc ông Osius không bị sa thải, nhưng ông bất đồng với chính quyền Trump về những nỗ lực của Washington trong việc trục xuất hàng nghìn người nhập cư Việt Nam khỏi Mỹ. Mùa thu năm 2017, ông Osius đột ngột được yêu cầu rời khỏi Việt Nam chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Trump có bài phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.

Ông Osius sau đó thôi chức tại Bộ Ngoại giao Mỹ và chuyển tới thành phố Hồ Chí Minh với cách là công dân bình thường. Ông là một trong số nhiều nhà ngoại giao cấp cao chuyên nghiệp của Mỹ từng làm việc cho các đời tổng thống ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, nhưng việc phản đối các chính sách của chính quyền Trump đã buộc họ phải rời đi.

Trong các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với New York Times, các quan chức tại Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa Mỹ đều bảo vệ các chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đối với Việt Nam. Họ nói rằng gần như mọi trường hợp người Việt Nam bị Mỹ trục xuất mà ông Osius phản đối đều là những người vi phạm pháp luật tại Mỹ. Theo đó, chính quyền Trump chỉ đang buộc các nước, trong đó có Việt Nam, hợp tác với các đạo luật di trú hiện hành của Mỹ.

“Nếu cựu đại sứ (Osius) muốn thay đổi luật, chúng tôi hoan nghênh ông ấy tới Quốc hội và yêu cầu chúng tôi thay đổi”, bà Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nói.

Tuy nhiên, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Osius không xem ông như một “người chống đối” lại chính quyền Mỹ, thay vào đó là một người xây dựng cầu nối giữa hai bên.

Niềm đam mê ngoại giao

Cuộc đấu tranh nội tâm của cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Hình 2

Cựu Đại sứ Ted Osius cùng bạn đời và hai con (Ảnh: New York Times)

Video đang HOT

Ted Osius sinh ra tại bang Maryland, là con trai của một bác sĩ và một giáo viên tiếng Anh tại trường trung học. Ông từng theo học tại bang Vermont. Ted Osius chia sẻ rằng chính niềm đam mê với các nền văn hóa nước ngoài đã hối thúc ông dành một năm tới Trung Đông sau khi tốt nghiệp phổ thông.

“Điều đọng lại là niềm yêu thích với các nền văn hóa vốn rất khác biệt với nền văn hóa của chúng ta”, ông Osius chia sẻ vào một buổi sáng gần đây trong phòng khách của của ông ở thành phố Hồ Chí Minh. Xung quanh ông là những món đồ mà ông sưu tập được trong các nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Ấn Độ và một số nước khác ở châu Á.

Ông Osius bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard vào năm 1984 và nhận nhiệm kỳ công tác đầu tiên tại Philippines. Ted Osius nhanh chóng nhận ra rằng bản chất ngoại giao tự nhiên trong con người ông, trong đó lấy việc xây dựng lòng tin dựa trên nền tảng của các lợi ích chung, đôi khi không đồng nhất với chính sách của chính quyền Mỹ.

Chẳng hạn, ông Osius từng chỉ trích cách tiếp cận thô bạo của chính quyền Mỹ trong các cuộc đàm phán với cựu Tổng thống Philippines Corazon Aquino khi Mỹ không thể tiếp cận các căn cứ hải quân và không quân quan trọng tại Philippines vào đầu thập niên 1990.

“Bà ấy là một phụ nữ. Còn chúng ta tỏ ra thông minh, ngạo mạn và không chịu lắng nghe”, ông Osius nói.

Nhiều năm sau đó, ông Osius trở thành một thành viên trong nhóm các nhà ngoại giao âm thầm thuyết phục chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush hợp tác với Triều Tiên thông qua các cuộc đàm phán 6 bên. Tuy nhiên, ông Osius nói rằng khi các chính sách với Triều Tiên của chính quyền Bush trở nên cứng rắn hơn, hai trong số các đồng nghiệp của ông đã từ chức trong sự thất vọng.

“Đó là thế lưỡng nan mà tất cả các nhà ngoại giao chuyên nghiệp phải đối mặt: Rằng ranh giới đạo lý nào mà bạn không thể vượt qua được? Tôi quyết định không dừng lại, mà sẽ vượt qua nó và chờ xem liệu tôi có thể tiếp tục làm điều gì đó tốt đẹp hay không”, ông Osius nói.

Phát triển quan hệ Việt – Mỹ

Cuộc đấu tranh nội tâm của cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Hình 3

Cựu Đại sứ Ted Osius (thứ 4 từ phải sang) tham dự cuộc hội đàm giữa cựu Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 23/5/2016 (Ảnh: Reuters)

Cựu Đại sứ Ted Osius đã dành nhiều thập niên cho việc phát triển quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nơi ông lần đầu tiên làm việc với tư cách là một tùy viên chính trị vào cuối những năm 1990. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông Osius là hỗ trợ mở lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ted Osius cho biết ý tưởng trở thành đại sứ tại Việt Nam, hay bất kỳ nơi nào khác, từng là điều ông chưa bao giờ nghĩ tới. Lý do phần lớn là bởi văn hóa thủ cựu tại Bộ Ngoại giao Mỹ thường không sẵn sàng trao những vị trí đại sứ cấp cao tại nước ngoài cho những nhà ngoại giao công khai là người đồng tính như ông.

Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2014 khi cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đề xuất với cựu Tổng thống Barack Obama về việc bổ nhiệm ông Osius làm đại sứ tại Việt Nam, môi trường chính trị tại Bộ Ngoại giao Mỹ đã có sự thay đổi.

“Đối với riêng anh ấy mà nói, việc được đến đây (Việt Nam) là một niềm vui. Cảm giác như anh ấy t.rúng s.ố vậy”, Clayton Bond, bạn đời của cựu đại sứ Ted Osius đồng thời là nhà ngoại giao vừa thôi chức tại Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm ngoái, chia sẻ.

Theo Osius, ưu tiên ban đầu của ông khi trở thành đại sứ tại Việt Nam là vận động các quan chức sở tại đồng ý với các quy chuẩn về môi trường và lao động gắn với các cuộc đàm phán thương mại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). (Sau này Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi TPP và ông Osius đã gọi đây là hành động mà Mỹ tự gây tổn hại cho chính lợi ích của mình).

Trong vai trò đại sứ, ông Osius cũng vận động chính quyền Obama tổ chức chuyến thăm đầu tiên tới Nhà Trắng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015. Từ đó, quan hệ Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng và thương mại.

“Nhớ lại, đó hóa ra lại là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng làm”, ông Osius nói.

Việc ông Osius có thể nói trôi chảy tiếng Việt cũng như việc ông thường xuyên xuất hiện trước công chúng, đôi khi có cả người bạn đời và hai con bên cạnh, đã khiến ông nhận được nhiều tình cảm từ người dân Việt Nam. Câu chuyện tình yêu của cựu đại sứ Mỹ cũng trở thành hình mẫu cho các cặp đồng tính tại Việt Nam.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi từ sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Ted Osius nói rằng mặc dù ông phản đối kịch liệt với lệnh cấm nhập cư do Tổng thống Trump đưa ra nhằm vào công dân của các quốc gia có đông dân Hồi giáo, song ông vẫn quyết định làm việc cho chính quyền Trump, một phần bởi vì ông muốn ngăn những nguy cơ có thể gây tổn hại cho mối quan hệ Việt – Mỹ.

Tuy vậy, Ted Osius chia sẻ mọi việc ngày càng trở nên khó khăn hơn khi ông phải đối mặt với sức ép từ chính quyền Trump về việc trục xuất hơn 8.000 người Việt Nam khỏi Mỹ. Rốt cuộc ông đã quyết định thôi chức. Ông nói rằng ông đã kết thúc sự nghiệp ngoại giao kéo dài 29 năm của mình vì không chấp nhận ý tưởng trở thành người đại diện cho chính quyền Trump.

Ted Osius hiện là phó Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ông đã lên kế hoạch thôi chức vào tháng 12 tới để dành thời gian viết một cuốn sách về những trải nghiệm của ông tại Việt Nam.

Thành Đạt

Theo Dantri/New York Times

Tổng thống Donald Trump bỏ lỡ cơ hội?

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bỏ qua một loạt hội nghị kinh tế và an ninh ở châu Á vào tháng 11 năm nay.

Cụ thể, theo thông báo ngày 31-8, ông Trump không dự hội nghị Mỹ - ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Singapore và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea.

Thay vào đó, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ có mặt và "nhấn mạnh tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, luật pháp và các nguyên tắc thương mại tự do, công bằng, tương hỗ".

Không đến châu Á, ông Trump sẽ dự lễ diễu binh ở Paris - Pháp vào ngày 11-11 để kỷ niệm 100 năm thỏa thuận đình chiến kết thúc Thế chiến I. Sau đó, cùng tháng, ông sang thăm Ireland, tiếp theo là tới Argentina dự hội nghị của Nhóm 20 và có mặt ở Colombia để bàn về các vấn đề an ninh, chống m.a t.úy cùng chương trình nghị sự khu vực.

Tổng thống Donald Trump bỏ lỡ cơ hội? - Hình 1

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ tham dự các hội nghị châu Á quan trọng vào cuối năm nay Ảnh: REUTERS

Theo Straits Times, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013, một tổng thống Mỹ bỏ qua hội nghị Mỹ - ASEAN và EAS. Vào năm 2013, tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama phải ở lại Washington để xử lý vụ chính phủ bị đóng cửa và cử Phó Tổng thống Joe Biden đi thay.

Tuy nhiên, với sự vắng mặt năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng ông Trump đã tự tạo ra khoảng cách chính trị giữa Mỹ với một số đồng minh lớn trong khu vực, đặc biệt là gây ngờ vực đối với quyết tâm và khả năng đối trọng với Trung Quốc của chính quyền ông Trump. Bà Sue Mi Terry, cựu chuyên gia Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và hiện là chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, nhận xét sự vắng mặt của ông Trump sẽ bị xem là chứng cứ ông "thiếu vun đắp quan hệ với các đồng minh của Mỹ".

"Hàn Quốc lo ngại ông Trump quá cứng rắn với Triều Tiên trong khi Nhật Bản lại sợ ông quá mềm mỏng. Cả 2 nước đều chưa xem ông là đồng minh đáng tin cậy. Việc tham gia các hội nghị ở châu Á sẽ có ích cho các mối quan hệ này và củng cố sự đoàn kết trước Trung Quốc, nước mà ông Trump đã gây chiến thương mại" - bà Terry phân tích với báo The New York Times.

Cùng chung nhận định, hãng tin Bloomberg cho rằng việc ông Trump bỏ họp chỉ càng khiến đồng minh thêm bất an. Dù Washington đang tích cực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng thiếu sự có mặt trực tiếp của ông chủ Nhà Trắng tại các hội nghị nêu trên, Trung Quốc sẽ có thêm cơ hội để quảng bá các dự án thương mại và phát triển của mình.

Theo Hải Ngọc

Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024

Tin đang nóng

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My gây sốt với diện mạo "gái một con trông mòn con mắt" khi cùng Đoàn Văn Hậu đưa con đi tiêm phòng
11:56:40 04/07/2024
Bỏ vợ theo bồ, 'ngày tàn' anh trở về nhà tìm vợ, cánh cửa vẫn rộng mở chào đón nhưng câu nói của cô khiến anh đau thấu xương
10:51:42 04/07/2024
Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt
10:59:06 04/07/2024
5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài
11:57:56 04/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 51: Ngân Hà hạnh phúc viên mãn, An Nhiên bị tâm thần
10:43:59 04/07/2024
Chồng 'lỡ' làm bồ có thai rồi quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn khi thấy hành động của anh lúc này
09:31:47 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả

Pháp luật

14:24:33 04/07/2024
Sau khi sản xuất hàng loạt sản phẩm cà phê giả, không đảm bảo chất lượng, đối tượng Đồng và Sỹ mang đến các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa để bán lại với giá thấp.

Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này

Sao việt

14:22:45 04/07/2024
Tối 3/7, Hồ Ngọc Hà chia sẻ những khoảnh khắc các con dạo phố, ăn uống vui vẻ tại Pháp. Kim Lý cũng xuất hiện thân thiết bên Subeo.

Sao nam bị 800 đoàn phim từ chối vì kém sắc, giờ là siêu sao quyền lực đóng toàn bom tấn phòng vé

Hậu trường phim

14:13:31 04/07/2024
Nam diễn viên này từng nhiều lần nghĩ đến chuyện giải nghệ nhưng vẫn quyết tâm cố gắng để đạt được thành công như ngày hôm nay.

HOT: Rò rỉ ảnh mỹ nam Vườn Sao Băng hẹn hò nữ diễn viên hơn 4 t.uổi

Sao châu á

14:03:43 04/07/2024
Ngày 3/7, mạng xã hội rần rần trước nghi vấn mỹ nam đình đám Thái Lan Win Metawin và nữ diễn viên xinh đẹp Lingling đang hẹn hò.

Chấn động: Babymonster mang đồ của local brand Việt vào MV mới toanh

Nhạc quốc tế

13:52:13 04/07/2024
Nhóm nhạc Babymonster đã lăng xê trang phục từ thương hiệu nội địa Việt - LSeoul trong MV mới ra mắt Forever khiến người hâm mộ thời trang Việt không khỏi tự hào.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

Tin nổi bật

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

(S)TRONG Trọng Hiếu tung MV trở lại sau màn xuất hiện bùng nổ tại "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai"

Nhạc việt

13:37:53 04/07/2024
MV RISE UP UNDERDOG được (S)TRONG Trọng Hiếu phát hành song song với thời điểm tham gia chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai .

Đừng chủ quan khi hay bị đau nửa đầu

Sức khỏe

13:30:46 04/07/2024
Vì chứng đau nửa đầu có thể gây đau ở má hoặc vùng gần xoang nên chúng thường bị nhầm lẫn với đau đầu do xoang. Đau đầu xoang không phải là chẩn đoán chính thức mà là triệu chứng của n.hiễm t.rùng xoang cấp tính.

'Ông hoàng của những cú twist' M.Night Shyamalan trở lại với phim kinh dị tâm lý mới 'Trap - Bẫy'

Phim âu mỹ

13:14:07 04/07/2024
Vừa qua, hãng phim Warner Bros. đã chào đón sự trở lại của ông hoàng của những cú twist M.Night Shyamalan với tác phẩm mới mang tên Trap (tựa Việt: Bẫy).

Chàng phi công quân sự tiết lộ chuyện tình 'yêu nhanh cưới vội' với vợ xinh đẹp

Tv show

13:09:18 04/07/2024
Trong chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội, câu chuyện tình yêu và hôn nhân của phi công Trịnh Xuân Tình và cô vợ xinh đẹp thu hút sự quan tâm của khán giả.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Lâm nhận lời sửa hình xăm sai chính tả cho học trò

Phim việt

12:59:31 04/07/2024
Lâm mặc dù rất bực vì Long học hành chưa đến nơi đến chốn mà đã dám tự ý đi hành nghề k.iếm t.iền nhưng anh vẫn quyết định thay học trò sửa sai.