Công nhận tín chỉ đào tạo: Để sinh viên rộng cơ hội học tập, trải nghiệm

Theo dõi VGT trên

Làm sao tăng cơ hội học tập, trải nghiệm cho sinh viên là vấn đề được nhiều người đặt ra…

Công nhận tín chỉ đào tạo: Để sinh viên rộng cơ hội học tập, trải nghiệm - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến trong một giờ học.

Quy chế đào tạo trình độ đại học cho phép các trường được thực hiện hoạt động trao đổi sinh viên và công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo, giá trị của tín chỉ. Vậy cần những giải pháp tiếp theo như thế nào để việc công nhận tín chỉ được nhân rộng, từ đó tăng cơ hội học tập, trải nghiệm cho sinh viên?

TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội): Xây dựng quy chế phối hợp giữa các trường trong cùng khối ngành đào tạo

Công nhận tín chỉ đào tạo: Để sinh viên rộng cơ hội học tập, trải nghiệm - Hình 2

TS Tôn Quang Cường.

Để việc công nhận tín chỉ giữa các cơ sở giáo dục đại học được nhân rộng, giải pháp đầu tiên là cần xây dựng quy chế phối hợp. Đồng thời, rà soát và thống nhất các chương trình đào tạo; phương án sử dụng đội ngũ; xây dựng nền tảng công nghệ hỗ trợ (để giải quyết bài toán phương thức, mô hình triển khai đào tạo) theo mô hình khóa học trực tuyến mở (MOOC). Việc thực hiện liên kết đào tạo cùng công nhận kết quả có thể được triển khai theo 3 cấp độ: Chương trình đào tạo liên kết – cùng công nhận; Học phần liên kết – cùng công nhận; Nội dung học phần liên kết – cùng công nhận.

Về quy trình thực hiện: Thực hiện trao đổi, ký kết phương án triển khai giữa các trường; thống nhất phương án liên kết – đồng quản lý (toàn diện cả chương trình, người học, kiểm tra đ.ánh giá, học liệu, đội ngũ giảng dạy, tài chính, hạ tầng cơ sở vật chất dùng chung…). Sau đó, rà soát, đ.ánh giá lại các chương trình có thể thực hiện đào tạo theo phương thức liên kết – công nhận lẫn nhau (số học phần, tín chỉ, kế hoạch triển khai đào tạo… có thể dùng chung).

Rà soát, thống nhất tỷ lệ nội dung trong các học phần có thể triển khai theo phương thức liên kết – sử dụng chung nguồn lực (kể cả đội ngũ và học liệu). Rà soát và thống nhất đội ngũ cùng tham gia vào chương trình liên kết – cùng công nhận này. Thống nhất cách thức kiểm tra đ.ánh giá và cùng công nhận. Cuối cùng, triển khai thí điểm, thực hiện cùng công nhận.

Thời gian đầu triển khai thí điểm có thể áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến trong chương trình liên kết – cùng công nhận.

Để thực hiện như trên, điều kiện thực hiện là các trường phải qua kiểm định chất lượng. Đồng thời, có các chương trình đào tạo cùng lĩnh vực (ví dụ trường đào tạo giáo viên, công nghệ – kỹ thuật…). Có đội ngũ giảng viên, nhà khoa học tương đương về số lượng, chất lượng (năng lực sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn). Cơ sở đào tạo có kinh nghiệm triển khai đào tạo liên thông, song bằng, vừa làm vừa học, có những đặc điểm tương đồng về yếu tố văn hóa, vùng miền.

TS Trương Tiến Tùng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội: Bớt tính cục bộ để hợp tác, tạo điều kiện cho người học

Video đang HOT

Công nhận tín chỉ đào tạo: Để sinh viên rộng cơ hội học tập, trải nghiệm - Hình 3

TS Trương Tiến Tùng.

Công nhận các tín chỉ cùng bậc đào tạo trong hoặc ngoài trường ĐH được hiểu là liên thông ngang (ngang về trình độ). Liên thông này tạo cơ hội cho sinh viên được quyền lựa chọn nơi học, giáo trình và giảng viên phù hợp với năng lực, điều kiện (nơi học, học phí) phù hợp.

Cách làm này phù hợp với xã hội học tập trong tương lai, đó là: Học những gì cá nhân cần; thực hiện cá nhân hóa học tập; học mọi lúc, mọi nơi phù hợp với cuộc sống và thị trường lao động thời 4.0.

Trong thực tiễn, các trường đã công nhận văn bằng (cả chương trình đào tạo) để đào tạo văn bằng 2, 3… hoặc đào tạo trình độ cao hơn (sau đại học…). Vậy tại sao công nhận một phần chương trình (một số học phần) lại khó? Về phía môi trường pháp lý theo tôi đã có. Vậy để thực hiện công nhận một số học phần chúng ta có thể theo một số bước:

Bước 1: Trước tiên có thể công nhận các khối kiến thức chung đã có chuẩn đầu ra như học phần lý chính trị; khối lượng kiến thức về An ninh – Quốc phòng; giáo dục thể chất; kiến thức pháp luật đại cương – phòng chống tham nhũng; ngoại ngữ (theo khung chuẩn 6 bậc quốc gia); kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin (theo chuẩn quốc gia). Các trường nên ngồi lại với nhau xác định độ tương đồng (cơ sở vật chất, đã đạt kiểm định cơ sở giáo dục đại học, học phí…) để ký văn bản chung công nhận tín chỉ các học phần.

Bước 2: Khó hơn là xác định chuẩn đầu ra một số học phần chung của các ngành… Bước này nên thực hiện sau khi phân tầng, xếp hạng trường đại học (khối trường theo định hướng nghiên cứu hay ứng dụng).

Về trở ngại, theo tôi nếu có thì nên hạ bớt tính cục bộ để hợp tác, mở rộng tạo điều kiện cho người học. Chia sẻ học thuật, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực (tính mở trong hệ thống giáo dục đại học) để tiết kiệm cho xã hội và phát huy điểm mạnh của từng trường. Hãy đặt niềm tin vào đồng nghiệp của mình (các trường với nhau) để xây dựng hệ thống giáo dục đại học thống nhất vững mạnh, tránh c.hảy m.áu ngoại tệ (sinh viên ra nước ngoài du học).

TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam, Cộng hòa Liên bang Đức: Tăng cường bảo đảm, phát triển chất lượng đào tạo

Công nhận tín chỉ đào tạo: Để sinh viên rộng cơ hội học tập, trải nghiệm - Hình 4

TS Nguyễn Văn Cường.

Việc công nhận lẫn nhau về chương trình và tín chỉ đào tạo giữa các trường đại học nhằm tạo sự thuận lợi cho trao đổi sinh viên và sự linh hoạt của quá trình đào tạo là xu hướng phổ biến trong đào tạo đại học ở phạm vi quốc tế hiện nay.

Ở châu Âu hoạt động này được thúc đẩy mạnh mẽ từ “Quá trình Bologna”, một công cuộc cải cách giáo dục trong không gian giáo dục đại học châu Âu được thỏa thuận và ký kết năm 1999 của 29 nước ở châu Âu tại Bologna thuộc Ý.

“Quá trình Bologna” có mục tiêu chính là thúc đẩy tính cơ động, khả năng cạnh tranh quốc tế và tuyển dụng của đào tạo đại học trên cơ sở thống nhất về điều kiện khung cho giáo dục đại học. “Quá trình Bologna” tạo ra một hệ thống các loại bằng tốt nghiệp với 3 bậc trình độ với các chương trình đào tạo có thể dễ dàng so sánh và công nhận lẫn nhau. Trong đó trình độ cử nhân (Bachelor) bao gồm 180 – 240 tín chỉ châu Âu, tương đương 3 – 4 năm học. Trình độ thạc sĩ (Master) bao gồm 60 – 120 tín chỉ, tương đương 1 – 2 năm học. Đào tạo tiến sĩ với trọng tâm nghiên cứu tự lực, không quy định tín chỉ đào tạo, khối lượng công việc tương ứng với 3 – 4 năm làm việc toàn thời gian.

Việc sử dụng thống nhất hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS – European Credit Transfer System) nhằm tăng cường khả năng trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ đào tạo giữa các trường đại học. Quá trình này cũng bao gồm việc đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học và hướng tới mục tiêu về khả năng tham gia thị trường lao động của người học đối với chương trình đào tạo.

“Quá trình Bologna” đến năm 2019 có 48 nước tham gia, tạo ra sự thay đổi diện mạo giáo dục đại học châu Âu. Đặc biệt quá trình này đã hỗ trợ mạnh mẽ việc trao đổi sinh viên giữa các trường đại học. Rất nhiều em tham gia học một hoặc hai học kỳ ở trường đại học tại một nước khác ở châu Âu trong khuôn khổ trao đổi sinh viên giữa các trường đại học hoặc do sinh viên tự đăng ký.

Giáo dục đại học của Việt Nam đang đổi mới theo hướng tiệm cận với xu hướng quốc tế, trong đó chương trình đào tạo được xây dựng theo học phần và tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Quy chế đào tạo trình độ đại học năm 2021 quy định về việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Quy chế đào tạo này tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển hình thức trao đổi sinh viên, công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ giữa các trường. Hình thức này giúp tăng cường sự linh hoạt của hệ thống đào tạo đại học, tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên trong việc trải nghiệm học tập ở một trường đại học khác cũng như chuyển trường.

Tuy nhiên, những cơ sở pháp lý như khung chương trình đào tạo, quy chế đào tạo đại học chỉ là điều kiện cần. Để việc trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ giữa các trường được mở rộng và thu hút nhiều sinh viên tham gia hoạt động này thì yếu tố quyết định là các trường đại học cần tăng cường đảm bảo và phát triển chất lượng đào tạo; thực hiện kiểm định chương trình và kiểm định hệ thống đào tạo, tạo sự hấp dẫn thực sự cho sinh viên.

Bên cạnh đó, các trường đại học nên phát triển hoạt động liên kết trong trao đổi sinh viên và công nhận chương trình, tín chỉ đào tạo; tư vấn và hỗ trợ thủ tục trong việc trao đổi sinh viên với các trường đại học khác; khuyến khích, hỗ trợ người học tự tìm trường đại học trải nghiệm. Ngoài ra, hoạt động trao đổi sinh viên sẽ càng hấp dẫn nếu việc trao đổi được thực hiện với các trường đại học ở nước ngoài, giúp các em có cơ hội trải nghiệm học tập mà không nhất thiết phải du học toàn thời gian ở nước ngoài.

Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học: Các cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành quy định công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ làm căn cứ cho phép sinh viên của cơ sở đào tạo này được học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác và ngược lại. Số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy tại cơ sở đào tạo khác (nếu có) không vượt quá 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép.

Công nhận tín chỉ đào tạo: Người học được hưởng lợi?

Công nhận tín chỉ đào tạo mở ra nhiều cơ hội cho các cử nhân tương lai...

Công nhận tín chỉ đào tạo: Người học được hưởng lợi? - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Hà Nội.

Việc cho phép sinh viên được học song ngành và các trường đại học có thể trao đổi sinh viên, công nhận lẫn nhau về quy trình, nội dung đào tạo, giá trị của tín chỉ đã mở ra nhiều cơ hội cho các cử nhân tương lai.

Cùng lúc học hai chương trình

Từ nhiều năm nay, sinh viên Trường ĐH Hà Nội có thể đăng ký cùng lúc hai chương trình để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng. TS Nguyễn Tiến Dũng - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, quy định này được sinh viên đón nhận với thái độ tích cực và hào hứng. Việc học ngành thứ 2 tạo điều kiện cho người học có thể hoàn thành 2 chương trình đào tạo, được nhận 2 bằng đại học sau khi tốt nghiệp. Điều này tiết kiệm thời gian và kinh phí do được công nhận và chuyển đổi kết quả học tập đối với những học phần chung giữa 2 chương trình đào tạo.

"Chẳng hạn, sinh viên học ngành thứ 1 là ngôn ngữ thì có thể học ngành thứ 2 trong lĩnh vực: Quản lý và kinh doanh, công nghệ thông tin, truyền thông doanh nghiệp... Đây là ngành đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Ngoài ra, các em cũng có thể chọn ngành thứ 2 là một ngôn ngữ "hot", hoặc ngôn ngữ hiếm" - TS Nguyễn Tiến Dũng trao đổi.

Đây cũng là cơ hội để sinh viên có thể theo học ngành mà mình đặt làm nguyện vọng 1, 2 khi đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Hà Nội nhưng không đủ điều kiện trúng tuyển. Đặc biệt, sinh viên có thể gia tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp do có thêm kiến thức, kỹ năng ở lĩnh vực khác nhau.

Theo Quy chế đào tạo đại học của Trường ĐH Hà Nội, tại thời điểm đăng ký học hai chương trình, sinh viên phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện: Có điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,5 trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh. Có điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,0 đến 2,49 và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

Từ năm 2020, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh triển khai cho sinh viên học song ngành ở 2 trường khác nhau trong hệ thống. Bà Nguyễn Thị Bích Hà - Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) - cho hay, sinh viên theo học hình thức đào tạo song ngành phải đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành thứ nhất mới có thể được xét tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành thứ hai.

Việc theo học hai chương trình đào tạo là thách thức, song cũng mở rộng cơ hội cho sinh viên của trường nói riêng và sinh viên thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh nói chung. Chương trình song ngành giúp các em có thêm nhiều cơ hội việc làm.

Công nhận tín chỉ đào tạo: Người học được hưởng lợi? - Hình 2

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Được phép trao đổi sinh viên

Cuối tháng 10/2022, 10 trường đại học hàng đầu cả nước trong khối kinh tế đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và bảo đảm chất lượng giáo dục. Các trường tham gia thỏa thuận gồm: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; Trường ĐH Ngoại thương; Trường ĐH Thương mại; Học viện Tài chính; Học viện Ngân hàng; Học viện Chính sách và Phát triển; Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội); Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng); Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế); Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Theo đó, 10 trường đại học sẽ tổ chức các khóa trao đổi học viên, sinh viên. Khóa dài hạn (1 học kỳ tương ứng khoảng 15 tuần) cho phép người học của các trường được đăng ký học tập/thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác. Người học đăng ký tối đa 25 tín chỉ. Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Người học được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng sinh viên của trường tiếp nhận trong các lớp mở theo kế hoạch học tập của trường.

Khóa ngắn hạn (từ 3 - 8 tuần) được tổ chức trong thời gian hè. Các trường đại học công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép người học thuộc nhóm 10 trường trong thỏa thuận đăng ký học tập tối đa 12 tín chỉ. Chương trình dự kiến mở từ học kỳ hè năm học 2022 - 2023 tại Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Các chương trình tiếp theo sẽ tổ chức luân phiên tại các trường (theo đăng ký tự nguyện).

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - chia sẻ, thỏa thuận giữa các trường nhằm tạo dựng môi trường học tập thuận lợi nhất cho sinh viên. Qua đó, đem đến cho các em nhiều trải nghiệm bổ ích trước khi bước vào thị trường việc làm. Mỗi trường có thế mạnh riêng, sinh viên có thể tìm hiểu và khai thác những điểm tốt nhất của từng trường. Trước khi thỏa thuận, các trường đã điều chỉnh để chương trình đào tạo tương đối gần nhau. Khi sinh viên học trao đổi trong 1 học kỳ (khoảng 3 - 4 môn) thì các môn này có sự tương đồng với môn sẽ học tại trường tiếp nhận.

PGS.TS Lê Trung Thành - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) - thông tin, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã thực hiện trao đổi sinh viên giữa trường trong nước với trường quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động trao đổi sinh viên giữa các trường trong nước với nhau chưa nhiều. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) đang tiến hành rà soát lại toàn bộ kế hoạch đào tạo để bảo đảm phù hợp với kế hoạch đào tạo của các trường khác. Nhà trường cũng chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng tiếp nhận sinh viên của trường bạn tham gia hợp tác lần này.

Là sinh viên hoàn thành tốt nghiệp và nhận bằng chỉ sau 3,5 năm học tập, Trần Thế Khoa, kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM, cho biết: "Ngành học liên thông và được công nhận (quy đổi) tín chỉ với nhóm trường trong khối kỹ thuật nên em theo dõi từng học phần và số tín chỉ trong mỗi học kỳ cần hoàn thành để sắp xếp và đăng ký học, thậm chí đăng ký học vượt, nhờ vậy tích lũy đủ số tín chỉ đào tạo (điều kiện tốt nghiệp) trong khoảng 3,5 năm.

Việc tiết kiệm được khoảng thời gian nửa năm học không chỉ giúp em nhanh chóng chọn lựa cho mình cơ hội việc làm, quan trọng hơn việc học nhanh còn tiết kiệm được khoản chi phí để lo cho em ruột đang theo học tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?
06:38:37 23/06/2024
Đây là lý do Lâm Canh Tân được làm chồng Lưu Diệc Phi ở Câu Chuyện Hoa Hồng, netizen nghe xong không dám cãi nửa lời
06:15:59 23/06/2024
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
06:28:14 23/06/2024
Lúc bệnh nặng, mẹ kế gọi điện bảo tôi về và giao một chiếc hộp có 30 cây vàng, lý do thật sự khiến tôi ngã quỵ
07:41:11 23/06/2024
Bộ phim kịch tính nghẹt thở xứng đáng nổi tiếng hơn, nữ chính là "quốc bảo nhan sắc" diễn hay xuất thần
06:16:42 23/06/2024
Vợ chưa cưới của Ronaldo sáng nhất khán đài Euro 2024: Đeo một lúc 8 chiếc nhẫn, trang sức đếm không xuể
07:49:34 23/06/2024
Yên Đan lần đầu nói về chuyện tình lâu năm, hé lộ danh tính người yêu điển trai
06:20:41 23/06/2024
Sau thị phi mặc đồ ngủ ra sân cùng chồng chủ tịch, Đỗ Mỹ Linh lại vướng tranh cãi khi mặc áo thêu rỗng
07:48:47 23/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới

Góc tâm tình

08:56:00 23/06/2024
Hai cô em chồng được mẹ bênh nên coi thường tôi ra mặt, nhưng sau khi nghe tiết lộ của luật sư thì bỗng khóc như mưa. Vợ chồng tôi cưới nhau đã 7 năm, có một cậu con trai gần 5 t.uổi.

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6: Bạch Dương trăn trở, Song Ngư thoải mái

Trắc nghiệm

08:55:17 23/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6 sẽ có những điều bất ngờ gì? Khám phá tử vi vui tiết lộ cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.

Đứng bét lại còn bị chê nhảy xấu nhất nhóm, Anh Tú Atus chả có gì ngoài đẹp mã?

Tv show

08:46:45 23/06/2024
Khi tập luyện cùng biên đạo, Anh Tú Atus bộc lộ khuyết điểm vũ đạo. Nam diễn viên thường quên bài, chậm động tác so với các thành viên khác.

Vụ 3 cháu nhỏ tắm biển ở Thanh Hoá: Một người c.hết đ.uối, 2 người mất tích

Tin nổi bật

08:44:34 23/06/2024
T.iền Phong đưa tin, tối 22/6, ông Trương Hùng Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc 3 người gặp nạn khi đi tắm biển.

Sao nam Vbiz lộ chuyện bí mật ly hôn chỉ vì một bức ảnh dậy sóng MXH

Sao việt

08:39:05 23/06/2024
Thời điểm hình ảnh trong đám cưới được chia sẻ rầm rộ, Long Đẹp Trai bị bao vây bởi lời xì xầm đến từ cộng đồng mạng.

Thu Hà Ceri: Hot girl người Tày đóng phim trăm tỷ, sắc vóc gợi cảm khó tin

Người đẹp

08:37:45 23/06/2024
Gần đây, Thu Hà Ceri có màn lột xác gây chú ý trong các phim điện ảnh. Ngoài đời, cô sở hữu vẻ đẹp trẻ trung và cá tính, được nhận xét giống hot girl Hàn Quốc.

Karik và Thai VG lần đầu bắt tay làm nhạc

Nhạc việt

08:15:44 23/06/2024
MV Nhật Ký Vào Đời mô tả bầu không khí căng thẳng của một đám tang, với tất cả mọi người đều mặc áo đen và mang theo những toan tính riêng.

Ý tưởng lưu trữ, kiểm soát sự bừa bộn của gia đình có t.rẻ e.m

Sáng tạo

08:07:19 23/06/2024
Ở độ t.uổi nghịch ngợm và ham khám phá những điều mới mẻ, thật không tránh khỏi việc trẻ luôn bày bừa lộn xộn, không có tổ chức ở khắp mọi nơi trong nhà.

Mẹ 2 con xứ Hàn chăm da "đỉnh của đỉnh": Trẻ đến nỗi U35 mà bị nhầm là n.ữ s.inh

Làm đẹp

08:02:42 23/06/2024
Hong Young Gi là hot girl sinh năm 1992 người Hàn Quốc. Cô nàng gây ấn tượng bởi gu thời trang biến hóa đa dạng, đặc biệt là visual trẻ trung hơn hẳn t.uổi thật, thậm chí nhiều người còn vui đùa rằng trông bà mẹ 2 con vẫn như n.ữ s.inh cấp...

Có quyết định "đi vào lòng đất" với skin HoL Faker, Riot tiếp tục bị "pressing cực căng"

Mọt game

07:58:05 23/06/2024
Kể từ khi được giới thiệu tới nay, sự kiện Đại Sảnh Danh Vọng vinh danhFakervới các trang phục đi kèm đã trải qua không ít sóng gió .

Chỉ có thể là Ronaldo, thiết lập hàng loạt kỷ lục khó tin tại Euro

Sao thể thao

07:43:47 23/06/2024
Pha kiến tạo thành bàn của Ronaldo trong trận Bồ Đào Nha thắng 3-0 Thổ Nhĩ Kỳ rạng sáng 23/6 đã giúp chân sút 39 viết tiếp một kỷ lục tại Euro 2024.