“Cuộc chiến” chống hủ tục của giáo viên miền biên ải

Theo dõi VGT trên

Mỗi khi có tiếng động mạnh, tiếng la hét của học sinh bán trú vang lên trong đêm, các thầy giáo tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) lại vùng dậy bảo vệ học trò trước nhóm thanh niên bản. Tục “bắt vợ” đang biến tướng, “cuộc chiến” chống vấn nạn này của các thầy giáo nơi đây vẫn cam go mỗi dịp tết về.

Cuộc chiến chống hủ tục của giáo viên miền biên ải - Hình 1

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ căng mình bảo vệ học trò khỏi nạn “bắt vợ”.

Lắp camera chống nạn “bắt vợ”

Trước đây vào đầu năm mới, tục “bắt vợ, trộm vợ” trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người Mông, người Thái. Từ đầu, tục “bắt vợ” có thể được xem là mỹ tục. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tục lệ này đang dần bị biến tướng. Những thiếu nữ t.uổi “trăng rằm” về làm dâu nhà người, hậu quả đằng sau đó là sự khổ cực trong cuộc sống, những đ.ứa t.rẻ ấy làm mẹ, làm bố mà chưa đủ t.uổi đôi mươi. Đặc biệt, những học sinh còn trên ghế nhà trường cũng trở thành nạn nhân.

Cách thành phố Vinh hơn 350km, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nằm trong khu vực biên giới Việt – Lào. Do đặc thù của địa hình, ngôi trường được xây dựng theo sườn đồi, nằm sát bên là dòng Nậm Mộ êm đềm. Thầy giáo Kha Văn Nghành phó hiệu trưởng nói: “Buổi ngày là thế, nhưng về đêm sẽ khác, các thầy giáo trong trường thường vui đùa với nhau ngày là thầy giáo, đêm là bảo vệ, là chiến sỹ trong cuộc chiến chống hủ tục”.

Cuộc chiến chống hủ tục của giáo viên miền biên ải - Hình 2

Khu nội trú của học sinh thường bị các thanh niên bản lẻn vào “bắt vợ” gây mất trật tự.

Video đang HOT

Theo thầy Ngành, toàn trường có 368 học sinh dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Khơ Mú thuộc 2 xã biên giới Mường Ải và Mường Típ. Năm 2014, học sinh của trường mới đỡ vất vả, không còn phải vượt hàng chục km đường rừng tới trường hay dựng lều tạm bợ để sinh sống cạnh trường, bởi được nhà nước đầu tư xây dựng một ngôi nhà hai tầng khang trang dành cho 273 học sinh ở bán trú. “Ngày mà các em được dọn vào ở trong những căn phòng ấy thì những âu lo của thầy cô, phụ huynh được giảm đi chút ít. Nhưng cũng từ đây, các giáo viên lại phải “căng mình” để đưa học sinh đi vào nề nếp, canh giữ không cho trai bản vào quấy phá, thậm chí là tìm học sinh nữ để “bắt vợ”. Ở đây thường có một số thanh niên vượt tường rào vào khu nội trú của học sinh chơi. Đặc biệt, vào các ngày nghỉ lễ, dịp Tết nguyên đán thì thanh niên đi làm xa về, tìm vào tận trường để bắt vợ theo phong tục. Chúng tôi phải thay phiên nhau canh giữ thâu đêm, suốt sáng để kịp thời phát hiện ngăn chặn. Ngoài ra, để chống vấn nạn “bắt vợ”, nhà trường còn lắp đặt hệ thống camera giám sát, nhất là ở khu vực hành lang dãy nhà bán trú của học sinh để tiện theo dõi, quản lý”, thầy Ngành .

Trong 5 năm qua, trường này có khoảng 15 em học sinh ở hai khối 8 và 9 phải nghỉ học giữa chừng để lập gia đình. Tục “bắt vợ” vẫn diễn ra nhưng sự biến tướng trắng trợn đã biến tục lệ này thành vấn nạn.

Cuộc chiến chống hủ tục của giáo viên miền biển ải

Hàng chục vụ “bắt vợ” diễn ra, có sự giải cứu, can thiệp thành công nhưng cũng có khi ngậm ngùi chấp nhận. Nhìn học trò ngây thơ, t.uổi ăn học mà phải về làm vợ, những năm sau làm mẹ khiến các giáo viên tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ thắt lòng. Cứ mỗi khi học sinh vắng học nhiều ngày, thầy cô giáo lại lo âu nhìn về bản làng xa vời vợi. Hết tiết học, dắt vội chiếc xe, thầy cô hớt hải đến nhà xem tình hình ra sao. Cô Trần Thu Trang chủ nhiệm lớp 9B cho biết: “Khi chúng tôi đến, ngỡ ngàng nhìn cảnh gia đình vui vẻ uống rượu, hỏi ra mới biết, học sinh đã bị một thanh niên bản bên bắt về làm vợ, nghĩ tới học trò nhỏ nhắn lại thương vô cùng”.

“Mới đây, giáo viên của trường đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn một nhóm thanh niên vào trường để bắt em Xồng Mái Lỳ (14 t.uổi) về làm vợ. Đêm hôm đó, nhà trường phải đưa Lỳ lên ngủ với các cô. Nhưng rồi n.ữ s.inh này cũng bị bắt về làm vợ khi cuối tuần Lỳ về nhà tại bản Ái Khe, xã Mường Ải. Sau khi cưới, Lỳ cũng nghỉ học luôn. Ở trường thì có thể can thiệp được chứ ở nhà thì các giáo viên cũng đành chịu. Ngoài trường hợp em Lỳ thì còn có em Moong Thị Nếp (14 t.uổi, học sinh lớp 9) cũng bị bắt làm vợ nhưng vẫn đi học hết năm rồi nghỉ. Tiếp theo là một n.am s.inh lớp 9 cũng bỏ học vì “bắt” được vợ. Chúng tôi phải thường xuyên nói chuyện, tuyên truyền để học sinh và phụ huynh hiểu rõ”, thầy Ngành .

Giữa năm 2017, các thầy giáo phát hiện 3 thanh niên vượt bờ rào vào khu vực nội trú của học sinh để tán tỉnh. Các thầy giáo liền chạy tới can thiệp, đồng thời đề nghị 3 thanh niên này ra khỏi trường. Tuy nhiên, khi ra khỏi khu vực trường thì 3 thanh niên nắm đá tới tấp vào bên trong khiến học sinh hoảng loạn. Nhà trường phải nhờ tới sự can thiệp của công an, vụ việc mới dừng lại. “Để bảo vệ học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã phân công một giáo viên nam làm Trưởng ban quản lý bán trú, mỗi phòng có hai giáo viên quản lý, lãnh đạo cũng nằm trong ban quản lý. Vào các ngày lễ, đặc biệt là dịptết, thanh niên trai tráng trong bản tới chơi nhiều gây mất trật tự. Thậm chí lúc 2 giờ, 3 giờ sáng thanh niên vẫn lẻn vào. Thầy cô thức trắng đêm là chuyện thường”, thầy Nguyễn Công Danh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Ngày miệt mài truyền đạt con chữ, đêm về soạn giáo án cho tiết học hôm sau nhưng thầy cô trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ thỉnh thoảng ngóng về khu bán trú của học trò. Nơi đó, những n.ữ s.inh ngây thơ có thể thành vợ người bất cứ lúc nào nếu không được bảo vệ, can thiệp. Cuộc chiến chống sự biến tướng trong tục lệ “bắt vợ” ở miền biển ải còn nhiều gian truân và sự hi sinh thầm lặng của những người thầy “cắm bản” càng thấm thía hơn bao giờ hết.

Em Moong Y An (học sinh lớp 9A) kể: “Ở cái t.uổi này, một số bạn của em đã nghỉ học để lấy chồng. Sau khi được thầy cô nói chuyện, giải thích về độ t.uổi kết hôn, em đã thuyết phục gia đình để không bị hối thúc chuyện lập gia đình, tiếp tục việc học của mình”.

Theo Tinmoi24.vn

Trường học vùng biên giới Nghệ An lắp camera chống nạn bắt vợ

Ở miền núi việc quản lý học sinh bán trú rất khó khăn, vào buổi đêm nhiều thanh niên vẫn lẻn vào khu nội trú quấy phá, thậm chí nhiều đối tượng vào trường tìm học sinh nữ để bắt vợ.

Trường học vùng biên giới Nghệ An lắp camera chống nạn bắt vợ - Hình 1

Camera mới lắp tại Trường PT DTBT THCS Nậm Típ, xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Hồ Phương

Đây là lý do để 18 trường học bán trú và nội trú ở huyện biên giới Kỳ Sơn đã lắp đặt hệ thống camera để giám sát và bảo vệ học sinh.

Vừa qua, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS (PT DTBT THCS) Nậm Típ lắp 1 hệ thống với 8 camera giám sát tại các vị trí như: Nhà bán trú học sinh, khu ký túc xá giáo viên, sân trường, khu vực chăn nuôi, bếp nấu ăn riêng của học sinh... Hiện hệ thống camera này đang do thầy Lô Xuân Sinh, người phụ trách quản lý bán trú của học sinh quản lý và theo dõi.

Trường Nậm Típ được xem là ngôi trường bán trú cuối cùng của huyện Kỳ Sơn lắp hệ thống camera để quản lý học sinh và giám sát an ninh trong nhà trường. Hiện nay, cả huyện Kỳ Sơn có 17 trường bán trú và 1 trường nội trú đã được lắp hệ thống camera.

Trường học vùng biên giới Nghệ An lắp camera chống nạn bắt vợ - Hình 2

Học sinh bán trú ở huyện Kỳ Sơn ảnh: Xuân Thủy

Việc lắp camera ở các trường bán trú đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Ông Cụt Văn Quang - Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh của trường PT DTBT THCS Nậm Típ cho biết: "Việc nhà trường lắp hệ thống camera để quản lý học tập cũng như tình hình ăn ở của con em, chúng tôi hết sức hoan nghênh. Đây là việc làm rất hay và sẽ giúp con em của chúng tôi ý thức hơn trong những hành động của mình".

Ông Nguyễn Công Danh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Típ , đây là trường bán trú có nhiều học sinh ở lại trường, có nhiều đồng bào dân tộc theo học như: Mông, Thái, Khơ mú... Hơn nữa, nhiều đêm thanh niên lạ vẫn trèo tường vào để quấy phá, thậm chí nhiều đối tượng vào trường tìm học sinh nữ để bắt vợ. Mặc dù điều kiện còn rất khó khăn nhưng để đảm bảo an toàn cho học sinh chúng tôi cố gắng cân đối ngân sách để lắp đặt hệ thống camera giám sát. Nhờ vậy ý thức ai cũng nâng lên, đặc biệt là hơn 200 học sinh bán trú của trường".

Trường học vùng biên giới Nghệ An lắp camera chống nạn bắt vợ - Hình 3

Các thầy giáo đang theo dõi hoạt động của các em học sinh qua hệ thống camera giám sát của trường. Ảnh: Xuân Thủy

Ông Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết, việc các trường bán trú lắp đặt camera không nằm trong kế hoạch hay chỉ đạo của huyện hay của phòng. Các trường nhận thấy việc lắp đặt camera hợp lý thì áp dụng. "Các trường học bán trú trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có số lượng học sinh sinh hoạt tại trường khá đông, việc dùng camera giám sát chắc chắn sẽ duy trì tốt hơn tình hình an ninh trật tự. Tôi cho rằng đây là một trong những phương pháp quản lý hiệu quả" - ông Hoa cho biết thêm.

Theo Baonghean.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
14:34:22 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?
15:01:53 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Liên đoàn Arab tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hòa bình và hòa giải tại Libya

Thế giới

15:58:20 05/07/2024
Các quan chức Libya nói trên đã nhất trí thúc đẩy chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đồng thời bác bỏ mọi sự can thiệp thù địch từ bên ngoài vào các tiến trình chính trị của nước này.

Hoa hậu Sao Mai: "Tôi biết vị trí của mình đang ở đâu"

Sao việt

15:49:34 05/07/2024
Gần một năm đăng quang Mrs Grand Việt Nam - Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam, Sao Mai ngày càng thăng hạng về nhan sắc cũng như có nhiều sự thay đổi về ngoại hình.

Nam diễn viên từng bị tẩy chay gay gắt, có vợ đẹp gia thế khủng nhưng "giấu nhẹm" vì 1 lý do: U50 sống thế nào giữa biệt phủ 100m2?

Sao châu á

15:46:07 05/07/2024
Trong suốt 9 năm, Lệ Oánh đã phải giấu kín tư cách vợ Ngô Tôn, thậm chí chấp nhận đóng giả làm tiếp viên hàng không khi đi du lịch cùng anh.

Người nhà chánh án bao chiếm đất công, rừng phòng hộ còn đòi bồi thường

Pháp luật

15:34:08 05/07/2024
Mặc dù đã trả lại đất công, rừng phòng hộ bao chiếm của nhà nước trước đó nhưng khi UBND H.Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) lấy đất làm đường thì bà Cúc khiếu nại yêu cầu bồi thường đất mình đã bao chiếm.

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.